Friday, December 22, 2017

Bàn về chính sách đối với châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Tổng thống Đô-nan Trăm

TCCS - Ngày 08-11-2016, cử tri Mỹ đã lựa chọn ông Đô-nan Trăm - một tỷ phú và là người “ngoại đạo” trên chính trường, trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Đầu tháng 01-2017, ông Đ. Trăm nhậm chức trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến vô cùng phức tạp, không chỉ đe dọa đến vị thế toàn cầu và an ninh quốc gia của nước Mỹ, mà còn tác động mạnh mẽ tới cá nhân tân Tổng thống về các vấn đề quốc tế cũng như chính sách đối ngoại của nước này, nhất là chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương - một địa bàn chiến lược của Mỹ.


Tầm nhìn về đối ngoại của Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm

Quan điểm của Tổng thống Mỹ Đ. Trăm về đối ngoại được thể hiện rõ nhất trong bài phát biểu của ông khi vận động tranh cử vào ngày 26-4-2016, với 6 điểm cơ bản sau:

Một là, “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Cụm từ này đã được sử dụng để vận động phiếu bầu của cử tri khi tranh cử. Đây là một khẩu hiệu tranh cử mang tính dân tộc chủ nghĩa, báo hiệu xu hướng quay vào bên trong. Hiện nay, “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” đã trở thành mục tiêu chiến lược của Mỹ cả về đối nội và đối ngoại.

Hai là, cho rằng nước Mỹ bị thách thức bởi nhiều mối đe dọa, trong đó nghiêm trọng nhất là mối đe dọa đến từ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nguy cơ khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Do vậy, Chính phủ sẽ tăng đầu tư cho quân đội, sử dụng sức mạnh để bảo đảm hòa bình, an ninh quốc gia, cả ở bên trong và bên ngoài nước Mỹ.

Ba là, cắt giảm một số cam kết quốc tế bởi cho rằng, nước Mỹ đã gánh vác quá nhiều trách nhiệm quốc tế, trong khi không ít đồng minh, đối tác của Mỹ “được bảo đảm an ninh mà không phải trả tiền”, đồng thời yêu cầu các đồng minh, đối tác phải tăng chi phí, tăng đóng góp và gánh vác trách nhiệm nhiều hơn.

Bốn là, đặc biệt lo ngại về các khoản thâm hụt thương mại khổng lồ trong quan hệ với nhiều nước, chủ yếu là với các nước láng giềng, như Mê-hi-cô, Ca-na-đa, các đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu. Vì thế, Mỹ sẽ rút khỏi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) mà tân Tổng thống cho là bất công đối với Mỹ hoặc là phải đàm phán lại để bảo đảm “thương mại công bằng”.

Năm là, chỉ trích làn sóng người nhập cư, bởi cho rằng nước Mỹ bị suy yếu, người Mỹ bị mất việc làm là do người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới ồ ạt nhập cảnh vào Mỹ. Do vậy, cần phải tăng cường kiểm soát biên giới, tiến hành ngăn chặn, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp để tạo thêm các cơ hội việc làm cho người Mỹ.

Sáu là, xem xét lại nhiều thỏa thuận, hiệp định quốc tế mà chính quyền tiền nhiệm đã tham gia, hoặc đã đàm phán ký kết, như Thỏa thuận hạt nhân với I-ran, Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu, việc bình thường hóa quan hệ với Cu-ba, Mi-an-ma... 

Cách nhìn nhận, tư tưởng rất khác biệt và không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích vốn đã định hình từ lâu trong nền chính trị Mỹ của Tổng thống Đ. Trăm đã có ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách đối ngoại nói chung và chính sách đối với châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ nói riêng. Do vậy, đến nay, sau 9 tháng cầm quyền, chính quyền của Tổng thống Mỹ Đ. Trăm vẫn chưa ổn định được bộ máy nhân sự cả trong Nhà trắng, Bộ Ngoại giao lẫn trong nhiều cơ quan liên quan tới công tác đối ngoại. Thực tế trên cho thấy, nước Mỹ dường như đang phản ứng bị động và chạy theo tình hình thực tế hơn là có một đường lối và chính sách đối ngoại chủ động, nhất quán. Điều này đã tác động không nhỏ tới lòng tin và quan hệ của các đồng minh, đối tác chủ chốt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với Mỹ.

Dọc tiếp tại đây

“Ấn Độ-Thái Bình Dương”: Trọng tâm Chiến Lược An Ninh mới của Mỹ


Đội hình chiến hạm Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore nhân cuộc tập trận Malabar năm 2007. Ảnh tư liệu chụp ngày 05/09/2007.

Ngày 18/12/2017, chính phủ Mỹ công bố Chiến Lược An Ninh Quốc Gia  (NSS) mới, chiến lược đầu tiên thời tổng thống Trump. Bên cạnh vấn đề được chú ý hàng đầu là việc Washington coi Nga và Trung Quốc như hai đối thủ chính (1), đe dọa trực tiếp « các giá trị và lợi ích » của Hoa Kỳ, có một điểm ít được chú ý hơn nhưng không kém phần ý nghĩa. Đó là « lần đầu tiên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương » được đưa vào Chiến Lược An Ninh Quốc Gia, như nhận xét của một chuyên gia về Nam Á và quan hệ Mỹ-Ấn Độ. Cùng với sự thay đổi này, Ấn Độ trở thành một đối tác chiến lược hàng đầu của nước Mỹ.

Bà Alyssa Ayres, chuyên gia viện tư vấn CFR (Council on Foreign Relations), một tổ chức tư vấn độc lập có trụ sở tại New York, nhận định : « đây là lần đầu tiên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được dẫn ra trong một Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (của Mỹ), cho dù văn bản năm 2002 của tổng thống George W. Bush từng nói đến các hành lang biển Ấn Độ Dương » (2). Trong chiến lược mới lần này, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được xếp số một, đứng trên châu Âu và Trung Đông, đây là điều mà nhà nghiên cứu đáng giá là « thay đổi lớn nhất » so với thời tổng thống tiền nhiệm Obama.


Đọc tại đây

Tham khảo các bài:

1. Biển Ấn Độ - Thái Bình Dương : Bộ Tứ Ấn-Nhật-Mỹ-Úc lần đầu nhóm họp, đọc tại đây

2. Tranh chấp Ấn-Trung ở Doklam và “Cuộc Chơi Lớn” của châu Á, đọc tại đây

Thursday, December 21, 2017

Chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc: Khái niệm và thực tiễn

Trong thời gian từ giờ đến năm 2025, có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách hiện tại, tức là từng bước củng cố quyền kiểm soát đối với các biển Hoa Đông và Biển Đông đồng thời tuyên bố các ý định hòa bình của nước này và viện đến lịch sử như một lời biện minh cho các tuyên bố chủ quyền của nước này. Nước này sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện của các tàu cảnh sát biển và tàu đánh cá với khả năng phòng thủ có vũ trang.


Read here

Điều chỉnh lại chiến lược của Mỹ ở Biển Đông

Chính sách của Mỹ ở Biển Đông hiện nay đã không thể giải quyết hoàn toàn 2 vấn đề quan trọng liên quan đến Trung Quốc. Bài phân tích sẽ đánh giá cách thức chiến lược của Mỹ ở Biển Đông có thể được tối ưu hóa nhằm duy trì ưu thế quân sự trong khi đối phó nguy cơ bất ổn định bắt nguồn từ một cuộc xung đột với Trung Quốc.


Read here

Quyền lực Hoa Kỳ đang gặp nhiều thử thách trên thế giới.

Khi đặt câu hỏi “Ai đang ngự trị thế giới?”, chúng ta thường chấp nhận quy ước chung: các tay chơi trong sinh hoạt thếgiới là các nhà nước, nhất là các đại cường, và xem xét các quyết định của họ và các quan hệ giữa họ với nhau. Điều đó không sai. Nhưng  chúng ta cần nhớ mức độ trừu tượng nầy cũng rất dễ dẫn đến các hiểu lầm cao độ.
Nhà nước đã hẳn luôn có những cơ cấu đối nội phức tạp, và các lựa chọn và quyết định của giới lãnh đạo chính trị luôn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng tập trung quyền lực đối nội, và quần chúng, nói chung, luôn bị gạt qua bên lề. Đây là sự thật  ngay cả trong các xã hội dân chủ, và cố nhiên, trong các xã hội kém dân chũ hơn.
Chúng ta khó thể có được một trình độ hiểu biết thực tếvềnhững ai đang ngự trị thếgiới khi chưa   hiểu “các chủ nhân ông của nhân loại.”
Theo Adam Smith, đó là hàng ngũ các thương gia trung gian và chủ nhân ông các xí nghiệp biến chếcủa Anh Quốc. Hiện nay, đó là các tập đoàn đa quốc gia, các định chế tài chánh khổng lồ, các đế quốc buôn bán lẻ, và các tầng lớp tương tự khác.
Vẫn theo Adam Smith, giới chủ nhân ông cũng  đủ khôn ngoan và hiểu rõ “phương châm xấu xa đê hèn”: “Tất cả cho chúng ta và không dành bất cứ gì cho người khác” — một chủ thuyết không mấy khác một cuộc chiến giai cấp cay chua bất tận, thường là một chiều, phương hại cho quần chúng không những trong phạm vi quốc nội mà ngay cả trên toàn cầu.
Trong trật tự toàn cầu hiện nay, các định chế của giới “chủ nhân ông” nắm giữ quyền hành không những trên địa bàn quốc tế, mà ngay cả trong guồng máy nhà nước quốc nội —  các cơ sở giúp họ bảo vệ quyền lợi và cung ứng hậu thuẩn kinh tế qua nhiều phương tiện khác nhau.
Ngày nay, khi xét đến vai trò chủ nhân ông của nhân loại, chúng ta cần lưu tâm đến các ưu tiên trong chính sách của nhà nước trong mỗi quốc gia  như TPP [Trans-Pacific Partnership], một trong những thỏa ước về quyền hạn của giới đầu tư, với nhãn hiệu sai lầm “như các thỏa ước mậu dịch tự do” trong các tài liệu tuyên truyền và bình luận. Đây là các thỏa ước được thương thảo bí mật, bên ngoài hàng trăm luật gia các đại công ty và giới vận động hành lang cung cấp các chi tiết thiết yếu. Mục tiêu là nhằm  ký kết các thỏa ước theo phương cách Stalinist, qua thủ tục “nhanh chóng,” được thiết kế nhằm chận đứng mọi thảo luận và chỉ cho phép lựa chọn “yes or no” [vì vậy, chỉ yes]. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, các nhà thiết kế thường làm việc khá thoải mái. Quần chúng chỉ giữ vai trò bàng quan, với hậu quả mọi người đều có thể tiên liệu.

SIÊU CƯỜNG THỨ HAI

Các chương trình tân tự do của thế hệ trước đã tập trung tài phú và quyền lực trong tay một tối thiểu sốphương hại các nền dân chủ hiện hữu, nhưng cùng lúc, cũng đã đánh thức phong trào chống đối, nhất là trong vùng Mỹ Latin cũng như trong các trung tâm quyền lực toàn cầu. Do đó, Liên Hiệp Âu Châu [EU], một trong những định chế hậu Đệ Nhị Thế Chiến nhiều hứa hẹn, cũng đang khập khiểng vì hậu quả khắc nghiệt của các chính sách kiệm ước trong  khủng hoảng kinh tế, đã bị ngay cả các kinh tế gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế [nếu không phải các chính trị gia IMF] lên án. Dân chủ đã bị xói mòn hay phá hoại ngầm  khi quyền lấy quyết định đã chuyển qua giới thư lại Brussels, luôn chịu áp lực của các ngân hàng Bắc Âu.
Các đảng phái dòng chính đã nhanh chóng đánh mất các thành viên cho phe tả cũng như phe hữu. Giám Đốc quản trị của nhóm nghiên cứu EuropaNova, có trụ sở ở Paris,  đã quy sự tỉnh ngộ chung cho “tâm trạng bất lực giận dữ khi thực quyền định hình các biến cố, phần lớn đã được chuyển từ các lãnh đạo chính trị quốc gia [những vị, ít ra trên nguyên tắc, đang lệ thuộc chính trị dân chủ] qua thị trường — những định chế của Liên Hiệp Âu Châu và các đại công ty,” đúng theo chủ thuyết tân tự do. Cùng những quá trình khá tương tự đang diễn tiến ở Hoa Kỳ, vì những lý do ít nhiều tương tự, một đề mục có ý nghĩa và gây âu lo không những cho chính Mỹ, mà qua ảnh hưởng của Hoa Kỳ, còn cho cả thế giới.
Sự chống đối ngày một gia tăng trước làn sóng tấn công tân tự do đang làm nổi bật một khía cạnh cốt yếu khác của quy ước chuẩn: Sự kiện nầy đang đẩy công chúng qua một bên, một công chúng luôn từ chối chấp nhận vai trò những “khách bàng quan” [spectators] được chấp thuận [hơn là những thành phần can dự] dành cho mình trong lý thuyết dân chủ tự do. Một bất phục tùng như thế luôn gây âu lo cho các tầng lớp “chủ nhân ông”. Chỉ cần theo dõi lịch sử của Hoa Kỳ, George Washington đã xem công chúng — các chiến binh do chính ông lãnh đạo — như “những thành phần  dơ bẩn xấu xa , một loại ngu xuẩn không thể giải thích của tầng lớp dân chúng thấp hèn.”
Trong “Chính Trị Bạo Động”, việc duyệt xét các cuộc chống đối, ” từ sự trỗi dậy ở Hoa Kỳ” đến Afghanistan và Iraq đương đại, William Polk kết luận Tướng Washington ” đã rất âu lo gạt qua một bên [các dân quân chiến đấu ông khinh bỉ] đến độ ông xuýt đánh mất cuộc Cách Mạng.” Thực vậy, trong thực tế, Tướng Washington cũng “đã có thể đánh mất cuộc cách mạng nếu Pháp không can thiệp đại trà và “cứu vãn cuộc Cách Mạng,” một cuộc cách mạng cho đến lúc đó quân du kích đang thắng –những thành phần ngày nay chúng ta có thể gọi là “những thành phần khủng bố” — trong lúc quân đội kiểu Anh Quốc của Tướng Washington “đang bị đánh bại nhiều lần và hầu như đã chiến bại.”
Một nét chung, như Polk đã ghi chép, các cuộc trỗi dậy — sau khi thành công với chiến thuật du kích và khủng bốvà hậu thuẩn  của quần chúng đã rã rời  —  lại bị cấp lãnh đạo đàn áp  vì âu lo những thành phần nầy rất có thể  sẽ thách thức đặc quyền giai cấp. Sự khinh khi của những thành phần thượng lưu  đối với “tầng lớp thấp hèn trong quần chúng,” đã khoác nhiều hình thức qua thời gian. Ngày nay, một biểu hiện của sự khinh khi là đòi hỏi thái độ thụ động và vâng lời [ôn hòa trong dân chủ], bởi phản ứng của các”nhân vật thuộc khuynh- hướng-quốc tế-tự-do [liberal internationalists] trước các tác động dân chủ hóa nguy hiểm của các phong trào bình dân trong thập kỷ 1960s.
Đôi khi  chính quyền quyết định hành động theo áp lực của quần chúng, gây phẩn nộ trong các trung tâm quyền lực. Một trường hợp bi thảm đã xẩy ra trong năm 2003, khi chính quyền Bush kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tham dự vào cuộc xâm lăng Iraq. 95% dân Thổ đã chống đối, và trước sự ngạc nhiên và kinh hoàng của Hoa Thịnh Đốn, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tuân theo quan điểm của quần chúng. Kết quả, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị lên án nặng nề vì đã tránh lối xử sự với trách nhiệm. Thứ trưởng Quốc Phòng Paul Wolfowitz, đã được báo chí chỉ định như nhân vật lãnh đạo phe quốc tế lý tưởng, chỉ trích phe quân sự Thổ đã cho phép một hành động sai trái và đòi hỏi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phải xin lỗi. Không bị lay chuyển bởi những vụ như thế và vô số những vụ “khao khát dân chủ tương tự khác,” giới bình luận đáng kính tiếp tục khen ngợi Tổng Thống George W. Bush về nhiệt tình “đề cao dân chủ,” hay đôi khi chỉ trích Bush vì ngây thơ khi nghĩ một cường quốc bên ngoài có thể áp đặt lòng ao ước dân chủ lên các xứ khác.
Không riêng gì quần chúng Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động như thế. Chống đối toàn cầu đối với thái độ xâm lăng của Hoa Kỳ-Anh Quốc luôn mang tính áp đảo. Theo các cuộc thăm dò công luận quốc tế, hậu thuẩn đối với các kế hoạch chiến tranh của Hoa Thịnh Đốn hiếm khi lên đến 10% hầu như bất cứ ở đâu. Chống đối đã châm ngòi các cuộc phản đối rộng lớn trên khắp thế giới, ở Hoa Kỳ cũng vậy, có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, xâm lăng mang tính đế quốc đã bị chống đối mạnh mẽ ngay trước khi được chính thức phát động. Ngay trên trang đầu báo the New York Times, nhà báo Patrick Tyler đã tường trình: “có thể hảy còn hai siêu cường trên hành tinh: Hoa Kỳ và công luận thế giới.”[1]
Chống đối vô tiền khoáng hậu ở Hoa Kỳ là một biểu cảm chống lại cuộc xâm lăng bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước đó trong phong trào kết án các cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Đông Dương, đạt đến một tầm cỡ lớn lao và đầy tác động, ngay cả quá chậm trễ. Vào năm 1967, khi phong trào phản chiến đã là một lực lượng đáng kể, sử gia quân sự và chuyên gia Việt Nam, Bernard Fall, đã cảnh cáo: “Việt Nam như một thực thể văn hóa và lịch sử … đang đối diện với đe dọa bị diệt vong…, đơn thuần mai một dưới những cú đấm quả tạ bởi guồng máy quân sự lớn nhất chưa bao giờ đổ xuống một vùng vào cỡ đó.”[2]
Nhưng phong trào phản chiến đã thực sự trở thành một lực lượng không còn có thể làm ngơ. Nó cũng không thể bị bỏ quên khi Ronald Reagan vào Bạch Ốc và quyết tâm phát động cuộc tấn công vào Trung Mỹ. Chính quyền Reagan đã nhại theo mọi bước đi của John F. Kennedy 20 năm trước đó khi phát động cuộc chiến chống lại Nam Việt Nam, nhưng đã phải lùi bước vì lẽ thiếu vắng loại phản đối hùng mạnh  của quần chúng trong đầu thập kỷ 1960s. Cuộc tấn công đã đủ kinh hoàng. Các nạn nhân vẫn đang còn phải hồi phục. Nhưng những gì đã xẩy ra cho Nam Việt Nam, và về sau cho toàn bộ Đông Dương, nơi”siêu cường thứ hai” chỉ đã áp đặt các chướng ngại vật chậm hơn nhiều trong cuộc xung đột, còn tệ hại hơn một cách không thể so sánh. Người ta thường lập luận sự chống đối lớn lao của quần chúng đối với cuộc xâm lăng Iraq đã không có hiệu quả. Điều nầy hình như không mấy đúng. Một lần nữa, cuộc xâm lăng cũng đã đủ rùng rợn, và hậu quả cũng vô cùng lố bịch. Tuy nhiên, tình trạng đã có thể tồi tệ hơn nhiều. Phó Tổng Thống Dick Cheney, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld, và  các quan chức cao cấp của Bush, có thể không bao giờ ngay cả xem xét loại biện pháp Tổng Thống Kennedy và Tổng Thống Lyndon Johnson đã chấp thuận 40 năm trước , phần lớn không có phản đối.

CƯỜNG QUỐC TÂY PHƯƠNG DƯỚI ÁP LỰC

Đã hẳn, còn rất nhiều điều có thể nói về các yếu tố quyết định chính sách của nhà nước đã được xếp qua một bên, khi chính quyền Mỹ chấp thuận quy ước chuẫn: nhà nước là các nhà hành động trong quốc tế sự vụ. Nhưng với những cảnh cáo khá quan trọng như ở đây,  chúng ta vẫn sử dụng quy ước, ít nhất là để  tiến đến gần với thực tếhơn. Lúc đó, vấn đề ai đang làm chủ thế giới lập tức đưa đến các ưu tư như sự trỗi dậy của Trung Quốc như cường quốc và thách thức đối với Hoa Kỳ và “trật tự thế giới”, chiến tranh lạnh mới đang âm ỉ ở Đông Âu, Chiến Tranh Chống Khủng Bố Toàn Cầu, quyền bá chủ của Hoa Kỳ, sự tuột dốc của Hoa Kỳ, và nhiều lý do tương tự.
Những thử thách các cường quốc Tây Phương đang phải đối diện vào đầu năm 2016 đã được tóm lược một cách khá hữu ích bên trong khuôn khổ quy ước  bởi Gideon Rachman, nhà bình luận ngoại giao hàng đầu của tờ London Financial Times.
Rachman bắt đầu tái duyệt bức tranh củaTây Phương về trật tự thế giới: “Kể từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, quyền lực áp đảo của giới quân sự Hoa Kỳ đã luôn là sự kiện trung tâm của chính trị thế giới.”Thực tế nầy đặc biệt chính yếu trong ba vùng: Đông Á, nơi “Hải Quân Hoa Kỳ đã quen xem Thái Bình Dương như một “hồ nước của Mỹ”; Âu Châu, nơi NATO — có nghiã Hoa Kỳ — chiếm 3/4 số chi tiêu quân sự của NATO” — “bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ  của các quốc gia thành viên”; và Trung Đông, nơi các căn cứ hải quân và không quân khổng lồ của Hoa Kỳ đang hiện diện để trấn an các quốc gia bạn và đe dọa các quốc gia cạnh tranh.”[3]
Rachman nói tiếp, vấn đề trật tự thế giới hiện nay luôn là “các trật tự an ninh nầy hiện đang bị thử thách trong cả ba vùng,” bởi lẽ can thiệp của Nga ở Ukraine và Syria, và vì lẽ Trung Quốc đang biến cãi các vùng biển lân cận từ một hồ nước của Hoa Kỳ thành vùng biển rõ ràng đang bị tranh chấp.” Vấn đề căn bản của quan hệ quốc tế, lúc đó, là liệu Hoa Kỳ  có nên “chấp nhận các cường quốc quan trọng khác cũng cần  có một loại khu vực ảnh hưởng nào đó trong những vùng lân cận.” Rachman nghĩ Hoa Kỳ “nên”, vì những lý do khuếch tán sức mạnh kinh tế quanh thế giới — phối hợp với tục thức đơn thuần.”[4]
Đã hẳn, có nhiều phương cách để nhìn thế giới từ nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng chúng ta hảy hạn chế vào ba vùng nầy, đã hẳn là những vùng cưc kỳ quan trọng.


ĐÔNG Á : NHỮNG THỬ THÁCH NGÀY NAY

Bắt đầu với “hồ nước của Hoa Kỳ” [American lake], nhiều người rất có thể đã “cau mày” khi đọc một tường trình báo chí giữa tháng 12- 2015: “một pháo đài bay B-52 trong một phi vụ thường lệ trên vùng Biển Nam Trung Quốc, vô tình đã bay bên trong hai hải lý cách một hải đảo nhân tạo do Trung Quốc vun đắp, các quan chức quốc phòng cao cấp cho biết, đã làm trầm trọng thêm đề tài gây tranh cãi sốt nóng ở Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh.”
Những ai — quen thuộc với lịch sử u ám 70 năm của kỷ nguyên vũ khí nguyên tử — sẽ hiểu quá rõ đây là loại biến động thường tiến gần một cách quá nguy hiểm, có thể châm ngòi chiến tranh nguyên tử đe dọa diệt vong cho cả hành tinh. Không cần phải là một thành phần hậu thuẩn các hành động gây hấn khiêu khích trong vùng Biển Nam Trung Quốc để ghi nhận biến động đã không dính dấp một pháo đài có khả năng nguyên tử trong vùng Biển Caribbean, hay ngoài bờ biển California, nơi Trung Quốc không hề mang tham vọng thiết lập một “hồ nước Trung Quốc.” Thế giới thật may mắn!
Giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rất rõ các con đường giao thương hàng hải của xứ họ bị vây bủa bởi các cường quốc thù nghịch, từ Nhật Bản xuyên qua Eo Biển Malacca và xa hơn, được hậu thuẩn bởi lực lượng quân sự áp đảo của Hoa Kỳ. Vì vậy, Trung Quốc đang luôn tiếp tục bành trướng về phía Tây với các chương trình đầu tư rộng lớn và các động thái thận trọng hướng đến hội nhập. Một phần, các chương trình phát triển nầy nằm trong khuôn khổ “Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải” [SCO], bao gồm các xứ Trung Á và Nga, và một ngày gần đây, gồm cả Ấn Độ và Hồi Quốc [Pakistan], với Iran như một trong số các quốc gia quan sát — một quy chế không mở cửa đón nhận Hoa Kỳ, mà còn kêu gọi đóng cửa tất cả các căn cứ quân sự trong vùng. Trung Quốc cũng đang thiết kế một dạng thức canh tân các con đường tơ lụa xưa cũ với ý định không những hội nhập toàn vùng dưới ảnh hưởng của Trung Quốc, mà còn mở rộng tầm với đến Âu Châu và các vùng sản xuất dầu khí Trung Đông. Trung Quốc cũng đang rót các ngân khoản khổng lồ nhằm cấu tạo một hệ thống năng lượng và thương mãi Á Châu hội nhập, với hệ thống hỏa xa cao tốc và hệ thống các ống dẫn năng lượng.
Một yếu tố của chương trình là một xa lộ xuyên qua vài dãy núi cao nhất thế giới, chạy đến hải cảng mới Gwadar ở Pakistan do Trung Quốc thiết kế,  sẽ bảo vệ việc chuyên chở dầu, tránh mọi can dự tiềm năng của Hoa Kỳ. Trung Quốc và Pakistan cũng hy vọng, chương trình cũng có thể thúc đẩy phát triển kỹ nghệ ở Pakistan, điều Hoa Kỳ đã không đảm nhiệm mặc dù viện trợ quân sự đại trà, và cũng có thể đem lại động lực cho Pakistan dẹp bỏ khủng bố quốc nội, một đề tài nghiêm trọng đối với Trung Quốc trong tỉnh Tân Cương phía Tây. Hải cảng Gwadar sẽ là một phần trong chuổi ngọc trai của Trung Quốc, những căn cứ đang được xây cất trong Ấn Độ Dương nhằm các mục đích thương mãi nhưng cũng có tiềm năng sử dụng vào các mục đích quân sự, với dự tính Trung Quốc một ngày nào đó có thể có khả năng phóng chiếu quyền lực đến Vịnh Ba Tư lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện nay.
Tất cả những động thái trên đây đều nhằm đem lại khả năng miễn nhiễm đối với quyền lực quân sự áp đảo của Hoa Thịnh Đốn.  Ngược lại, ngay cả Hoa Kỳ cũng có thể sẽ bị diệt vong bởi chính chiến tranh nguyên tử.
Trong năm 2015, Trung Quốc cũng đã thiết lập Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu [Asian Infrastructure Investment Bank — AIIB], với Trung Quốc là cổ đông chính. Năm mươi sáu quốc gia tham dự lễ khai trương ở Bắc Kinh trong tháng 6, bao gồm các đồng minh của Hoa Kỳ, như Úc Đại Lợi, Anh Quốc, và nhiều xứ khác, trái với ước muốn của Hoa Thịnh Đốn. Hoa Kỳ và Nhật Bản đã vắng mặt.  Vài nhà phân tích tin: ngân hàng mới có thể trở thành một ngân hàng cạnh tranh đối với các định chế Bretton Woods [Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế  và Ngân Hàng Thế Giới (IMF and World Bank)], trong đó Hoa Kỳ nắm quyền phủ quyết.
Một số  thành viên còn mong ước SCO có thể trở thành một đối trọng đối với NATO.

NHỮNG THỬ THÁCH Ở ĐÔNG ÂU

Quay qua vùng thứ hai: Đông Âu —  một khủng hoảng đang âm ỉ dọc  biên giới NATO-Nga. Đây là vấn đề không nhỏ.
Trong một công trình nghiên cứu mang tính soi sáng chính đáng và hàn lâm cấp vùng, ” Mặt Trận Ukraine: Khủng Hoảng trong vùng các Biên Giới”,  Richard Sakwa viết khá rõ ràng: “cuộc chiến Nga-Georgia trong tháng 8-2008 qủa thật là cuộc chiến đầu tiên chận đứng sự mở  rộng khu vực ảnh hưởng của NATO; cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 là cuộc chiến thứ hai. Không rõ liệu nhân loại có thể nào thượng tồn qua cuộc chiến thứ ba.”
Tây Phương xem sự bành trướng của NATO như vô hại. Không có gì đáng ngạc nhiên.
Nga cũng như vài tiếng nói Tây Phương quan trọng khác có một nhận dịnh khác hơn. Trước đó, George Kennan đã cảnh cáo: sự bành trướng của NATO như “một lỗi lầm bi đát,” và ông đã được các chính khách lão thành Hoa Kỳ hậu thuẩn trong một thư ngõ gửi Tòa Bạch Ốc mô tả như một sai lầm chính sách mang tầm vóc lịch sử”.
Cuộc khủng hoảng hiện nay đã bắt nguồn từ năm 1991, với sự chấm dứt của Chiến Tranh Lạnh và sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Lúc đó, đang có hai viễn kiến trái ngược về một hệ thống an ninh và kinh tế chính trị mới trong vùng Âu-Á.
Theo lời Sakwa, một viễn kiến về một ”Âu Châu Rộng Hơn”[Wider Europe] với Liên Hiệp Âu Châu [EU] ở trung tâm, nhưng cùng một biên giới chung ngày càng gia tăng với cộng đồng an ninh Euro-Atlantic và cộng đồng chính trị;
Và phía bên kia, còn có ý niệm “Âu Châu Rộng Hơn” [Greater Europe], một viễn kiến về một Âu Châu lục địa, trải dài từ Lisbon đến Vladivostok, có nhiều trung tâm, bao gồm Brussels, Moscow và Ankara, nhưng với một mục tiêu chung vượt qua truyền thống chia rẽ  và gây nhiễu loạn trong cùng lục địa.”[5]
Lãnh tụ Xô Viết Mikhail Gorbachev là người đề xuất quan trọng một “Âu Châu Lớn Hơn”, một khái niệm có gốc rễ Âu Châu trong chủ thuyết Gaullism và các sáng kiến khác. Tuy nhiên, trong khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ dưới các cải cách thị trường mang tính tàn phá trong thập kỷ 1990, viễn kiến đã phai nhạt dần và được tân tạo khi Nga bắt đầu hồi phục và đi tìm một chỗ đứng trên sân khấu thế giới dưới quyền lãnh đạo của Vladimir Putin — song hành với đồng môn Dmitry Medvedev, đã liên tục kêu gọi thống nhất địa chính trị tất cả Âu Châu Lớn Hơn từ Lisbon đến Vladivostok, để cấu tạo một “đối tác chiến lược”chân chính.[6]
Sakwa viết: các sáng kiến nầy đã được đón chào với “khinh khi lễ phép,” ( polite contempt), được xem như không mấy khác một vỏ ngoài che đậy việc thiết kế một nước Nga Lớn Hơn lén lút và một nỗ lực”chia rẽ Bắc Mỹ với Tây Âu”. Những quan tâm như thế có thể đã phát xuất từ những âu lo Chiến Tranh Lạnh trước đây: Âu Châu rất có thể trở thành một “lực lượng thứ ba” độc lập với cả đại siêu cường và tiểu siêu cường, và ngày một xích lại gần hơn với tiểu siêu cường [như có thể thấy trong Ostpolitik  của Willy Brandt và các sáng kiến khác].
Đáp ứng của Tây Phương trước sự sụp đổ của Nga là thái độ của kẻ đại thắng. Biến cố được hoan nghênh như báo trước một “chung cuộc của lịch sử,” chiến thắng cuối cùng của dân chủ tư bản Tây Phương, không mấy khác Nga đang được chỉ giáo trở về với quy chế tiền-Đệ Nhất Thế Chiến và gần như một thuộc địa kinh tế của Tây Phương.
NATO mở rộng bắt đầu ngay tức khắc, vi phạm bảo đảm với Gorbachev “các lực lượng NATO sẽ không dịch chuyển ‘một inch’ về hướng đông” sau khi Gorbachev đã đồng ý:  Một Đức Quốc thống nhất có thể trở thành một thành viên của NATO — một nhượng bộ đáng kể, trong ánh sáng của lịch sử. Cuộc thảo luận được giới hạn vào Đông Đức. Sự kiện NATO khả dĩ bành trướng quá Đức Quốc đã không được thảo luận trước với Gorbachev, ngay cả nếu đã được cứu xét một cách riêng tư.
Chẳng bao lâu sau, NATO đã bắt đầu dịch chuyển vượt quá Đức Quốc đến tận biên giới của Nga. Sứ mệnh chung của NATO đã chính thức được đổi thành “bảo vệ hạ tầng cơ sở thiết yếu” của hệ thống năng lượng toàn cầu, các đường biển và ống dẫn dầu, đem lại cho NATO một phạm vi hoạt động toàn cầu. Hơn nữa, với một tái duyệt Tây Phương thiết yếu, chủ thuyết “trách nhiệm bảo vệ,” nay đã được loan báo rộng rãi khác hẳn với dạng thức chính thức của Liên Hiệp Quốc; và NATO nay cũng có thể phục vụ như một lực lượng can thiệp dưới quyền tư lệnh của Hoa Kỳ.
Mối âu lo đặc biệt  đối vối Nga là các kế hoạch bành trướng NATO đến Ukraine. Các kế hoạch nầy đã được minh thị triển khai tại hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Bucharest trong tháng 4-2008, khi Georgia và Ukraine được hứa hẹn vai trò thành viên lâm thời trong NATO. Lời lẽ đã minh bạch:” NATO hoan nghênh khát vọng Euro-Atlantic của Ukraine và Georgia làm thành viên NATO. Hôm nay, chúng tôi đã đồng ý hai xứ nầy sẽ trở thành hai thành viên của NATO.” Với chiến thắng “Cách Mạng Cam”của các ứng cử viên thân-Tây-Phương ở Ukraine trong năm 2004, đại diện Bộ Ngoại Giao Daniel Fried đã vội vã đến đó và ” đã nhấn mạnh hậu thuẩn của Hoa Kỳ đối với các khát vọng NATO và Euro-Atlantic của Ukraine,” như một tường trình WikiLeaks đã tiết lộ.
Các âu lo của Nga khá dễ hiểu. Các nét chính những âu lo nầy đã được học giả các quan hệ quốc tế, John Mearsheimer, thuộc báo Foreign Affairs của Hoa Kỳ, phác thảo. Mearsheimer viết: “Gốc rễ của cuộc khủng hoảng hiện nay [về Ukraine] là sự bành trướng của NATO và cam kết của Hoa Thịnh Đốn dịch chuyển Ukraine ra khỏi quỹ đạo của Mạc Tư Khoa và hội nhập Ukraine vào Tây Phương,” điều Putin xem như một đe dọa trực tiếp đối với các quyền lợi cơ bản của Nga.”[7]
“Ai có thể chỉ trích Putin?” Mearsheimer hỏi, nêu rõ “Hoa Thịnh Đốn có thể không thích lập trường của Mạc Tư Khoa, nhưng Hoa Thịnh Đốn nên hiểu các lý do hay lôgic phía sau.” Điều đó không quá khó. Xét cho cùng, như mọi người đều biết, ” Hoa Kỳ không tha thứ những đại cường xa xôi giàn trãi  lực lượng quân sự  bất cứ ở đâu trong Tây bán cầu, nói gì đến ngay  biên giới của chính Hoa Kỳ.”[8]
Trong thực tế, lập trường của Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn xa. Hoa Kỳ không tha thứ những gì chính thức được gọi là “thách thức thành công Chủ Thuyết Monroe năm 1823” — chủ thuyết đã tuyên bố [nhưng chưa thể thực thi] quyền kiểm soát Tây bán cầu của Hoa Kỳ. Và một xứ nhỏ đã thể hiện một thách thức thành công như thế có thể phải gánh chịu “những kinh hoàng trên địa cầu” và “một lệnh cấm vận chí mạng và gây tan nát đỗ vỡ” — như đã xẩy ra cho Cuba. Chúng ta chẳng cần phải hỏi: bằng cách nào Hoa Kỳ có thể đã phản ứng nếu các xứ Mỹ Latin tham gia vào Thỏa Ước Warsaw, với các kế hoạch giúp Mexico và Canada cùng tham gia. Chỉ cần một lời bóng gió đơn thuần và những bước ngập ngừng đầu tiên theo chiều hướng nầy cũng đã có thể đủ để bị kết liểu với tổn hại tận cùng,” theo ngôn từ của CIA.
Như trong trường hợp Trung Quốc, không ai cần phải nhìn những động thái và lý do của Putin một cách thuận lợi để hiểu được lôgic phía sau, thay vì phải đưa ra những lời nguyền rủa. Nói một cách khác, nhiều thứ đang lâm nguy, và còn đi xa hơn quá nhiều –nói rõ ra — xa như vấn đề sống còn của nhân loại.

NHỮNG THỬ THÁCH TỪ THẾGIỚI HỒI GIÁO

Vùng đáng âu lo thứ ba — phần thế giới với đa sốHồi Giáo —  cũng là nơi Cuộc Chiến chống Khủng Bố Toàn Cầu [GWOT] do George W. Bush phát động năm 2001,  tiếp theo sau biến cố 11/9. Chính xác hơn, tái phát động — GWOT đã do chính quyền Reagan phát động khi lên cầm quyền với chiêu bài sôi sục về “dịch nạn lan truyền bởi phe chống đối đồi trụy chính của nền văn minh” [theo lời Reagan] và là “sự quay trở lại tình trạng man rợ trong kỷ nguyên hiện đại” [theo lời George Schultz, bộ trưởng ngoại giao của Reagan]. GWOT nguyên thủy đã lặng lẽ ra khỏi lịch sử, và nhanh chóng trở thành cuộc chiến khủng bố phá hoại ở Trung Mỹ, Nam Phi, và Trung Đông với tiếng vang bi thiết cho đến nay, ngay cả đang dẫn đến sự lên án Hoa Kỳ bởi Tòa Án Quốc Tế [gạt bỏ bởi Hoa Thịnh Đốn]. Trong mọi trường hợp, đây không phải là câu chuyện đứng đắn đối với lịch sử, do đó đã tự tan biến.
Sự thành công với dạng thức GWOT của Bush-Obama đã có thể được đánh giá qua lượng định trực tiếp. Khi cuộc chiến được phát động, các mục tiêu khủng bố chỉ hạn chế trong một góc nhỏ của các bộ lạc Afghanistan. Các mục tiêu nầy đã được dân Afghanistan bảo vệ, những người phần lớn không ưa thích hay khinh bỉ họ, theo luật hiếu khách hay đãi ngộ của bộ lạc — điều gây ngạc nhiên đối với người Mỹ là khi các dân quê nghèo nàn đã từ chối “trao Osama bin Laden cho Hoa Kỳ để đổi lấy  25 triệu đô la , một số tiền   kếch sù  đối với họ.”
Đã có đủ lý do để tin tưởng một hành động cảnh sát được chuẩn bị kỷ lưỡng, hay ngay cả các thương thảo ngoại giao đứng đắn với Taliban, các nghi can tội phạm 11/9 đã có thể được trao vào tay người Mỹ để xét xử và tuyên án. Nhưng những lựa chọn đó đã không được xét tới. Thay vào đó, một lựa chọn, do phản ứng lúc đó, đã là bạo động cỡ lớn — không với mục tiêu lật đổ Taliban [phải đợi đến sau nầy], mà chỉ để tỏ rõ thái độ khinh khi của người Mỹ trước các toan tính hay đề nghị nửa vời  của Taliban về khả năng dẫn độ bin Laden. Những đề nghị ướm thử đó nghiêm chỉnh như thế nào, chúng ta không được biết, bởi lẽ chỉ một thăm dò khả dĩ cũng chẳng được nghĩ tới. Hoặc có lẽ Hoa Kỳ “chỉ muốn chứng tỏ quyền lực của mình, ghi nhận một thắng lợi, và đe dọa mọi người trên thế giới. Người Mỹ không quan tâm đến những khổ đau của Afghanistan hay   ngay cả Hoa Kỳ phải mất bao nhiêu sinh mạng.”[9]
Đó là phán đoán của lảnh đạo chống Taliban đáng kính, Abdul Haq, một trong số đông phe đối lập  — những người kết  án chiến dịch dội bom, phát động trong tháng 10-2001, như “một thất bại lớn” đối với nỗ lực của chính họ nhằm lật đổ phe Taliban từ bên trong, một mục tiêu họ xem như trong tầm tay. Phán đoán của Abdul Haq được xác nhận bởi Richard A. Clark , chủ tịch Nhóm An Ninh Chống Khủng Bố của  Bạch Ốc dưới thời Geoge W. Bush, khi các kế hoạch tấn công Afghanistan được soạn thảo. Trong lúc Clarke mô tả cuộc họp, khi được thông báo cuộc tấn công có thể vi phạm luật quốc tế, “tổng Thống đã thét lên trong phòng hội chật hẹp, “Tôi không quan tâm những gì các luật gia quốc tế nói, chúng ta sẽ đá đít hay đá vào mông một số người.” Cuộc tấn công cũng bị chống đối mạnh mẽ bởi các tổ chức viện trợ quan trọng làm việc ở Afghanistan, những người cảnh cáo hàng triệu người trên bờ nạn đói và hậu quả có thể khá khủng khiếp.
Các hậu quả đối với Afghanistan nghèo nàn trong những năm sau đó cũng chẳng cần phải ôn lại.
Mục tiêu kế tiếp của búa tạ là Iraq. Cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ-Anh, hoàn toàn không một duyên cớ khả tín, là một trọng tội của thế kỷ XXI. Cuộc chiến xâm lược đã đưa đến cái chết của hàng trăm nghìn thường dân trong một xứ — nơi xã hội dân sự đã bị phá nát bởi các chế tài Anh-Mỹ được xem như diệt chủng bởi hai nhà ngoại giao quốc tế khả kính quản trị các chương trình nầy, và cũng đã phải từ chức vì cùng lý do. Cuộc xâm lăng cũng đã gây ra hàng triệu dân tỵ nạn, phá tan phần lớn một trong nhiều quốc gia, và đưa đến các xung đột giáo phái ngày nay đã làm rách nát Iraq và toàn vùng. Đó là một sự kiện thực tế đáng ngạc nhiên đối với văn hóa trí thức và đạo đức của người Mỹ, một sự kiện, trong giới hiểu rõ và sáng suốt, có thể gọi một cách mỉa mai là “giải phóng Iraq.”
Các cuộc thăm dò công luận của Ngũ Giác Đài và Bộ Quốc Phòng Anh Quốc đã cho  thấy: chỉ 3% người Iraq xem vai trò an ninh của Hoa Kỳ trong các khu láng giềng của họ như chính đáng; ít hơn 1% tin các lực lượng liên minh Anh-Mỹ là cần thiết cho an ninh của họ; 80% chống đối sự hiện diện của các lực lượng liên minh trong xứ sở; và đại đa số nhân dân trong toàn vùng hậu thuẩn các cuộc tấn công vào quân đội liên minh. Afghanistan đã bị triệt phá quá mọi khả năng thăm dò dư luận có thể tin cậy, nhưng có nhiều chỉ dấu cho thấy có một cái gì tương tự cũng có thể là có thật ở đó. Đặc biệt là ở Iraq, Hoa Kỳ đã phải gánh chịu một thất bại nghiêm trọng: phải từ bỏ các mục tiêu chiến tranh chính thức, và phải rời khỏi địa bàn dưới tác động của xứ chiến thắng duy nhất — Iran.
Búa tạ cũng đã được sử dụng ở nhiều nơi khác, nhất là ở Libya, nơi ba đại cường đế quốc truyền thống [Anh, Pháp, và Hoa Kỳ] đã nhận được quyết nghị của Hội Đồng Bảo An năm 1973, và lập tức vi phạm, và đang  trở thành không lực của phe nỗi loạn. Kết qủa là làm suy giảm tính khả dĩ của một giàn xếp hòa bình qua thương thảo; gia tăng nhanh chóng số thương vong [ít ra gấp 10, theo khoa học gia chính trị Alan Kuperman]; để lại phía sau một Libya đỗ nát trong tay các nhóm chiến binh; và gần đây hơn, cung cấp cho Islamic State một căn cứ có thể dùng để gieo rắc khủng bố khắp nơi. Các đề nghị ngoại giao khá hợp lý của Liên Hiệp Phi Châu, được Muammar Qaddafi của Libya chấp nhận trên nguyên tắc, đã bị ba đại cường đế quốc làm ngơ, theo chuyên gia Phi Châu Alex de Waal nhận xét. Một dòng chảy các vũ khí lớn lao và dân quân thánh chiến đã gieo rắc khủng bố và bạo động từ Tây Phi [nay là quán quân ám sát khủng bố] đến Levant, trong khi sự tấn công của NATO cũng đã gây ra làn sóng tỵ nạn từ Phi Châu đến Âu Châu.
Tuy vậy, một thành công “can thiệp nhân đạo” khác, và như tài liệu dài và thường ghê rợn tiết lộ, không phải một tài liệu bất thường, với nguồn cội mới cách đây bốn thế kỷ.
Nguyễn Trường
Irvine, California, USA
13-01-2017

[1] “there may still be two superpowers on the planet: the United States and world public opinion.”
[2] Unprecedented protest in the United States was a manifestation of the opposition to aggression that began decades earlier in the condemnation of the U.S. wars in Indochina, reaching a scale that was substantial and influential, even if far too late. By 1967, when the antiwar movement was becoming a significant force, military historian and Vietnam specialist Bernard Fall warned that “Vietnam as a cultural and historic entity… is threatened with extinction… [as] the countryside literally dies under the blows of the largest military machine ever unleashed on an area of this size.”
[3] The challenges faced by Western power at the outset of 2016 are usefully summarized within the conventional framework by Gideon Rachman, chief foreign-affairs columnist for the London Financial Times. He begins by reviewing the Western picture of world order: “Ever since the end of the Cold War, the overwhelming power of the U.S. military has been the central fact of international politics.” This is particularly crucial in three regions: East Asia, where “the U.S. Navy has become used to treating the Pacific as an ‘American lake’”; Europe, where NATO — meaning the United States, which “accounts for a staggering three-quarters of NATO’s military spending” — “guarantees the territorial integrity of its member states”; and the Middle East, where giant U.S. naval and air bases “exist to reassure friends and to intimidate rivals.”
[4] The problem of world order today, Rachman continues, is that “these security orders are now under challenge in all three regions” because of Russian intervention in Ukraine and Syria, and because of China turning its nearby seas from an American lake to “clearly contested water.” The fundamental question of international relations, then, is whether the United States should “accept that other major powers should have some kind of zone of influence in their neighborhoods.” Rachman thinks it should, for reasons of “diffusion of economic power around the world — combined with simple common sense.”
[5] In Sakwa’s words, one vision was of a “‘Wider Europe,’ with the EU at its heart but increasingly coterminous with the Euro-Atlantic security and political community; and on the other side there [was] the idea of ‘Greater Europe,’ a vision of a continental Europe, stretching from Lisbon to Vladivostok, that has multiple centers, including Brussels, Moscow and Ankara, but with a common purpose in overcoming the divisions that have traditionally plagued the continent.”
[6] Soviet leader Mikhail Gorbachev was the major proponent of Greater Europe, a concept that also had European roots in Gaullism and other initiatives. However, as Russia collapsed under the devastating market reforms of the 1990s, the vision faded, only to be renewed as Russia began to recover and seek a place on the world stage under Vladimir Putin who, along with his associate Dmitry Medvedev, has repeatedly “called for the geopolitical unification of all of ‘Greater Europe’ from Lisbon to Vladivostok, to create a genuine ‘strategic partnership.’”
[7] Russia’s concerns are easily understandable. They are outlined by international relations scholar John Mearsheimer in the leading U.S. establishment journal, Foreign Affairs. He writes that “the taproot of the current crisis [over Ukraine] is NATO expansion and Washington’s commitment to move Ukraine out of Moscow’s orbit and integrate it into the West,” which Putin viewed as “a direct threat to Russia’s core interests.”
[8] “Who can blame him?” Mearsheimer asks, pointing out that “Washington may not like Moscow’s position, but it should understand the logic behind it.” That should not be too difficult. After all, as everyone knows, “The United States does not tolerate distant great powers deploying military forces anywhere in the Western hemisphere, much less on its borders.”
[9])  There are good reasons to believe that a well-constructed police action, or even serious diplomatic negotiations with the Taliban, might have placed those suspected of the 9/11 crimes in American hands for trial and sentencing. But such options were off the table. Instead, the reflexive choice was large-scale violence — not with the goal of overthrowing the Taliban (that came later) but to make clear U.S. contempt for tentative Taliban offers of the possible extradition of bin Laden. How serious these offers were we do not know, since the possibility of exploring them was never entertained. Or perhaps the United States was just intent on “trying to show its muscle, score a victory and scare everyone in the world. They don’t care about the suffering of the Afghans or how many people we will lose.”

Tại sao các nước châu Phi nên học hỏi mô hình phát triển của Trung Quốc?

Why African Countries Should Emulate China's Development Model


Ventures Africa published on 15 December 2017 an article titled "Why African Countries Should Emulate China's Development Model" by Felicia Omari Ochelle. The article draws primarily on comments made by Helen Hai, United Nations Industrial Development Organization (UNIDO) Goodwill Ambassador and CEO of the Made in Africa Initiative.

Hai argues that "Africa should follow China's development model and aim to become a light-manufacturing hub." Hai says that in the next few years, some 85 million jobs will be exported from China. If African countries can capture many of those jobs, they can enjoy the same economic transformation that China had. The 54 African countries, one by one, will be able to attain this transformation, she argues.

If only it were so easy. UNIDO seems to be on a campaign to move light manufacturing jobs from China to Africa. While this is a noble goal, it is about more than lower wages in Africa than in China. Some non-African countries that are also building their light manufacturing capacity have lower wages than most African countries. It is also a matter of good infrastructure, access to ports, availability of skills, good nutrition and health, good governance, and lack of conflict and corruption. While a few African countries are well positioned to take advantage of light manufacturing jobs moving out of China, most would probably be better advised, at least for the time being, to focus on expanding and reforming agriculture.

Read here

Wednesday, December 20, 2017

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi

China’s influence in Africa: current roles and future prospects in resource extraction


In the second half of 2014, some African countries felt the heavy strike of falling prices of mineral resources on the world market. The international media raised vocalex positions on the negative impact that China’s slow down might bring to the African economy. One headline read: “Chinese investment in Africa has fallen 40 per cent this year – but it’s not all bad news”.1 More recently, the exasperation intensified to “China’s slowdown blights African economies”,2 and managed to shadow the China-African Summit held in December 2015 in Johannesburg. Similarly, on the recent Africa Mining Indaba, the annual biggest African event for the mining sector, the renewed concern was stated as “Gloom hangs over African mining as China growth slows”.3 There is no doubt that China’s presence has had positive effects on Africa’s growth over the past decade. Nonetheless, only a narrow perspective would view Africa’s weak performance solely through the Chinese prism. This article addresses the afore-mentioned concerns regarding the impacts that China has in Africa. A historical approach is applied to reconstruct the economic cooperation since the mid-1990s. This reconstruction emphasizes the sustaining forces of cooperation. Literally, this article goes beyond the resource traction sector, to understand the basis of China-African cooperation, and the position mineral resource has taken in the bilateral cooperation. With a representative country case study, the current dilemma is shown from the structure of bilateral cooperation. Suggestions follow on how to address these challenges.
 Dowload here

Tuesday, December 19, 2017

Toàn văn Báo cáo chính trị Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc (2017)

Toàn văn báo cáo chính trị khai mạc Đai hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc*

QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH THẮNG LỢI XÂY DỰNG 
TOÀN DIỆN XÃ HỘI KHÁ GIẢ, GIÀNH THẮNG LỢI VĨ ĐẠI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC 
TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 19 ĐCS Trung Quốc

(Ngày 18/10/2017)

Xem tại đây:
- Bảng tiếng Việt (TTXVN dịch): http://cis.org.vn/article/2386/bao-cao-chinh-tri-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-19-dang-cong-san-trung-quoc-phan-1.html
- Dowload Bảng tiếng Anh: http://news.xinhuanet.com/english/special/2017-11/03/c_136725942.htm
http://news.xinhuanet.com/english/2017-10/24/c_136702625.htm

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chiến lược an ninh quốc gia mới (18/12/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/12 đã công bố chiến lược an ninh quốc gia mới lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1 năm nay và là lần thứ 17 kể từ khi chính quyền tổng thống Reagan bắt đầu đệ trình bản báo cáo lên Quốc hội Mỹ vào năm 1987.
Theo chiến lược an ninh do Nhà Trắng phát hành (68 trang), ông Trump cho biết chiến lược được “xây dựng trên 11 tháng hành động của Tổng thống”, có tính “chủ nghĩa hiện thực nguyên tắc’. Chiến lược này xác định bốn lợi ích quan trọng của đất nước hoặc “bốn trụ cột”, bao gồm bảo vệ đất nước và con người, thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ, duy trì hoà bình thông qua sức mạnh và gia tăng ảnh hưởng của Mỹ.


Is South Africa a gateway for China’s investment in Africa?

Africa is the world’s second-largest and second-most-populous continent with 54 different countries, consisting of a large diversity of ethnicities, cultures and languages. After the end of apartheid more than two decades ago, South Africa is an economic powerhouse in Africa. Though South Africa is still the largest economy in Southern Africa, Nigeria surpassed it as Africa’s largest economy in early 2014. The rapid rising economies of other African countries threaten South Africa’s position as a gateway to Africa.

Wharton’s global business week visit to South Africa in September 2016 provided first-hand experience through visits to multi-national companies, local companies and small start-ups in Johannesburg and Cape Town, across consulting, mining, construction, agriculture, financial services, energy, technology, telecommunication, healthcare, media and wine industries. The most striking factor is that China has a quite substantial economic presence in Africa. It also acquired a military base in Djibouti, which is complementary to its economic presence in Africa.

According to Voice of America, Chinese president Xi Jinping offered a whopping US$60bn loan and aid package to Africa in December 2015. Xi said that China aims to develop infrastructure, improve agriculture and reduce poverty on the continent. China’s investment in Africa is far beyond Xi’s recent offer: its investment there has skyrocketed from $7bn in 2008 to $26bn in 2013. China’s investment and economic influence in South Africa and the entire Africa continent is impressive.

Since China is Africa’s and South Africa’s largest trading partner and South Africa is the second-largest investment receiver from China (surpassed by Nigeria), based on the number of deals China has made with each African country, this paper will mainly assess South Africa as a gateway to Africa via the lens of China’s investment in Africa, to answer the question: Is South Africa a gateway to Africa for China’s Investment in Africa?

Where’s hot in Africa for China?

There are three primary motivations for China to invest in Africa:

1. Africa is very rich in natural resources with a considerable presence of diamonds, gold, silver, uranium, cobalt, wood, copper, aluminium and large oil reserves. Africa is estimated to contain 90% of the entire world supply of platinum and cobalt, half of the world’s gold supply, two-thirds of the world’s manganese and 35% of the world’s uranium. It also accounts for nearly 75% of the world’s coltan, an important mineral used in electronic devices, including cellphones. With the rapid economic growth after China’s 1978 economic reform, China faced a growing shortage of raw materials and it is hungry for raw materials to fuel its own economic growth. Africa is an ideal choice for China because of its abundant natural resources and eagerness to get help to develop their economies. China commonly funds the construction of infrastructure such as roads and railroads, dams, ports, and airports in exchange for the mining of raw materials. Mining investments account for nearly one-third of China’s total foreign direct investment (FDI) in African nations. By working to secure a solid base of critical raw materials, China has strengthened its economy for decades to come.

2. Africa as a big emerging market with a fast-growing population, presents a lot of business opportunities. Over the past decade, six of the world’s 10 fastest-growing countries were African countries. In eight of the past 10 years, Africa has grown faster than East Asia, including Japan. Besides that, China’s population growth is slowing down and aging due to its one child one family policy. Africa, in contrast, has a growing pool of low-cost young labourers, which gives Chinese companies a huge and cheap labour pool to tap into. Like Western countries, China’s investment in Africa is largely profit- and market opportunity-driven. According to recent studies, the foreign investment rate of returns in Africa are higher than that of any other major developing areas in the world.

3. As China became a global economic and political power, China’s investment and aid to help African countries build their economies, also helped China gain their support for its “One China” policy and increase its political influence for its foreign policy agendas in multilateral forums such as the United Nations. Besides that, China also served as a successful model for African countries led by non-democratic leaders.

However, it’s also very challenging to conduct business in Africa since it’s a continent with 54 countries. Each country has its own government and regulations. For example, doing business with the Nigerian government is very different than doing business with the South African government. Corruption and government inefficiencies are also very common in African countries. Exchange rate and interest rate volatilities can also impact businesses and profit margins in an unpredictable manner.

Those challenges could also present opportunities for foreign investors. Foreign investors who are good at building relationships in African countries will gain more advantages in the weak governance environment. Chinese investment is generally indifferent to the recipient countries’ regulations and governance environments since Chinese companies are used to the practices of conducting business in emerging markets. Western investors tend to stay away from the poor governance environments, which gives Chinese investors more opportunities with less competition from Western countries.

South Africa’s role for China’s investment in Africa 

Though South Africa has a lot to offer for China’s investment, South African companies also compete with Chinese companies in some sectors, such as infrastructure, construction and textiles, etc. This challenges South Africa’s position as a gateway for China’s investment in Africa. The relationship between South Africa and China is therefore a very unique partnership, characterised by both competition in the overlapping areas of interests and collaboration in the areas of shared common interests.

- South Africa is one of the wealthiest countries in terms of natural resources. It is a leading mining country and is renowned for having one of the most valuable mineral reserves in the world, which are estimated to be worth about $2.5tn. South Africa’s platinum and manganese reserves are the largest in the world. The country is also one of the leading producers of chromite ore, vanadium, gold, and diamonds. South Africa produces more than 10% of the word’s gold and has 50% of the global gold reserves. It is among the top ferrochrome producers in the world and has 72% of the globe’s chromite reserves and more than 80% of the globe’s platinum reserves. Because South Africa’s construction companies, such as Group Five (a leading African construction, concessions and manufacturing group with the ability to deliver across the full infrastructure life cycle), often compete with Chinese construction companies for the infrastructure projects in South Africa, it reduces the chances for Chinese investors to get into mining by funding the large-scale construction projects in South Africa. State-owned Chinese construction companies are still quite competitive because they have strong financial backup from the Chinese government and often have sufficient funds to offer the lowest bid for construction projects. In order to compete with Chinese companies, South African construction companies, such as Group Five, are working on providing whole package offers of handling all the design, construction, operation and financing by themselves. Group Five not only competes with Chinese construction companies in South Africa, but also in other sub-Saharan African countries. In parallel, Chinese construction companies and the government are exploring new opportunities in other natural resource-rich African countries and have invested in large construction projects in countries such as Nigeria ($12bn coastal railway project) and Angola ($5.8bn construction of oil refinery).
- South Africa’s GDP (in PPP terms) has almost tripled – to over $700bn – since international sanctions were lifted in 1996, the economy growing nearly 4.8% annually in PPP terms between 2005 and 2014. However, recent real GDP growth tells a different story, with 2014 growth of only 1.5% and 0.6% growth for 2016, the lowest since 2008. This slowdown has been driven by the weakening economies of trading partners (primarily China and Europe), electricity shortages, and extended strikes in the mining sector. Real GDP growth was forecast to increase to 2% through the 2015-2016 fiscal year on the back of a global recovery, as well as through growth in exports driven by a depreciating Rand. South Africa had about 54.96 million people (Figure 5) in 2015, with 47% of the population less than 24 years old. The unemployment rate in South Africa is 26.6%; and poor education contributes to the high unemployment rate. Though South Africa’s growing emerging market opportunity and young labour component still attract investors, other rapidly growing Africa countries, such as Nigeria, Ethiopia, Democratic Republic of the Congo, Tanzania and Mozambique, etc. have become credible alternative options for China’s investments.
- South Africa-China relations have become increasingly close with increasing trade, policy and political ties since 2007. Nelson Mandela had played a critical role to strengthen the relationship between China and South Africa by supporting the “One China” policy, including People’s Republic of China (PRC) and Republic of China (ROC). In the 2010 Beijing Declaration, South Africa was upgraded to the diplomatic status of Strategic Comprehensive Partner by the Chinese government. The relations between South Africa and China have evolved to the multi-faceted partnership we see today, which includes historical links, diplomatic relations, multilateral co-operation, trade and investment, and public media engagement. The two countries are finding points of convergence in their diplomatic engagements on the continent, and they have cooperated closely in the UN Security Council to further a range of peacekeeping initiatives in Africa. China’s approach to the continent’s development runs parallel to South Africa’s commitment to pursue regional infrastructure development. For example, Premier Li Keqiang announced that China would finance and construct a railway link between Nairobi and the port of Mombasa (with the possibility of extended routes to Rwanda, Uganda, Burundi and South Sudan) in May 2014, which aligns with President Xi Jinping’s articulation of a new ‘Maritime Silk Road’ between China, the Indian Ocean rim and the African eastern seaboard countries. South Africa and China also cooperate in the global arena by framing the participation of South Africa and China on shared multilateral platforms and provide mutual support in global forums such as the BRICS, the UN and G20 on multiple initiatives, which reflect their shared interest in reforming the global governance architecture to satisfy developing country needs. Meanwhile, the differences between South Africa and China continue to shape ties and distinguish them from China’s relations with other Africa countries. For example, South Africa and China have not always shared common positions in complicated cases like Sudan/South Sudan and Zimbabwe, and those two countries are also competing commercially in regional services and trade on the Africa continent; the love and hate relationship between South Africa and China, with both collaboration and competition, adds to the complexity of the partnership.

At present, the most significant link between South Africa and China, apart from diplomatic relations, is economic – with two-way trade accelerating since 2009. South African companies have enjoyed a degree of success through their presence in China, such as the case of South Africa’s media conglomerate, Naspers and its investment in China’s largest Internet company, Tencent. Another example is the winery La Motte, owned by the wealthy Rupert family. The CEO of La Motte Wine Estate, Hein Koegelenberg, skilfully leveraged his relationship with a former president of South Africa to help him market his wine to highly ranked Chinese officials, and middle and upper class Chinese as a high-end product with a unique French-sounding brand name. Koegelenberg enjoyed a much bigger demand in the China market than in the local South African market; he views the China market as a huge market and strategic opportunity for his company’s future growth. However, South Africa overall has a large trade deficit with China, driven by its high imports of value-added goods.

South Africa as a leading economy on the African continent, and especially in the Southern African region, has unique advantages of serving as a gateway for China’s investment in Africa. It has a diversified economy with investor-friendly regulations to attract foreign investors, relatively strong institutional structures, sophisticated financial services and better infrastructure availability compared to the majority of other African countries. For example, the better infrastructure availability in South Africa allows more profitable mining operations compared to other resource-rich locations with insufficient infrastructure, which could make mining economically unsustainable. Exxaro, for example, looked at a rich ore deposit in Congo, but had to skip it as there were no good transport options available. Besides that, South Africa’s rich natural resource base, domestic diversity and unique location flanked by the Atlantic Ocean on the west and the warm Indian Ocean on the east, also attracts not only Chinese investors, but also other Western investors.

South Africa also faces a lot of challenges, such as out-of-target inflation, rand depreciation, substandard education, economic growth slowdown and incompetent leadership, to name but a few. South Africa’s Reserve Bank targets inflation of 3% to 6%, but the country has struggled to maintain this range in recent years. In 2008, inflation spiked to double digits, driven by global increases in food and oil prices, as well as domestic issues, with a falling rand and electricity constraints. Inflation spiked again to 6.6% in mid-2014, before falling back into the target band in early 2015. The rand is also steadily depreciating due to labour market unrest and an increasing global unease with emerging markets. All these challenges add complexity to China’s investments in South Africa.

The merits of South Africa’s Broad-Based Black Economic Empowerment (BBBEE) Act are viewed with quite a lot of scepticism. The BBBEE act is a government initiative aimed at increasing the economic participation of black South Africans, which applies to all state-owned enterprises (SOEs) and to private businesses with annual revenues over R10m (around $710,000). Businesses are rated based on a scorecard that allocates points for black empowerment across five metrics and are classified being either non-compliant or falling in a compliance level between BBBEE Level 1 (the highest) to Level 8 (the lowest). BBBEE scores have significant implications for an organisation’s ability to conduct business in South Africa.

For example, state entities are required to use BBBEE scores when contracting suppliers, issuing licences, or granting concessions. Industries that require government licences to operate (for example, financial services or liquor) typically require higher BBBEE scores. Financial services, construction, and extractives have the highest overall scores, while retail, manufacturing, and transport tend to have the lowest. This initiative puts a lot of weight on individual businesses to change the socio-economic landscape of South Africa without having enough support from the government in terms of improving the education system to help black South Africans gain required skills for the job or other avenues for change. BBBEE also makes it harder for foreign investors to operate in South Africa, while it creates a big and inexpensive labour pool for enterprises with the assumption that there are sufficiently qualified black South Africans.

Despite all these challenges of doing business in South Africa, the country has served as a gateway for China’s investment in Africa and especially in the Southern Africa region. Considering South Africa’s strategic partnership with China, it will continue serving as a gateway for China’s investment in Africa. However, South Africa will not be the only gateway for China’s investment in Africa and its position as a gateway is also challenged by other rising economies on the Africa continent.

For example, the Chinese are actively scouting infrastructure projects in Africa and will be more than happy to fund infrastructure construction to gain access to the mining industry with local government support. Other mineral-rich locations will become more economically attractive once infrastructure improves throughout the continent. Though South Africa has the most well-developed, business-friendly policy framework in the region, regulatory policy varies significantly from country to country. Chinese investors, as well as Western investors, still need to evaluate each African country independently to understand the local regulations and policies for conducting business. From that perspective, South Africa cannot effectively serve as the only gateway to the rest of region and the African continent. With the increasing competition from other African countries, South Africa can no longer take its position in Africa, and its unique partnership with China, for granted.

What Western countries can learn from China 

Though Western media sources consistently condemn China’s no-strings-attached attitude towards dealing with African regimes, supporters say that China’s initiatives to build and improve infrastructure such as roads, railways and telecom systems have been a boon to Africa’s manufacturing sector; have freed up domestic resources for other critical needs such as healthcare and education; and have aided everyone doing business on the continent. The entrance of China into Africa has shifted the paradigm that urged the West to rethink their strategy in Africa. The business and political influence China has established in South Africa and Africa largely contribute to three key practices:

- China has essentially treated Africa with far more dignity than Western governments. It treated Africa not as a continent in need of saving or lecturing, but as partners in a long-term business deal. China strikes business deals that exchange loans, infrastructure aid and goods in exchange for African commodities, political support and access to its vast and emerging markets, while leaving Africans alone in finding solutions to their problems.
- China doesn’t stay away from countries with poor governance in terms of property rights and rule of law, while Western investors tend to stay away from countries with weak governance. China takes more risks, which rewards it with more business opportunities.
- Chinese companies act very fast by working 12 hours a day and six days a week as a norm, while Western companies usually care about work life balance and can’t match the speed of China.

Although the West, and particularly the United States, retains key advantages, including possessing more transparent political models, better and more mature technologies in certain key sectors, and recognisable global brands that China still lacks, China’s presence provides alternatives to African nations minus the traditional political interference of Western countries. As more states, such as India, Brazil and others, seek to gain influence on the continent, African countries are at an unprecedented position where their strategic options are better than at any time before. It is crucial that the United States and other Western nations begin to reassess their attitudes and strategies in Africa in order to solidify partnerships with African countries as the continent gains more prominence in the future.

Conclusion 

South Africa has served as a gateway for China’s investment in Africa and especially the Southern Africa region, but its role as a gateway is declining because other fast-growing African countries are becoming attractive alternatives, not only for China’s investments, but also for other foreign investment. Considering South Africa’s strategic partnership with China, South Africa will continue serving as an important gateway for China’s investment in Africa and especially in the Southern Africa region by operating at bilateral, continental and multilateral levels with government involvements from both countries. However, South Africa will not be the only gateway for China’s investment in South Africa. China will be very practical to cooperate with South Africa for the areas in which the two countries share common interests, and cooperate with other African countries based on the strengths, economic and political fit assessment of each African country. Potential destinations for future Chinese investment in the African continent also depends on opportunities in the industry sectors and the investment destination decision could vary for different industry sectors.

The rise of other African countries, and China’s rapid expansion in Africa, are bringing new economic and political dynamics to Africa and the world. This also brings healthy competition and collaboration for African countries, as more countries, such as China, India, Brazil, besides well-established Western countries such as the United States, seek to gain more influence in Africa. The healthy competition will also help South Africa to defend and grow its role as a gateway to Africa, because South Africa can no longer take it for granted in the future.

Natalie (Qiaolin) Mao is a second-year MBA for Executives student of the Wharton School. Natalie has worked for Microsoft globally in both the US headquarters and China, and she is currently a principal product manager in Microsoft Artificial Intelligence & Research Group. Natalie holds multiple US patents and has rich industry experience with expertise in online advertising, search, knowledge graph & big data, and digital media. Natalie is a co-founder for two non-profit organisations – ACM SIGKDD Seattle chapter and Chinese Women in Computing, actively advocating for data mining & machine learning education and connecting Chinese technical women globally to help each other achieve more. Natalie loves travelling, experiencing different cultures, writing, and yoga.