Đây là một bài viết vô cùng thâm thúy và đáng để các quốc gia nhỏ bé quan tâm đến nhiều vấn đề trong vận hành đất nước. Không đọc, không dịch thì không được!
Bài viết của Robert D. Kaplan trên trang Teh National Interest ngày 01/8/2013. Ông là nhà phân tích địa chính trị cho Stratfor, một công ty tình báo tư nhân toàn cầu. Cuốn sách mới nhất của ông là Sự trả thù của Địa lý(The Revenge of Geography).
Bài viết gốc: The Tragedy of U.S. Foreign Policy
Trong hơn hai năm qua, cuộc nội chiến ở Syria đã được sánh đồng nghĩa với những tiếng khóc của sự cấp bách về đạo đức. Hãy làm một cái gì đó! Câu nói này như là tiếng thét của những người yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp quân sự để thiết lập tình hình vì những việc thiện, nhưng đến bây giờ tình hình ngày càng tồi tệ hơn với chiến tuyến bao gồm hàng trăm chế độ và những nhóm nổi loạn và quân nổi dậy đã bắt đầu xách súng bắn vào nhau. Rồi thì, các nhà can thiệp đạo đức cũng chỉ biết thét lên, vâng, nếu như chúng ta can thiệp sớm hơn!
Trước Syria, năm 2011 cũng chủ nghĩa nhân đạo đòi hỏi sự can thiệp quân sự vào Libya, mặc dù chế độ Muammar Qaddafi đã từ bỏ chương trình hạt nhân của mình và đã hợp tác trong nhiều năm với các cơ quan tình báo phương Tây. Nhưng thực tế, Hoa Kỳ và Pháp đã cầm đầu một sự can thiệp, và Libya hôm nay hầu như không còn là một nhà nước, với Tripoli nghèo hơn, trong khi đó thì điểm yếu của trọng tài đế quốc cho lực lượng dân quân xa xôi, các bộ lạc, và gia tộc, mà các đơn vị lân cận sa mạc Sahara đang trong tình trạng hỗn loạn hơn vì vũ khí tràn ngập ra khỏi Libya.
Những năm 1990 đầy những cuộc kêu gọi can thiệp nhân đạo: ở Rwanda, mà bi kịch đã diễn ra chẳng ai chịu nghe, trong khi đó thì ở Bosnia và Kosovo nơi được can thiệp, dù muộn, nhưng đã đạt được thành công lớn. Tự do từ những nhu cầu chính sách thực dụng của chiến tranh lạnh, chủ nghĩa nhân đạo đã trải qua hai thập kỷ cố gắng để giảm bớt chính sách đối ngoại đối với một khía cạnh của công tác phòng chống tội diệt chủng. Thật vậy, Nazi Holocaust của Đức Quốc xã chỉ có tồn tại ngắn ngủi đã bị loại bỏ trong đời sống của chúng ta – nó chỉ chiếm khoảng một phần nghìn giây trong lịch sử loài người và do đó bây giờ chính sách đối ngoại sau chiến tranh lạnh một cách đúng đắn chỉ tồn tại như cái bóng của nó. Để rồi cuối cùng nó được hệ thống hóa chỉ trong 2 chữ R và P: "Trách nhiệm đến Bảo vệ"(“Responsibility to Protect”), một câu thần chú không hơn không kém của chủ nghĩa nhân đạo.
Nhưng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ có thể không chỉ được xác định bởi “Trách nhiệm đến Bảo vệ” mà còn là "Không bao giờ lập lại!"("Never Again!"). Chính khách có thể hiếm khi quan tâm với các can thiệp nhân đạo và bảo vệ nhân quyền để loại trừ những mối quan tâm khác. Hoa Kỳ, như bất kỳ quốc gia nào khác - nhưng đặc biệt là bởi vì Hoa Kỳ là một quyền lực vĩ đại - chỉ đơn giản là có những lợi ích mà không phải lúc nào cũng gắn liền với giá trị lợi ích của Hoa Kỳ. Đó là bi kịch, nhưng lại là một bi kịch mà đã được khẳng định và phải chấp nhận.
Cái gì là những lợi ích quan trọng hơn đối với Hoa Kỳ? Đơn giản, Hoa Kỳ là thế lực thống trị ở Tây bán cầu, nó luôn luôn phải ngăn chặn bất cứ một quyền lực nào khác trở nên nổi trội ngang bằng ở bán cầu Đông. Hơn nữa, vì một sức mạnh hàng hải cấp tiến, Hoa Kỳ phải tìm cách bảo vệ các đường giao thông huyết mạch trên biển vì một sự dễ dàng cho thương mại thế giới. Nó cũng phải tìm cách bảo vệ cả hai hiệp ước và các đồng minh trên thực tế của mình, và đặc biệt là tiếp cận với các nguồn năng lượng hydrocarbon. Đó là tất cả những lợi ích mà, Hoa Kỳ không nhất thiết phải vì quyền con người mà gây ra mâu thuẫn, cho dù là ở bất cứ quốc gia nào không hoạt động trong cùng thể chế với nó.
Bởi vì Hoa Kỳ là một cường quốc tự do, những lợi ích của nó - ngay cả khi những lợi ích đó không trực tiếp liên quan đến nhân quyền - nói chung là đạo đức. Nhưng chúng chỉ là loại đạo đức thứ yếu. Để tìm cách điều chỉnh cán cân quyền lực trong lợi của một quốc gia đã được định hình trong suốt lịch sử một sự nghiệp không đạo đức để theo đuổi bằng cả hai quyền lực tự do và phi tự do. Tuy nhiên, khi một quyền lực tự do như Hoa Kỳ mà theo đuổi một mục tiêu vì trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh giữa các cường quốc, thì đó lại là hành động đạo đức mang ý nghĩa cao cả nhất.
Một ví dụ nói về sự căng thẳng này - một trong số đó được cho là trung tâm của lý do tại sao Không bao giờ lập lại! và Trách nhiệm đến Bảo vệ không thể luôn luôn là những ngôn từ dùng trong nghệ thuật chính trị(statesmanship) - mà gần đây đã được lưu ý bỡi chuyên gia về những vấn đề đối ngoại Leslie H. Gelb. Gelb lưu ý rằng sau khi Saddam Hussein đã cho phép Alli hóa học dùng hơi ngạt để làm chết 7.000 người Kurd ở miền bắc Iraq vào năm 1988, đây là một sự kiện mà thậm chí được xem là một "đạo lý thực sự" đến nỗi ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ George Shultz(*) đã phải cam kết một "sự phẫn nộ về đạo đức". Nhưng lúc đó, đối với ông Shultz về cơ bản bỏ qua vụ việc này và buộc phải tiếp tục hỗ trợ Saddam Hussein trong cuộc chiến của mình để chống lại Iran, bởi vì mục tiêu làm suy yếu Iran không bảo vệ các công dân của Iraq là quan tâm chính của Hoa Kỳ vào lúc đó.
Do đó, có phải Shultz đã hành động vô đạo đức? Tôi tin là không hoàn toàn như vậy. Shultz đã phải hành động theo một đạo lý khác hơn với một người bình thường áp dụng chủ nghĩa nhân đạo. Ông ta đã hành động cho một đạo lý vì cộng đồng, mà không mang tính riêng tư. Ông và phần còn lại của chính quyền Reagan đã có một trách nhiệm đối với hàng trăm triệu người Hoa Kỳ mà họ phải nhận lấy trách nhiệm phải bảo vệ. Và trong khi những triệu người này là những người đồng hương, họ là các cử tri và là công dân, về cơ bản những người quan trọng hơn những người Kurd xa lạ không biết đến Shultz hoặc Reagan là ai, nhưng lại là những người đã trao cho Shultz và Reagan bằng chính lợi ích của họ. Và lợi ích của cộng đồng Hoa Kỳ đã quyết định rõ ràng rằng trong hai quốc gia, Iran và Iraq, thì Iran vào thời điểm đó là một mối đe dọa lớn hơn. Trong việc bảo vệ lợi ích cộng đồng của cả một quyền lực tự do, một chính khách có thể không phải lúc nào cũng phải hành xử tốt đẹp, hoặc nhân đạo.
Vấn đề tôi đang nói ra đây là của một nền luân lý của kết quả công khai, chứ không phải là một trong những mục đích riêng tư. Bằng cách hỗ trợ Iraq, chính quyền Reagan đã thành công trong việc ngăn chặn Iran trở thành một bá quyền khu vực trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh. Đó là một kết quả thuận lợi cho lợi ích của Hoa Kỳ, ngay cả khi đạo lý của vụ việc là nhập nhằng, dù theo đánh giá cho rằng chế độ của Iraq lúc đó là tàn bạo hơn của Iran.
Trong việc đi tìm một kết quả tốt, nhà hoạch định chính sách thường được hướng dẫn bởi những thúc ép: ví dụ, một nhận thức thực tế về những gí mà Hoa Kỳ nên và không nên làm, với nguồn tài nguyên hữu hạn của nó. Cuối cùng là sự cân nhắc, Hoa Kỳ đã có hàng trăm hàng ngàn binh lính bị mắc kẹt tại châu Âu và Đông Bắc Á trong Chiến tranh Lạnh, và do đó phải kiềm chế Iran thông qua việc sử dụng một sự ủy quyền, Saddam Hussein của Iraq là một sự lựa chọn tối ưu. Đó không phải là một sự lựa chọn bất đạo lý hoàn toàn: mà đó là việc sử dụng thông minh của những tài sản hạn chế trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh địa chính trị trên toàn thế giới.
Vấn đề đối với một chính sách đối ngoại quan trọng nhất thúc đẩy bởi nguyên tắc “Không bao giờ lập lại!” có nghĩa là nó phải biết bỏ qua các giới hạn và các nguồn tài nguyên sẵn có. Thế chiến II đã cho thấy hiệu quả đạo lý, thứ yếu của việc cứu lấy những gì còn lại của người Do Thái ở châu Âu. Hiệu quả và mục tiêu chính của nó là nhằm khôi phục lại sự cân bằng quyền lực của châu Âu và châu Á một cách chấp nhận được đối với Hoa Kỳ - một cái gì đó mà Đức quốc xã và phát xít Nhật đã làm đảo lộn. Tất nhiên, Liên Xô giành quyền kiểm soát Đông Âu trong gần nửa thế kỷ sau chiến tranh. Nhưng một lần nữa, do nguồn lực hạn chế đòi hỏi phải có một liên minh của Hoa Kỳ với kẻ độc tài giết người hàng loạt Stalin để chống lại một kẻ giết người hàng loạt khác là Hitler. Đó là vì một sự lựa chọn khủng khiếp như vậy và một sự phục vụ cho sự thỏa hiệp - trong đó cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Liên Xô buộc phải bện chặt vào nhau với sự phi luân của đạo lý, cái mà chủ nghĩa nhân đạo sẽ thường phải thất vọng với chính sách đối ngoại ngay cả với một chính quyền có nghĩa khí nhất.
Thế chiến II chắc chắn liên quan đến nhiều thỏa hiệp gớm ghiếc và thậm chí sai lầm do một phần của Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Ông đã vào cuộc chiến tranh ở châu Âu quá muộn, ông không cho ném bom những đường sắt dẫn đến các trại tập trung, ông có thể đã bị lôi vào sự hiếu chiến hơn với Liên Xô về vấn đề Đông Âu. Nhưng như một người đại diện cho lợi ích của hàng triệu người lạ, mà họ đã có và không bỏ phiếu cho ông, mục đích của ông là để đánh bại Đức Quốc Xã và Đế quốc Nhật Bản trong một cách mà mạng sống những người lính Hoa Kỳ ít bị phí phạm nhất, và làm sao sử dụng số lượng ít nhất từ các nguồn tài nguyên quốc gia. Cứu những tàn tích của người Do Thái châu Âu là hậu quả luân lý về hành động của ông, nhưng những phương pháp của ông có những nhượng bộ chiến thuật chứa những yếu tố phi đạo đức cơ bản. Với Abraham Lincoln, về phần mình, ông đã đưa hàng loạt đau khổ đến người dân miền Nam trong giai đoạn cuối cùng của cuộc nội chiến để quyết đánh bại miền Nam. Tổng số cuộc chiến tranh tiến hành bởi các tướng William Tecumseh Sherman và Ulysses S. Grant là bằng chứng về điều đó. Đơn giản chỉ cần đặt mình vào vị trí đó thì sẽ thấy, có những hành động của nhà nước mà buộc phải làm, ngay cả khi những hành động ấy không thể được định nghĩa theo đạo lý thông thường.
Những mục tiêu phi đạo lý, được áp dụng đúng cách, nó lại có tác dụng đạo đức. Thật vậy, trong thời gian gần đây, Tổng thống Richard Nixon và ngoại trưởng, Henry Kissinger, vội vã mang vũ khí đến Israel sau một cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Ả Rập vào mùa thu năm 1973. Về cơ bản là hai người đàn ông nói với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng hỗ trợ Israel trong thời điểm họ cần là điều phải làm, bởi vì nó là cần thiết để gửi một thông điệp rõ ràng về quyết tâm của Liên Xô và các đồng minh Ả Rập của họ ở giai đoạn quan trọng trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Họ đã chứng minh việc xuất vũ khí hoàn toàn trong việc giúp người Do Thái sau nạn diệt chủng của Đức Quốc Xã - chứ không phải là về chính trị quyền lực như họ đã làm – việc này có thể đã làm ra cuộc tranh luận mà Nixon và Kissinger yếu hơn nhiều ở Washington, nơi các quan chức, một cách đúng đắn, họ mang lợi ích của dân Hoa Kỳ ở trái tim hơn là vì những người Israel. George McGovern(**) có thể là một người đàn ông đạo đức hơn cả Nixon và Kissinger. Nhưng nếu ông đã được bầu làm tổng thống năm 1972, liệu ông sẽ có hành động một cách khôn ngoan và vì dứt khoát như vậy trong năm 1973 ở chiến trường Trung Đông không? Thực tế là, sự hoàn thiện cá nhân, như Machiavelli(***) cho biết, không nhất thiết phải đồng nghĩa với đức hạnh cộng đồng.
Kế đến là trường hợp của Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã thông qua đàn áp dã man sinh viên tại Thiên An Môn ở Bắc Kinh trong năm 1989. Mọi người cho rằng ông không được tôn trọng đối với chủ nghĩa nhân đạo ở phương Tây. Nhưng việc củng cố kiểm soát của Đảng Cộng sản theo chính sách khẩn cấp cho phép phương pháp, cải cách kinh tế theo định hướng thị trường của Đặng Tiểu Bình tiếp tục cho một thế hệ ở Trung Hoa. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử kinh tế đã ghi lại một sự gia tăng đáng kể trong đời sống, với một sự gia tăng trong tự do cá nhân (nếu không đặt vấn đề chính trị ở đây) trong một khoảng thời gian ngắn nhờ vào sự thay đổi tư duy của Đặng Tiểu Bình. Cho nên, Đặng Tiểu Bình có thể được coi là một người cộng sản tàn bạo và cả là một người đàn ông vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Đạo đức của đời sống ông ta quả là phức tạp.
Can thiệp ở Bosnia và Kosovo vào năm 1995 và năm 1999 thường được xem như bằng chứng cho thấy hiệu quả nhất của Hoa Kỳ khi nó hoạt động theo các giá trị nhân đạo của nó - không bao giờ để tâm vào những lợi ích phi đạo lý của nó. Nhưng những người lập luận không quan tâm đến hai can thiệp thành công đã dễ dàng nhìn vào thực tế là Hoa Kỳ hoạt động trong khu vực Balkan với sự cân bằng quyền lực một cách mạnh mẽ trong thiện ý của nó. Nga trong những năm 1990 suy yếu và hỗn loạn dưới sự cai trị không đủ năng lực của Boris Yeltsin, và do đó tạm thời ít có khả năng để thách thức Hoa Kỳ trong một khu vực mà trong lịch sử các Nga Hoàng(Czars: ám chỉ các ông vua cộng sản) và ủy viên(commissars) đã thống trị đáng kể. Tuy nhiên, Nga, ngay cả trong những năm 1990, vẫn còn tạo được sự thống trị đáng kể ở vùng Caucasus, và do đó một phản ứng của phương Tây để ngăn chặn sự thanh lọc sắc tộc trong cùng thập kỷ này thậm chí cũng không được xem xét. Nói rộng hơn, những năm 1990 cho phép can thiệp mặt đất trong khu vực Balkan vì hoàn cảnh quốc tế là tương đối hiền hòa: Trung Hoa đã chỉ mới bắt đầu mở rộng hải quân của mình (nhưng đã gây nguy hiểm cho các đồng minh của chúng ta ở Thái Bình Dương) và sự kiện 11 tháng 9 vẫn còn có thể xảy ra trong tương lai. Quả thật, đàng sau nhiều đáp ứng đạo lý còn một câu hỏi về quyền lực mà không thể giải thích được một cách toàn diện về mặt đạo đức.
Vì vậy, để nâng cao đạo đức như là một trọng tài duy nhất thì không nên nghiêm trọng về chính sách đối ngoại. Nguyên tắc Trách nhiện đến Bảo vệ phải đóng một vai trò lớn như thực tế có thể trong những giải pháp của nhà nước. Nhưng nó không thể được xem là biện pháp cơ bản. Syria là một ví dụ tốt nhất hiện nay về điều này. Sức mạnh của Hoa Kỳ có khả năng làm được nhiều điều, nhưng lúc này mà xây một căn nhà trong một xã hội Hồi giáo phức tạp và chiến tranh tàn phá thì căn nhà ấy không dành cho bất kỳ người Syria nào. Về mặt này, kinh nghiệm bi thảm của chúng ta tại Iraq thực sự là thích đáng. Ấn định nhanh chóng một vùng cấm bay và vũ trang cho quân nổi dậy có thể lật đổ nhà độc tài Bashar al-Assad ở Syria, nhưng điều đó chỉ có thể làm cho Tổng thống Barack Obama đáng khiển trách trong nhiệm vụ của một bà đở sinh ra quyền lực cho một chế độ Sunni-Jihad, thậm chí còn tạo ra một cuộc thanh lọc sắc tộc của người Alawites do al-Assad bắt đầu tạo ra. Ít nhất là ở thời điểm cuối năm này, không nên có số lượng đáng kể của người phương Tây hoạt động trên mặt đất trong một thời gian đáng kể - một cái gọi là có sự hỗ trợ nhỏ của cộng đồng - khả năng để có một chế độ tốt hơn, ổn định hơn có mặt tại Damascus là rất có vấn đề. Thành thật mà nói, không dễ dàng để có giải pháp ở đây, đặc biệt là chế độ thân phương Tây ở Jordan đang bị đe dọa bởi bạo lực tiếp tục Syria. Nguyên lý Trách nhiệm và Bảo vệ đã được áp dụng trong năm 2011 ở Syria có thể thực sự đã mang lại một kết quả chiến lược tốt hơn: nó sẽ vẫn còn tồn tại mà không một ai biết được.
Bởi vì đạo đức trong các vấn đề này luôn bị thúc đẩy bởi niềm đam mê chân chính, bất cứ khi nào bạn không đồng ý với chúng, bạn cứ theo định nghĩa vô đạo đức và bạn sẽ bị mất phương hướng; ngược lại những người có óc thực tế, thì xử lý một cách chính xác bởi vì chúng được sử dụng để tạo ra xung đột, nên họ ít có khả năng phản ứng thái quá với nó. Những người có óc thực tế biết rằng chính sách của niềm đam mê và khôn ngoan hiếm khi đi cùng trên một dòng chảy. (Nhà ngoại giao Richard Holbrooke là một ngoại lệ bất ngờ cho quy tắc này.) Những người có óc thực tế tuân thủ các niềm tin của nhà khoa học chính trị của trường đại học Chicago giữa thế kỷ XX, Hans Morgenthau, người đã viết rằng "người ta phải làm việc với" các quyền lực cơ bản của con người tự nhiên, “chứ không chống lại chúng". Do đó, những người có óc thực tế biết chấp nhận những cái hữu hình của con người có trong tay ở bất kỳ hoàn cảnh nào, và hiểu được cái mình có không bao giờ hoàn hảo. Có nghĩa là, bạn không thể chỉ chăm chăm vào chuyện lật đổ chế độ chỉ vì bạn không thích chúng. Chủ nghĩa hiện thực, Morgenthau còn cho biết thêm, "cảm thông với những sự kiện lịch sử chứ không phải cứ ôm khư khư những nguyên tắc phi thực tế [của công lý] và nhằm vào mục đích thực hiện cái ít ác hơn là làm những cái tuyệt đối tốt."
Không có nhóm người nào làm được những hành động bi kịch tốt hơn so với những vị Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Dwight Eisenhower, Richard Nixon, Ronald Reagan và George HW Bush tất cả họ là những nhà hành động, có những quyết định phi luân, đi theo chủ nghĩa hiện thực, thận trọng và khiêm tốn trong các vấn đề ngoại giao (nếu không phải tất cả các thời điểm). Đó là sự nhạy cảm của họ mà nên là bài học cho chúng ta hiện thời. Eisenhower đại diện cho một sự thỏa hiệp thực dụng trong đảng Cộng hòa giữa những người theo chủ nghĩa biệt lập(isolationists) và những người điên cuồng chống Cộng. Tất cả những người này có xu hướng ủng hộ những chế độ đàn áp, phi dân chủ ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba trong việc tạo ra sự cân bằng thuận lợi cho sức mạnh chống lại Liên Xô. Nixon chấp nhận chế độ toàn trị tàn bạo ở Liên Xô và Trung Hoa “Đỏ” là hợp pháp, ngay cả khi ông tạo ra một cân bằng lấy Trung Hoa chống lại Liên Xô. Reagan nói theo ngôn ngữ của Wilson tái vũ trang đạo đức, ngay cả khi ông ta trao cho các đòn bẩy quyền lực hành chính để hiện thực như Caspar Weinberger(****), George Shultz và Frank Carlucci(*****), những người đã vạch ra những ảnh hưởng về chính sách làm dịu những lời lẽ của Reagan. Bush cha đã không phá vỡ mối quan hệ với Trung Hoa sau khi cuộc nổi dậy Thiên An Môn, cũng không phải ông ta ngay lập tức cam kết hỗ trợ cho Lithuania, sau khi đất nước bé nhỏ dũng cảm này tuyên bố độc lập, vì sợ làm mếch lòng quân đội Liên Xô. Đó là thận trọng và kiềm chế đối với đảng của Tổng thống Bush đã giúp mang lại chiến tranh lạnh kết thúc trong một không khí bình yên - và, đó là đạo đức. Trong một số những chính sách này, sự khác biệt giữa sự phi luân và đạo đức là cái mà, ta có thể lấy cách diễn giải của Joseph Conrad(******) trong tác phẩm Lord Jim, không hơn "độ dày của một tờ giấy."
Và đó chính là vấn đề: chính sách đối ngoại tốt nhất của mình là tinh tế, sáng tạo, mâu thuẫn, và sự dũng cảm chỉ đúng vào thời điểm, nhận thức hành xử có tính kỷ luật nhất là những giới hạn của quyền lực Hoa Kỳ. Đó là điều đau lòng, chỉ đơn giản bởi vì các cuộc đàm phán hòng giảm bớt những khổ đau cho nhân loại lại có quá nhiều trường hợp không có giải pháp. Cốt lõi của bi kịch trong đạo đức ngoại giao không phải là chiến thắng cái ác để đạt đến cái tốt, mà nhiều khi muốn đạt được cái tốt hơn cần phải chiến thắng một cái tốt để gây ra đau khổ.
@The National Interest, 01 August 2013
Ghi chú:
(*)George Pratt Shultz (sinh ngày 13 tháng 12 năm 1920) là một nhà kinh tế Hoa Kỳ, chính khách và doanh nhân. Shultz là một trong hai cá nhân phục vụ 4 đời tổng thống Hoa Kỳ trong vị trí trong nội các chính phủ Hoa Kỳ. Người kia là Elliot Richardson. Trước khi bước vào chính trị, ông là giáo sư kinh tế học tại MIT và Đại học Chicago, ông từng là hiệu trưởng Graduate School of Business 1962-1969, Đại học Chicago. Ông là Bộ Trưởng Lao Động 1969-1970, là Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách 1970-1972, là Bộ trưởng ngân khố 1972-1974, và là ngoại trưởng Hoa Kỳ từ năm 1982 đến năm 1989. Ông hiện là một thành viên danh dự tại viện Hoover tại Đại học Stanford.
(**)George Stanley McGovern (19 tháng 7 năm 1922 - 21 tháng 10 2012) ông là một nhà sử học người Hoa Kỳ, một nhà viết sách, một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, và ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1972 khi tranh cử với cố tổng thống Richard Nixon.
(***)Niccolò di Bernardo dei Machiavelli (03 Tháng 5 năm 1469 - ngày 21 tháng 6 năm 1527): ông là một nhà sử học người Ý, chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà triết học, nhân văn và nhà văn có trụ sở tại Florence thời Phục hưng. Ông đã có nhiều năm làm quan chức tại Cộng hòa Florence, với trách nhiệm trong các vấn đề ngoại giao và quân sự. Ông là người sáng lập của khoa học chính trị hiện đại, và đặc biệt hơn đạo đức chính trị. Tác phẩm The Prince(Hoàng Tử) của ông có từ "Thủ đoạn xảo quyệt"(Machiavellianism), là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để mô tả các chính trị gia vô đạo đức. Bản thân cuốn sách đã rất nổi tiếng.
(****)Caspar Weinberger (18 tháng 8 năm 1917 - ngày 28 tháng 3 năm 2006), ông là một chính trị gia và doanh nhân người Hoa Kỳ. Là một đảng viên Cộng hòa nổi bật. Ông phục vụ nhiều vị trí quan trọng của nhà nước liên bang một cách thành công trong ba thập kỷ, bao gồm như, Chủ tịch Đảng Cộng Hòa California, 1962-1968. Đáng chú ý nhất mà ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan 1981-1987, để góp phần đặt nền tảng Liên Xô và Đông Âu sụp đổ năm 1990.
(*****)Frank Carlucci Charles III (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1930) là Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ từ 1987-1989 trong chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan. Trước đó, Carlucci phục vụ trong một loạt các vị trí quan chức cao cấp của chính phủ, bao gồm cả giám đốc của Văn phòng Cơ hội kinh tế(Office of Economic Opportunity) trong chính quyền Richard Nixon, Phó Giám đốc CIA trong chính quyền Jimmy Carter, và Thứ trưởng Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia trong chính quyền Reagan.
(******)Joseph Conrad (sinh ngày 03 tháng 12 năm 1857 - 03 tháng tám năm 1924) là một tác giả Ba Lan đã viết bằng tiếng Anh sau khi định cư tại Anh. Ông đã được cấp quốc tịch Anh trong năm 1886, nhưng luôn luôn coi mình là một cực. Conrad được coi là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tiếng Anh, mặc dù ông không nói được ngôn ngữ Anh trôi chảy cho đến khi ông đã ở tuổi hai mươi. Ông đã viết những câu chuyện và tiểu thuyết, thường với một thiết lập hải lý, miêu tả thử nghiệm của tinh thần con người ở giữa một vũ trụ vô tư. Ông là một bậc thầy văn xuôi. Lord Jim là một tác phẩm của ông viết năm 1900.
No comments:
Post a Comment