Thursday, May 29, 2014

20. CHINA DRILL ITS HARPOWER RESERVES (Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng sức mạnh cứng?)


By Peter Lee 


It is difficult to be blithe about the dispatch of China's HYSY981drilling rig into disputed waters off the Vietnamese coast. It actually would have been less of a provocation if the PRC had sent the aircraft carrier Liaoning down there instead. 

One of the interesting by-products of the US "freedom of navigation" campaign in the South China Sea was the US staking out a position that military operations by foreign vessels inside an exclusive economic zone, or EEZ, were not the kind of economic intrusion that the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) intended to preclude. 

In fact, after the harassment of the USNS Impeccable, a US Navy survey vessel that cruises through China's EEZ towing various gadgets, the US went out of its way to assert that the ship was not doing anything that could be construed as economic or even dual use, such as mapping the ocean floor, and insisted the ship was there to track People's Liberation Army Navy (PLAN) submarine movements. 


By that logic, the Liaoning chugging through any waters in the South China Sea, in EEZs disputed or not, is something that nobody can complain about. And indeed, that's what the Liaoningdid, on its shakedown cruise in the South China Sea at the end of 2013. 

Sending the HYSY981, China's billion dollar deep water drilling rig - with its Vaderesque Death Star mission to intimidate China's hydrocarbon adversaries by demonstrating the PRC's capabilities in unilateral development of contested oil fields - is exactly the kind of destabilizing EEZ gambit that raises tensions and invites a response. 

The PRC has left itself some wiggle room by sending the rig to a location close to the Paracel Islands - held by China and deserving some as yet undetermined EEZ of its own - so that the waters are contested rather than unambiguously Vietnamese, but the nature of the incursion implies that the PRC was not expecting Vietnam to suck it up and ignore the PRC challenge. 

The HYSY981 is reportedly escorted by a flotilla of dozens of vessels, including ubiquitous maritime patrol vessels and, I would assume, the various support vessels needed to go about its drilling business. I also came across a report, well, actually a statement by an overwrought PRC nationalist blogger, that the rig is also escorted by anti-missile destroyers, which would be a major crossing of the line in bringing overtly military elements into the PRC's economic contention with its maritime neighbors. 

Even if the destroyers aren't on the scene, the PRC is committed to dishing it out. 

Vietnam released a video of PRC maritime patrols vessel ramming Vietnamese coast guard cutters trying to approach the rig, a sign that the PRC has no qualms about playing the pugnacious/threatening/aggressive regional power for a world audience. 

The big question is: why? 

Why, after Vietnam has been reasonably cooperative in its dealings with the PRC, most conspicuously by declining to openly support the Philippines' arbitration case against the "nine-dash-line", is the PRC picking on it in such an ostentatiously crude and overbearing fashion? 

On the most immediate level, I think it's because the PRC wants the practice - practice in engaging in relatively large, cumbersome naval operations in a genuinely hostile environment, but one in which the embarrassment of a catastrophic military encounter is pretty low. Engaging in a major provocation inside Vietnam's declared EEZ and getting the chance to bully Vietnam, with its underpowered marine forces and lack of a formal defense alliance with a capable regional (Japanese) or world (US) power, fills the bill. 

One of the biggest challenges to the PRC's military capability and credibility is that it hasn't fought a hot war with anybody in the last 45 years. With a provocation against Vietnam, the military system gets a nice little exercise. 

Bearing in mind a comment I read that "the same capital ships that escorted the Liaoning are with the HYSY981", it doesn't take too much imagination to imagine the Liaoning plunked down inside the same kind of security cordon that now contains the rig. 

On the intermediate level, I see the Vietnam gambit as preparation for a confrontation with the country that the PRC really wants to humiliate: the Philippines. 

The Philippines is a much riskier nut, since it has 1) a military alliance with the United States and 2) a foreign policy team that has put most of its eggs in the brinksmanship basket, refusing to engage bilaterally with the PRC, relying/hoping that the US will deter PRC aggression and, if some kind of conflict breaks out, intervene in an effective way on the Philippines behalf. 

The Philippines apparently sees it the same way, if the May 6 seizure of a Chinese fishing boat is designed to demonstrate its resolve to succor Vietnam by presenting the PRC with the unwelcome prospect of getting embroiled in two maritime disputes - with the prospect of US involvement - at once. 

I don't think the PRC will take that particular bait today. But I would not be surprised to see the HYSY981 show up in the "West Philippine Sea" in the near future. 

On the higher, long-game level, I believe the PRC leadership has decided that the United States can no longer bring anything positive to the table for the PRC as it has completely and symbolically committed to the Asia pivot and its narrative of PRC containment with President Obama's trip to Asia. 

I think it would have been prudent for President Obama to have hedged America's bets by dropping in on Beijing, but he didn't, sending Michelle Obama instead. Die is cast, in other words. 

The PRC response, I believe, is not to confront the United States; it is to marginalize it, by driving the Asian security narrative into regions that deeply concern its neighbors but only tangentially engage the United States. 

In recent weeks, I would contend that the PRC has reversed the wedge against the US-Japan alliance. 
Instead of trying to wedge the United States away from Japan and toward some kind of accommodation with PRC interests, the PRC is trying to wedge Japan away from the United States by goading/enticing Japan into an independent role that marginalizes the United States. 

So we saw the PRC wait for President Obama to leave Asia, then resume its provocations in the Senkakus, while exchanging peaceable mid-level envoys with Japan ... 

... and ostentatiously beating up on Vietnam, which Japan has been courting as a member of Prime Minister Abe's anti-PRC economic and security alliance. 

The motive, I would guess, is to compel Japan to abandon its formal lockstep identification with the US pivot leadership in Asia (which, I would posit, Japan has honored in the breach already with its independent-minded footsie with Vietnam, the Philippines and North Korea) and emerge with its own initiative to provide Vietnam with some kind of diplomatic, economic, or military support - or else reveal the hollowness of the assurances it is offering to South East Asian countries to entice them into the Japanese camp. 

Once Japan is "off the rez" so to speak, it will be forced to engage in a meaningful way, either through confrontation or negotiation, with the PRC in order to advance its Asia strategy ... and the United States will see its clout diminished and have to deal with the PRC as well to get back into the game. 

Given the PRC's traditional focus on avoiding confrontation while it muscles up militarily and diplomatically, this kind of provocation and open escalation would seem to be counter-intuitive. 

But I think the PRC has decided that, with the US public commitment to the pivot and encouragement to Japan to implement collective self defense, the US "honest broker" ship has sailed, the real US security role in Asia is backstopping its pivot allies, and the pivot battleline has to be challenged before it became too entrenched. 

And it's doing that by demonstrating, in relatively crude terms, that the deterrent strategy that underpins the pivot will not, well, deter the PRC and the PRC will bear-and extract-the economic costs of defying the will and preferences of the US and its Asian allies (and, in the case of Vietnam, its unlucky Asian associates).

As to why the PRC should decide to excite universal fear and loathing at this particular junction, one could spin it positively by saying that it is simply accelerating the birth of a new Asian order with a new balance of powers and the US stripped of its dominating role. 

The negative interpretation is probably more persuasive. The PRC sees a hard and ugly decade ahead, with anti-PRC administrations in power in many of the Asian capitals, keystoned by a Hillary Clinton presidency. Best to lance the pivot boil early, before the pivot military bulk-up has completed, and while the relatively conciliatory President Obama is in power and distracted by the idea that he doesn't want to pile a confrontation with China on top of his current problems with Russia. 

The PRC's decade of soft power is, prematurely, over, thanks to the success of the pivot in blunting the PRC's drive to dominate the region by virtue of its economic, demographic, and implied military clout. Its relations with its maritime neighbors will, I expect, be increasingly driven by hard power. 

I think the PRC has decided to hunker down, and absorb the diplomatic, economic, and social costs of heightened fear and anger, and gamble that it can outmaneuver and outlast the hostility of the pivot nations. 

It's an ugly and dangerous gamble, especially since the first, second, and third instinct of everyone involved on the anti-PRC side will be to escalate in order to create a greater feeling of security and also bolster the deterrent narrative that the military capabilities of the US and its pivot partners is what is keeping Asia safe. 

Dangerous days, indeed. 

Given the unfavorable west Pacific environment, sitting idly by, or trying to ingratiate itself with the Asian democracies and the United States through soft power gambits do not appear to be high on the PRC's list of options. 

With its overtly confrontational moves in Qingdao and Shanghai, it appears the PRC is signaling it is prepared to abandon "soft power", give up on the promise of US forbearance, and manage its business in an increasingly hostile regional environment. 

And it doesn't seem likely that the PRC is blustering in order to obtain some face-saving concessions or lip service from the US. It is targeting Japan instead of dealing with the US, and challenging the United States to do something effective in support of its ally. 

The PRC has always been alert to the need or opportunity to challenge the credibility of the US deterrent and, with the heightened anxiety fostered by Russia's annexation of Crimea, that day has arrived perhaps sooner than anybody wished. 

If the PRC intentionally fomented the Ayungin Shoal resupply crisis with the resolve to let the US-PRC relation go south if needed rather than passively let the pivot dynamic play out to its disadvantage, we are definitely in for some tense and unpleasant times - and the costs of maintaining the credibility of the US deterrent might be considerably higher than we prefer. 

The PRC appears to be signaling its determination to hunker down and weather the geopolitical storm - which might include a sooner-rather-than-later Taiwan crisis and the need to blame a handy US scapegoat - for years if need be, and pursue the struggle in domestic venues where it holds an advantage. 

Peter Lee writes on East and South Asian affairs and their intersection with US foreign policy. 


Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng sức mạnh cứng?

Thời gian qua, tình hình Biển Đông lại leo thang căng thẳng dữ dội với việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương-981 vào tác nghiệp tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tại sao Trung Quốc phớt lờ tất cả để thực hiện. Tại sao lại là Việt Nam. 

Việc điều giàn khoan Hải Dương-981, một giàn khoan nước sâu trị giá hàng tỷ USD, với sứ mệnh “xây dựng trạm không gian Death Star của Vader Esque” (một câu chuyện trong bộ phim khoa học giả tưởng Chiến tranh giữa các vì sao) để hăm dọa những đối thủ dầu khí của Trung Quốc bằng cách thể hiện những khả năng của Trung Quốc trong việc đơn phương thăm dò và khai thác các giếng dầu tranh chấp – chính xác là kiểu gây bất ổn Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) bước đầu làm gia tăng những căng thẳng và dẫn đến một sự phản ứng. 
Trung Quốc đã khiến cho bản thân họ gặp phải một số rắc rối bằng việc điều giàn khoan Hải Dương-981 tới một vị trí nằm gần quần đảo Paracel (Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc gọi là Tây Sa) – đang do Trung Quốc chiếm đóng trái phép và đối với một số người coi là vẫn chưa xác định được EEZ của riêng nó – để những vùng biển này trở thành bị tranh chấp thay vì là sự mơ hồ, không rõ ràng của người Việt Nam, nhưng bản chất của việc xâm nhập này ngầm cho thấy rằng Trung Quốc không trông đợi Việt Nam phớt lờ thách thức của Trung Quốc. 
Có tin nói rằng giàn khoan Hải Dương-981 được hộ tống bởi một đội tàu lên tới hàng chục chiếc, trong đó có các tàu tuần tra biển thường thấy và, tôi cho rằng các tàu hỗ trợ khác cũng được cần đến để thực hiện công việc khoan tác nghiệp của giàn khoan này. Tôi cũng đọc được một thông tin, thực tế là một tuyên bố của một blogger Trung Quốc đầy căng thẳng rằng giàn khoan này cũng được hộ tống bởi các tàu hộ vệ tên lửa, đó sẽ là một sự “vượt rào” lớn trong việc đưa những yếu tố quân sự công khai vào cuộc tranh chấp kinh tế của Trung Quốc với các nước láng giềng của mình. Ngay cả trong trường hợp các tàu hộ vệ không có mặt tại hiện trường vụ việc, Trung Quốc cũng chắc chắn chiếm ưu thế trong vụ này. 
Việt Nam đã công bố một đoạn video về các tàu tuần tra biển của Trung Quốc đang đâm vào các tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang tìm cách tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981, một dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc không hề e ngại về việc chơi con bài cường quốc khu vực hay gây gổ/hăm dọa/hung hăng trước sự chứng kiến của thế giới. 
Câu hỏi lớn là: Tại sao? 
Tại sao, sau khi Việt Nam đã hợp tác hợp lý trong cách cư xử của họ với Trung Quốc, dễ thấy nhất bằng cách từ chối công khai ủng hộ Philippines trong vụ Manila kiện Bắc Kinh lên tòa trọng tài quốc tế chống lại “đường chín đoạn,” Trung Quốc lại đang bắt nạt Việt Nam theo một kiểu cách phô trương lộ liễu và hống hách, độc đoán như vậy? 
Ở cấp độ trực tiếp nhất, tôi nghĩ điều đó là bởi Trung Quốc muốn luyện tập – luyện tập trong việc can dự vào các hoạt động hải quân tương đối lớn và nặng nề ở một môi trường thực sự thù địch, nhưng là một sự luyện tập mà trong đó sự lúng túng về một cuộc đối đầu quân sự thảm khốc là khá thấp. Việc tham gia một vụ khiêu khích lớn ở bên trong vùng EEZ đã được Việt Nam tuyên bố và có cơ hội bắt nạt Việt Nam, với các lực lượng biển không đủ mạnh của họ và thiếu một liên minh quốc phòng chính thức với một cường quốc khu vực (Nhật Bản) hoặc cường quốc thế giới (Mỹ) đủ khả năng, giúp Trung Quốc đạt được tất cả những điều cần thiết. 
Một trong những thách thức lớn nhất đối với uy tín và khả năng quân sự của Trung Quốc là họ đã không chiến đấu trong một cuộc chiến tranh nóng với bất kỳ nước nào trong hàng chục năm qua. Bằng một hành động khiêu khích chống Việt Nam, hệ thống quân sự của Trung Quốc có được một bài tập luyện nhỏ. 
Tôi vẫn nhớ trong đầu một lời bình luận đọc được là “những con tàu chiến chủ lực giống như những tàu đã hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh đang đi cùng với giàn khoan Hải Dương-981.” Không mất quá nhiều trí tưởng tượng để hình dung được việc tàu sân bay Liêu Ninh bị rơi vào bên vòng vây an ninh giống như vòng vây an ninh đang vây quanh giàn khoan Hải Dương-981. 
Ở cấp độ trực tiếp, tôi nhận thấy việc “thí quân tốt Việt Nam” là sự chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với quốc gia mà Trung Quốc thực sự muốn uy hiếp: đó là Philippines. 
Philippines là một nước khó chơi đầy nguy hiểm hơn nhiều, bởi vì họ có: (1) Một liên minh quân sự với Mỹ và (2) một nhóm chính sách đối ngoại đã đặt toàn bộ những quả trứng của họ vào chiếc giỏ chính sách “bên miệng hố chiến tranh,” từ chối dàn xếp song phương với Trung Quốc, tin tưởng/hi vọng rằng Mỹ sẽ ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc và, nếu như một kiểu xung đột nào đó nổ ra, Mỹ sẽ thay mặt Philippines can thiệp một cách có hiệu quả. 
Philippines dường như cũng nhìn việc đó theo cách tương tự, nếu như vụ bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc hôm 6/5 vừa qua được thiết kế để thể hiện quyết tâm của họ trong việc chi viện cho Việt Nam bằng cách cho Trung Quốc thấy ngay lập tức viễn cảnh không được hoan nghênh khi vướng vào hai cuộc tranh chấp trên biển – với triển vọng về sự tham gia của Mỹ. 
Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ ăn phải miếng bả đặc biệt đó ngày hôm nay. Nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu thấy giàn khoan Hải Dương-981 xuất hiện ở Biển Tây Philippines (Biển Đông, khu vực gần Philippines) trong tương lai gần. 
Ở cấp độ cao hơn và là cuộc chơi lâu dài, tôi tin là ban lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định rằng Mỹ không còn có thể mang bất kỳ điều gì tích cực đặt lên bàn cho Trung Quốc bởi vì họ đã cam kết hoàn toàn cũng như là câu chuyện về sự kiềm chế Trung Quốc qua chuyến công du châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama. 
Tôi nghĩ sẽ là điều khôn ngoan hơn đối với Tổng thống Obama khi nhà lãnh đạo này đưa Mỹ đi nước đôi bằng việc tạt qua thăm Bắc Kinh, nhưng ông ấy đã không làm như vậy, mà thay vào đó lại cử đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama đến Bắc Kinh. Nói cách khác là “bút sa gà chết,” một quyết định đã đưa ra thì không thể thay đổi được nữa. 
Tôi tin là phản ứng của Trung Quốc không nhằm đối đầu với Mỹ; đó là nhằm gạt Mỹ ra ngoài lề, bằng việc lái câu chuyện an ninh châu Á vào những khu vực có quan ngại sâu sắc về các nước láng giềng của họ, nhưng chỉ giao thiệp hờ hững với Mỹ. 
Trong những tuần gần đây, tôi dám chắc rằng Trung Quốc đã đảo ngược mũi nhọn chống lại liên minh Mỹ - Nhật. Thay vì cố gắng tách Mỹ ra khỏi Nhật Bản và hướng tới một kiểu thỏa hiệp với những lợi ích của Trung Quốc, Trung Quốc đang cố gắng tách Nhật Bản ra khỏi Mỹ bằng việc kích động/dụ dỗ Nhật Bản vào một vai trò độc lập mà qua đó gạt Mỹ ra ngoài lề. 
Vì vậy chúng ta đã thấy Trung Quốc đợi cho Tổng thống Obama rời khỏi châu Á, khi đó họ mới khôi phục những sự khiêu khích của mình ở quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), trong khi vẫn trao đổi các phái viên hòa bình cấp trung với Nhật Bản... và phô trương việc uy hiếp Việt Nam, quốc gia mà Nhật Bản đã và đang ve vãn làm một thành viên liên minh kinh tế và an ninh của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm chống Trung Quốc. 
Động thái này, tôi đoán là nhằm ép Nhật Bản phải từ bỏ sự gắn bó chặt chẽ sát sao chính thức của họ với sự lãnh đạo trong chiến lược “xoay trục” của Mỹ ở châu Á (trong đó, điều mà tôi cho là đúng, là Nhật Bản đã thể hiện sự đáng tôn trọng trong việc sẵn sàng đứng mũi chịu sào một cách độc lập cùng với Việt Nam, Philippines và Triều Tiên) cũng như là từ bỏ sự xuất hiện nổi bật của Nhật Bản với sáng kiến riêng của họ trong việc cung cấp cho Việt Nam một số kiểu ủng hộ ngoại giao, kinh tế, hay quân sự - hoặc là thứ gì đó biểu lộ sự giả dối về những đảm bảo mà Tokyo đang chìa ra với các quốc gia Đông Nam Á nhằm lôi kéo họ về phe Nhật Bản 
Một khi Nhật Bản đã “hết vốn” để nói chuyện, họ sẽ buộc phải tham gia một biện pháp có ý nghĩa hơn, hoặc là thông qua đối đầu hoặc là thông qua thương lượng, với Trung Quốc để thúc đẩy chiến lược châu Á của họ… và Mỹ sẽ coi đó là cái tát đáng xấu hổ đồng thời phải giải quyết với Trung Quốc cũng như là quay trở lại cuộc chơi. 
Do Trung Quốc có truyền thống tập trung vào việc tránh đối đầu trong khi họ “lên gân” về mặt quân sự và ngoại giao, nên kiểu khiêu khích và sự leo thang công khai này dường như là điều khác thường. 
Tuy nhiên, tôi nghĩ là Trung Quốc đã quyết định rằng, với việc Mỹ công khai cam kết về chính sách “xoay trục” và khuyến khích Nhật Bản thực hiện phòng vệ tập thể, con tàu “kẻ môi giới thực sự” Mỹ đã giương buồm khởi hành, vai trò an ninh thực sự của Mỹ ở châu Á là hàng rào bảo vệ các đồng minh xoay trục của họ, và trận tuyến xoay trục của họ phải bị thách thức trước khi nó trở nên quá kiên cố. 
Và Trung Quốc đang làm điều đó bằng việc thể hiện, dưới dạng tương đối lỗ mãng, rằng chiến lược ngăn chặn làm cơ sở cho sự xoay trục sẽ không ngăn chặn được Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ khiến các đồng minh của Washington ở châu Á (và trong trường hợp của Việt Nam, là những người bạn không may của họ ở trong ASEAN) phải trả giá về kinh tế vì việc chống lại mong muốn của Bắc Kinh cũng như là thiên vị Mỹ. 
Về việc tại sao Trung Quốc quyết định kích động sự lo ngại và sự căm ghét trên thế giới ở vào thời điểm bước ngoặt đặc biệt này, một ai đó có thể thêu dệt chuyện đó một cách tích cực bằng việc nói rằng điều này chỉ đơn giản là nhằm thúc đẩy sự ra đời của một trật tự châu Á mới với một sự công bằng mới giữa các cường quốc và Mỹ bị tước bỏ vai trò thống trị của họ. 
Tuy nhiên, sự diễn giải tiêu cực có lẽ mang tính thuyết phục nhiều hơn. Trung Quốc coi một thập kỷ phía trước là quãng thời gian khó khăn và đầy đe dọa, với những chính quyền chống Trung Quốc nắm quyền ở nhiều thủ đô các quốc gia châu Á, cùng yếu tố chủ chốt là một nhiệm kỳ tổng thống của bà Hillary Clinton. Cách tốt nhất là sớm chọc thủng cái ung nhọt “xoay trục,” trước khi hoạt động tăng cường quân sự “xoay trục” hoàn thành, và trong khi vị Tổng thống tương đối hòa hảo Barack Obama vẫn đang nắm quyền và bị sao nhãng bởi ý tưởng rằng ông không muốn gây ra một cuộc đối đầu với Trung Quốc - một ý tưởng hiện đang nằm ở top đầu cùng những vấn đề hiện nay của ông với Nga. 
Thập kỷ quyền lực mềm của Trung Quốc, nói một cách hơi sớm và hơi quá, là nhờ thành công của sự xoay trục trong việc thể hiện thẳng thừng chiến dịch của nước này chi phối khu vực bằng ưu thế kinh tế, nhân khẩu học, sức mạnh quân sự ngầm và nền kinh tế của họ. Tôi dự đoán, các mối quan hệ của họ với các nước láng giềng trên biển sẽ ngày càng phụ thuộc vào sự chi phối của quyền lực cứng. 
Tôi nghĩ Trung Quốc đã quyết định ra tay mạnh mẽ, và chấp nhận những cái giá phải trả về ngoại giao, kinh tế và xã hội từ việc làm gia tăng sự lo ngại và sự giận dữ, đồng thời “đánh bạc” với ý nghĩ rằng họ có thể vượt qua sự thù địch của các quốc gia xoay trục. Đó là một “canh bạc” nguy hiểm và đầy đe dọa, đặc biệt là bởi khuynh hướng bẩm sinh đầu tiên, thứ hai và thứ ba của tất cả những người tham gia vào bên chống Trung Quốc đều sẽ “leo thang” để tạo ra một cảm giác lớn hơn về an ninh đồng thời cũng tăng cường niềm tin vào sự ngăn chặn mang tính chất răn đe rằng những khả năng quân sự của Mỹ và các đối tác xoay trục của họ là những gì đang giữ cho châu Á an toàn. 
Những ngày nguy hiểm 
Do môi trường Tây Thái Bình Dương không thuận lợi, nên việc ngồi yên một cách lười biếng, hoặc cố gắng tìm cách để lấy lòng các nền dân chủ ở châu Á và Mỹ thông qua cuộc chơi quyền lực mềm, có vẻ như không nằm ở vị trí cao trong danh sách những sự lựa chọn của Trung Quốc. 
Với những động thái đối đầu công khai ở Thanh Đảo và Thượng Hải, có vẻ như Trung Quốc đang phát đi tín hiệu rằng họ đã chuẩn bị từ bỏ “quyền lực mềm,” một sự nhượng bộ dựa vào cam kết của Mỹ về sự kiên nhẫn, và quản lý các hoạt động của họ ở trong một môi trường khu vực thù địch. 
Và dường như không có khả năng là Trung Quốc đang hăm dọa ầm ĩ để giành được một số nhượng bộ mang tính chất cứu vãn thể diện hoặc lời nói đãi bôi từ phía Mỹ. Trung Quốc đang nhằm mục tiêu vào Nhật Bản thay vì đối phó với Mỹ, và nước này đang thách thức Mỹ làm điều gì đó hiệu quả để ủng hộ đồng minh của Washington. Trung Quốc luôn luôn sẵn sàng với sự cần thiết hoặc cơ hội thách thức uy tín về sự ngăn chặn của Mỹ, và với sự lo lắng gia tăng được thúc đẩy bởi vụ Nga sáp nhập Crimea, ngày đó đã đến và có lẽ là sớm hơn so với thời điểm mà bất kỳ ai mong muốn. 
Nếu như Trung Quốc cố tình kích động cuộc khủng hoảng tiếp tế tại bãi cạn Second Thomas (Trung Quốc gọi là Ayungin) bằng quyết tâm để cho quan hệ Trung - Mỹ tiến về phía nam nếu cần thiết, hơn là thụ động trong việc để cho động lực xoay trục trở thành sự bất lợi của họ, chúng ta chắc chắn sẽ ở trong một vài khoảng thời gian căng thẳng và khó chịu nào đó – và những cái giá của việc duy trì uy tín trong sự ngăn chặn của Mỹ có thể cao hơn đáng kể so với điều chúng ta muốn. 
Trung Quốc có vẻ như đang phát đi tín hiệu về sự quyết tâm của họ trong việc khom mình và vượt qua cơn bão địa chính trị - điều có thể bao gồm một cuộc khủng hoảng chẳng sớm thì muộn ở Đài Loan và sự cần thiết phải đổ lỗi cho một kẻ giơ đầu chịu báng dễ điều khiển là Mỹ - trong nhiều năm nếu cần phải làm vậy, và theo đuổi cuộc cạnh tranh ở các địa điểm trong nước, nơi họ nắm giữ một lợi thế.
Peter Lee, một chuyên gia về các vấn đề Đông Á và Nam Á. Bài viết đăng trên Asia Times Online.
Trần Quang (gt)

No comments: