Chính sách thông minh sẽ mang lại lợi ích về kinh tế, sức khỏe và khí hậu
23:21' 24/6/2014
Báo cáo được công bố vào thời điểm trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Tổng Thư ký Liên hợp quốc triệu tập, dự kiến vào tháng 9-2014. Báo cáo cho thấy, nếu mở rộng các chính sách thích ứng với khí hậu thông minh hiện nay và các dự án hiện có tại các nước đang phát triển như Bra-xin, Ấn Độ và Mê-hi-cô sẽ mang lại các lợi ích về kinh tế, sức khỏe và các lợi ích khác, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp bách thực hiện các hành động về biến đổi khí hậu.
Tập trung vào 5 quốc gia và khu vực: Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Mê-hi-cô, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU), Báo cáo đã sử dụng một mô hình mới phân tích các lợi ích mà chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu mang lại trong các ngành vận tải, công nghiệp, xây dựng, quản lý chất thải và dầu ăn. Theo đó, các chính sách chuyển hướng sang vận tải sạch, tăng cường tiết kiệm nhiên liệu trong các nhà máy, tòa nhà và các thiết bị có thể giúp tăng GDP toàn cầu từ 1,8 đến 2,6 nghìn tỷ USD mỗi năm trong khoảng thời gian từ nay cho tới năm 2030. Đồng thời, các chính sách đó cũng góp phần cứu được 94.000 người khỏi tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm và giảm lượng khí thải nhà kính, tương đương với khói thải của 2 tỷ chiếc xe hơi mỗi năm tại thời điểm năm 2030. Thực hiện triệt để các quy định, chính sách thuế và các hành động chính sách khác nêu trong báo cáo, sẽ giảm được 30% lượng khí thải cần thiết để hạn chế mức nóng lên toàn cầu chỉ ở mức 2°C vào năm 2030.
Ông Gim Châng Kim ( Jim Yong Kim), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới nói: “Kết quả phân tích trong Báo cáo cho thấy rõ nếu đưa ra các lựa chọn chính sách đúng đắn sẽ mang lại lợi ích đáng kể về đời sống, việc làm, sản lượng cây trồng, năng lượng và tăng trưởng GDP cũng như giảm phát thải, đóng góp vào giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 tới đây sẽ là cơ hội quan trọng để các nhà lãnh đạo thế giới lựa chọn lối đi đúng đắn, thúc đẩy một hành động đầy tham vọng không chỉ góp phần làm giảm khí thải các-bon mà còn tạo việc làm và mang lại cơ hội kinh tế”.
Bà C. Pê-ra (Charlotte Pera), Chủ tịch, Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ khí hậu nói: “Chúng ta đều biết những năm tới sẽ là thời điểm quan trọng để xây dựng chính sách và tìm ra giải pháp thị trường nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu đang diễn ra theo chiều hướng nguy hiểm. Nếu công tác giảm nhẹ biến đổi khí hậu được chuẩn bị tốt sẽ mang lại lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội, đồng thời cũng cho ta một khung đánh giá các lợi ích đó”.
Báo cáo cũng mô phỏng việc mở rộng 3 dự án sẵn có (và một kịch bản tại Trung Quốc) nhằm xác định tác động trong 20 năm tới: dự án xe buýt nhanh tại Ấn Độ, dự án quản lý chất thải rắn tại Bra-xin, dự án quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại Mê-hi-cô và dự án bếp sạch tại Trung Quốc. Theo đó, trên 1 triệu người sẽ được cứu, tránh thiệt hại từ 1 đến 1,5 triệu tấn sản phẩm trồng trọt, và tạo được khoảng 200.000 việc làm. Ngoài ra còn giảm được từ 355 đến 520 triệu tấn khí thải CO2, tương đương với việc đóng cửa 100 đến 150 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Cụ thể, kết quả mô phỏng tại các nước như sau:
- Nếu Ấn Độ xây dựng thêm 1.000 km đường xe buýt nhanh thì sẽ giảm được 27.000 ca tử vong do tai nạn và ô nhiễm và tạo thêm 128.000 việc làm.
- Nếu Bra-xin gom tất cả chất thải rắn vào những hố chôn vệ sinh, thu khí mê-tan và khí ga sinh học để sản xuất điện thì sẽ tạo thêm được 44.000 việc làm mới và bổ sung thêm trên 13,3 tỷ USD vào GDP.
- Nếu Mê-hi-cô trang bị hệ thống bi-ô-ga và điện mặt trời cho 90% số trang trại nuôi lợn và bò sữa thì sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp 11%, tạo thêm 1.400 việc làm và làm tăng GDP thêm 1,1 tỷ USD.
- Nếu Trung Quốc sử dụng 70 triệu bếp nấu sạch thì sẽ tránh được cái chết cho trên 1 triệu người, thu thêm được gần 11 tỷ USD và tạo thêm 22.000 việc làm.
Theo bà R. Kai (Rachel Kyte), Phó Chủ tịch WB, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu: “Các nước cần nghiên cứu kỹ bằng chứng nêu ra trong báo cáo. Bằng chứng đó cho thấy lợi ích kinh tế nếu chúng ta hành động thay vì không hành động gì trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Hành động không đòi hỏi một sự hy sinh về kinh tế, nói cách khác, nếu quản lý tốt sẽ khai thác được nhiều lợi ích từ biến đổi khí hậu”./.
Tập trung vào 5 quốc gia và khu vực: Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Mê-hi-cô, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU), Báo cáo đã sử dụng một mô hình mới phân tích các lợi ích mà chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu mang lại trong các ngành vận tải, công nghiệp, xây dựng, quản lý chất thải và dầu ăn. Theo đó, các chính sách chuyển hướng sang vận tải sạch, tăng cường tiết kiệm nhiên liệu trong các nhà máy, tòa nhà và các thiết bị có thể giúp tăng GDP toàn cầu từ 1,8 đến 2,6 nghìn tỷ USD mỗi năm trong khoảng thời gian từ nay cho tới năm 2030. Đồng thời, các chính sách đó cũng góp phần cứu được 94.000 người khỏi tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm và giảm lượng khí thải nhà kính, tương đương với khói thải của 2 tỷ chiếc xe hơi mỗi năm tại thời điểm năm 2030. Thực hiện triệt để các quy định, chính sách thuế và các hành động chính sách khác nêu trong báo cáo, sẽ giảm được 30% lượng khí thải cần thiết để hạn chế mức nóng lên toàn cầu chỉ ở mức 2°C vào năm 2030.
Ông Gim Châng Kim ( Jim Yong Kim), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới nói: “Kết quả phân tích trong Báo cáo cho thấy rõ nếu đưa ra các lựa chọn chính sách đúng đắn sẽ mang lại lợi ích đáng kể về đời sống, việc làm, sản lượng cây trồng, năng lượng và tăng trưởng GDP cũng như giảm phát thải, đóng góp vào giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 tới đây sẽ là cơ hội quan trọng để các nhà lãnh đạo thế giới lựa chọn lối đi đúng đắn, thúc đẩy một hành động đầy tham vọng không chỉ góp phần làm giảm khí thải các-bon mà còn tạo việc làm và mang lại cơ hội kinh tế”.
Bà C. Pê-ra (Charlotte Pera), Chủ tịch, Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ khí hậu nói: “Chúng ta đều biết những năm tới sẽ là thời điểm quan trọng để xây dựng chính sách và tìm ra giải pháp thị trường nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu đang diễn ra theo chiều hướng nguy hiểm. Nếu công tác giảm nhẹ biến đổi khí hậu được chuẩn bị tốt sẽ mang lại lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội, đồng thời cũng cho ta một khung đánh giá các lợi ích đó”.
Báo cáo cũng mô phỏng việc mở rộng 3 dự án sẵn có (và một kịch bản tại Trung Quốc) nhằm xác định tác động trong 20 năm tới: dự án xe buýt nhanh tại Ấn Độ, dự án quản lý chất thải rắn tại Bra-xin, dự án quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại Mê-hi-cô và dự án bếp sạch tại Trung Quốc. Theo đó, trên 1 triệu người sẽ được cứu, tránh thiệt hại từ 1 đến 1,5 triệu tấn sản phẩm trồng trọt, và tạo được khoảng 200.000 việc làm. Ngoài ra còn giảm được từ 355 đến 520 triệu tấn khí thải CO2, tương đương với việc đóng cửa 100 đến 150 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Cụ thể, kết quả mô phỏng tại các nước như sau:
- Nếu Ấn Độ xây dựng thêm 1.000 km đường xe buýt nhanh thì sẽ giảm được 27.000 ca tử vong do tai nạn và ô nhiễm và tạo thêm 128.000 việc làm.
- Nếu Bra-xin gom tất cả chất thải rắn vào những hố chôn vệ sinh, thu khí mê-tan và khí ga sinh học để sản xuất điện thì sẽ tạo thêm được 44.000 việc làm mới và bổ sung thêm trên 13,3 tỷ USD vào GDP.
- Nếu Mê-hi-cô trang bị hệ thống bi-ô-ga và điện mặt trời cho 90% số trang trại nuôi lợn và bò sữa thì sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp 11%, tạo thêm 1.400 việc làm và làm tăng GDP thêm 1,1 tỷ USD.
- Nếu Trung Quốc sử dụng 70 triệu bếp nấu sạch thì sẽ tránh được cái chết cho trên 1 triệu người, thu thêm được gần 11 tỷ USD và tạo thêm 22.000 việc làm.
Theo bà R. Kai (Rachel Kyte), Phó Chủ tịch WB, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu: “Các nước cần nghiên cứu kỹ bằng chứng nêu ra trong báo cáo. Bằng chứng đó cho thấy lợi ích kinh tế nếu chúng ta hành động thay vì không hành động gì trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Hành động không đòi hỏi một sự hy sinh về kinh tế, nói cách khác, nếu quản lý tốt sẽ khai thác được nhiều lợi ích từ biến đổi khí hậu”./.
No comments:
Post a Comment