TCCS - Ngày 08-11-2016, cử tri Mỹ đã lựa chọn ông Đô-nan Trăm - một tỷ phú và là người “ngoại đạo” trên chính trường, trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Đầu tháng 01-2017, ông Đ. Trăm nhậm chức trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến vô cùng phức tạp, không chỉ đe dọa đến vị thế toàn cầu và an ninh quốc gia của nước Mỹ, mà còn tác động mạnh mẽ tới cá nhân tân Tổng thống về các vấn đề quốc tế cũng như chính sách đối ngoại của nước này, nhất là chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương - một địa bàn chiến lược của Mỹ.
Tầm nhìn về đối ngoại của Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm
Quan điểm của Tổng thống Mỹ Đ. Trăm về đối ngoại được thể hiện rõ nhất trong bài phát biểu của ông khi vận động tranh cử vào ngày 26-4-2016, với 6 điểm cơ bản sau:
Một là, “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Cụm từ này đã được sử dụng để vận động phiếu bầu của cử tri khi tranh cử. Đây là một khẩu hiệu tranh cử mang tính dân tộc chủ nghĩa, báo hiệu xu hướng quay vào bên trong. Hiện nay, “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” đã trở thành mục tiêu chiến lược của Mỹ cả về đối nội và đối ngoại.
Hai là, cho rằng nước Mỹ bị thách thức bởi nhiều mối đe dọa, trong đó nghiêm trọng nhất là mối đe dọa đến từ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nguy cơ khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Do vậy, Chính phủ sẽ tăng đầu tư cho quân đội, sử dụng sức mạnh để bảo đảm hòa bình, an ninh quốc gia, cả ở bên trong và bên ngoài nước Mỹ.
Ba là, cắt giảm một số cam kết quốc tế bởi cho rằng, nước Mỹ đã gánh vác quá nhiều trách nhiệm quốc tế, trong khi không ít đồng minh, đối tác của Mỹ “được bảo đảm an ninh mà không phải trả tiền”, đồng thời yêu cầu các đồng minh, đối tác phải tăng chi phí, tăng đóng góp và gánh vác trách nhiệm nhiều hơn.
Bốn là, đặc biệt lo ngại về các khoản thâm hụt thương mại khổng lồ trong quan hệ với nhiều nước, chủ yếu là với các nước láng giềng, như Mê-hi-cô, Ca-na-đa, các đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu. Vì thế, Mỹ sẽ rút khỏi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) mà tân Tổng thống cho là bất công đối với Mỹ hoặc là phải đàm phán lại để bảo đảm “thương mại công bằng”.
Năm là, chỉ trích làn sóng người nhập cư, bởi cho rằng nước Mỹ bị suy yếu, người Mỹ bị mất việc làm là do người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới ồ ạt nhập cảnh vào Mỹ. Do vậy, cần phải tăng cường kiểm soát biên giới, tiến hành ngăn chặn, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp để tạo thêm các cơ hội việc làm cho người Mỹ.
Sáu là, xem xét lại nhiều thỏa thuận, hiệp định quốc tế mà chính quyền tiền nhiệm đã tham gia, hoặc đã đàm phán ký kết, như Thỏa thuận hạt nhân với I-ran, Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu, việc bình thường hóa quan hệ với Cu-ba, Mi-an-ma...
Cách nhìn nhận, tư tưởng rất khác biệt và không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích vốn đã định hình từ lâu trong nền chính trị Mỹ của Tổng thống Đ. Trăm đã có ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách đối ngoại nói chung và chính sách đối với châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ nói riêng. Do vậy, đến nay, sau 9 tháng cầm quyền, chính quyền của Tổng thống Mỹ Đ. Trăm vẫn chưa ổn định được bộ máy nhân sự cả trong Nhà trắng, Bộ Ngoại giao lẫn trong nhiều cơ quan liên quan tới công tác đối ngoại. Thực tế trên cho thấy, nước Mỹ dường như đang phản ứng bị động và chạy theo tình hình thực tế hơn là có một đường lối và chính sách đối ngoại chủ động, nhất quán. Điều này đã tác động không nhỏ tới lòng tin và quan hệ của các đồng minh, đối tác chủ chốt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với Mỹ.
Dọc tiếp tại đây
1 comment:
Sự cố khiến hàng loạt thuê bao Vinaphone bỗng dưng bị cắt liên lạc. Sáng 19-3, nhiều thuê bao di động Vinaphone phản ảnh bỗng dưng bị nhà mạng này cắt liên lạc hai chiều dù chưa đến kỳ hạn thanh toán cước.
Post a Comment