Các bản
tin liên quan đến vụ đối đầu giàn khoan 981:
1. TTO (4-5-2014): Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển của VN.
2. BBC (5-5-2014): 'Việt Nam sẽ có phương án đối phó'.
3. BBC (6-5-2014): Tình hình 'nóng lên' quanh
giàn khoan TQ.
4. VQ.VN (6-5-2014): Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam: Bộ Công thương nói
gì?
5. BBC (6-5-2014): Đưa TQ ra tòa, VN sẽ bị trả đũa?
6. RFI (6-5-2014): Báo chí Trung Quốc dọa "sẽ cho Việt Nam một bài học".
7. VN+ (6-5-2014): Mỹ điều tra động thái di chuyển giàn khoan của Trung Quốc.
8. BBC (7-5-2014): Trung Quốc ‘chủ động đâm tàu Việt Nam’.
(Tác giả sẽ tiếp tục cập nhật)
*****
Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan đến
vùng biển của VN
Tuổi
Trẻ Online - 04/05/2014
Người
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình vừa trả lời câu hỏi của phóng viên
về thông báo hàng hải ngày 3-5-2014 của Cục Hải sự Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông báo hàng hải ngày
3-5-2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD-981 tiến hành khoan
và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc - 111o12’06”
kinh Đông từ ngày 2-5 đến 15-8-2014, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê
Hải Bình nêu rõ: "Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong
thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng
định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như
quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
1982.
Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam
khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam
kiên quyết phản đối."
* Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ra thông cáo cho biết: Ngày
2-5-2014 Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan
Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’
vĩ Bắc, 111012’ kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý,
nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã
xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công
ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Ngày 4-5-2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ
tịch và Tổng giám đốc của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc cực lực
phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải dương
Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan
HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Việc làm nói trên của Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung
Quốc đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai Tập đoàn dầu khí quốc gia, trái
với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm hợp tác hữu
nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu Tổng công ty dầu khí Hải
dương Trung Quốc không để tái diễn những việc làm tương tự.
'Việt Nam sẽ có phương
án đối phó'
BBC - Thứ hai, 5 tháng 5, 2014
Vị trí tác nghiệp
của giàn khoan nước sâu khổng lồ này cách đảo Lý Sơn 119 hải lý,
nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam.
Trước hành động này,
nhà nghiên cứu chủ quyền Biển Đông Hoàng Việt nói với BBC, chính phủ
Việt Nam 'chắc chắn sẽ có các phương án' để đối phó.
Nhà nghiên cứu Hoàng
Việt: Thực ra việc Trung
Quốc kéo giàn khoan tới đây là điều không chỉ tôi mà một số người
khác cũng đã đề cập, chứ không phải là không nghĩ tới, cho dù không
biết sẽ vào thời điểm nào. Thế nhưng thời điểm Trung Quốc chọn để
làm công việc này, là khi Việt Nam đang say sưa nghỉ lễ và chào đón
chiến thắng Điện Biên Phủ thì cũng hơi bất ngờ.
Năm 2011, Trung Quốc
mới chỉ tuyên bố sẽ mang giàn khoan xuống Biển Đông và lúc đó mới
chỉ tới gần Hong Kong. Nhưng lần này là vào tận trong vùng kinh tế
đặc quyền của Việt Nam.
BBC: Thưa ông, liệu có phỏng đoán nào về lý do khiến
Trung Quốc thực hiện việc đưa giàn khoan vào lúc này?
Nhà nghiên cứu Hoàng
Việt: Có nhiều suy đoán,
thí dụ như đây có thể là hành động đáp trả lại chuyến đi châu Á
vừa rồi của ông [Tổng thống Hoa Kỳ] Obama, hay là tín hiệu phản ứng
trước chính sách chuyển dịch sang châu Á của chính phủ Mỹ.
Hướng suy đoán thứ hai
là bên trong nội bộ Trung Quốc đang có nhiều vấn đề, thí dụ như mới
nhất là các cuộc 'khủng bố' Tân Cương, nên chính phủ nước này đang
muốn hướng dư luận về phía khác.
'Việt Nam chắc chắn
sẽ phải có hành động'
Chúng ta cũng đừng
quên rằng tham vọng của Trung Quốc tại các vùng biển rất là mạnh
mẽ, họ không dễ từ bỏ chúng.
Về phía Việt Nam, thì
cũng có thể gần đây do Việt Nam đã cho hợp đồng khai thác một số lô
dầu, và tôi cũng nghe thông tin rằng Tổng công ty Dầu khí Hải dương
Trung Quốc (CNOOC) cũng muốn nhảy vào nhưng không được Việt Nam cấp
phép. Tất nhiên cần phải kiểm chứng thêm, nhưng có thể đây là một
trong các nguyên nhân trực tiếp chăng?
BBC: Thưa ông từ 2013, căng thẳng chủ quyền Việt-Trung
được cho là có dịu đi. Thế nhưng bây giờ với những diễn tiến mới
này, ông có cho là sẽ có đợt căng thẳng mới giữa hai nước không ạ?
Nhà nghiên cứu Hoàng
Việt: Tôi nghĩ chắc chắn
là có. Trung Quốc sẽ không bao giờ ngơi nghỉ tham vọng của mình đối
với các vùng biển của Việt Nam.
Dường như Trung Quốc
có nhiều mặt trận và họ xoay chuyển các mặt trận khác nhau. Lúc
thì hướng về Philippines, lúc thì Nhật Bản, và nay là hướng về Việt
Nam. Nay thì giàn khoan của Trung Quốc đã có mặt hoàn toàn ở trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn có 120 hải lý.
Phía Việt Nam bằng
mọi cách sẽ phải có phản ứng và ngăn chặn.
Giàn khoan của Trung
Quốc hiện đang trôi lập lờ, và để cố định giàn khoan cho nó hoạt
động trên vùng biển đó thì phải mất 5-7 ngày. Và trong giai đoạn đó
Việt Nam sẽ phải bằng mọi cách ngăn không cho Trung Quốc đặt giàn
khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì nếu Trung Quốc đạt
được thì điều này sẽ trở thành tiền lệ và Trung Quốc sẽ tiếp tục
lấn tới.
Vấn đề là Trung Quốc
sẽ phản ứng thế nào? Nếu Trung Quốc cứ kiên quyết đặt giàn khoan
vào thì chắc chắn sẽ có xung đột.
Nhà nghiên cứu Hoàng
Việt: Chắc chắn là Việt
Nam sẽ phải phản ứng bằng nhiều phương án. Trước mắt thì là phản
đối ngoại giao, kêu gọi tiếng nói của dư luận.
Tuy nhiên nếu Trung
Quốc vẫn tiếp tục thì theo phỏng đoán của cá nhân tôi, Việt Nam sẽ
phải có các phương án khác, trong đó có phương án như đã từng làm
khi Trung Quốc ký hợp đồng với công ty Creston hoạt động ở bãi Tư
Chính, các tàu hải quân của Việt Nam cũng đã ra bao vây và kêu gọi,
mặc dù giữ hòa bình và không nổ súng.
Tôi nghĩ trong trường
hợp này lực lượng hải quân của Việt Nam cũng cần sẵn sàng để làm
nhiệm vụ tương tự như vậy.
BBC: Có ý kiến cho rằng những sự kiện như thế này
sẽ khiến Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn trong ủng hộ vụ kiện của
Philippines đối với Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Quốc tế. Ông nghí
thế nào về đánh giá này ạ?
Nhà nghiên cứu Hoàng
Việt: Trong trường hợp này
cần phải khẳng định rằng Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế
một cách rõ ràng. Họ cho rằng vị trí [giàn khoan] thuộc chủ quyền
của Trung Quốc, nhưng là chủ quyền nào?
Thứ nhất, cấu trúc
địa lý mà Việt Nam gọi là Tri Tôn không phải đảo mà chỉ là một bãi
ngầm thôi và không có vùng đặc quyền kinh tế đi kèm.
Thứ hai, dù thế nào
đi chăng nữa Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo
Hoàng Sa. Vì vậy Việt Nam có thể khẳng định chủ quyền đầy đủ và
rõ ràng tại đây.
Nếu là vùng biển
tranh chấp Trung Quốc cũng không thể có hành động đơn phương như kéo
giàn khoan ra như vậy.
Nói về vụ kiện của
Philippines thì chính phủ Việt Nam vẫn ủng hộ lập trường giải quyết
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, có thể thông quan tòa án quốc
tế. Còn có trực tiếp tham gia vụ kiện cùng Philippines hay không thì
đây là vấn đề còn phải tranh luận.
*****
Tình hình 'nóng lên' quanh giàn khoan TQ
BBC - Thứ ba, 6 tháng 5, 2014
Hai ngày sau khi Việt Nam chính thức lên tiếng phản
đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xuống gần đảo Lý Sơn, phía
Trung Quốc tỏ ra cứng rắn.
Ngoài quyết định tăng phạm vi bán kính cấm tiếp
cận giàn khoan từ 1 hải lý lên 3 hải lý, nhà chức trách Trung Quốc
điều nhiều tàu hộ tống giàn khoan khổng lồ của Tổng công ty Dầu khí
Hải dương (CNOOC), được cho là đang ở cách bờ biển Việt Nam trên 120
hải lý.
Trong khi đó, một số trang mạng của Trung Quốc
phát tán thông tin nói phía Việt Nam "lần này hết sức hung hăng,
đang tìm cách vào bên trong lãnh hải 4 hải lý nhằm bao vây giàn khoan
CNOOC 981".
Vị trí mà cảnh sát biển hai bên đối đầu nhau
được cho là cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi
là Tây Sa) chừng 17 hải lý, tức khá gần với vị trí khoan mà Trung
Quốc tuyên bố từ trước trong lô dầu khí mà Việt Nam đánh số 143.
Hôm thứ Hai 5/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung
Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng giàn khoan
981 "hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc".
Thứ Ba 6/5, Hoàn Cầu Thời báo - tờ báo mang khuynh
hướng diều hâu của Trung Quốc, đăng bài xã luận tựa đề "Trung
Quốc cần tỏ thái độ cứng rắn với Hà Nội".
Thái độ cứng rắn
Bài báo mở đầu bằng cáo buộc gần đây nhà chức
trách Việt Nam đã "sách nhiễu nghiêm trọng giàn khoan nước sâu
của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc".
"Người ta tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ
không bao giờ thỏa hiệp vì sự khiêu khích của Việt Nam. Không chỉ vì
vị trí của giàn khoan nằm trong đường chín đoạn, mà còn vì nó nằm
gần Tây Sa, mà Trung Quốc nắm giữ chủ quyền".
"Trung Quốc cần thay đổi chính sách đối với Việt
Nam và dạy cho Hà Nội một bài học thích đáng."
Xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo
Hoàn Cầu Thời báo cho rằng Việt Nam lần này
"gây ồn ào với mục đích duy nhất là thêm sức mặc cả để có cơ
hội thắng thế trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc" tại
Biển Đông.
Ngày 10/5 tới, các nước Asean và Trung Quốc sẽ có
cuộc họp thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) ở Miến
Điện.
Phía Việt Nam thì khẳng định vị trí CNOOC đặt
giàn khoan hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo tờ báo, Việt Nam đã chọn thời điểm hiện nay,
khi Trung Quốc đang có xung đột với Nhật Bản và Philippines, đồng thời
Mỹ đang chuyển hướng sang châu Á, để gây hấn buộc Trung Quốc nhượng
bộ.
Tuy nhiên, báo Hoàn Cầu viết: "Chúng tôi tin Hà
Nội không bao giờ dám tấn công trực tiếp giàn khoan của Trung
Quốc".
"... Trung Quốc cần tỏ thái độ cứng rắn,
rằng Trung Quốc sẽ không lùi bước."
Bài xã luận dọa nạt: "Nếu Việt Nam có thêm
hành động ở Tây Sa, mức độ phản công của Trung Quốc sẽ được tăng
lên".
"Trung Quốc cần cân nhắc liệu Việt Nam có thò
đầu ra và trở nên hung hăng hơn cả Philippines hay không. Nếu vậy, Trung
Quốc cần thay đổi chính sách đối với Việt Nam và dạy cho Hà Nội một
bài học thích đáng".
Tờ báo tuyên bố việc khoan thăm dò sẽ không dừng
lại vì nếu dừng lại, đây sẽ là "thất bại lớn trong chiến lược
Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc".
Cụm từ 'dạy cho Việt Nam bài học" lần đầu
xuất hiện từ cuối những năm 1970, khi nhà cầm quyền Trung Quốc tỏ ra
bất bình với chính sách đối ngoại của Hà Nội và khởi xướng cuộc
chiến biên giới 1979.
Việt Nam chưa có phản hồi gì về bài xã luận trên
Hoàn Cầu Thời báo.
Các kênh thông tin chính thức chỉ tường thuật về
phản đối ngoại giao cũng như ý kiến chính thức của Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam (PVN), yêu cầu CNOOC rút giàn khoan khỏi vùng
biển của Việt Nam.
Lô 143 tuy chưa thăm dò, khai thác, nhưng thuộc chủ
quyền của Việt Nam, theo PVN.
Trong khi đó trên các trang mạng, một số nguồn tự
nhận là có thông tin từ hải quân Việt Nam cho hay một số lớn tàu của
cảnh sát biển đã được điều ra ngăn chặn giàn khoan Trung Quốc.
Các nguồn tin này nói hiện hai bên chưa nổ súng,
mà chỉ đâm húc để cản đường nhau.
BBC không có điều kiện để kiểm chứng thông tin
này.
Giới quan sát cho rằng Việt Nam đang ở trong tình
thế khó xử vì không thể không phản ứng nhưng lại cũng không thể để
xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc.
Thứ Tư 7/5 Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel
sẽ tới Hà Nội trong chuyến thăm hai ngày.
Ông Russel sẽ có tiếp xúc với các quan chức cao
cấp của Việt Nam và tham gia Đối thoại châu Á-Thái Bình Dương
Mỹ-Việt.
Chủ đề căng thẳng Biển Đông được cho sẽ nằm trên
nghị trình cuộc đối thoại.
*****
Trung Quốc đưa giàn
khoan đến vùng biển Việt Nam: bộ công thương nói gì?
Vietnam Quality -
6/5/2014
Thứ trưởng Bộ Công thương
Đỗ Thắng Hải khẳng định như vậy trước việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn
khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tại cuộc họp thường kỳ
của Bộ Công thương chiều 5/5, ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công thương cho
biết, ngay khi hay tin Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đưa
giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bộ
Công thương đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ngay lập tức có những
phản ứng với CNOOC, yêu cầu CNOOC phải đưa giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng đặc
quyền kinh tế của của Việt Nam.
Cùng với đó, phía Bộ
Ngoại giao Việt Nam cũng đã ngay lập tức lên tiếng chính thức phản đối, yêu cầu
phía Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam.
Trước câu hỏi, nếu trong
trường hợp CNOOC cố tình không rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam thì Việt Nam có bước đi tiếp theo cụ thể như thế nào? Ông Đỗ Thắng
Hải khẳng định Việt Nam đã tính toán và sẽ có biện pháp bảo vệ chủ quyền đất
nước.
“Không phải lần đầu tiên
phía Trung Quốc có hành động như vậy, trước tiên về mặt ngoại giao Bộ Ngoại
giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động trên và đã có công hàm ngoại giao
gửi phía Trung Quốc yêu cầu ngay lập tức đưa giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam. Các bạn cũng yên tâm, rằng chúng ta sẽ có biện pháp
để bảo vệ chủ quyền của đất nước” – Thứ trưởng Bộ Công thương nói.
Như đã đưa tin, ngày 2/5
Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Hải Dương
981 (HD-981) vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15 độ 29 phút vĩ độ bắc,
111 độ 12 phút kinh độ đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này của Tổng Công
ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Ngày 4/5/2014, PVN đã có
thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của CNOOC cực lực phản đối hành động này và
kiên quyết yêu cầu CNOOC dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút
giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Đồng thời, PVN yêu cầu CNOOC
không để tái diễn những việc làm tương tự.
Theo PVN, việc làm nói
trên của CNOOC đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai tập đoàn dầu khí quốc
gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm
hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo
infonet
*****
Đưa TQ ra tòa, VN sẽ bị trả đũa?
Lê Trung Tĩnh - Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
BBC - Thứ ba, 6 tháng 5, 2014
Sự kiện Trung Quốc đưa
giàn khoan HD 981 vào vùng gần Hoàng Sa và ngay trong EEZ Việt Nam cho thấy
tham vọng của nước này trong việc dùng Hoàng Sa làm bàn đạp, kết hợp với yêu
sách đường chữ U để không chỉ chiếm đảo, mà còn tham vọng áp đặt quyền chủ
quyền lên các vùng biển quanh Hoàng Sa của Việt Nam.
Hành động này nối tiếp việc bắt giữ, xua đuổi, đối xử vô
nhân đạo với ngư dân Việt Nam hoạt động trong ngư trường truyền thống hàng trăm
năm nay ở quần đảo Hoàng Sa.
Để đối phó, dĩ nhiên Việt Nam cần các phản ứng tức thì
như phản đối ngoại giao và trên thực địa.
Tuy nhiên về trung và dài hạn, Việt Nam cần chính thức
yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra phân xử bởi một cơ quan trọng tài
quốc tế. Rõ ràng việc giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán song phương
như lâu nay không mang lại kết quả, vì Trung Quốc không chấp nhận có tranh chấp
trên quần đảo này. Nếu để lâu hiện trạng như vậy sẽ càng ngày bất lợi cho Việt
Nam và các hành động như trên sẽ càng ngày càng lặp lại.
Một câu hỏi quan trọng mà chúng ta cần phải trả lời là :
Trung Quốc sẽ trả đũa về kinh tế như thế nào nếu Việt Nam thách Trung Quốc ra
trọng tài quốc tế về vấn đề Hoàng Sa?
Các trả đũa tức thì và ngắn hạn
Ngay sau khi Việt Nam tuyên bố yêu cầu Trung Quốc ra tòa
về Hoàng Sa, có thể Trung Quốc sẽ có các trả đũa tức thì và ngắn hạn như việc
ngưng nhập một số sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian.
Một ví dụ tiêu biểu cho kiểu phản ứng này là trả đũa của
Trung Quốc khi có căng thẳng giữa hai nước này và Philippines trong vòng hai
tháng trên vùng biển quanh Scarbourough Shoal.
Vào đỉnh điểm của căng thẳng, tức giữa tháng 5/2012 và
sau ngày bắt đầu căng thẳng một tháng, Trung Quốc tuyên bố ngưng nhập 1,200
containers trái cây của Philippines, đang đậu ở các cảng. Đồng thời Trung Quốc
cũng khuyến cáo ngừng du lịch vào Philippines. Việc này đã gây một số khó khăn
cho nông dân Philippines và chính quyền tổng thống Philippines.
Tuy nhiên một điều thú vị là suốt thời gian căng thẳng
này, mức độ ủng hộ của người dân và các đảng phái chính trị đối với tổng thống
Philippines đã lên cao.
Toàn nước Philippines như đoàn kết lại một khối sau Tổng
thống Aquino. Sau sự kiện này Philippines đã đệ đơn thưa Trung Quốc ra trọng
tài lập bởi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Các trả đũa kiểu như trên là các điều mà Việt Nam từ
chính phủ đến người dân phải chuẩn bị.
Lịch sử sống bên cạnh láng giềng phương Bắc có lẽ cũng
làm người dân Việt Nam quen thuộc và có cách phản ứng tương ứng với các kiểu
cách trả đũa hay hành xử tương tự từ Trung Quốc: mua móng trâu, ốc bươu vàng,
bán hàng rẻ va kém chất lượng, thỉnh thoảng ách hàng tại biên giới …
Những đặc điểm bình thường là hạn chế của nền sản xuất
công, nông nghiệp Việt Nam như nhỏ lẻ, hay xáo động, lại phần nào trở nên tích
cực trong "thời chiến", ví dụ như có khả năng thích ứng cao và tự
điều chỉnh linh hoạt trong nhiều tình huống khó khăn. Và cũng như Philippines,
người dân Việt Nam, một khi được đặt trước vấn đề chủ quyền dân tộc thường có
phản ứng kiên cường và chấp nhận hy sinh. Vấn đề là chính phủ phải phản ứng rõ
ràng, minh bạch và tạo được niềm tin trong dân chúng.
Dài hạn và vĩ mô
Trung Quốc có thể tác động lên giao dịch thương mại, làm
ngưng trệ giao thương, hợp tác, đầu tư giữa hai nước. Điều này trong ngắn hạn
sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên về trung hạn
và dài hạn, các trả đũa này nếu kéo dài sẽ là liều thuốc quý để Việt Nam giải
quyết dứt điểm các vấn đề, các điểm yếu trong mối quan hệ kinh tế với Trung
Quốc.
Thứ nhất, hiện nay Việt Nam đang là nước nhập siêu đối
với Trung Quốc, giá trị nhập khẩu gấp khoảng 2 - 3 lần giá trị xuất khẩu và
không có dấu hiệu thu hẹp. Các trả đũa về thương mại dưới bất cứ hình thức nào
của Trung Quốc, nếu có, cũng chỉ có thể làm Việt Nam nhập khẩu ít đi từ Trung
Quốc, thương mại hai nước sẽ đi đến cân bằng hơn.
Thứ nhì, các mặt hàng Việt Nam nhập từ Trung Quốc có
nhiều hàng nông sản, 40% là các hàng hóa cơ bản, thâm dụng tài nguyên và công
nghệ thấp. Căng thẳng thương mại với Trung Quốc sẽ buộc Việt Nam quay về với
các sản phẩm nông sản và cơ bản và của chính mình.
"Việt Nam hơn bao giờ hết cần sớm đưa vấn đề ra ánh sáng,
ra công lý quốc tế, bằng cách chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp
Hoàng Sa ra xử lý bởi một trọng tài quốc tế. "
Ngoài ra việc Việt Nam phải nhập các sản phẩm như sắt
thép, máy móc thiết bị từ Trung Quốc một phần lớn là do các nhà thầu EPC Trung
Quốc hay các dự án FDI từ Trung Quốc không tuân thủ các chỉ tiêu sử dụng sản
phẩm và nhà thầu Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể cái thiện và giảm thiểu
nhập khẩu từ Trung Quốc các dạng sản phẩm này nếu quản lý nghiêm chỉnh các dự
án FDI, các việc chấm thầu EPC.
Thứ ba, do đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không
nhiều, chiếm tỷ trọng FDI nhỏ so với các nước khác như Nhật Bản, Singapore, Hàn
Quốc, trong trường hợp Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa, thì việc Trung Quốc
(nếu có) cắt giảm các nguồn đầu tư cũng không thể tạo thành một sức ép đối với
kinh tế Việt Nam.
Tuy đem đến Việt Nam không nhiều ngoại tệ, Trung Quốc lại
có mức độ hưởng lợi cao hơn rất đáng kể so với các quốc gia khác. Các dự án FDI
từ Trung Quốc thường đưa nhân công Trung Quốc tràn lan thành cả làng, cả phố
Trung Quốc ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Các công ty Trung Quốc lại kéo theo
những máy móc thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu sang làm việc.
"Căng thẳng" kinh tế nếu có với Trung Quốc sẽ
buộc Việt Nam xử lý dứt điểm các vấn đề này, và đó là một điều tốt.
Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam,
nhưng không phải là đối tác thương mại duy nhất, và khó có thể là một đối tác
tốt, ổn định, bình đẳng và tuân thủ các giá trị công bằng, bảo vệ môi trường,
ít nhất nếu tình hình tiếp tục diễn tiến như hiện nay.
Việc Trung Quốc trả đũa kinh tế nếu Việt Nam yêu cầu họ
ra tòa sẽ cho thấy nước này nhặp nhằng giữa kinh tế và chính trị, và đó là cơ
hội để Việt Nam hướng đến những bạn hàng bình đẳng hơn, với cán cân thương mại
thăng bằng hơn cho Việt Nam, ví dụ như Hoa Kỳ và EU, và giảm sự phụ thuộc về
kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc.
Khác với căng thẳng Philippines và Trung Quốc diễn ra
trong vòng hai tháng, việc Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa là một việc có thể
diễn ra khá dài, vài tháng thậm chí vài năm.
Trong trường hợp đó, phản ứng của Trung Quốc sau khi
Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng tài Luật Biển là một ví dụ cần xem
xét. Điểm thú vị đáng lưu ý là từ khi Philippines đệ đơn kiện vào tháng 1 năm
2013 đến nay, hầu như chúng ta không ghi nhận được một trả đũa kinh tế rõ ràng
nào của Trung Quốc đối với Philippines. Khác hẳn với trường hợp căng thẳng
trong hai tháng trên Scarborough Shoal.
Một ví dụ khác là phản ứng của Trung Quốc sau khi Việt
Nam thông qua Luật Biển vào ngày 21/6/2012. Theo Carl Thayer, Trung Quốc đã
biết về việc Việt Nam soạn thảo Luật Biển và đã nhiều lần can thiệp đề nghị
Việt Nam dừng lại. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển, gần như
không có một động thái trả đũa kinh tế rõ ràng nào của Trung Quốc được ghi
nhận.
Các ví dụ trên cho thấy Trung Quốc không dễ dàng, hoặc
không thể sẵn sàng sử dụng các biện pháp trả đũa kinh tế.
Các mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia và
giữa quốc gia và các tổ chức kinh tế ngày càng gắn kết, chặt chẽ, và đòi hỏi
một sự ổn định, hợp lý, và nhất quán trong cư xử. Nhất là Trung Quốc hiện giờ
đang là nước với kim ngạch thương mại đứng đầu thế giới, một động thái nào của
họ cũng đều được theo dõi và chỉ trích nếu quá đáng và kéo dài.
Đó là lý do Trung Quốc thường chọn cách tiếp cận gây sức
ép chính trị ngấm ngầm, và cố gắng giữ sự việc trong tầm mơ hồ, xử lý nội bộ
với nhau, trong khi đó vẫn tiếp tục các hành động lấn tới : chiếm đóng đảo, xua
đuổi ngư dân, và đưa giàn khoan dầu vào thềm lục địa Việt Nam.
Hiểu được điều này, Việt Nam hơn bao giờ hết cần sớm đưa
vấn đề ra ánh sáng, ra công lý quốc tế, bằng cách chính thức yêu cầu Trung Quốc
đưa tranh chấp Hoàng Sa ra xử lý bởi một trọng tài quốc tế. Vì chủ quyền của
quần đảo Hoàng Sa, vùng biển quanh đó, và vì tương lai của đất nước.
Bài phản
ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, thành viên Quỹ Nghiên
cứu Biển Đông.
*****
Báo chí Trung Quốc dọa "sẽ cho Việt Nam một bài học"
RFI - Thứ ba 06 Tháng Năm 2014
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, số
ra ngày hôm nay, 06/05/2014, viết rằng Trung Quốc phải “cho Việt Nam một bài
học”, nếu Hà Nội bị cho là gây thêm căng thẳng trên Biển Đông. Hoàn Cầu Thời
Báo, một tờ báo có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài xã
luận nói trên sau khi Việt Nam phản đối việc Trung Quốc lần đầu tiên đưa giàn
khoan đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, xem đây là
hành động “bất hợp pháp”.
Theo tuyên bố của bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 04/05, Cục
Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981
(HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp từ ngày 04/05 đến ngày 15/08 tại vị
trí có tọa độ nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt
Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Lê Hải Bình tuyên bố
hành động của phía Trung Quốc là “bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên
quyết phản đối”. Phía Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của Hà Nội, khẳng định là
giàn khoan nói trên hoạt động hoàn toàn torong vùng biển của Trung Quốc.
Đáp lại phản ứng của phía Việt Nam, tờ Hoàn Cầu Thời Báo
hôm nay khẳng định “Hà Nội sẽ không dám tấn công trực tiếp các giàn khoan của
Trung Quốc. Nhưng nếu Việt Nam có thêm những hành động ở Tây Sa ( tên Trung
Quốc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ), mức độ các biện pháp đối phó của Trung
Quốc phải được nâng lên”. Tờ báo viết tiếp: “Nếu Việt Nam trở nên hung hăng hơn
Philippines, Trung Quốc phải cho Hà Nội một bài học đích đáng”.
Theo hãng tin AP, nhiều nhà phân tích cho rằng chiến lược
của Trung Quốc hiện nay là nâng dần mức độ xác quyết chủ quyền trên Biển Đông,
vì nghĩ rằng các nước láng giềng nhỏ hơn rất nhiều sẽ không thể hoặc không dám
ngăn chận. Hà Nội đã từng tố cáo tàu Trung Quốc cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí
của Việt Nam và sách nhiễu ngư dân Việt Nam.
Cũng theo nhận định của AP, những hành động nói trên của
Bắc Kinh đặt chính quyền độc đoán của Việt Nam vào thế khó xử, vì người dân
Việt Nam vẫn căm ghét Trung Quốc, đồng minh về ý thức hệ của Hà Nội. Các nhà
bất đồng chính kiến vẫn lên án chính quyền Việt Nam tỏ ra nhu nhược với Bắc
Kinh.
Tags: Biển Đông - Châu Á - Trung Quốc - Việt Nam
*****
Mỹ điều tra động thái di chuyển giàn khoan của Trung Quốc
Theo Reuters, ngày 6/5, Mỹ cho biết đang điều tra động thái di chuyển giàn
khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc mà Việt Nam nói rằng đã đi vào vùng biển của
Việt Nam.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết Mỹ đang xem xét vụ việc trên, đồng thời kêu gọi tất cả các bên thận trọng.
Trả lời báo giới trong chuyến thăm Hong Kong trước thềm chuyến thăm Hà Nội theo kế hoạch vào ngày 7/5, ông Russel nêu rõ: "Chúng tôi cho rằng việc mỗi nước có tuyên bố chủ quyền thể hiện sự thận trọng và kiềm chế là điều hết sức quan trọng."
Cáo buộc của Việt Nam được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm châu Á để khẳng định cam kết với các đồng minh ở đây, trong đó có Nhật Bản và Philippines - hai nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trước đó, chiều 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó cũng ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông báo hàng hải ngày 3/5 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15°29’58” vĩ Bắc-111°12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
"Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối"./.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết Mỹ đang xem xét vụ việc trên, đồng thời kêu gọi tất cả các bên thận trọng.
Trả lời báo giới trong chuyến thăm Hong Kong trước thềm chuyến thăm Hà Nội theo kế hoạch vào ngày 7/5, ông Russel nêu rõ: "Chúng tôi cho rằng việc mỗi nước có tuyên bố chủ quyền thể hiện sự thận trọng và kiềm chế là điều hết sức quan trọng."
Cáo buộc của Việt Nam được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm châu Á để khẳng định cam kết với các đồng minh ở đây, trong đó có Nhật Bản và Philippines - hai nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trước đó, chiều 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó cũng ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông báo hàng hải ngày 3/5 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15°29’58” vĩ Bắc-111°12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
"Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối"./.
*****
Trung Quốc ‘chủ động đâm
tàu Việt Nam’
BBC - Thứ tư, 7 tháng 5, 2014
Chính phủ Việt Nam nói
tàu Trung Quốc "chủ động đâm vào tàu Việt Nam" trong lúc đối đầu quanh
việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam.
Tại cuộc họp báo quốc tế
chiều 7/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam đang "kiên trì kiềm
chế" nhưng sẽ "tự vệ, đâm trở lại" nếu Trung Quốc tiếp tục đâm
vào tàu Việt Nam.
Việt Nam nói một vụ đâm
tàu xảy ra sáng ngày 3/5, khi tàu hải cảnh 044 của Trung Quốc đâm thẳng vào mạn
phải tàu cảnh sát biển 4033.
Sang ngày 4/5, một tàu
khác của Trung Quốc cũng đâm vào tàu của Việt Nam.
Việt Nam cũng cáo buộc
Trung Quốc bắn nước vào hàng loạt tàu của Việt Nam, làm hư hỏng và bị thương
một số kiểm ngư viên.
Vụ mới nhất vừa xảy ra
trưa ngày 7/5, khi một tàu Trung Quốc tiếp tục đâm vào tàu cảnh sát biển Việt
Nam.
Việt Nam cũng cáo buộc
một máy bay Trung Quốc bay độ cao thấp ngay trên tàu 8003 của Việt Nam để đe
dọa.
Ông Trần Duy Hải, Phó chủ
nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, tiết lộ sau khi nhận tin về
giàn khoan HD 981 được đưa vào vùng thềm lục địa Việt Nam, Hà Nội đã có 8 cuộc
làm việc với Trung Quốc, 6 cuộc gặp trực tiếp tại Hà Nội và Bắc Kinh.
Việt Nam đã triệu Đại
biện sứ quán Trung Quốc lên trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc phải rút
ngay giàn khoan và tàu hộ vệ.
Cũng tại cuộc họp báo,
ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển, nói
Trung Quốc đã đưa đến hiện trường 80 tàu các loại tham gia bảo vệ, phục vụ hoạt
động giàn khoan HD 981.
Theo ông, trong số này có
ít nhất 7 tàu quân sự, cùng các tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính, tàu cá, tàu
phục vụ khác.
Ông Thu nói hiện có sáu
kiểm ngư viên của Việt Nam "bị mảnh kính văng vào, bị thương phần
mềm".
"Nếu tàu Trung Quốc
vẫn tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam, chúng tôi sẽ buộc phải tự vệ, đâm trở
lại," ông Thu phát biểu.
Vị trí đối đầu được
tin là phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn
120 hải lý.
Cuộc chiến ngoại giao
Theo thông cáo của Bộ
Ngoại giao Việt Nam, ông Bình Minh đã khẳng định với Trung Quốc rằng việc
làm của Trung Quốc "ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các
mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam".
" Việt Nam không thể
chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung
Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng
đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này."
Ông bộ trưởng cũng
tuyên bố: "Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ
các quyền và lợi ích chính đáng của mình".
Bộ Ngoại giao Việt Nam
xác nhận trong thông cáo rằng bên cạnh giàn khoan 981 của Tổng công ty
Dầu khí Hải dương Trung Quốc, nước này còn điều động một số lượng
lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, tới khu vực mà Việt Nam tuyên
bố chủ quyền.
Bộ này không nói phản
hồi của phía Trung Quốc là gì, nhưng cho biết Thứ trưởng Bộ Ngoại giao,
trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn
cũng đã có điện đàm với người đồng nhiệm Trung Quốc Lưu Chấn Dân "để
giao thiệp nghiêm túc vụ việc trên" vào hôm 4/5.
Cũng trong hôm đó, đại
diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội
để trao công hàm phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung
Quốc.
Phía Trung Quốc xác
nhận đã có các cuộc điện đàm nói trên.
Tân Hoa Xã cho hay trong
cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ Trung
Quốc Dương Khiết Trì đã "yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay việc cản
trở hoạt động của các công ty Trung Quốc tại Tây Sa (Việt Nam gọi là
Hoàng Sa)".
Phía Trung Quốc cũng
đưa ra những phản đối tương tự phản đối của Việt Nam, đồng thời kêu
gọi Việt Nam "chấn chỉnh việc làm sai trái vì quan hệ chung giữa
hai nước".
Hãng tin nhà nước
Trung Quốc nói Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã
"triệu tập" Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, ông Nguyễn Văn Thơ,
để phản đối.
Đối đầu trên biển
Trong khi đó, Hoa Kỳ
bắt đầu lên tiếng về vụ giàn khoan 981.
Ông Russel được hãng
Reuters dẫn lời nói: "Chúng tôi tin rằng các nước tuyên bố chủ
quyền [ở Biển Đông] đều cần thận trọng và kiềm chế".
"Nền kinh tế toàn
cầu quá mỏng manh và sự ổn định tại khu vực quá quan trọng để mà
mạo hiểm vì lợi ích kinh tế ngắn hạn."
Sau đó một vài tiếng
đồng hồ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói tại
Washington: "Chúng tôi đang xem xét vụ việc một cách thận
trọng".
"Với các căng
thẳng từng xảy ra ở Biển Đông, quyết định của Trung Quốc cho vận
hành giàn khoan trong vùng biển tranh chấp là khiêu khích và không có
lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực."
Đây là ngôn từ khá
mạnh mà một người phát ngôn ngành ngoại giao sử dụng.
Trợ lý Ngoại trưởng
Daniel Russel sẽ có tiếp xúc với các quan chức cao cấp của Việt Nam và
tham gia Đối thoại châu Á-Thái Bình Dương Mỹ-Việt ngày 8/5. Chủ đề
căng thẳng Biển Đông được cho sẽ nằm trên nghị trình cuộc đối thoại.
*****
Mỹ lên án hành động khiêu khích
của Trung Quốc ở Biển Đông
VOA - Thứ Tư, 07/05/2014
Hoa Kỳ lên tiếng cảnh báo Trung Quốc rằng quyết định di
chuyển vị trí giàn khoan của Trung Quốc tới các vùng biển đang tranh chấp là
một hành động khiêu khích, không có ích lợi gì, và nói rằng Hoa Kỳ đang theo
dõi sát động thái của Trung Quốc.
Theo bài tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, quyết định của Bắc Kinh, dời vị trí giàn khoan tới gần quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, đã bị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích.
Hôm thứ Ba, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói:
“Xét những căng thẳng trong thời gian gần đây ở Biển
Đông, quyết định của Trung Quốc cho giàn khoan hoạt động trong các vùng lãnh
hải đang tranh chấp, là một hành động khiêu khích, không giúp ích gì cho việc
duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã đáp lại lời chỉ trích của Mỹ, nói rằng Hoa Kỳ không có liên hệ gì tới hoạt động khoan dầu của Trung Quốc trong Biển Đông, và Washington không có quyền đưa ra những phát biểu 'vô trách nhiệm' về các quyền tự quyết của Trung Quốc.
Hà Nội cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này, cho rằng quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hôm qua, Hà nội tuyên bố Việt Nam không thể chấp nhận, và quyết phản đối hành động của Trung Quốc.
Hà Nội đòi Bắc Kinh phải dời giàn khoan HD 981 và rút tất cả các tàu hộ tống ra khỏi khu vực.
Hôm qua, Trung Quốc cảnh báo Việt Nam chớ quấy nhiễu hoạt động của các công ty Trung Quốc, nói rằng khu vực này thuộc quyền tài phán của nước họ, và Bắc Kinh sẽ không cho phép bất cứ bên nào can thiệp vào các hoạt động tại đây.
Việt Nam và Trung Quốc cũng từng đối đầu trong cuộc tranh giành các hòn đảo này hồi năm 1988. Chuyên gia phân tích an ninh thuộc Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, ông John Blaxland nói rằng loan báo của Trung Quốc về việc đặt giàn khoan gần Hoàng Sa là một phần trong một chiến dịch dài ngày của Trung Quốc, khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông. Ông nói:
“Một cách chậm rãi nhưng chắc chắn, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lâu dài mà họ đã đề ra từ lâu. Kế hoạch này nhằm mục đích khẳng định các đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông. Mục tiêu của kế hoạch này là bảo đảm Trung Quốc nắm quyền kiểm soát vùng biển này ít nhất là trên thực tế, bất chấp những cố gắng của các nước như Philippines đòi mang vấn đề ra giải quyết trước tòa án trọng tài quốc tế, và bất chấp những lời kêu gọi của Việt Nam yêu cầu sự hậu thuẫn của quốc tế, đặc biệt của ASEAN và các tổ chức khu vực khác. Nói một cách giản dị, Trung Quốc đang chậm rãi nhưng chắc chắn đòi thực hiện ý định của mình cho bằng được.”
Một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Hong Kong, Giáo sư Jonathan London nói Hà Nội đang phải đối đầu với một vấn đề nhạy cảm, giữa lúc Hà Nội tìm cách đương đầu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam liên quan tới cuộc tranh chấp này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã đáp lại lời chỉ trích của Mỹ, nói rằng Hoa Kỳ không có liên hệ gì tới hoạt động khoan dầu của Trung Quốc trong Biển Đông, và Washington không có quyền đưa ra những phát biểu 'vô trách nhiệm' về các quyền tự quyết của Trung Quốc.
Hà Nội cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này, cho rằng quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hôm qua, Hà nội tuyên bố Việt Nam không thể chấp nhận, và quyết phản đối hành động của Trung Quốc.
Hà Nội đòi Bắc Kinh phải dời giàn khoan HD 981 và rút tất cả các tàu hộ tống ra khỏi khu vực.
Hôm qua, Trung Quốc cảnh báo Việt Nam chớ quấy nhiễu hoạt động của các công ty Trung Quốc, nói rằng khu vực này thuộc quyền tài phán của nước họ, và Bắc Kinh sẽ không cho phép bất cứ bên nào can thiệp vào các hoạt động tại đây.
Việt Nam và Trung Quốc cũng từng đối đầu trong cuộc tranh giành các hòn đảo này hồi năm 1988. Chuyên gia phân tích an ninh thuộc Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, ông John Blaxland nói rằng loan báo của Trung Quốc về việc đặt giàn khoan gần Hoàng Sa là một phần trong một chiến dịch dài ngày của Trung Quốc, khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông. Ông nói:
“Một cách chậm rãi nhưng chắc chắn, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lâu dài mà họ đã đề ra từ lâu. Kế hoạch này nhằm mục đích khẳng định các đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông. Mục tiêu của kế hoạch này là bảo đảm Trung Quốc nắm quyền kiểm soát vùng biển này ít nhất là trên thực tế, bất chấp những cố gắng của các nước như Philippines đòi mang vấn đề ra giải quyết trước tòa án trọng tài quốc tế, và bất chấp những lời kêu gọi của Việt Nam yêu cầu sự hậu thuẫn của quốc tế, đặc biệt của ASEAN và các tổ chức khu vực khác. Nói một cách giản dị, Trung Quốc đang chậm rãi nhưng chắc chắn đòi thực hiện ý định của mình cho bằng được.”
Một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Hong Kong, Giáo sư Jonathan London nói Hà Nội đang phải đối đầu với một vấn đề nhạy cảm, giữa lúc Hà Nội tìm cách đương đầu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam liên quan tới cuộc tranh chấp này.
“Hà Nội đã bày tỏ sự bất bình tột độ của họ. Hà Nội đã
đưa ra một tuyên bố khá quyết liệt, rằng họ sẽ kháng cự hành động xâm phạm chủ
quyền lãnh thổ của Trung Quốc bằng bất cứ phương tiện nào có được, và đây là
một thời điểm rất quan trọng đối với Hà nội. Có lẽ tình huống này đã được đoán
trước từ khá lâu, nhưng giờ đây Việt Nam đang phải đối mặt với một tình huống,
khi mà Hà Nội phải có những bước cụ thể để chống lại hành động mà họ cho là xâm
phạm khu đặc quyền kinh tế của quốc gia, và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.”
Các tàu Việt Nam đang theo sát hoạt động của Trung Quốc trong khu vực. Hôm thứ hai tuần này, Cục Hải Dương Trung Quốc yêu cầu tất cả các tàu bè không được tới gần giàn khoan, trong vòng một hải lý.
Giàn khoan HD 981 là tài sản của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc – gọi tắt là CNOOC, công ty dầu khí quốc gia lớn thứ 3 của Trung Quốc.
Ngoài Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh trong Biển Đông, một khu vực có tính chiến lược, và giàu tài nguyên dầu khí.
Các nước đòi chủ quyền tại đây tố cáo Trung Quốc là ngày càng dùng những chiến thuật hung hăng hơn để tranh giành chủ quyền tại vùng biển này. Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ khu vực này, dựa trên những bản đồ thời xa xưa.
Trong khi đó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Á- Thái bình dương Daniel Russel đang dẫn đầu một phái đoàn Mỹ đi thăm Hà Nội để tham dự cuộc Đối thoại Mỹ-Việt về vùng Á Châu Thái bình dương.
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết là trong ngày hôm nay, ông Russel sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ Việt Nam, và gặp các cựu sinh viên tham gia các chương trình trao đổi của chính phủ Hoa Kỳ.
Trong các cuộc gặp gỡ các quan chức Việt Nam, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận.
Một bài xã luận hôm thứ Ba đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc phải có thái độ cứng rắn với Việt Nam.
Bài báo nói Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách trung dung với Việt Nam. Nhưng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể nổi giận dễ dàng, nếu các lợi ích của nước này bị xâm phạm, và nếu điều đó xảy ra thì hãy trông đợi hành động trả đũa mạnh mẽ của Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment