THÔNG TẪN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 31/10/2013
TTXVN (London 29/10)
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), hàng loạt hoạt động ngoại giao gần đây của Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy sự tranh giành anh hưởng trong khu vực giữa hai nước này ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc và sự lo ngại của Nhật Bản về vị thế của Tokyo khiến hai nước này phải phát triển các mối quan hệ mới hoặc củng cố các mối quan hệ cũ, trong khi vẫn thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế năng động ở Đông Nam Á. Đặc biệt, việc Nhật Bản tăng cường quan hệ với các nước có chung mối quan ngại về sự quyết đoán của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải khiến cho Bắc Kinh lo ngại rằng nước này đang bị các đồng minh của Mỹ trong khu vực bao vây.
Sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Lý Khắc Cường và Quốc vương Hassanal Bolkiah ngày 11/10 vừa qua, Trung Quốc và Brunei đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu rõ hai nước sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí trên biển. Trước đó hai ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Quốc vương Hassanal Bolkiah cũng đã đạt được thỏa thuận về việc thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng. Những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc và Nhật Bản tập trung vào nước nhỏ nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) này không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà bởi vì Brunei hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN và nước này cũng đã lên tiếng yêu cầu thúc đẩy việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Những động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ phải đối mặt với tình trạng chia rẽ chính trị về vấn đề ngân sách và trần nợ công, khiến Tổng thống Barack Obama phải hủy chuyến công du tới châu Á để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Mặc dù Ngoại trưởng Mỹ John Kerryđược cử tham dự hội nghị này nhưng sự vắng mặt của ông Obama cho thấy những khó khăn mà Mỹ có thể phải đối mặt khi theo đuổi chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á.
Ngoại giao cạnh tranh
Được tổ chức tại Bali, Indonesia, từ ngày 5 đến 7/10, Hội nghị thượng đỉnh APEC có sự tham gia của 13 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo đã kết hợp tới thăm một số nước trong khu vực. Trong chuyến công du đầu tiên tới Đông Nam Á kể từ khi giữ cương vị Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương hồi tháng 3 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã tới thăm Malaysia, trong khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tham dự một hội nghị của ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) ở Brunei trước khi sang thăm Thái Lan và Việt Nam. Tại Hà Nội, lãnh đạo hai nước đã nhất trí thành lập ba nhóm công tác về hợp tác cùng phát triển trên biển, cơ sở hạ tầng và tài chính. Việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động ngoại giao trong khu vực có thể được coi là một tác động từ những hội nghị này hoặc là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á đối với Bắc Kinh theo khía cạnh kinh tế và chiến lược.
Hồi tháng 9 vừa qua, Trung Quốc và ASEAN chính thức bắt đầu tiến hành các cuộc tham vấn về COC. Mặc dù trước đó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng tiến trình tham vấn và đàm phán sau đó có thể kéo dài, nhưng quyết định tiến hành các cuộc tham vấn đã cho thấy quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN đang được cải thiện. Trong chừng mực nào đó, sự cải thiện trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN có thể nhờ vào việc bổ nhiệm ông Vương Nghị vào ghế Bộ trưởng Ngoại giao. Từng làm việc tại Vụ châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị đã có công lớn trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Bắc Kinh và ASEAN trong những năm cuối của thập kỷ 90. .Năm 2003, Trung Quốc là nước đàu tiên ngoài khu vực ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN. Tuy nhiên, sau giai đoạn quan hệ nồng ấm này thì quan hệ giữa Trung Quốc và một số quốc gia thành viên ASEAN trở nên xấu đi do những tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và các nước Đông Nam Á lo ngại về một nước Trung Quốc ngày càng quyết đoán và hùng mạnh hơn. Và hiện nay, có vẻ như Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đang cố gắng phục hồi những ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực. Mặc dù chính sách này đang được ông Vương Nghị triển khai tích cực nhưng đó không phải là sáng kiến của riêng ông. Dường như Bắc Kinh đã nhận ra những thiệt hại trong các mối quan hệ do tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough với Philippines và gây áp lực với Campuchia khi nước này đảm nhiệm chức chủ tịch ASEAN năm 2012, khiến cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung vì những bất đồng liên quan đến Biển Đông.
Bắc Kinh nhận ra vị thế của mình ở Đông Nam Á đang bị giảm sút một phần vì Nhật Bản tích cực đẩy mạnh các hoạt động trong khu vực thời gian gần đây. Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC và EAS, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã tới thăm chính thức Indonesia và Brunei. So với hai nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Abe đến thăm nhiều nước Đông Nam Á hơn trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của mình. Theo kế hoạch, ông Abe sẽ sang thăm Campuchia và Lào vào giữa tháng 11 tới và sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản đầu tiên công du tới cả 10 nước thành viên ASEAN ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ. Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản xây dựng quan hệ gần gũi hơn với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là với các nước có chung mối lo ngại về sự quyết đoán của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh hải. Tháng 7 vừa qua, Tokyo đã nhất trí cung cấp 10 tàu chiến cho Lực lượng tuần duyên Philippines, trong khi Việt Nam cũng đang muốn mua tàu chiến của Nhật Bản và tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với nước này.
Nỗ lực thúc đẩy quan hệ của Tokyo còn vươn ra khỏi khu vực Đông Nam Á. Năm 2012, Nhật Bản đã tổ chức cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên với Ấn Độ. Hồi tháng 1/2013, lần đầu tiên hai nước tổ chức Đối thoại các sự vụ trên biển và tháng 5/2013, thủ tướng Nhật Bản và Ẩn Độ ra tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh mong muốn “tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong các vấn đề liên quan đến biển”, Tuy nhiên, chính các hoạt động ngoại giao của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á mới khiến cho Trung Quốc phải đẩy mạnh hơn các nỗ lực ngoại giao của nước này.
Mỹ vẫn đứng bên lề
Trong khi Bắc Kinh và Tokyo đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao ở Đông Nam Á thì Mỹ cũng quan tâm và gia tăng các cam kết và hoạt động ngoại giao trong khu vực này. Washington lần đầu tiên công bố chiến lược tái cân bằng ở châu Á vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Ban đầu, Mỹ chỉ dự định mở rộng sự hiện diện quân sự ở châu Á, nhưng sau đó, Washington đã chuyển hướng sang cả hai lĩnh vực kinh tế và ngoại giao. Trọng tâm của lĩnh vực kinh tế là đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ và 11 nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không có Trung Quốc. Trên mặt trận ngoại giao, Washington thường xuyên cử các quan chức cấp cao tới thăm các nước trong khu vực và tăng cường sự can dự của Mỹ vào cấu trúc chính trị của châu Á.
Tuy nhiên, việc ông Obama vắng mặt ở các hội nghị APEC và ASEAN gần đây cho thấy những thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt trong quá trình theo đuổi chiến lược tái cân bằng ở châu Á. Trong bối cảnh phải thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” ở trong nước và tiếp tục các cam kết ở Trung Đông, Mỹ đang bị hạn chế trong việc chuyển dịch các nguồn lực quân sự đáng kể sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Do vậy, Washington cũng có thể gặp nhiều rào cản trong việc giành lại ảnh hưởng ở các nước Đông Nam Á, vốn đang lo ngại về sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc. Một khía cạnh ít được thảo luận tới trong chiến lược tái cân bằng đó là mong muốn của Mỹ chuyển bớt gánh nặng quốc phòng sang các đồng minh của nước này cũng như cải cách lại hệ thống đồng minh thời hậu chiến. Washington hiện đang hối thúc Hàn Quốc đảm nhận quyền chỉ huy lực lượng liên quân đóng ở nước này và kêu gọi Nhật Bản thúc đẩy quan hệ quân sự với các nước đồng minh khác như Hàn Quốc và Australia.
Trong chừng mực nào đó, những nỗ lực ngoại giao năng động hơn của Nhật Bản được coi là dấu hiệu cho thấy chiến lược tái cân bằng của Mỹ và sự lo ngại của Tokyo về sự nổi lên của Trung Quốc. Sau nhiều năm tập trung vào hai cuộc chiến ở Iraq vàAfghanistan, giờ đây Mỹ đang phải chuyển trọng tâm sang khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, do những hạn chế vốn có, chiến lược tái cân bằng của Mỹ cũng đang khuyến khích việc trang bị lại thiết bị quân sự cho đồng minh Nhật Bản. Những phản ứng của Mỹ và Nhật Bản đang khiến cho Trung Quốc lo lắng bởi nước này nhận thức được rằng Washington và các đồng minh trong khu vực đang âm thầm tiến hành chính sách bao vây, ngăn chặn đối với Bắc Kinh.
Phục hưng đất nước
Chiến dịch ngoại giao gần đây ở Đông Nam Á cho thấy xu hướng rộng lớn hơn trong khu vực. Ngoại giao chủ động của Nhật Bản phản ánh quyết tâm phục hưng đất nước của Chính quyền Abe. Cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ, thúc đẩy chi tiêu và tăng trưởng kinh tế sâu rộng – được biết đến như là chính sách ‘Abenomics’ – và khả năng sửa đổi hiến pháp trong năm tới cho phép nước này có quyền phòng vệ tập thể, chính phủ của ông Abe đang nỗ lực phục hồi vị thế của Nhật Bản ở châu Á và “bình thường hóa” thân phận của nước này.
Chính sách phục hưng đất nước của ông Abe đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người theo đường lối bảo thủ ở Nhật Bản và khiến cho người dân nước này nhận thức rõ hơn rằng Nhật Bản đã bị kiềm chế một cách bất công từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc. Theo cách này, chiến lược của ông Abe có- sự tương đồng với “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình, với các mục tiêu “phục hưng đất nước, cải thiện dân sinh, phát triển thịnh vượng, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và củng cố quân sự”. Mục tiêu phục hưng đất nước của Tokyo và Bắc Kinh, đạt được thông qua tăng trưởng kinh tế và phát triển quân sự, cho thấy cả giấc mơ của Nhật Bản và Trung Quốc ngay cả khi Nhật Bản bình thường hóa quân sự sẽ có nhiều hạn chế trong tương lai.
Sự tác động lẫn nhau giữa hai chính sách này có thể tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn là kiềm chế nhau. Hiện tại, sự cạnh tranh mới chỉ giới hạn trong lĩnh vực ngoại giao khi mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đang tìm cách giành ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc hiện là đổi tác thương mại lớn nhất của ASEAN, nhưng tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể dễ dàng phá hủy thành quả này. Trong khi đó, một số nước ASEAN coi Nhật Bản là một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản có nhiều vấn đền liên quan đến lịch sử và nước này cũng đang phải vật lộn để được thừa nhận nhiều hơn là một nước được Mỹ ủy nhiệm.
Đối với các nước ASEAN, sự cạnh tranh này có thể được coilà tích cực trong trung hạn, buộc Trung Quốc phải có chính sách hợp lý hơn ở Biển Đông và thúc đẩy việc đàm phán về COC, trong khi khuyến khích Nhật Bản quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á. Mặc dù vậy trong dài hạn, sự cạnh tranh quân sự ngấm ngầm giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể mang lại những hậu quả tiêu cực đối với các nước Đông Nam Á vì điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
* * *
Theo trang tin “Đa chiều”, ngày 18/10, Bộ trưởng Nội vụ và Bưu chính Yoshitaka Shindo và khoảng 160 nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản đã đến thăm Đền Yasukuni. Tiếp đó, ngày 19/10, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Nobuo Kishi, em trai Thủ tướng Shinzo Abe,cũng đến viếng tại ngôi đền này. Cũng trong ngày 19/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phát biểu: “Trước đây tôi khẳng định đã lấy làm tiếc vì trong nhiệm kì đầu chưa đến thăm ngôi đền này, hiện nay tôi vẫn còn cảm giác đó”. Động thái này của phía Nhật Bản ngay lập tức đã nhận được những phản ứng từ phía Trung Quốc. Ngày 18/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh để thể hiện sự phản đối mạnh mẽ và chỉ trích gay gắt. Ngày 19/10, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã phái tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát biển đến khu vực quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku để phát đi cảnh cáo đối với Nhật Bản bằng hành động thực tế. Trong khi đó, 3 hạm đội tàu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện đang tiến hành diễn tập đối kháng tại biển Tây Thái Bình Dương. Có thể nói, việc các quan chức Nhật Bản đến viếng đền Yasukuni lại một lần nữa làm quan hệ Trung-Nhật dậy sóng.
Trước tình hình trên, ngày 18/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã hối thúc Nhật Bản xoa dịu những lo ngại về vấn đề lịch sử với các nước láng giềng. Trong một tuyên bố trước giới truyền thông tại Washington, bà Psaki nói rằng Chính phủ Mỹ luôn hối thúc Nhật Bản tiếp tục cùng các nước láng giềng giải quyết những “lo ngại về lịch sử” thông qua đối thoại và hòa giải. Song có dư luận lại cho rằng nguyên nhân khiến quan hệ Trung-Nhật nhiều lần căng thẳng do các chuyến viếng thăm đền Yasukuni là có nhân tố Mỹ.
“Nhật báo quân giải phóng” ngày 21/10, dẫn lời ông Doãn Thừa Đức chuyên gia nghiên cứu của Quỹ nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc cho biết Mỹ không thể thoái thác trách nhiệm đối với sự lớn mạnh của thế lực cánh hữu ở Nhật Bản. Ông Doãn Thừa Đức chỉ ra một số nguyên nhân cụ thể như sau: (1) Thứ nhât, sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ không truy cứu tội ác của Nhật Hoàng, đồng thời vẫn giữ lại ngôi đên Yasukuni; (2) Thứ hai, Mỹ đặc xá vô điều kiện các tội phạm chiến tranh. Chính những thành phần cốt cán của chủ nghĩa phát xít nguyên bản và bè lũ của chúng không bị trừng trị hoặc không được cải tạo đã trở thành lực lượng chủ chốt của thế lực cánh hữu Nhật Bản sau chiến tranh, đồng thời cũng là lực lượng tung hoành trên chính trường nước này; (3) Thứ ba, Mỹ tập trung tiến hành chiếm đóng, kiểm soát quân sự đối với Nhật Bản, đồng thời đưa Nhật Bản vào quỹ đạo chiến lược của mình ở khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng như trên thế giới, Mỹ không coi trọng việc cải tạo, sửa đổi văn hóa chủ nghĩa phátxít vốn bám rễ trong tiềm thức người Nhật Bản; đồng thời không hối thúc lãnh đạo Nhật Bản giáo dục loại bỏ chủ nghĩa phátxít, ban bố các quy định chống chủ nghĩa phátxít đối với người dân nước này; (4) Thứ tư, sau chiến tranh lạnh, Mỹ không ngừng củng cố liên minh quân sự, chính trị Mỹ-Nhật, ủng hộ Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp đểchạy đua vũ trang, mặc cho thế lực cánh hữu Nhật Bản càn quấy, ngạo mạn. Tại Hội nghị 2+2 (Bộ trưởng Ngoại giao — Quốc phòng Mỹ-Nhật) được tổ chức cách đây không lâu, Mỹ đã bầy tỏ “sự hoan nghênh” đối với chủ trương sưa đổi Hiến pháp hủy bỏ quyền-tự vệ tập thể và tăng ngân sách phòng vệ, Mỹ và Nhật Bản còn đổi trắng thay đen chỉ trích Trung Quốc tiến hành các hoạt động khiêu khích ở khu vực xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku. Sự ủng hộ của Mỹ khiến nội các của Thủ tướng Shinzo Abe ngày càng lấn sâu vào con đường hữu khuynh.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Chu Phương Ngân, Trưởng phòng nghiên cứu các nước láng giềng Trung Quốc và chiến lược toàn cầu thuộc Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương và chiến lược toàn cầu của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cũng cho rằng nhân tố Mỹ có vai trò chủ đạo trong mâu thuẫn Trung-Nhật. Theo trang tin “Đa chiều” ngày 19/10, ông Chu Phương Ngân cho rằng tình hình khu vực mà Trung Quốc đang đối mặt chính là xu thế ngày càng đối địch giữa Trung-Mỹ-Nhật. Trong cục diện khu vực hiện nay, đối địch giữa các nước lớn là nhân tố cơ bản nhất.
Nếu so sánh với quan điểm quy hết tội cho Mỹ của ông Doãn Thừa Đức, ông Chu Phương Ngân cho rằng sự đối địch giữa Trung-Mỹ ảnh hưởng đến cục diện khu vực. Tuy nhiên, theo ông Cao Hồng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Nhật Bản, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Mỹ chỉ là một nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Nhật.
Tại Diễn đàn an ninh quốc tế Thanh Hoa diễn ra vào ngày 19/10, ông Cao Hồng cho biết cho dù Chính phủ Mỹ không đưa ra lập trường đối với vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku, nhưng trên thực tế, Mỹ luôn nghiêng về phía Nhật Bản. Từ không nói, không hành động, Mỹ đã chuyển sang chỉ nói không hành động, thậm chí là vừa nói vừa hành động. Hiện nay, thái độ của các quan chức Lầu Năm Góc dường như đều đứng về phía Nhật Bản. Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ hi vọng dùng phương thức này để khống chế mâu thuẫn, song ông Cao Hồng cho rằng biểu hiện của Mỹ hoàn toàn giống như một thầy lang băm. Bởi vì lang băm thường dùng một liều thuốc bổ để giết bệnh nhân. Nếu như coi quan hệ Trung-Nhật là một vấn đề Mỹ không giải quyết tốt e rằng sẽ liên quan mật thiết đến cách làm này.
Trước khi nhấn mạnh nhân tố Mỹ, ông Cao Hồng đã liệt kê ra rất nhiều nguyên nhân khiến ngoại giao Trung – Nhật không thể phát triển hoặc đóng băng. Ví dụ, sự phát triển nhanh chóng về quymô, tốc độ của Trung Quốc ảnh hưởng đến ân oán trong nhận thức lịch sử giữa hai nước, những xung đột của thời đại mới do ngư dân gây ra cũng như việc tranh chấp chủ quyền đảo Điếu Ngư/Senkaku đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn đối kháng giữa hai nước; cuộc chiến dư luận giữa hai nước không ngừng gia tăng ảnh hưởng đến môi trường ngoại giao, khiến chính sách ngoại giao song phươngtrở nên cứng rắn; việc công dân Trung Quôc ghét Nhật Bản và ngược lại cũng ảnh hưởng đến ngoại giao; hay sự phán đoán hoàn toàn trái ngược nhau của hai nước đối với tình hình thế giới. Theoông Cao Hồng, sự phán đoán của lãnh đạo hai nước đối với cục diện thế giới và cục diện khu vực Đông Á trong tương lai hoàn toàn trái ngược nhau chính là nguyên nhân quan trọng khiến quan hệ hai nước đóng băng. Trung Quốc cho rằng trật tự thế giới do phương Tây đơn phương làm chủ đạo khó duy trì. Song Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Chính quyền Abe, lại cho rằng dù tốc độ phát triển của Trung Quốc nhanh thế nào cũng không dễ làm mất đi ưu thếtruyền thống của phương Tây do Mỹ đứng đầu. Hai bên (Trung Quốc, Nhật Bản) đều cho rằng phán đoán của đối phương có sai sót, trong tương lai bên còn lại chắc chắn sẽ thua, sẽ thỏa hiệp. Hơn nữa, “Giấc mộng Trung Hoa” và chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc cũng như mục tiêu trở thành quốc gia bình thường của Nhật Bản đều đang bước vào giai đoạn thực hiện. Nhân tố đối kháng, xuất hiện trong giai đoạn nhậy cảm khi mà sức mạnh tổng hợp của cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đang ở thời kì chuyển biến xấu, ngày càng thể hiện rõ nét.
Tuy nhiên, sau khi ông Cao Hồng giải thích nguyên nhân quan hệ Trung-Nhật đóng băng, ông Diêm Học Thông, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại, trường Đại học Thanh Hoa lại cho rằng đối mặt với những vấn đề rất khó cải thiện trong quan hệ Trung-Nhật Trung Quốc cần phải trả lời câu hỏi tại sao xu thế “phá băng”, “tan băng” “đón Xuân”, “sưởi ấm mùa Xuân” trong quan hệ Trung-Nhật lại không thể tiếp tục. Trung Quốc nhiều lần chỉ trích Nhật Bản tiến hành sửa đổi Hiến pháp. Với tư cách là một thành viên phe cánh hữu, động lực xã hội của việc sửa đổi Hiến pháp của Thủ tướng Abe rốt cuộc là gì.
Được biết, năm 2001, sau khi cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi lên nhậm chức đã 6 lần đến thăm ngôi đền Yasukuni nơi thờ tội phạm chiến tranh, khiến cho các chuyến thăm qua lại giữa lãnh đạo hai nước Trung-Nhật bị gián đoạn 5 năm, đồng thời quan hệ chính trị hai nước bước vào thời kì đóng băng. Tuy nhiên, đến thời Thủ tướng Shinzo Abe, sau khi lên nhậm chức chưa đầy nửa tháng ngày 8/10/2006, ông này đã chọn Trung Quổc là nước đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của mình. Đây được coi là “chuyến thăm phá băng”, phá vỡ cục diện bế tắc trong quan hệ hai nước. Ngày 11/4/2007, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đếnTokyo tiến hành chuyến thăm chính thức 3 ngày Nhật Bản. Chuyến đi của ông Ôn Gia Bảo được giới truyền thông ví như “chuyến thăm tan băng” sau chuyến thăm Trung Quốc trước đó của Thủ tướng Abe được cho là phá vỡ cục diện chính trị bế tắc Trung-Nhật. Cũng trong năm đó Thủ tương Nhật Bản Yasuo Fukuda, ngày 27/12/2007, đã đến thăm Trung Quốc, triển khai hành trình “đón Xuân” trong quan hệ hai nước Và tiếp theo vào thượng tuần tháng 5 năm 2008, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lại có chuyến thăm chính thức cấp nhà nước 5 ngay tới Nhật Bản. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, các chuyến thăm qua lại giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Trung-Nhật được ví như hành trình “phá băng, tan băng, đón Xuân, sưởi ấm mùa Xuân”.
Ông Cao Hồng giải thích những chất vấn của ông Diêm Học Thông rằng đối với Nhật Bản, chính sách ngoại giao “sưởi ấm mùa Xuân” là sự điều chỉnh trở lại của Chính quyền cựu Thủ tướngJunichiro Koizumi trong bối cảnh quan hệ Trung-Nhật xấu đi. Trung Quốc cũng cần điều chỉnh lại mối quan hệ không bình thường giữa hai nước. Nguyên nhân khiến chính sách “sưởi ấm mùa Xuân” không thể tiếp tục duy trì là bởi một số vấn đề cơ bản trong quan hệ Trung-Nhật vẫn còn tồn tại, một số nhân tố như sự phát triển kinh tế của Trung Quốc tạo áp lực đối với Nhật Bản hay việc Nhật Bản cần tìm lại sự tự tôn của mình trong thế kỉ mới… vẫn chưa biến mất. Ví dụ, trong nhiệm kì đầu tiên, quan điểm lãnh đạo của Thủ tướng Abe là “cấm vội vàng, cần nhẫn nại”, trong nhiệm kì thứ hai ông Shinzo Abe không né tránh chủ trương cánh hữu của mình, sau chiến tranh tất cả những người thuộc chính giới Nhật Bản đều có một ước mơ đó là nâng tầm vị thế chính trị của nước này trên trường quốc tế. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone từng đưa ra ý kiến, sau khi bước vào thế kỉ 21, Nhật Bản cần công khai nói lên những vấn đề không dám nói trong quá khứ. Hiện nay, các chính trị gia Nhật Bản đã dám nói, điều đó cho họ cảm giác được coi trọng.
Việc Nhật Bản đối đầu mạnh mẽ với lợi ích căn bản của Trung Quốc vốn được quyết định bởi xu thế luôn thay đổi của xã hội Nhật Bản. Các chính trị gia Nhật Bản hi vọng thông qua những vấn đề như xuyên tạc lịch sử, thay đổi cách nhìn của người dân và ủng hộ sửa đổi Hiến pháp, sau đó thực hiện bình thường hóa quân sự, thúc đẩy Nhật Bản trở thành một quốc gia bình thường. Lôgích này luôn tồn tại trong đời sống chính trị của Nhật Bản. Hầu hết người dân Nhật Bản khi nghe tuyên truyền của các chính trị gia đều thấy rằng hơn 60 năm qua Nhật Bản không giao chiến, rất hòa bình, nên đương nhiên có lí do để trở thành một quốc gia bình thường.
***
Bài viết của tác giả Peter Symonds, đăng trên mạng tin “Toàn cầu hóa”: Cuộc họp “2+2″ được tổ chức ngày 3/10 tại Tokyo giữa Ngoại trưởng Mr John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel của Mỹ và các đối tác của Nhật Bản đánh dấu một sự leo thang đáng kể trong việc tăng cường quân sự của Mỹ chống Trung Quốc. Tuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp thông báo việc triển khai trên quy mô lớn các loại vũ khí công nghệ cao của Mỹ ở Nhật Bản và bật đèn xanh cho việc quân sự hóa của Tokyo trong khuôn khổ một “liên minh mạnh mẽ hơn”. Các cuộc đàm phán được tổ chức sau quyết định của Chính quyền Obama trì hoãn một cuộc tấn công chống Syria vì sự phản đối của nhân dân Mỹ và thế giới vào tháng trước. Cuộc họp “2+2″ cho thấy rõ rằng mặc dù hoãn cuộc chiến chống Syria những leo thang quân sự của Washington được tiếp tục với tốc độ nhanh. Quyết định lùi bước của Washington đã gây ngạc nhiên cho các đồng minh của Mỹ không chỉ ở Trung Đông mà còn ở châu Á, tại đây Tổng thống Obama kêu gọi Nhật Bản và các nước khác cần có một thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Sự lo sợ về việc các đồng minh của Mỹ có thể bị bỏ rơi đã được nhấn mạnh khi Tổng thống Obama hủy chuyến công du tới khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Washington do “đóng cửa” chính phủ. Trong khi Chính quyền Obama đã nhiều lần cho biết việc “tái cân bằng” lực lượng quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ nằm ngoài các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, những lời hứa này đang bị thách thức bởi tìnhtrạng bất ổn chính trị do ngân sách.
Cuộc họp “2+2″ đã phát đi một thông điệp rõ ràng rằng Mỹ tiếp tục tăng cường quân sự ở châu Á, nơi tập kết 60% lực lượng không quân và hải quân Mỹ từ nay đến năm 2020. Việc triển khai của Mỹ còn bao gồm: thư nhất là định vị hệ thống rađa cảnh báo sớm thứ hai (X-band) ở Nhật Bản gần Tokyo trong khuôn khổ hệ thống chống tên lửa đạn đạo cửa hai nước. Mặc dù chính thức nhằm chống lại các khả năng hạt nhân của Triều Tiên, hệ thống này nằm trong sự chuẩn bị của Lầu Năm Góc cho một cuộc chiến tranh hạt nhân chống Trung Quốc và Nga. Thứ hai là bãi đỗ cho các máy bay giám sát P-8 và máy bay chống tàu ngầm kể từ tháng 12/2013 và máy bay không người lái Global Hawk có khả năng đảm bảo các nhiệm vụ ở tầm xa trong năm tới. Tăng cường giám sát hàng hải ở Biển Đông và miền Nam Trung Quốc, nơi diễn ra các tranh chấp hàng hải căng thẳng giữa các đồng minh của Mỹ với Trung Quốc, kể cả với Nhật Bản về quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thứ ba là hai phi đội máy bay không vận MV- 22 Osprey sẽ tăng cường khả năng của quân đội Nhật Bản nhanh chóng triển khai quân đội trong trường hợp tranh chấp về quần đảo Senkaku. Lầu Năm Góc cũng có kế hoạch triển khai vào năm 2017 máy bay lên thẳng F-35B, lần đầu tiên được triển khai ở ngoài nước Mỹ, nhằm tăng cường khả năng chiến lược của một trận đánh trên không và trên biển trong một cuộc chiến chớp nhoáng nhằm vào các mục tiêu quân sự ở bên trong Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe người nhậm chức cuối tháng 12 năm ngoái, đã tăng chi tiêu quân sự, tỏ thái độ kiên quyết về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku và tiến hành các bước để khắc phục sự hạn chế của hiến pháp đối với quân đội. Trong tuyên bố chung “2+2″, Mỹ đã hoan nghênh ý định của Nhật Bản chủ động đóng góp vào việc đối phó với nhưng thách thức của cộng đồng quốc tế và quyết định thành lập Hội đồng an ninh quốc gia, tăng ngân sách quân sự của mình, xem xét lại cơ sở pháp lý của “quyền phòng thủ tập thể”. Ông Abe đang thực hiện lời hứa tranh cử của mình là xây dựng một “Nhật Bản mạnh và một quan đội mạnh”. Chính phủ của ông đang tìm cách “lách luật” hoặc sửa đổi hiến pháp để có một “quyền phòng thủ tập thể”, cho phép Nhật Bản tham chiến cùng với Mỹ, bao gồm cả tấn công quân sự “phòng ngừa”. Nhật Bản đã cam kết sẽ giúp tăng cường lực lượng cảnh sát biển ởPhilippines, một thuộc địa cũ của Mỹ và là đối tác số một ở Đông Nam Á trong cuộc đối đầu với Trung Quốc .
Thông cáo “2+2″ cũng xác định việc hợp tác quân sự chặt chẽ hơn nữa giữa Mỹ và Nhật Bản trong việc chia sẻ thông tin tình báo, chiến tranh mạng và “nắm tình hình trên biển từ không gian”, đề cập tới việc sử dụng các vệ tinh do thám để giám sát Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản và Mỹ cũng đã tái khẳng định thoả thuận về căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa, từng gây ra sự phản đối mạnh mẽ của người dân Nhật Bản. Tokyo đã đồng ý chi 3,1 tỷ USD để chuyển đến Guam 9.000 lính thủy đánh bộ Mỹ, một phần của việc tái cơ cấu rộng lớn hơn các lực lượng Mỹ trong khu vực, bao gồm cảAustralia và Philippines. Đây là lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng hai nước diễn ra ở Tokyo thay vì Washington, phản ánh việc công nhận trách nhiệm lớn hơn của Nhật Bản. Chính quyền Obama đã nhìn nhận Chính quyền Abe là một đối tác quan trọng trong nỗ lực của mình nhằm kiềm chế và chuẩn bị một cuộc chiến tranh chống Trung Quốc. Dự kiến sửa đổi “Hướng dẫn hợp tác phòng thủ Mỹ-Nhật” sẽ chính thức hóa các dàn xếp quân sự mới. Việc tăng cường triển khai quân đội Mỹ đến Đông Á và việc Lầu Năm Góc khuyến khích chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản phản ánh sự bất cẩn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Bị rung chuyển bởi cuộc khủng hoảng tư bản tại Mỹ và trên thế giới, Mỹ đang đẩy mạnh chủ nghĩa bá quyền toàn cầu thông qua đe dọa quân sự và chiến tranh. Bất chấp phong trào nhân dân chống chiến tranh, nhịp độ xâm lược quân sự Mỹ đã tăng nhanh kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh lớn hơn nhiều. Sau khi tạm thời từ bỏ một cuộc tấn công chống Syria, chiến tranh có nguy cơ xẩy ra từ một cuộc đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc, Nga và Iran.
** *
TTXVN (Paris 20/10)
Khi tình hình xung quanh quần đảo Senkaku vẫn diễn ra rất căng thẳng, ngày 3/10 tại Tokyo, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác nhận việc hai nước sẽ đánh giá và điều chỉnh chính sách hợp tác quân sự hiện hành giữa hai nước. Theo báo Le Monde ngày9/10, đây chính là một bước đi mới trong chủ trương tăng cường liên minh song phương lâu dài giữa Tokyo và Washington mà mục đích ưu tiên là ứng phó với sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc.
Theo văn bản đã ký kết, từ nay đến cuối năm 2014, hai bên dự kiến sẽ xem lại “Các đường lối chỉ đạo của hợp tác song phương về quốc phòng” năm 1997. Đặc biệt, thỏa thuận dự kiến sẽ triển khai một hệ thống rađa AN-TPY-2 mới ở Kyogamisaki (bờ biển miền Trung Nhật Bản) trong vòng một năm tới để bảo vệ Mỹ và Nhật Bản trước các mối đe dọa tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Thỏa thuận này cũng dự kiến tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ lần đâu tiên dựa vào các máy bay quan sát Global Hawk tại Nhật Bản. Và máy bay P-8, một thiết bị trinh sát trên không rất tinh vi, cũng sẽ được triển khai lần đầu tiên để giúp Mỹ và các đồng minh quan sát tốt nhất mọi hoạt động hàng hải ở Thái Bình Dương.
Ở khía cạnh nhân lực, 9.000 lính thủy đánh bộ sẽ được tái triển khai từ đảo Okinawa đến đảo Guam và các hòn đảoMariannes, với tổng chi phi 8,6 tỉ USD, trong đó 3,1 tỉ do Nhật Bản đảm nhận. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định, “Quan hệ giữa chúng tôi chưa bao giờ mạnh mẽ và tốt hơn bây giờ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục điều chỉnh để đối diện với các thách thức của thế kỷ 21”. Đối với quần đảo Senkaku, Kerry công khai ủng hộ quan điểm của Nhật Bản: “Chúng tôi công nhận quyền quản ly hành chính của Nhật Bản đối với các hòn đảo này”. Tuyên bổ này được hiểu như một lời cảnh báo đối với Bắc Kinh.
Việc tăng cường liên minh giữa Tokyo và Washington trên thực tế đã không ngừng gia tăng dưới nhiều hình thức, kể cả tập trận chung. Trong tháng 9, quân đội hai nước đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn mang tên “Rising Thunder” kéo dài 3 tuần, với sự tham gia của 500 binh sĩ Nhật Bản và 800 binh sĩ Mỹ, tại trung tâm huấn luyện Yakima thuộc bang Washington của Mỹ. Mục tiêu tập trận là nhằm tăng cường khả năng hiệp đồng tác chiến của hai lực lượng.
Việc hợp tác cũng không ngừng được thể hiện trên lĩnh vực trang thiết bị quân sự được triển khai, chẳng hạn với trường hợp của máy bay MV-22 Osprey, sẽ được Nhật Bản mua sắm trong những năm tới. Các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đóng quân trên đảo Okinawa cho biết rằng các máy bay Osprey, đóng căn cứ tạiFutenma, có thể được điều tới quần đảo Senkaku “nếu cần’’. Phòng thủ tên lửa cũng là một lĩnh vực mà Nhật Bản và Mỹ đang cho thấy sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn.
Nhật Bản đang phải ứng phó với 3 mối đe dọa khác nhau: hai mối đe dọa chính liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền đối với các hòn đảo ở phía Tây Nam – đặc biệt là quần đảo Senkaku đang có tranh chấp nguy hiểm với Trung Quốc – và phòng vệ chống các tên lửa đạn đạo tiềm tàng trang bị đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên. Mối đe dọa thứ ba liên quan tới các tuyến hàng hải vốn có vai trò sống còn đối với một nước gần như phải nhập khẩu 100% nhu cầu về năng lượng.
Trong khi liên minh với Mỹ được coi là một nền tảng, Tokyo cũng rất tích cực xây dựng và dựa vào một mạng lưới đồng minh hoặc đối tác chiến lược để bổ trợ cho sức mạnh của mình. Trong số các “đồng minh” này, Hàn Quốc được coi là một đối tác quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng. Bất chấp các căng thẳng tái diễn liên tục vì một số vấn đề lịch sử “Các đường lối chỉ đạo trong Chương trình quốc phòng” biên soạn tháng 12/2010, với việc xác định hàng loạt phương hướng phòng vệ mới của Nhật Bản, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển hợp tác với Seoul. Thực tế, Hàn Quốc được giới thiệu như một “đồng minh của Mỹ, chia sẻ các giá trị chung và nhiều lợi ích trong các vấn đề an ninh của Nhật Bản thông qua nhiều sáng kiến song phương và đa phương”. Ngoài ra, hai nước cũng có một lực lượng hải quân khá tương đồng về quy mô và chủng loại chiến hạm đang triển.khai.
Ở một góc độ khác, tuy xa cách hơn về địa lý, Australia cũng chia sẻ với Nhật Bản về sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, cũng như về sự cần thiết phải bảo đảm quyền tự do đi lại và an ninh của toàn khu vực. Vì vậy dư luận cũng đã được chứng kiến các cuộc tập trận ba bên Mỹ, Nhật Bản và Australia. Nằm gần phía Bắc hơn, kể từ năm 2000, Ấn Độ và Nhật Bản đã phát triển một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện để đối phó với các thách thức chung. Đối với Tokyo, Ấn Độ có một vị trí chiến lược đặc biệt bởi quốc gia này nằm ở trung tâm các tuyến đường giao thông nối quần đảo Nhật Bản với Trung Đông và châu Phi. Năm 2012, hải quân Ấn Độ và Nhật Bản đã có một cuộc tập trận chung trên vịnh Sagami.
Cuối cùng, Nhật Bản đang rất tích cực kiến tạo mạng lưới liên lạc với các nước ASEAN vốn chia sẻ những lo ngại về Trung Quốc và tình trạng cướp biển. Tham gia các hội nghị thượng đỉnh ASEAN mở rộng về các vấn đề quận sự và quốc phòng, Tokyo luôn chủ động thúc đẩy quan hệ song phương với các nước này, đặc biệt là Việt Nam. Lâu nay Việt Nam luôn rất quan ngại chính sách được đánh giá là hung hăng của Trung Quốc, nhất là trong các vấn đề liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật Bản có thể dễ dàng tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực rà phá bom mìn, đào tạo nhân sự và kỹ thuậtquân sự. Năm 2012, cuộc diễn tập Kakadu đã cho phép tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa hải quân các nước với hải quân Nhật Bản.
Không có gì ngạc nhiên khi các chiến hạm Nhật Bản ngày càng thường xuyên quá cảnh tại các quốc gia ven biển ẠSEAN. Ngày 20/9 vừa qua, tại Yokosuka, hải quân của 5 nước Australia,Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Singapore đã tham gia cuộc tập trận“Paficic Reach 2013” lần thứ 6. Ngoài ra, với việc phương Tây nới lỏng “3 nguyên tắc” nghiêm cấm xuất khấu vũ khí sang Nhật Bản,Tokyo đã có thể cam kết chuyển giao 6 tàu tuần tiễu của lực lượng phòng vệ bờ biển cho hải quân Philippines trên danh nghĩa chống cướp biền.
Các đối tác chiến lược của Nhật Bản đều muốn dựa vào các cuộc tập trận đa phương để tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa các quân đội, đồng thời phát triển các mối liên hệ và tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau vốn rất cần thiết trong môi trường tranh chấp tại các vùng biển châu Á. Các cuộc tập trận RIMPAC (“vành đai Thái Bình Dượng”) là một ví dụ tốt nhất. Năm 2012, đô đốc Nhật Bản Fumiyuki Kitagawa đã đảm nhận vai trò phó chỉ huy cuộc tập trận tập hợp 48 tàu chiến và tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ các nước này,
Như vậy, chính sách phát triển đối tác chiến lược mà Nhật Bản đang tích cực thực hiện dường như không còn dựa trên một hệ thống đồng minh cổ điến, mà được hình thành bởi một tập hợp phức tạp các cam kết đa chiều mà mục đích cuối cùng chắc chắn là xây dựng một mặt trận chung chống lại Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment