Friday, April 21, 2023

Cập nhật các công trình nghiên cứu của tác giả Võ Minh Tập

Đến đầu năm 2023, đã công bố hơn 10 cuốn sách được xuất bản, hơn 20 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành và hơn 40 bài báo khoa học tại các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.

1. Hội nghị, Hội thảo

1Võ Minh Tập (2008), “Dạy học Lịch sử theo nhóm ở trường THPT hiện nay: Hiệu quả và đề xuất, Kỷ yếu Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học (2007-2008), Đại học sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10/2008,  tr.131-146.

2Võ Minh Tập (2012), “Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với châu Phi trong những năm đầu thế kỉ XXI”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Học viên Cao học và Nghiên cứu sinh, Đại học sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, tr.153-165.

3Võ Minh Tập (2012), “Quá trình thâm nhập của Islam vào Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa xã hội các nước Ả rập: Truyền thống và hiện đại,  Đại học KHXH và NV TP.HCM, ngày 28/9/2012, tr.283-288.

4Võ Minh Tập (2013), “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (2001 - 2012): Thành tựu và triển vọng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Quan hệ hợp tác Việt - Nhật và vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp.Hồ Chí Minh, ngày 19/10/2013, tr.317-323.

5Võ Minh Tập (2013), “Vấn đề hội nhập kinh tế khu vực của các nước châu Phi và những kinh nghiệm cho Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, ngày 11/10/2013, tr.149-160.

6Võ Minh Tập (2013), “Chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI: Thành công, thách thức và triển vọng”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế  2013 Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và hoạt động nghiên cứu khoa học, Khoa sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, ngày 10/12/2013, tr.278-284.

7Võ Minh Tập (2013), “Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế của Việt Nam theo lộ trình AEC 2015”, sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế, Nxb Thế giới, Hà Nội, Số ĐKXB 1448-2013/CXB/06-117/ThG, tr.142-156.

8Võ Minh Tập (2013), “An ninh năng lượng thế giới trong chiến lược an ninh năng lượng toàn cầu”sách Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần III về Phát triển năng lượng bền vững, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, ISBN: 987-604-913-137-0, tr.53-58.

9Võ Minh Tập (2013), “Mô hình tăng trưởng xanh ở Đông Bắc Á và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam đến 2020”sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tăng trưởng xanh trong thời kì Toàn cầu hóa, Nxb Kinh tế Tp.HCM, ISBN: 987-604-922-020-3, tr.66-75.

10. Võ Minh Tập (2014), “Sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc và tác động đến Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Bối cảnh quốc tế mới và tác động đến Cộng đồng kinh tế ASEAN, Đại học kinh tế (ĐHQG Hà Nội) và Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM), TP.HCM, ngày 14/5/2014, tr.45-57.

11. Vo Minh Tap (2014), “ASEAN and Settlement of Disputes in the East Sea in New Context – A Personal View”Proceedings of International Conference on East Sea Disputes (ICESDI 2014)Ton Duc Thang University, July 25th – 26th, 2014, pp.1-11.

12. Vo Minh Tap (2014), “Development of green technology in the XXI Century the future of world and Vietnam’s economy”, Proceedings of The 2nd International Conference on Green Technology and Sustainable Development, 2014, Volume 2, ISBN 978-604-73-2818-5, HCMC - VNU Publishing House, pp.610-617.

13. Võ Minh Tập (2014), “Việt Nam trong quá trình tham gia hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Thực trạng và đối sách”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam, Đại học kinh tế (ĐHQG Hà Nội) và Ban kinh tế Trung ương, Hà Nội, ngày 28/10/2014, tr.113-123.

14Võ Minh Tập (2014), “Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam – Vấn đề và hướng tiếp cận”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) dưới góc nhìn của doanh nghiệp Việt Nam, Đại học Ngoại ngữ-Tin học Tp.HCM, ngày 16/5/2014, tr.37-50.

15. Võ Minh Tập (2014), “Đánh giá học tập của học sinh ở trường phổ thông Việt Nam: Những hướng tiếp cận lý thuyết mới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Đánh giá kết quả giáo dục trong nhà trường phổ thông – Thực trạng và giải pháp”, Hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục Việt Nam, Tây Ninh, ngày 10-12/7/2014, tr.11-19.

16. Võ Minh Tập (2015), “Kinh tế đối ngoại của Việt Nam (1986 – 2015) – Thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”, Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam: 40 năm thống nhất, hội nhập và phát triển, Trường ĐH KHXH-NV Tp.HCM, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học KHXH-NV Hà Nội và Đại học Huế, ngày 25-26/4/2015.

17. Võ Minh Tập và Nguyễn Minh Mẫn (2015), “Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN với việc giải quyết các vấn đề nóng của khu vực sau 2015”, Sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Cộng đồng ASEAN sau 2015 – Cơ hội và thách thức, Nxb KHXH, Hà Nội, Số ĐKXB: 689-2015/CXBIPH/04-20/KHXH, tr.101-118.

18. Võ Minh Tập (2015), “Sự phát triển thương mại của Cộng hòa Ấn Độ (2001 – 2015) : Thực trạng và triển vọng”, Hội thảo khoa học quốc tế Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: tiếp cận từ góc độ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 11/5/2015.

19. Võ Minh Tập (2015), “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ năm 1991 đến 2020”, Hội thảo khoa học quốc tế "Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: Tiếp cận từ góc độ văn hoá, xã hội, giáo dục, đào tạo", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 30/6/2015.

20. Võ Minh Tập (2015), “Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN từ 1991 - 2015: Thực trạng và triển vọng”, Kỷ yếu Hội thảo hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế: “Hội nhập kinh tế Đông Á và hàm ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, Đại học kinh tế, ĐHQG Hà Nội và Ban chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, ngày 22/8/2015, tr.78-96.

21. Võ Minh Tập – Huỳnh Tâm Sáng (2015), “Hợp tác văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ đầu thế kỉ XXI đến nay: Thành tựu và triển vọng”, Kỷ yếu Hội thảo KHQT “ Văn hóa Việt Nam và Nhật Bản: Hội nhập và phát triển”, Trường Đại học KHXH-NV TP.HCM, 11/12/2015, tr.251-266.

22. Võ Minh Tập (2015), “Tổng quan đánh giá nghiên cứu chính trị ngoại giao Hàn Quốc tại Việt Nam”, Sách Nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam: Thành quả và phương hướng (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), Nxb KHXH, Hà Nội, Số ĐKXB: 744-2015/CXBIPH/08-52/KHXH,  tr.53-76.

23. Võ Minh Tập (2015), “Dạy học hướng đến phát triển năng lực người học: Mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp”, Sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2015: Cải tiến công tác đào tạo sinh viên sư phạm nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Nxb Đại học Cần Thơ, tr.113-121.

24. Võ Minh Tập - Nguyễn Cảnh Huệ (2015), "Hợp tác năng lượng Ấn Độ - ASEAN trong những năm đầu thế kỉ XXI: Tiềm năng, kết quả đạt được và triển vọng”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ - ASEAN: Thực trạng và triển vọng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 29 đến 30/9/2015.

25. Võ Minh Tập (2017), “Vài nét về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay”, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam hội nhập quốc tế và khu vực trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI, Khoa Lịch sử, Đại học Thủ Dầu Một, ngày 30/05/2017, pp. 155-169.

26. Võ Minh Tập (2017), “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1991 đến nay: Thực trạng và triển vọng”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 45 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Thành tựu và triển vọng, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), ngày 8/5/2017, tr.223-235.

27. Võ Minh Tập (2017), “Vấn đề tái cấu trúc Địa chính trị ở Trung Đông – Bắc Phi sau Mùa Xuân Arab”, Kỷ yếu Hội thảo Quan hệ Việt Nam – Thế giới Arab: Cơ hội, thách thức và phát triển, Đại học KHXH-NV TP.HCM, ngày 28/10/2017.

28. Võ Minh Tập (2017), “Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam (1992-2017): Thực trạng, hạn chế và kiến nghị cho Hàn Quốc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc: Cơ hội và thách thức, Đại học Văn Hiến, Tp.HCM, tr.159-165.

29. Võ Minh Tập (2017), “Đầu tư của Trung Quốc vào Khu kinh tế đặc biệt: Thực trạng và kinh nghiệm”, Kỷ yếu Hội thảo: Các mô hình khu kinh tế đặc thù tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Kinh tế Trung ương và Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, ngày28/4/2017, tr.322-328.

30. Võ Minh Tập (2017), “Từ Đông Nam Á đến Ấn Độ Dương – Cơ hội và thách thức cho chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thế kỉ XXI”, Sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược”, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.215-228.

31. Võ Minh Tập (2017), “Lợi thế và hạn chế của sức mạnh mềm Ấn Độ trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Sức mạnh mềm Ấn Độ -  Sức mạnh mềm Việt Nam trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 19/12/2017, tr.317-329.

32. Võ Minh Tập (2019), “Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc trong thế kỉ XXI: Cơ hội hợp tác và những thách thức”, Hội thảo khoa học Quốc tế Quan hệ giữa Ấn Độ với các nước láng giềng trong bối cảnh mới, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ngày 20-9-2019.

33. Võ Minh Tập (2019), “Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc: Địa chính trị, cơ hội và thách thức cho hội nhập châu Á”, Sách Các giá trị châu Á trong quá trình hội nhập và phát triển, Nxb ĐHQG Tp.HCM.

34. Võ Minh Tập (2022), Quan hệ ASEAN-EU (1977-2022): Nhìn lại và hướng tới, Sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-EU trong bối cảnh mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.350-378. 

35. Võ Minh Tập (2022), Cạnh tranh công nghệ Trung và Mỹ ở châu Phi: Thực trạng và đánh giá, Hội thảo Khoa học quốc gia “Cạnh tranh Mỹ-Trung trong lĩnh vực công nghệ cao”, Đại học KHXH-NV-ĐHQG TP.HCM, ngày 26/11/2022.

2. Tạp chí trong nước

1Võ Minh Tập (2013), “Viện trợ nước ngoài của Trung Quốc dành cho châu Phi trong những năm đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, ISSN: 1859-0519, số 9 (97), tr.19-26.

2. Võ Minh Tập & Nguyễn Cảnh Huệ (2014), “An ninh năng lượng của Ấn Độ và quan hệ năng lượng Ấn Độ - châu Phi những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, ISSN: 0866-7314, số 7 (20), tr.23-30.

3. Võ Minh Tập (2014), “Chính sách của Trung Quốc với châu Phi thập niên đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, ISSN: 1859-0519, số 4 (104), tr.20-25.

4. Võ Minh Tập (2014), “ASEAN với việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trong bối cảnh mới, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, ISSN: 0866-7314, số 12 (25), tr.37-47.

5. Võ Minh Tập (2015), “Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam để tham gia cộng đồng ASEAN sau 2015”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, ISSN: 0866-756X, số 6/2015, tr.62-70.

6. Võ Minh Tập (2015), “Sự nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc và tác động đến Cộng đồng kinh tế ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, ISSN: 0866-7314, số 10 (35), tr.25-33.

7. Võ Minh Tập (2016), “Sự phát triển thương mại Ấn Độ từ năm 2000 đến nay: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, ISSN: 0866-7314, số 1 (38), tr.1-9.

8. Võ Minh Tập (2016), “Vấn đề an ninh của Trung Quốc ở châu Phi từ đầu thế kỉ XXI đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, ISSN: 0866-7314, số 8 (45), tr.35-43.

9. Võ Minh Tập (2016), “Những nét tương đồng và khác biệt về lợi ích chiến lược của Trung Quốc và Mĩ ở châu Phi”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, ISSN: 0866-7314, số 9 (46), tr.38-46.

10. Võ Minh Tập (2016), “Hoạt động kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi từ năm 2000 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, ISSN: 1859-0519, số 08 (132), tr.21-29.

11. Võ Minh Tập (2017), “Bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, ISSN: 0866-7497, số 02 (490), tr.69-79.

12. Võ Minh Tập (2018), “Châu Phi trong chiến lược Vành đai và Con đường của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, ISSN: 1859-0519, số 12 (148), tr.20-25.

13. Võ Minh Tập (2020), Quan hệ Hàn Quốc - châu Phi trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, ISSN: 2354-077X, số 3(229) , tr.23-32.

14. Võ Minh Tập (2020), Quan hệ Nga - Châu Phi đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, ISSN; 0868-3581, số 6(327), tr.63-71.

15. Võ Minh Tập (2022), Châu Phi và cuộc xung đột Nga-Ukraine, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, ISSN; 0868-3581, số 7(262), tr.32-40.

16. Võ Minh Tập (2022), Tác động của xung đột Nga-Ukraine đến châu Phi, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, ISSN: 0866-8647, số 5(473), tr.28-37.

17. Võ Minh Tập & Nguyễn Xuân Hiệp (2022), Quan hệ ASEAN-EU giai đoạn 1977-2022: Nhìn lại và hướng tới, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, ISSN: 0868-2739, số 9 (270), tr.3-16.

18. Võ Minh Tập & Trần Hùng Minh Phương (2023), Sự hiện diện của Vương quốc Anh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hậu Brexit, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, ISSN: 0866-8647, số 1(481), tr.3-13.

3. Sách

1. Võ Minh Tập (Đồng tác giả, 2014), Doanh nghiệp và TPP, Nxb Thanh niên, Số đăng kí KHXB 238-2014/CXB/45-01/TN.

2. Võ Minh Tập (Đồng tác giả, 2014)Đào tạo nguồn nhân lực Nhật bản - bài học cho Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, Số đăng kí 275-2014/CXB/01-20/KHXH.

3. Võ Minh Tập (Đồng tác giả, 2014)Nhận diện và phát huy các giá trị tài nguyên biển đảo phục vụ phát triển vùng Nam Bộ, Nxb ĐHQG Tp.HCM, ISBN: 978-604-73-3021-8.

4. Võ Minh Tập (Đồng tác giả, 2014)Phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHQG Tp.HCM, ISBN: 978-604-73-2141-4.

5. Võ Minh Tập (Đồng tác giả, 2014)Chiến thắng Điện Biên Phủ: Những vấn đề lịch sử, Tập 2, Nxb ĐHQG Tp.HCM, ISBN: 978-604-73-2531-3.

6. Võ Minh Tập (Đồng tác giả, 2014), Giá trị Ấn Độ ở châu Á, Nxb ĐHQG Tp.HCM, ISBN: 978-604-73-3789-7.

7. Võ Minh Tập – Huỳnh Tâm Sáng (2016), Đông Á và Việt Nam trong thế kỷ XXI: Những vấn đề kinh tế và chính trị, Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM, ISBN: 978-604-73-3975-4.

8. Võ Minh Tập (Đồng tác giả, 2016),  Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Văn hóa - Văn Nghệ Tp.HCM, ISBN: 978-604-73-3975-4.

9. Võ Minh Tập (2016), 720 câu hỏi trắc nghiệm định hướng kì thi Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử, Nxb ĐHSP Tp.HCM, ISBN: 978-604-947-645-7.

10. Võ Minh Tập (Đồng tác giả, 2017),  Biển đảo Nam Bộ trong quá trình phát triển và hội nhập, (Sách tham khảo), Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM, ISBN: 978-604-73-4741-4.

11. Võ Minh Tập – Nguyễn Minh Mẫn (2018), Một số vấn đề ở khu vực Đông Á trong những năm đầu thế kỷ XXI, (Sách tham khảo), Nxb ĐHSP Tp.HCM, ISBN: 978-604-947-645-7.

12. Võ Minh Tập (2018), Luyện thi THPT Quốc gia theo chuyên đề môn Lịch sử, Nxb ĐHQG Hà Nội.

13. Võ Minh Tập (2023), Hoạt động đầu tư của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở châu Phi trong hai thập niên đầu thế kỉ XXINxb Đại học quốc gia Tp.HCM.

Xem đầy đủ lý lịch khoa học tại đây  

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc sẽ đi về đâu?

The Council on Foreign Relations đã xuất bản vào ngày 6 tháng 4 năm 2023 một bài bình luận có tiêu đề "The Rise and Fall of the BRI" của Nadia Clark.  

Số lượng dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) đạt đỉnh vào năm 2016 và giá trị của các dự án đạt đỉnh vào năm 2019 và đã giảm kể từ đó. Mặt khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào các quốc gia BRI đã tăng lên kể từ năm 2019. Tác giả kết luận rằng nếu BRI có thể được cứu, nó sẽ yêu cầu các quan chức chính phủ Trung Quốc và các nước tiếp nhận thực hiện các quy trình quản lý rủi ro và cải thiện sự phối hợp ở tất cả các giai đoạn của các dự án.  

Đọc tại đây.

Tuesday, July 26, 2022

Quan hệ Angola-Trung Quốc

The South China Morning Post ngày 12 tháng 7 năm 2022 đã đăng một bài báo có tiêu đề "Jose Eduardo dos Santos: The Angolan Leader Who Looked to China to Fund Reconstruction" của Jevans Nyabiage.  

Cựu Tổng thống Angola Jose Eduardo dos Santos vừa qua đời ở tuổi 79 sau 38 năm cầm quyền. Ông là đồng minh chủ chốt của Trung Quốc ở châu Phi; Angola trở thành nguồn cung cấp dầu mỏ quan trọng nhất của Trung Quốc ở châu Phi và là nước nhận các khoản vay lớn nhất của Trung Quốc ở lục địa này. Sau khi dos Santos từ chức vào năm 2017, Angola đã xích lại gần phương Tây hơn.  

Xã hội dân sự Trung Quốc-Châu Phi và trao đổi giữa người với người

Afro-Sino Centre of International Relations có trụ sở tại Ghana đã xuất bản vào ngày 13 tháng 6 năm 2022 một bài bình luận có tiêu đề "People-to-People and Civil Society Organizations Engagements in Africa-China Relations".

Trung Quốc coi trọng giao lưu nhân dân với châu Phi trong khi các hoạt động giao lưu xã hội dân sự được chú trọng.  

Wednesday, June 6, 2018

Sự tham gia kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi

Sự tham gia của Trung Quốc với châu Phi trong thập kỷ qua là một trong những phát triển quan trọng nhất trong khu vực. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã tăng cường quan hệ với các quốc gia châu Phi. Lịch sử cam kết của Trung Quốc với châu Phi có thể được bắt nguồn từ thế kỷ 15 khi các thương nhân Trung Quốc đến thăm Đông Phi. Nhưng nền tảng cho các mối quan hệ Trung-Phi ngày nay được xây dựng trong thời kỳ hậu thuộc địa, khi Trung Quốc mở rộng khuôn khổ hợp tác với châu Phi như một phần nỗ lực của mình để chứng minh tình đoàn kết với các nước đang phát triển.
Trong mười đến hai mươi năm qua, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất châu Phi. Với số tiền lên đến hơn 200 tỷ USD trong năm 2014, khối lượng thương mại Trung-Phi gần gấp ba lần thương mại Mỹ-châu Phi. Hợp tác kinh tế Trung-Phi đã đa dạng hóa trong vài năm qua và mở rộng sang nhiều lĩnh vực bao gồm thương mại, cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghiệp, tài chính, hậu cần và hàng không khu vực. Đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi là điểm nhấn của hợp tác kinh tế và thương mại Trung-Phi trong những năm qua. Nó được thiết lập để mang lại quan hệ kinh tế Trung-Phi đến một cấp độ mới trong những năm tới.

Read here

Saturday, June 2, 2018

Vai trò của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Cuộc đua sức mạnh giữa các cường quốc lớn trong không gian Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày càng khốc liệt, đe dọa sự ổn định của khu vực, ảnh hưởng tới các lợi ích của EU. EU có thể đóng vai trò quan trọng trong môi trường an ninh khu vực mới mà không cần phải lựa chọn đứng hẳn về một phe nào.

Khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành một thuật ngữ được nhắc tới trong các văn kiện chính thức. Chiến lược chính sách đối ngoại Nhật Bản 2017, Chiến lược an ninh quốc gia và sau đó là Chiến lược quốc phòng Mỹ 2017 đều coi “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cởi mở và tự do” là một trong những mục tiêu cuối cùng của việc quản trị các vấn đề quốc tế trong khu vực từ Ấn Độ Dương cho tới Tây Thái Bình Dương. Trái ngược với khái niệm truyền thống “châu Á-Thái Bình Dương”, quá tập trung vào Mỹ và các đồng minh Đông Á, cấu trúc địa chiến lược mới dịch chuyển trung tâm của khu vực lệch sang phía Tây, phản ánh sự trỗi dậy của các nhân tố mới và các xu hướng mới định hình môi trường chiến lược khu vực.

Một trong những lý do chính của khái niệm mới này là chính sách an ninh và đối ngoại quyết đoán của Trung Quốc, cũng như những tham vọng biển xa của nước này. Sự bành trướng của Trung Quốc gần đây sang Ấn Độ Dương để bảo vệ các lợi ích kinh tế và chiến lược tại châu Phi, châu Âu và Trung Đông, dọc theo tuyến đường tơ lụa trên biển (MSR), làm dấy lên những quan ngại vượt quá phạm vi khu vực. Một lý do khác là sự nổi lên của Ấn Độ với tư cách là một nhân tố an ninh đã "đủ lông đủ cánh", và sự phát triển một cơ cấu hợp tác an ninh mạnh mẽ hơn giữa Mỹ với các quốc gia dân chủ trong khu vực, như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc (thường được gọi dưới cái tên Đối thoại an ninh bốn bên), với mong muốn là duy trì nguyên trạng trật tự.

Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương đã có từ năm 2008, khi Bắc Kinh bắt đầu tham gia cuộc chiến chống cướp biển quốc tế. Các tuyến đường hàng hải quốc tế trên đại dương (SLOC) là điểm yếu chiến lược rất lớn của nước này. Trung Quốc phụ thuộc vào SLOC để triếp cận Trung Đông, cũng như các đối tác thương mại chủ chốt tại châu Âu và châu Phi. Trong cái thường được gọi là “cách tiếp cận hai mặt” về mở rộng khả năng triển khai sức mạnh, quân đội chỉ là một phần của chiến lược rộng lớn hơn, kết hợp với những yếu tố khác như động lực hoặc sức ép kinh tế, chính trị. Trong số các thành tố chính của cách tiếp cận này, có cả biện pháp dùng sức mạnh dân sự và đầu tư kinh tế để thúc đẩy các lợi ích chiến lược. Kết hợp với “Chuỗi ngọc trai” - chiến lược địa chính trị của Trung Quốc trước đây tại Ấn Độ Dương - và nay là Sáng kiến "Vành đai và Con đường", phát triển kết nối cơ sở hạ tầng trọng yếu (cảng biển, đường bộ, đường sắt, …) trở thành dự án nổi bật trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Đối với EU, những hoạt động của Trung Quốc dọc theo dự án đại kết nối các khu vực đang làm cho chính sách đối ngoại quyết đoán của nước này di chuyển gần đến họ hơn. Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng với quy mô lớn vào một số thành viên và ở các nước thuộc Tây Balkan đã khiến sự đồng thuận và lập trường chung của châu Âu yếu đi. Tới nay, các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc (SOE) kiểm soát tới 1/10 năng lực cảng biển của châu Âu, nắm quyền quản lý toàn bộ hoặc một phần cảng ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy, Bồ Đào Nha và mới đây là Bỉ. Brusseles đang từng bước xây dựng chương trình nghị sự để tăng cường sức kết nối giao thông và muốn đưa ra một lập trường chủ động hơn, các khoản đầu tư vào hạ tầng của Trung Quốc sẽ cần phải được xem xét một cách cẩn trọng hơn.

Do tầm quan trọng của Ấn Độ Dương và các tuyến đường thương mại trên đại dương này đối với Trung Quốc, kiểm soát chúng là cách thức để làm dịu bớt thái độ hung hăng của Bắc Kinh. Trong một nỗ lực nhằm duy trì sự cân bằng trong khu vực, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Úc đã quyết định làm sống lại nhóm Quad nhân một cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Malina hồi tháng 11/2017. Quyết định tái khởi động ý tưởng sau 1thập kỷ là bằng chứng cho thấy mối quan ngại ngày càng lớn về tham vọng hải quân Trung Quốc cũng như tư tưởng xét lại của nước này, trong bối cảnh Mỹ bước vào giai đoạn thiên về chủ nghĩa đơn phương.

Cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ cùng đồng minh gia tăng khiến cho phần lớn các nước Nam và Đông Nam Á đứng trước lựa chọn khó khăn. Giữa một Bắc Kinh đang cố gắng đấu tranh giành vị thế lãnh đạo toàn cầu và các nền dân chủ tự do khu vực đang cân nhắc làm sao để duy trì nguyên trạng, các cường quốc hạng trung và nhỏ trong khu vực phải suy ngẫm để đưa ra lựa chọn chiến lược riêng cho mình.

Về mặt địa lý, lịch sử và chính trị, Đông Nam Á từ lâu đã bị kẹt giữa phạm vi lợi ích của Trung Quốc và phương Tây. Tuy nhiên, bất chấp các khác biệt và tranh chấp đang xảy ra, các nước Đông Nam Á đang và sẽ vẫn nằm trong khu vực láng giềng gần của Trung Quốc và sẽ tiếp tục coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là cơ hội hơn tất cả mọi thứ khác. Các nước Nam Á có xu hướng coi Trung Quốc là đối trọng với Ấn Độ và một cơ hội để tăng đòn bẩy của mình trước thế lực bá chủ khu vực. Điều quan trọng nhất là tất cả các nước nằm dọc Tuyến đường tơ lụa trên biển đều bị lôi cuốn bởi triển vọng phát triển thịnh vượng và rất muốn hưởng các khoản đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng bắt nguồn từ sáng kiến này.

Lời hứa hẹn về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “cởi mở và tự do” có thể hấp dẫn, nhưng nó vẫn rất mơ hồ và thiếu những sáng kiến cụ thể cho các nước trong ngắn và trung hạn. Do đó, việc nhấn mạnh về hợp tác giữa các nước “cùng chí hướng” không hẳn phù hợp với tinh thần mở cửa và toàn diện. Một hệ thống hợp tác an ninh bền vững cần phải được quản lý bởi các chuẩn mực chung và thu hút tất cả các nước thành viên.

Bên cạnh lợi ích kinh tế, châu Âu - điểm cuối của Sáng kiến "Vành đai và Con đường" - đã cảm nhận được những tác động rất lớn của chính sách đối ngoại theo chiều hướng trọng thương của Bắc Kinh đối với an ninh và sự gắn kết nội bộ của khối. Do đó, việc phải có cách tiếp cận chiến lược và chủ động đối với với các sáng kiến tăng cường kết nối mới, phát triển an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung không còn là một lựa chọn, mà đã trở nên rất cần thiết đối với EU.

Trật tự khu vực mới đang hình thành sẽ tạo ra cơ hội chưa từng có để EU chứng tỏ giá trị gia tăng của mình. Thách thức hiện nay là làm thế nào để củng cố các cam kết với Trung Quốc, trong khi vẫn thúc đẩy được các nguyên tắc cho một liên minh không cần phải chọn đứng hẳn về một bên nào.