Rationale
Trilateral is a recent engagement strategy which draws in three countries to a common platform to discuss and debate with a view to reach consensus and understanding on regional and global issues. The trilateral initiative encompasses bilateral process of meeting common grounds and transcends bilateral misunderstanding that may exist between two countries and beyond to a more holistic approach of seeking peace.
In the Asia-Pacific region, there already exists a host of trilateral dialogue process, notwithstanding bilateral acrimony and historical animosity that exists amongst participating countries. China-South Korea-Japan, India-Japan-US, India-Japan-Australia trilateral processes are some of the existing ones that are somewhat useful. The most recent trilateral dialogue process was initiated by India, Japan and South Korea, with India being the host of the first meeting, followed by Japan hosting the second is another useful process of seeking peace. This started at Track II level in June 2012 after some brainstorming meetings between diplomats and academics of the three countries.
Recent developments in Asia also call for exploring a similar trilateral dialogue either at Track II or Track 1.5 level between India, Japan and Vietnam. Ideally the first initiative should be held at Track II level but financial constraints may make it necessary to involve the foreign ministries of the three countries, which may make the funds available and so it can be started straightaway at Track 1.5 level.
The question that arises is, why between India, Japan and Vietnam? The answers are not difficult to find. The three countries share much in common in their views on regional security. Maritime commerce being the most important consideration for the three as bulk of current international trade is sea borne, naval cooperation between the three countries to secure the sea lanes of communication is the most important. There are many hotspots in the Asian region, most important being the Spartly Islands and South China Sea area, where a lot of resources are believed to be existing. There are many countries which have competing claims to this part of the sea and have identified their own exclusive economic zones. China’s entry into this area and claiming the whole of South China Sea has introduced a new dimension and threatens the peace and tranquillity of the region.
In view of the resource needs of India, Japan and Vietnam for their economic growth, exploiting the resources in the South China Sea with a cooperative framework is desirable. This cooperative venture is within the area of South China Sea that Vietnam claims its own. China has its own unilateral agenda and seems determined that not to happen. A trilateral dialogue process among the three countries will be useful to meet their common goals.
Apart from the maritime security issues, there are many other non-traditional security issues that can be discussed in such a forum. The issues such as climate change, deforestation, cyber security, water, environmental degradation, etc. are areas that affect all the countries and finding common grounds to address these will be helpful.
Framework
As a start, three think tanks from the three countries may be identified for engaging in the dialogue. The government officials of the respective foreign ministries may be invited to make keynote speeches. Academics and security analysts drawn from the think tanks and outside may be engaged in closed door intense discussion to find common grounds. At the end of the discussion, they may come out with recommendations, which the respective governments may use it as policy inputs.
The country that floats the proposal first may host the inaugural meeting. In order the dialogue takes off, and not to waste time in bureaucratic processes to find resources, if the host country for the inaugural meeting can cover the cost of the participants from the other two countries, it will be morally obligatory for the other countries to manage their resources when their turn comes.
It must be made it clear from the beginning that the initiative is not aimed at meeting the China challenge and therefore there is not an anti-China agenda behind the initiative. This does not mean to suggest that China will not be an issue to be discussed. What are the triggers?
Significance of the Indian Ocean
According to Vice Admiral Hideaki Kaneda of Japan, the Malacca-Singapore Strait is the “lifeline of the Northeast Asian countries” covering China and South Korea as well as Japan, making it in a way the “Achilles’ tendon” in the world economy. Therefore, there is a need to take an incisive look at the concept of a Trilateral and later a multilateral security coalition to safeguard the SLOCs and global commons around Asia.
The strategic significance of the Malacca Strait is so huge that safeguarding this has emerged as a major consideration in the strategic thinking of countries whose economic interests are at stake. The threat of piracy and maritime terrorism always weigh in their strategic thoughts. Annually about 50,000 ships transit this Strait and they carry more than a quarter of the world’s maritime cargo, which constitute one half of entire trade volumes of Japan, China and South Korea. Seen differently, about 50 per cent of world’s tankers and about 85 per cent of oil tankers navigate from the Persian Gulf through the Indian Ocean and Malacca-Singapore Strait destined for the three countries in Northeast Asia. This brings in to the importance of the India-Japan-US trilateral initiative that has already begun. Though this dialogue has proved to be successful, it has become imperative for this forum to assume an additional responsibility by way of voluntary participation to safeguard the SLOCs of the East-West Expanded Asia in the Indo-Pacific region. This means that the trilateral initiative should graduate to the next stage of constructing a Trilateral Maritime Partnership to address to the issue of maritime security.
There is a growing sense of unease in countries of Asia about China’s aggressive maritime advancement and therefore there is a sense of urgency to forge cooperation among the countries of Asia to deal with the Chinese challenge. There are other stakeholders in Asia as well who could join this initiative. Countries such as Vietnam, the Philippines, Singapore, Malaysia, Brunei and others have equal stake in securing their maritime commerce. Does it mean that some other trilateral or multilateral initiative be initiated to address to this issue? Not really. There is no need for direct government intervention and the coalition does not necessarily require an international agreement, treaty or convention but this multinational network based on mutual trust can address to the issue of global common. As such the issue of regional maritime security can be addressed appropriately.
Sea borne trade has played a crucial role in the economic development of many Asian countries. The strategic significance of the Indian Ocean can be deciphered from the fact that the region’s growth is inextricably linked to the Indian Ocean. The littoral states in the region are home to 2.6 billion people, almost 40 % of the world’s population. The Indian Ocean is the world’s third largest body of water, and the world’s leading energy and trade seaway. The volume of global trade brings with it the re-emerging problems of terrorism and piracy, a shared policing challenge for all littoral states. The security of the Indian Ocean goes to the heart of major Asian economies whose economic future lies on securing the SLOCs. There is need for these stake holders, therefore, to cooperate to enhance the regional security architecture, as a means to engage the strategic and military interests of emerging major powers.
The strategic attention of most littoral states has tended not to focus on maritime issues. However, economic interdependence is driving major powers to come together on the importance of maritime security. The Indian Ocean is the world’s most important international long-haul maritime route and ranks among the busiest highways for global trade and it will become a crucial global trading thoroughfare in the future, particularly in energy. Seventy percent of global oil shipments pass through the Indian Ocean on their way from the Middle East to the Pacific. Fifty percent of the world’s container traffic and twenty percent of Australia’s trade crosses the Indian Ocean. The proportion of world energy supplies passing through critical transport choke points, including the Straits of Malacca, the Straits of Hormuz, and the Suez Canal will increase in the coming years. Asian regional economies that have prospered from this maritime commerce, therefore, have shared interests to keep the sea lanes of communication open. Any threat to the security of trade in the Indian Ocean is a key strategic vulnerability. There is therefore a greater need now to maintain a maritime order in the Indian Ocean region in order to help maintain global stability.
The Indian Ocean has thus emerged as a vital trade hub for the world’s major powers to increasingly get engaged with the Indian Ocean issue. For example, 85 percent of China’s oil imports cross the Indian Ocean. China is therefore strengthening ties with many littoral states as a way of reinforcing its trade, energy, and economic interests in the region. China is increasing its stake in regional security affairs and deepening relationships with key countries in the region. But its methods of doing so have raised uncomfortable questions. Besides showing its assertiveness on territorial issues, it appears to steer a course that aims to rewrite the global norms on its own terms. Its claim over the entire South China Sea is a case in point. As regional economies continue to climb the ladder of prosperity deriving from increasing economic interdependence, there shall be greater competition to securing resources to sustain their economic growth. As a result, the strategic significance of the Indian Ocean will increase manifold over the years. A number of major naval powers are likely to increasingly compete for strategic advantage in this crucial maritime region. With China’s continued surge in economic growth and commensurate increase in defence expenditure, there are fears in smaller Asian countries over China’s intentions. This will drive the smaller regional players of Asia to find common ground to secure their national interests as Indian Ocean joins the Pacific Ocean in fostering global trade and this will form the centrality of their maritime strategy and defence planning. The China factor will continue to push such a drive in the rest of Asia, which will continue to seek regional stability and a rules-based security order.
The primary pre-condition to secure a rules-based security order is to respect the rule of law governing global trade. A peaceful environment at sea contributed regional economies to develop economic interconnectedness, thereby contributing to regional prosperity. Maritime transportation using secured SLOCs helped a great deal to achieve this. Transportation of oil from the Middle East passed through the secured SLOCs, connecting the Indian Ocean, Malacca-Singapore Strait, South China Sea and East China Sea, without much hiccups. Thus, the SLOCs proved to be the lifelines of the region. This peace now comes under threat because of China’s assertion on areas that have remained as global commons so far.
While the Malacca-Singapore Strait has remained the lifeline of the Northeast Asian countries covering China, South Korea and Japan, the large number of tanker shipments – 50 percent of world’s tankers and 85 percent of oil tankers – navigating from the Middle East region to the Northeast Asia pass through Indian Ocean and Malacca-Singapore Strait to reach their destinations. This means there is need for securing a broader SLOC, which has emerged as the lifeline for the unified region, extending beyond the Asia Pacific region toward the neighbouring waters of Indian Ocean and Oceania region.
Role of India
India is positioned in a critical place to play an important role in this expanded Asia, extending from east to west of Asia, even as Australia is in the expanded Asia extending from north to south of Asia. India is the most influential power in the Indian Ocean region. Its naval presence in the Indian Ocean region gives a sense of reassurance to its smaller Asian neighbours. Its credentials to command respect from its Asian neighbours are huge. Being the world’s largest democracy, India shares many common basic values and systems with Japan and other major sensible countries, such as freedom, democracy and market economy. Since its transition from a controlled economy and towards market economy beginning in early 1990s, India has leapfrogged quickly to integrate its economy into the international economy and in the process registered high economic growth rate by harnessing its high quality information technology and knowledge power. Spurred by its robust economic growth, India is in a position to exercise an active and multifaceted diplomacy and thereby enhancing its presence in the international community.
In pursuance of its Look East policy, India has an ambitious plan to develop road connectivity through its northeast region to the Southeast Asia via Myanmar. Though it was Prime Minister Manmohan Singh’s one pet project, unfortunately not much progress could be achieved during his two terms in office. Because of this deficiency, there is an increasing dependence on the broad SLOC passing through the region. As Admiral Kaneda observes, in both the Indian Ocean rim and the Asia Pacific, “maritime resource usage” or the “activity related to marine resources such as fisheries and ocean bottom resources is a key for their future development”. Any disturbance or disruption of the maritime security will adversely affect the economy and security of these regions and India has responsibility to prevent such an occurrence.
Roles of India, Japan and Vietnam.
Under the above circumstances, what could be the roles of the three countries – India, Japan and Vietnam? There is a great deal of complementarity in the strategic and economic domains between the three countries and in view of the Chinese challenge, it becomes imperative that these three countries build a robust goal-oriented strategic partnership. The time is opportune as the US forces in Afghanistan and Iraq start withdrawing and the President Obama implements America’s Asia ‘pivot’ policy to rebalance its ties with its partners in the Asia Pacific region. China, India and Japan being the largest consumers of energy resources in Asia, there are bound to be some competition and scramble for resources. There is no guarantee that this competition will be healthy.
At this critical time of history, there is a greater need for the US to develop capabilities to exercise command of the sea lanes and willing to operate in the contested zones so that risk of confrontation is minimised or even averted. India-Japan-US trilateral initiative is already in place. There is a greater need now to sculpt trilateral dialogue between India, Japan and Vietnam and between India, Vietnam and Indonesia. An India-Japan-South Korea trilateral at Track-2 level has already started. Such initiatives would contribute a great deal towards confidence building process in the region and would be for common good.
China sees with jaundiced eye when Indo-US ties are strengthened. Similarly, when India and Japan consolidate their strategic and economic bonds, China sees this as a conspiracy hatched against China. In particular, Beijing feels unease with Indo-US nuclear deal. Given the close relationships between India and Russia during the cold war days, India must convey to Russia that it does not fall into Beijing’s trap to build a strategic relationship with China. India as a swing state would find itself in a tricky situation to strike a balance between American interests and Chinese assertions, while avoiding any non-military alliance with any. The question that remains unanswered, however, is how long India can avoid taking sides, given China’s continued surge? Now it seems to be inescapable for India that its strategic bonds between Japan and Vietnam are consolidated further. While Japan before and under Abe is deepening ties with the ASEAN by fostering trade and economic cooperation, India’s ties with the ASEAN are also strengthening. Whether the rise of China is driving India, Japan and Vietnam to build a trilateral partnership is not important; what is important is that these three countries have common stakes to build a partnership that would contribute to the peace and prosperity of the Asian region. For India, Vietnam is a suitable gateway towards more strategic engagement with ASEAN states. The increasing bonhomie between India and US has happily coincided with warmth in relationship between the US and Vietnam as demonstrated by the signing of 123 nuclear cooperation agreement between the two countries.
In view of the series of contentious issues between China and smaller Asian neighbours, and given the US commitments to support and defend its allies in times of crisis, the time seems is pregnant now for a new kind of cold war to start in the Asia-Pacific region between the US and its allies on one hand and China on the other. Though Asia is growing economically even when Europe is mired in economic slowdown, the Asian region is not politically unified and therefore China may find the environment suitable to exploit and implement its designs as per its defined national interests. The choice for the US is to maintain good relations with China as China holds huge American treasury bonds and thereby has the capability to drive the American economy into spin if it ever decides to pull out from the US bond market or strengthen strategic ties with countries like India, Japan and Vietnam.
The global financial crisis compels the US to work with Beijing with the hope that China continues to buy the US treasury bonds. Washington will find itself in a dilemma if it cannot strike a balance between its own national interests and persuade Beijing not to indulge in unnecessary aggressive posturing which will test its own alliance commitments. As Vietnam seems to be the only country to stand up to Chinese challenge singlehandedly, the onus lies on other Asian nations to rally around Vietnam to arrive at a consensus on how to deal with China. It makes logic therefore for Japan and India to partner with Vietnam to engage in a dialogue to deal with contentious issues that have been plaguing Asia in recent times. This would also suit the US interests if its alliance and strategic partners become more assertive militarily. The US will thus will be in a stronger position to develop capabilities to exercise command of the seas lanes and thus contribute to regional security. Such an approach will also help to keep China under check as its military ambitions continue to threaten the Asian strategic balance.
With the heightening of tensions in Asia over territorial claims on disputed areas in Asia, though an immediate conflict does not seem likely but an unease situation to continue is not ideal for any country’s interests. As India continues to work towards integrating its economy with the economies of Asia and Northeast Asia through its Look East policy, the time is opportune for India, Japan and Vietnam to join together to establish a triangular framework of engagement to work for peace in Asia. Notwithstanding its constitutional constraints that bars Japan to deploy its forces abroad for defending its interests by use of force, the potentials of its military is in no way less comparable in terms of ability, accuracy and potent. Vietnam’s military strength, though no match to China’s massive military capability, must never be underestimated. Both these countries have the reputation to fighting big powers and defeating them. India is not only a nuclear weapons state but is also modernising its armed forces. Defence and military cooperation between the three countries on bilateral basis are already in place. In the wake of the changes in the strategic and security landscape occurring in the Asia-Pacific region, an India-Japan-Vietnam triangular relationship acquires urgency. To make a beginning, institutionalising a trilateral dialogue at Track-2 level would be an ideal start.
Looking Ahead
If this initiative makes a good beginning, this will be a strong initiative towards confidence-building in the region. At a later stage, the US may be invited as an observer. This is because the US is the only country in the world that has played in the past and is likely continue to play in the coming decades a stabilizing role in Asia. All the three countries have warm relations with the US in economic and security realms and it will be useful in fostering understanding if the US is kept on the loop.
(the Writer Dr. Rajaram Panda, is The Japan Foundation Fellow (2013-14) at the Reitaku University, Japan.
E-mail: rajaram.panda@gmail.com)
DỊCH TỪ NCBĐ
Sáng kiến đối thoại Ấn - Nhật - Việt
Trong bối cảnh những thay đổi môi trường chiến lược và an ninh đang diễn ra tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, “mối quan hệ tam giác” Ấn-Nhật-Việt là đòi hỏi cấp thiết. Bắt đầu tiến trình này bằng việc thể chế hóa cuộc đối thoại tay ba ở cấp độ Kênh 2 sẽ là một sự khởi đầu lý tưởng.
Chiến lược hợp tác tay ba nổi lên gần đây nhằm thu hút ba nước tới một diễn đàn chung để đạt được sự đồng thuận và hiểu biết chung về các vấn đề khu vực và toàn cầu. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đã có nhiều tiến trình đối thoại tay ba, song tình trạng căng thẳng song phương và thái độ thù địch do lịch sử để lại vẫn tồn tại giữa các nước tham gia.
Các tiến trình đối thoại Trung Quốc-Hàn Quốc-Nhật Bản, Ấn Độ-Nhật Bản-Mỹ, Ấn Độ- Nhật Bản-Australia nằm trong số những cuộc đối thoại tay ba ở một chừng mực nào đó đã có hữu ích. Tiến trình đối thoại tay ba mới đây nhất được Ấn Độ-Nhật Bản-Hàn Quốc khởi xướng, theo đó Ấn Độ đã đăng cai vòng đối thoại đầu tiên, tiếp đến Nhật Bản đăng cai, là một tiến trình hữu ích nhằm tìm kiếm hòa bình. Tiến trình này bắt đầu ở Kênh 2 hồi tháng 6/2012 sau một loạt cuộc họp giữa các nhà ngoại giao và viện sĩ của ba nước.
Những diễn biến mới đây tại châu Á đã gợi lên nhu cầu thăm dò một cuộc đối thoại tay ba tương tự hoặc theo cấp Kênh 2 hoặc lộ Kênh 1,5 trình giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Điều lý tưởng là sáng kiến đầu tiên sẽ được tổ chức ở cấp Kênh 2 song do eo hẹp về tài chính nên bộ ngoại giao ba nước có thể cấp ngân sách để bắt đầu lộ trình ở Kênh 1,5. Vấn đề nổi lên là tại sao lại nên có cuộc đối thoại tay ba Ấn-Nhật-Việt? Câu trả lời không khó. Ba nước này có nhiều điểm chung trong quan điểm về an ninh khu vực. Thương mại hàng hải là cân nhắc quan trọng nhất đối với cả ba nước bởi phần lớn thương mại quốc tế hiện nay là trên biển; hợp tác hải quân giữa ba nước để bảo đảm an toàn giao thông liên lạc của các tuyến hàng hải là điều quan trọng nhất. Có nhiều điểm nóng tại khu vực châu Á, quan trọng nhất là quần đảo Trường Sa và cả khu vực Biển Đông, nơi được cho có nhiều nguồn tài nguyên. Nhiều nước tranh chấp chủ quyền trên vùng biển này và đã xác định các vùng kinh tế đặc quyền. Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông đe dọa đến hòa bình và sự bình yên của khu vực.
Xét trên khía cạnh nhu cầu tài nguyên để phát triển kinh tế của Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, việc thăm dò các nguồn tại Biển Đông trong khuôn khổ hợp tác là điều đáng ao ước. “Liên doanh hợp tác” này nằm trong phạm vi khu vực Biển Đông mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, song có vẻ Trung Quốc quyết tâm ngăn chặn điều này xảy ra. Một tiến trình đối thoại tay ba giữa ba nước sẽ góp phần đáp ứng những mục tiêu chung của họ. Ngoài vấn đề an ninh hàng hải, có nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác có thể được thảo luận trong một diễn đàn như vậy. Những vấn đề như biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, an ninh mạng, nguồn nước, tình trạng môi trường xuống cấp vv… là những lĩnh vực ảnh hưởng đến tất cả các nước và cần tìm bối cảnh chung để giải quyết.
Tại xuất phát điểm, ba cơ quan nghiên cứu của ba nước có thể được chỉ định tham gia đối thoại; các quan chức Bộ Ngoại giao có thể được mời tham luận chính; các viện sĩ và chuyên gia phân tích an ninh từ các cơ quan nghiên cứu được chỉ định và cả ngoài những cơ quan này có thể tham gia tiến trình thảo luận kín nhằm tìm những vấn đề chung. Cuối tiến trình thảo luận, họ có thể đưa ra những đề xuất để chính phủ có thể đưa vào chính sách.
Điều gì làm nảy sinh ý tưởng đối thoại tay ba Ấn-Nhật-Việt?
Tầm quan trọng của Ấn Độ Dương
Theo Phó Đô đốc hải quân Nhật Bản Hideaki Kaneda, eo biển Malacca-Singapore là tuyến giao thông huyết mạch của các nước Đông Bắc Á, trở thành “gót chân Asin” trong nền kinh tế thế giới. Do đó, cần có cái nhìn sắc bén về khái niệm một liên minh tay ba và sau đó là một liên minh an ninh nhiều bên nhằm bảo vệ các tuyến giao thông đường biển (SLOC) và những vấn đề chung toàn cầu trong khu vực châu Á.
Tầm quan trọng chiến lược của eo biển Malacca quá lớn, đến nỗi việc bảo vệ nó đã nổi lên thành tính toán chính yếu trong chiến lược của những nước bị đe dọa về lợi ích kinh tế. Nguy cơ cướp biển và chủ nghĩa khủng bố hàng hải luôn là trọng tâm trong những cân nhắc chiến lược của họ. Hàng năm có khoảng 50.000 tàu thủy quá cảnh qua eo biển Malacca và chuyên chở hơn 1/4 lượng hàng hóa của thế giới vận chuyển bằng đường biển, đồng thời chiếm 1/2 toàn bộ khối lượng thương mại của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Khoảng 50% số tàu chở dầu của thế giới đi qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca-Singapore là tới ba nước ở Đông Bắc Á này. Yếu tố quan trọng đó đã nảy sinh sáng kiến đối thoại tay ba Ấn–Nhật–Mỹ. Cuộc đối thoại đã chứng tỏ thành công và diễn đàn này phải gánh vác thêm trách nhiệm bằng cách tình nguyện tham gia bảo vệ SLOC ở khu vực Đông-Tây Ấn Độ Dương. Điều này có nghĩa là sáng kiến ba bên phải hướng tới giai đoạn tiếp theo về xây dựng một đối tác hàng hải ba bên nhằm giải quyết vấn đề an ninh hàng hải.
Có sự khó chịu ngày càng tăng tại các nước châu Á về hành động leo thang hàng hải hiếu chiến của Trung Quốc, do đó, cần khẩn cấp thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước châu Á để đối phó với thách thức từ Bắc Kinh. Cũng có một số nước khác ở châu Á có thể tham gia sáng kiến này. Các nước như Việt Nam, Philippines, Singapore, Malaysia, Brunei và các nước khác có quyền lợi bình đẳng trong bảo vệ thương mại hàng hải của họ. Tuy nhiên, không cần sự can thiệp trực tiếp của chính phủ và liên minh này không cần thiết một hiệp định, hiệp ước hoặc công ước quốc tế. Hệ thống đa phương này dựa trên sự tin cậy lẫn nhau có thể giải quyết vấn đề chung toàn cầu và do đó vấn đề an ninh hàng hải khu vực có thể được giải quyết một cách thích hợp.
Thương mại trên biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nhiều nước châu Á. Tầm quan trọng chiến lược của Ấn Độ Dương có thể được giải mã từ thực tế rằng sự phát triển của khu vực gắn liền với vùng biển này. Các nước ven bờ Ấn Độ Dương có tới 2,6 tỷ người, chiếm gần 40% dân số thế giới. Ấn Độ Dương là vùng biển lớn thứ ba thế giới, đồng thời là nơi có nguồn năng lượng và tuyến giao thương hàng đầu thế giới. Lưu lượng thương mại lớn toàn cầu đi kèm với những vấn đề nổi lên như hoạt động khủng bố, cướp biển đã trở thành thách thức an ninh chung của tất cả các nước ven biển.
An ninh của Ấn Độ Dương trở thành trung tâm của các nền kinh tế lớn ở châu Á vốn phụ thuộc vào an ninh của SLOC. Do đó, họ phải hợp tác để tăng cường cấu trúc an ninh khu vực. Sự liên kết kinh tế thúc đẩy các nước lớn phối hợp với nhau về an ninh hàng hải. Ấn Độ Dương là tuyến hàng hải đường dài quốc tế quan trọng nhất của thế giới và nằm trong số các tuyến thương mại toàn cầu nhộn nhịp nhất. Có tới 70% số tàu chở dầu của thế giới đi qua Ấn Độ Dương trên đường từ Trung Đông tới Thái Bình Dương; 50% số tàu container và 20% khối lượng thương mại của Australia đi qua Ấn Độ Dương. Tỷ trọng cung ứng năng lượng thế giới đi qua các điểm giao thông quan trọng, trong đó có eo biển Malacca, eo biển Hormuz và kênh đào Suez sẽ tăng trong những năm tới.
Các nền kinh tế khu vực châu Á đã trở nên thịnh vượng nhờ thương mại trên biển, do đó họ cùng chung trách nhiệm bảo đảm cho các tuyến hàng hải thông thương. Bất cứ mối đe dọa nào đối với an ninh thương mại tại Ấn Độ Dương đều gây tổn thương chiến lược.
Ấn Độ Dương đã trở thành trung tâm thương mại quan trọng đối với các nước lớn trên thế giới. Chẳng hạn 85% khối lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương. Trung Quốc đang tăng cường quan hệ với nhiều nước ven biển này, coi như cách thức củng cố lợi ích thương mại, năng lượng và kinh tế của họ trong khu vực. Trung Quốc đang tăng cường vị trí của mình trong vấn đề an ninh và đẩy mạnh quan hệ với các nước chủ chốt trong khu vực. Song cách thức đó đã làm nổi lên những vấn đề khó chịu. Ngoài việc thể hiện tính hiếu chiến về vấn đề lãnh thổ, Bắc Kinh có vẻ hướng tới mục đích viết lại các nguyên tắc toàn cầu theo những điều khoản riêng của họ.
Khi các nền kinh tế khu vực tiếp tục phát triển, sẽ có sự cạnh tranh lớn hơn để giành các nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững. Do đó, tầm quan trọng chiến lược của Ấn Độ Dương sẽ tăng thêm nhiều trong những năm tới. Nhiều thế lực hải quân lớn có thể tăng sự cạnh tranh về lợi thế chiến lược trong khu vực biển quan trọng này. Tăng trưởng kinh tế và chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng của Trung Quốc là nỗi lo sợ của những nước nhỏ hơn tại châu Á, khiến họ tìm bối cảnh chung để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Nhân tố Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy các nước khác ở châu Á tìm kiếm sự ổn định khu vực và một trật tự an ninh dựa trên các nguyên tắc. Điều kiện tiên quyết cơ bản để bảo đảm trật tự an ninh có nguyên tắc là tôn trọng nguyên tắc về luật thương mại toàn cầu. Một môi trường hòa bình trên biển đã giúp các nền kinh tế khu vực phát triển liên kết kinh tế, đóng góp cho sự thịnh vượng của khu vực.
Vai trò của Ấn Độ
Ấn Độ là thế lực có ảnh hưởng nhất tại Ấn Độ Dương. Sự hiện diện của hải quân Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ Dương sẽ trấn an các nước láng giềng nhỏ hơn ở châu Á. Là nền dân chủ lớn nhất thế giới, Ấn Độ chia sẻ nhiều giá trị và hệ thống cơ bản chung với Nhật Bản và các nước khác, chẳng hạn như vấn đề tự do, dân chủ và kinh tế thị trường. Từ khi chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Ấn Độ đã có những bước nhảy vọt nhanh chóng, liên kết nền kinh tế của mình với kinh tế thế giới và đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao bằng cách khai thác công nghệ thông tin chất lượng cao và sức mạnh tri thức. Được thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ngoại giao nhiều mặt và do đó tăng cường sự hiện diện của mình trong cộng đồng quốc tế.
Trong khi theo đuổi chính sách “hướng Đông”, Ấn Độ đã có một kế hoạch tham vọng về phát triển sự kết nối đường bộ từ khu vực Đông Bắc nước này tới khu vực Đông Nam Á đi qua Myanmar. Đây là một dự án ưu tiên của Thủ tướng Manmohan Singh, song không đạt được nhiều tiến bộ trong nhiệm kỳ thứ hai của ông. Do sự kém hiệu quả của dự án này nên Ấn Độ ngày càng phụ thuộc vào SLOC để đi tới các nước khác trong khu vực. Bất cứ sự rối loạn hoặc căng thẳng nào về an ninh hàng hải đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và an ninh của khu vực và Ấn Độ phải có trách nhiệm ngăn chặn.
Vai trò của Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam
Với những bối cảnh như đã nêu trên, có nhiều điểm bổ sung trong lĩnh vực kinh tế và chiến lược giữa ba nước Ấn-Nhật-Việt và trong bối cảnh thách thức từ Trung Quốc, bắt buộc ba nước này phải xây dựng một đối tác chiến lược có mục tiêu mạnh mẽ. Thời điểm đã thích hợp bởi các lực lượng Mỹ tại Afghanistan và Iraq bắt đầu rút quân và Tổng thống Obama đã triển khai chính sách “xoay trục sang châu Á” nhằm tái cân bằng quan hệ với các đối tác của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản hiện là những nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất châu Á, do đó có sự cạnh tranh và tranh giành về nguồn tài nguyên này và không có gì bảo đảm rằng cuộc cạnh tranh sẽ lành mạnh. Tại thời điểm quan trọng này của lịch sử, Mỹ cần phát triển năng lực lớn hơn để thể hiện vai trò chỉ huy trên các tuyến hàng hải và sẵn sàng hoạt động trong những khu vực tranh cãi sao cho giảm thiểu hoặc thậm chí tránh được đối đầu. Sáng kiến đối thoại tay ba Ấn-Nhật-Mỹ đã được triển khai; đối thoại Ấn-Nhật-Hàn ở cấp Kênh 2 đã bắt đầu; hiện cần triển khai sáng kiến đối thoại tay ba Ấn-Nhật-Việt, Ấn-Việt-Indonesia. Những sáng kiến như vậy có thể góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng lòng tin trong khu vực.
Trung Quốc có cái nhìn hằn học khi quan hệ Ấn-Mỹ được tăng cường. Tương tự như vậy, khi Ấn Độ và Nhật Bản củng cố quan hệ chiến lược và kinh tế, Bắc Kinh coi đây như một âm mưu chống lại Trung Quốc. Trong khi Nhật Bản trước đây và dưới thời Thủ tướng Abe đang đẩy mạnh quan hệ với ASEAN bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại, quan hệ của Ấn Độ với các nước ASEAN cũng được tăng cường. Liệu sự nổi lên của Trung Quốc có thúc đẩy Ấn Độ-Nhật Bản và Việt Nam xây dựng một đối tác ba bên hay không là điều không quan trọng, mà quan trọng là ba nước này có lợi ích chung để xây dựng một mối quan hệ đối tác góp phần thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng của châu Á. Đối với Ấn Độ, Việt Nam là cửa ngõ thích hợp để hướng tới sự can dự chiến lược lớn hơn với các nước ASEAN.
Trong bối cảnh hàng loạt vấn đề căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng nhỏ hơn ở châu Á, và cho dù Mỹ cam kết ủng hộ và bảo vệ các đồng minh của họ trong thời điểm khủng hoảng, hiện có vẻ một kiểu chiến tranh lạnh bắt đầu hình thành tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương giữa một bên là Mỹ cùng đồng minh của Mỹ và bên kia là Trung Quốc.
Mặc dù phát triển về kinh tế, thậm chí ngay cả khi kinh tế châu Âu giảm sút, khu vực châu Á chưa đoàn kết về mặt chính trị, do đó Trung Quốc có thể tìm môi trường thích hợp để khai thác và thực hiện ý đồ đã được xác định là lợi ích quốc gia của họ. Sự lựa chọn đối với Mỹ là duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc bởi Bắc Kinh nắm giữ nhiều trái phiếu Mỹ, do đó có khả năng đẩy nền kinh tế Mỹ vào khó khăn nếu họ quyết định rút khỏi thị trường trái phiếu hoặc tăng cường quan hệ chiến lược với các nước như Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Với tình hình căng thẳng tăng lên ở châu Á do tuyên bố chủ quyền lãnh thổ về các vùng tranh chấp, dù có vẻ không thể xảy ra một cuộc xung đột ngay lập tức, song tình trạng khó chịu tiếp tục không phải là điều hay đối với lợi ích của bất cứ nước nào.
Khi Ấn Độ tiếp tục hướng tới sự liên kết kinh tế với các nền kinh tế châu Á thông qua chính sách “hướng Đông”, thời điểm đã thuận lợi cho Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam cùng nhau thiết lập một khuôn mẫu hợp tác ba bên vì hòa bình châu Á. Sức mạnh quân sự của Việt Nam mặc dù không địch được khả năng quân sự của Trung Quốc, nhưng không bao giờ được đánh giá thấp. Cả hai nước Việt Nam và Ấn Độ từng nổi danh trong đấu tranh chống các nước lớn và đánh bại các cường quốc. Ấn Độ không chỉ là một nước hạt nhân mà còn đang hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Hợp tác quốc phòng giữa ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam trên cơ sở song phương đã diễn ra. Trong bối cảnh những thay đổi môi trường chiến lược và an ninh đang diễn ra tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, “mối quan hệ tam giác” Ấn-Nhật-Việt là đòi hỏi cấp thiết. Bắt đầu tiến trình này bằng việc thể chế hóa cuộc đối thoại tay ba ở cấp độ Kênh 2 sẽ là một sự khởi đầu lý tưởng.
Nếu sáng kiến này tạo nên sự khởi đầu tốt thì đây sẽ là một sáng kiến mạnh hướng tới xây dựng lòng tin trong khu vực. Tại giai đoạn sau, Mỹ có thể được mời với tư cách quan sát viên, bởi Mỹ là nước duy nhất trên thế giới từng và sẽ tiếp tục đóng vai trò “bình ổn” tại châu Á trong những thập niên tới.
Trần Quang (gt)
http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/4032-sang-kien-doi-thoai-an-nhat-viet
No comments:
Post a Comment