- RFI (8-3-2014): Máy bay Malaysia rơi: Khu trục
hạm Mỹ đến Việt Nam tham gia tìm kiếm.
- PTT (11-3-2014): Máy bay Boeing 777-200 xuất hiện ở eo biển
Malacca?
- PTT (11-3-2014): Điều tra viên Mỹ: Có
người tắt bộ phát tín hiệu trên máy bay Malaysia mất tích.
- TTO (13-3-2014): Báo nước ngoài khen
ngợi Việt Nam trong tìm kiếm MH370.
- RFI (13-3-2014): Máy bay Malaysia mất tích:
Chuyển hướng tìm kiếm qua Ấn Độ Dương.
- RFI (15-3-2014): Các giả thuyết cho vụ máy bay
MH 370 mất tích.
- RFI (16-3-2014): Vụ máy bay Malaysia : Mỹ ưu
tiên giả thuyết chủ mưu là một phi công.
- VNN (17-3-2014): MH370 và lỗ
hổng của không lực Malaysia.
- BBC (20-3-2014): Úc tìm thấy mảnh vỡ nghi là
của MH370.
- ITN (16-3-2014): Tin
sốc! Hành trình của chuyến bay MH 370 - đáp xuống an toàn!
- RFI (23-3-2014): Máy bay
Malaysia mất tích : Bắc Kinh đưa lực lượng hùng hậu xuống Ấn Độ Dương.
- RFI (23-3-2014): Máy bay
Malaysia mất tích : Vệ tinh Pháp cũng phát hiện vật lạ trên Ấn Độ Dương.
- VNE (23-3-2014): Giả thiết đơn giản nhất về lý do MH370 quay đầu rồi
mất tích.
- BBC (24-3-2014): MH370 'kết thúc' ở Nam Ấn Độ
Dương.
- VNE (24-3-2014): MH370 rơi ở Ấn
Độ Dương, không ai sống sót.
- TNO (25-3-2014): Vệ tinh Anh đã
lần ra hướng bay của máy bay MH370 như thế nào?
- BBC (26-3-2014): MH370: Phát hiện thêm 122 vật
thể.
- TNO (26-3-2014): Cơ trưởng
chuyến bay MH370 tự sát vì 'tâm lý bất ổn'?
- BBC (28-3-2014): MH370: Phát hiện 'vật thể' ở
khu vực mới.
- VOA (2-4-2014): Vụ máy bay Malaysia mất tích sẽ tiếp tục là
điều bí ẩn.
- TNO (8-4-2014): Báo Nga: Hành
khách MH370 còn sống và đang bị giam ở Afghanistan.
- TNO (12-4-2014): The New Straits Times: Cơ phó gọi điện thoại cầu cứu trước khi MH370 mất tích.
*****
Máy bay Malaysia rơi: Khu trục hạm Mỹ đến Việt
Nam tham gia tìm kiếm
RFI - Thứ bảy 08 Tháng Ba 2014
Thụy My
Theo tin từ Lầu Năm Góc, một khu trục hạm của Đệ thất
Hạm đội Hoa Kỳ, chiếc USS Pinckney đang trên đường đến vùng biển Nam Việt Nam
để hỗ trợ cho việc tìm kiếm chiếc Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines bị mất
tích hôm nay 08/03/2014. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, khu trục
hạm này đang tham gia tập trận tại hải phận quốc tế ở Biển Đông, có thể đến gần
nơi chiếc máy bay bị nạn trong 24 tiếng đồng hồ. Chiếc USS Pinckney mang theo
hai máy bay trực thăng trang bị các thiết bị hỗ trợ và tìm kiếm.
Một phi cơ thám sát P-3C Orion trang bị radar và thiết bị
tìm kiếm tầm xa cũng đang chuẩn bị rời căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa, Nhật
Bản.
Về phía Pháp, Bộ trưởng Giao thông sáng nay đề nghị giúp
đỡ chính quyền Việt Nam và Malaysia để tìm xác chiếc máy bay, thông qua Cơ quan
Điều tra Tai nạn chuyên điều tra trong ngành hàng không dân dụng tại Pháp. Bộ
Ngoại giao thiết lập một đường dây thông tin dành cho thân nhân các hành khách
của chuyến bay này, đại sứ quán Pháp ở Bắc Kinh và Kuala Lumpur sẵn sàng hỗ
trợ.
Chuyến bay MH370 chở theo 227 hành khách thuộc 14 quốc
tịch, trong đó có 4 người Pháp và 3 người Mỹ cùng với 12 nhân viên phi hành
đoàn đã bị mất liên lạc hôm nay với kiểm soát không lưu, ở giữa miền đông
Malaysia và miền nam Việt Nam, nhưng không hề gởi tín hiệu cấp cứu.
Một người Ý và một người Áo có tên trong danh sách hành
khách nhưng lại không hề lên chuyến bay bị nạn, vì hộ chiếu của họ bị mất cắp.
Luigi Maraldi, 37 tuổi, người Ý có tên và số hộ chiếu
được công bố trong danh sách nạn nhân, từ Thái Lan đã gọi điện về trấn an người
cha là mình còn sống. May thay, người cha chỉ coi tivi sau cuộc điện thoại của
con trai. Cảnh sát Cesena đến nhà báo tin buồn đúng lúc Maraldi gọi điện về cho
biết bị mất hộ chiếu ở Thái Lan.
Tương tự đối với một người Áo mà danh tính không được
tiết lộ. Martin Weiss, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Áo cho biết đã liên lạc
được với người này, hồi năm 2012 bị lấy cắp hộ chiếu khi đi du lịch Thái Lan,
hiện đang sống mạnh khỏe ở Áo.
*****
Petrotimes - 11/03/2014
Hy
vọng tìm thấy chiếc máy bay Boeing 777-200 của Malaysia mất tích một cách đầy
kỳ bí hôm 8-3 như vừa được loé lên sau 4 ngày tìm kiếm vô vọng của 8 quốc gia.
Cách đây 30 phút, hãng tin
Reuters dẫn lời các quan chức quân sự Malaysia cho biết đã lần ra dấu vết
chiếc máy bay bị mất tích bằng radar trên bầu trời ở eo biển Malacca,
rất xa so với nơi nó lần cuối cùng liên lạc với trạm lưu không dân
dụng ở bờ biển phía đông của nước này.
Eo biển Malacca, một trong
những tuyến vận chuyển hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, chạy dọc theo bờ biển
phía tây của Malaysia. Reuters cho biết hôm 8-3 (tức đúng ngày chiếc máy bay
mất tích) chiếc máy bay này đã có liên lạc lần cuối cùng khi nó đang bay
trên bầu trời của thị trấn duyên hải Kota Bharu, phía đông Malaysia. Theo
giới chức quân sự Malaysia, sau đó chiếc máy bay này đã đổi hướng và hạ
thấp độ cao xuống dưới 10km (độ cao mà đáng lý nó phải giữ khi trong chế độ
bay bằng). Radar quân sự Malaysia còn ghi nhận được nó đi về hướng eo biển
Malacca rồi mất hẳn tín hiệu.
Như vậy cho đến nay, sau 4
ngày tìm kiếm phối hợp của 8 quốc gia trên thế giới, mặt biển nơi chiếc máy bay
mất tín hiệu đã được các lực lượng tìm kiếm “càn quét” gần như toàn bộ trong
bán kính hàng trăm kilômét, thì thông tin trên đang khiến các nhà chức trách
chuyển sang một hướng tìm kiếm khác. Đó là khả năng chiếc máy bay bị không tặc
khống chế. Bọn chúng bắt tổ lái phải tắt mọi tín hiệu liên lạc, phát sóng để
đưa chiếc máy bay cùng gần 300 hành khách tới một nơi bí mật. Vấn đề là bọn
chúng là ai, chúng bắt giữ con tin và giam giữ họ ở đâu và nhằm mục đích gì thì
chưa ai rõ.
Nh.Thạch (Reuters)
*****
Điều tra viên Mỹ: Có người tắt bộ phát tín hiệu trên máy
bay Malaysia mất tích
TNO -
13/03/2014
Báo cáo về động cơ cho thấy chiếc máy bay mất tích thuộc hãng
hàng không Malaysia Airlines vẫn tiếp tục bay thêm một khoảng thời gian dài nữa
sau khi biến mất khỏi màn hình radar, ngày 13.3, tờ Wall Street Journal (Mỹ)
dẫn tiết lộ từ 2 nguồn tin nắm được các báo cáo này cho hay.
Thông tin mới này khiến các chuyên gia phân tích Mỹ đưa ra khả năng rằng đã có ai đó đã cố tình tắt hệ thống nhận và phát tín hiệu trên máy bay và chuyển hướng bay, Wall Street Journal cho hay.
Ngoài ra, thông tin mới cũng làm dấy lên khả năng chiếc Boeing 777
chở theo 239 người đã bay thêm khoảng hơn 3,500 km, có thể là đã bay đến biên
giới Pakistan hoặc ra Ấn Độ Dương hay biển Ả Rập, tờ báo Mỹ nhận định.
Được biết, lần xuất hiện cuối cùng trên màn hình radar dân sự của
chiếc máy bay mang số hiệu MH370 là gần 1 giờ 30 sáng 8.3 (giờ địa phương),
chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau khi cất cánh từ phi trường Kualar Lumpur.
Wall Street Journal dẫn lời các chuyên gia hàng không và quan
chức an ninh quốc gia Mỹ khẳng định chiếc máy bay đã bay tổng cộng 5 tiếng đồng
hồ, dựa theo báo cáo tự động về tình trạng hệ thống gửi từ máy bay cho mặt đất
của động cơ máy bay.
Một nguồn tin tiết lộ cho tờ báo Mỹ rằng, theo thỏa thuận về bảo
trì giữa 2 bên, chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines được trang bị hệ thống
tự động truyền báo cáo tình trạng động cơ thời gian thực (real-time) cho hãng
chế tạo động cơ Roll Royces.
Báo cáo gửi từ cặp động cơ Trent 800 này sẽ cung cấp nhiều thông
tin chi tiết, chẳng hạn như độ cao và tốc độ máy bay, theo nguồn tin của Wall Street Journal.
Các quan chức chống khủng bố của Mỹ đang điều tra theo hướng phi
công hoặc một ai khác trên máy bay đã chuyển hướng bay đến một vị trí chưa xác
định được sau khi cố tình tắt hệ thống truyền và phát tín hiệu, nhằm tránh bị
radar theo dõi, một nguồn tin có liên quan đến cuộc điều tra nói với Wall Street Journal.
Hoàng Uy
*****
Báo
nước ngoài khen ngợi Việt Nam trong tìm kiếm MH370
TTO - 13/03/2014
“Người dân Malaysia rất
vui mừng và cảm động trước sự giúp đỡ nhiệt tình của Việt Nam trong việc tìm
kiếm máy bay MH370” - nhiều phóng viên Malaysia nói với Tuổi Trẻ.
Báo news.com.au của Úc
viết: "Việt Nam đã rất nhanh chóng đóng góp các nguồn lực cho nỗ lực tìm
kiếm và còn nhanh hơn trong việc công khai các diễn biến mới nhất. Họ đã đưa
tin về mọi thứ từ các dữ liệu rađa tới các vết dầu loang và các vật thể nổi
trên biển”.
Ngày 13-3, nhà báo và nhà làm phim Malaysia
Jules Rahman đang đưa tin về vụ máy bay mất tích ở Sepang chia sẻ với PV Tuổi Trẻ: “Trong khó khăn,
chúng tôi rất hạnh phúc trước việc Việt Nam tham gia tìm kiếm cứu hộ tích cực.
Chúng tôi đánh giá cao hành động này vì trên chuyến bay mất tích không có hành
khách Việt Nam nào”.
Nữ phóng viên Sarah từ Hãng thông tấn News
của Malaysia bày tỏ: “Hôm qua chúng tôi nghe thông tin rằng Việt Nam ngừng tìm
kiếm chiếc máy bay nhưng sự thật không phải thế, hôm nay các bạn vẫn tiến hành
tìm kiếm trên biển và trên đất liền. Tôi cho rằng các nước Asean là một cộng
đồng chung gắn bó và sự giúp đỡ của Việt Nam cùng các láng giềng khác hiện nay
rất tốt đẹp”.
Bộ trưởng quốc phòng kiêm quyền bộ trưởng
giao thông Hishammuddin Hussein chiều 12-3 bày tỏ lời cảm ơn Việt Nam đã nỗ lực
trong việc tìm kiếm máy bay mất tích.
Trong thông cáo chính thức, ông
Hishammuddin Hussein cho biết: “Chúng tôi phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan
chức năng Việt Nam. Theo những gì tôi biết, đây là một sự hợp tác tốt. Chúng
tôi cũng đề nghị Việt Nam cho phép máy bay của Malaysia vào tìm kiếm trong khu
vực thuộc chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam đã phản hồi tích cực với yêu cầu
này. Việt Nam yêu cầu có công hàm và Bộ Ngoại giao Malaysia đã gửi công hàm đến
phía Việt Nam”.
Báo chí Malaysia những ngày qua cũng đăng
tải rất nhiều thông tin và hình ảnh về đợt hoạt động tìm kiếm đầy nỗ lực của
Việt Nam.
Không có máy
bay rơi trong rừng U Minh
11g15 phút trưa nay 13-3, chiếc Mi 171 số
hiệu 04 của trung đoàn 917-sư đoàn không quân 370 đã hạ cánh xuống sân bay Cà
Mau, lực lượng tìm kiếm Việt Nam cho biết không tìm thấy máy bay ở khu vực rừng
U Minh.
Bước sang ngày thứ 6 tìm kiếm máy bay
Malaysia mất tích, Việt Nam đã điều 3 máy bay tiếp tục tìm kiếm trên biển và
trên bộ.
Cụ thể, lúc 7g41 sáng nay (13-3) Việt Nam
tiếp tục điều máy bay tuần thám biển CASA 9881 cất cánh từ Tân Sơn Nhất tìm
kiếm máy bay mất tích.
Từ 8g06 đến 8g33, hai máy bay AN 26 cũng
cất cánh từ Tân Sơn Nhất để thực hiện việc tìm kiếm.
Ngoài ra, một trực thăng Mi 171 số
hiệu 04 từ Cà Mau cất cánh lúc 9g50 tìm kiếm ở khu vực U Minh.
Trước đó, trực thăng Mi 171 số hiệu 8431 đã
cất cánh từ sân bay Cà Mau bay về Cần Thơ.
Đại tá Trần Văn Lâm, phó sư đoàn trưởng sư
đoàn 370, cho biết dự kiến trong ngày 13-3, sẽ có nhiều chuyến bay tìm kiếm
trên bộ, khu vực rừng phòng hộ và vùng biển gần bờ.
Riêng các tàu của Việt Nam sẽ tìm kiếm ở
trong khu vực xung quanh vĩ độ 7° Bắc - 105° Đông, gần nơi máy bay Boeing 777
mất tín hiệu.
Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng
tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - cho biết do chưa tìm thấy máy bay
mất tích nên Việt Nam vẫn tiếp tục cử lực lượng tìm kiếm. Việc tìm kiếm không
loại trừ khả năng nào và địa điểm nào.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, các máy bay
sẽ tìm kiếm trên khu vực khả nghi dọc theo đường bay R 208 mà chiếc máy bay của
Malaysia mất liên lạc.
Về thông tin truyền thông quốc tế đăng
tải việc vệ tinh Trung Quốc chụp được một số vật thể lạ ở tọa độ 6.42°
Bắc - 105, 37°Đông, Ủy ban Quốc gia Tìm kếm cứu nạn Việt Nam đang xác
minh thông tin, đồng thời cho máy bay AN 26 đang hoạt động trong khu vực bay
dọc đường đường bay R 208 để quan sát. Lúc 9g20 sáng nay tùy viên quân sự
của Malaysia tại Việt Nam thông báo nước này đã cử 2 tàu và 2 máy bay đến khu
vực trên để xác minh thông tin vật thể mà vệ tinh Trung Quốc phát hiện.
11g15 phút trưa nay 13-3, chiếc Mi 171 số
hiệu 04 của trung đoàn 917-sư đoàn không quân 370 đã hạ cánh xuống sân bay Cà
Mau, sau hành trình tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia.
“Tôi xác nhận toàn bộ khu vực rừng quốc gia
U Minh Thượng (Kiên Giang) và U Minh Hạ (Cà Mau) không có dấu hiệu máy bay
rơi”, cơ trưởng-thượng tá Ngô Vi Sơn, nói với nhóm phóng viên đang chờ ở sân
bay.
“Chuyến bay kéo dài trong khoảng 2g30 phút.
Người dân ở tương đối gần, rừng sâu lắm, cây nhiều nên có lúc chúng tôi hạ độ
cao xuống còn khoảng 100-200 mét để quan sát thật kỹ nhưng không tìm thấy dấu
hiệu bất thường ”- thượng tá Sơn nói thêm.
Nếu trong những ngày đầu của cuộc tìm kiếm
chỉ có vài chục phóng viên các nước thì đến nay đã có gần 100 phóng viên.
Theo Sở chỉ huy tiền phương, hiện tại địa
điểm này có khoảng 120 phóng viên trong và ngoài nước đến tác nghiệp, chủ yếu
là phóng viên các nước với khoảng 80 người. Trong số này có rất nhiều phóng
viên của các hãng truyền hình và thông tấn nổi tiếng thế giới như BBC, CNN,
Reuters, Tân Hoa xã…
Trong số này đông nhất vẫn là các phóng
viên thuộc 10 cơ quan báo và đài truyền hình của Trung Quốc, kế đến là
Malaysia.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, một số phóng
viên Trung Quốc cho biết họ được tạo điều kiện về nơi tác nghiệp và tiếp cận
thông tin khá tốt với hai cuộc họp báo/ngày, tuy nhiên khi đại diện cơ quan
chức năng Việt Nam phát biểu tại mỗi cuộc họp báo mà không có phiên dịch, các
phóng viên phải thông qua phiên dịch riêng của mình nên có đôi chút khó khăn,
đặc biệt do mỗi phiên dịch hiểu khác nhau nên thông tin đưa ra giữa các báo,
đài của họ thường không thống nhất.
*****
Máy bay Malaysia mất tích: Chuyển hướng tìm kiếm qua Ấn
Độ Dương
RFI - Thứ sáu 14 Tháng Ba 2014
Việc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia Airlines hôm nay
14/03/2014 được chuyển về phía Ấn Độ Dương, sau khi có các thông tin của Nhà
Trắng, cho rằng chiếc phi cơ số hiệu MH370 vẫn tiếp tục bay nhiều tiếng đồng hồ
sau khi biến mất trên màn hình radar cách đây sáu ngày. Việt Nam đã giảm quy mô
tìm kiếm từ “khẩn cấp” xuống
“bình thường”.
Nhiều phương tiện truyền thông
Mỹ dẫn lời các viên chức cao cấp khẳng định chiếc Boeing 777 tiếp tục phát các
tín hiệu tự động trong nhiều tiếng đồng hồ sau khi biến mất trên màn hình
radar. Hệ thống phát tín này thường xuyên tìm kiếm kết nối thông qua một hay
nhiều vệ tinh.
Hải quân Hoa Kỳ đã gởi một tàu và một máy bay đến khu vực
này. Một viên chức Hải quân Mỹ không muốn nói tên cho biết, bên cạnh khu trục
hạm USS Pinckney đã có mặt trước đó, chiếc USS Kidd đã quá cảnh qua eo biển
Malacca và đang trên đường đến Ấn Độ Dương.
Việt Nam đã giảm mức độ tìm kiếm từ “khẩn cấp” xuống còn “bình thường” sau khi có
tin chiếc phi cơ còn tiếp tục bay nhiều giờ sau khi mất tích. Ông Nguyễn Ngọc
Sơn, phát ngôn viên ủy ban tìm kiếm và cứu nạn cho biết hôm nay chỉ có ba chiếc
máy bay Việt Nam cất cánh thay vì năm chiếc trong hôm qua. Hà Nội có thể tiếp
tục tìm tại eo biển Malacca, tuy Kuala Lumpur chưa chính thức yêu cầu.
AFP nhận xét, Việt Nam đóng vai trò tích cực hàng đầu
trong việc tìm chiếc máy bay số hiệu MH370, đã biến mất vào thời điểm lẽ ra
phải liên lạc với kiểm soát không lưu Việt Nam. Hà Nội đã huy động máy bay, tàu
thậm chí cả đoàn tàu đánh cá tham gia.
Gần một tuần lễ sau khi mất tích, bí mật vẫn bao trùm lên
số phận của chuyến bay MH370 đi từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh chở theo 239
người. Ravikumar Madavaram, chuyên gia hàng không thuộc công ty tư vấn Frost
& Sullivan Asia Pacific cho biết trước nay chưa hề có ít thông tin như vậy
về một tai nạn máy bay.
Tương tự, ông Neil Hansford, chủ tịch công ty tư vấn
Strategic Aviation Solutions nhận định: “Một chiếc phi cơ hoàn toàn biến mất
như thế, với trình độ kỹ thuật hiện nay, ở thời điểm này và trên bầu trời Đông
Nam Á nhộn nhịp thật khó tin được. Nhưng có thể tự hỏi vì sao chiếc USS Kidd đã
nhanh chóng được gởi đến biển Andaman”.
Ban đầu việc tìm kiếm được tập trung tại Biển Đông, ở
phía đông Malaysia, dọc theo tuyến đường mà chiếc Boeing 777 lẽ ra phải đi qua,
mà điểm cuối trước khi mất tích nằm giữa Malaysia và Việt Nam. Khi mở rộng vùng
tìm kiếm sang Ấn Độ Dương, đại dương lớn thứ ba trên thế giới có độ sâu trung
bình gần 3,900 mét, khu vực tìm kiếm trở nên rộng mênh mông. Hạm trưởng William
Mark thuộc Đệ thất Hạm đội nhận xét: “Cũng giống như từ một bàn cờ chuyển sang
một sân bóng đá”.
Chính phủ Malaysia hôm nay xác nhận việc chuyển hướng tìm
sang Ấn Độ Dương, nhưng từ chối bình luận về các thông tin của Mỹ. Sự thiếu
vắng thông tin về số phận chiếc máy bay và việc quản lý được cho là tệ hại về
vụ này đã gây ra giận dữ tại Malaysia và Trung Quốc – nước có 153 công dân trên
chuyến bay.
Chính quyền Malaysia nhấn mạnh tính chất “ngoại lệ” của vụ mất tích
này, và các hướng tìm kiếm cho đến hôm qua cho thấy đều sai, đã lần lượt tập
trung từ phía đông rồi phía tây Malaysia. Các thông tin mâu thuẫn lẫn nhau, rồi
các tin đồn đủ loại bao trùm lên vụ mất tích này. Từ giả thiết máy bay nổ tung
trên không, bị không tặc, cho đến các vấn đề kỹ thuật trầm trọng, bị hỏa tiễn
bắn trúng, hay phi công tự tử. Trong khi đó Boeing 777 là một trong những kiểu
máy bay an toàn nhất thế giới.
Nếu chiếc phi cơ tiếp tục bay bốn tiếng đồng hồ sau đó,
theo như vận tốc lúc đó, thì đã vượt thêm 2,200 dặm nữa và đến Ấn Độ Dương,
Pakistan hay biển Ả Rập.
Nhà phân tích về hàng không Gerry Soejatman nghi ngờ khả
năng chiếc Boeing có thể bay trên Ấn Độ Dương lâu như thế mà không bị radar
phát hiện, vì có rất nhiều radar quân sự của Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Việt
Nam, Trung Quốc và Indonesia tại vùng này. Và trong trường hợp đó, ông tự hỏi
có bao nhiêu quân nhân sẽ bị kỷ luật ?
Biển Đông là nơi nhiều quốc gia tranh chấp chủ quyền trên
biển, được giám sát thường xuyên bằng các thiết bị ngày càng hiện đại. David
Kaminski-Morrow của tạp chí Flight International nói: “Tôi tin chắc rằng đã có nhiều thảo
luận trong hậu trường về việc nên tiết lộ thông tin nào để hỗ trợ cho việc tìm
kiếm chiếc máy bay, tuy không muốn công khai”.
Theo đài truyền hình Mỹ ABC, hệ thống ghi nhận dữ liệu và
thiết bị cho radar mặt đất cũng như các máy bay khác biết vị trí bay, đã lần
lượt ngưng hoạt động cách nhau 14 phút. Đài ABC cho rằng khoảng cách này có thể
do ai đó đã tắt hai hệ thống.
Nhưng Gerry Soejatman vẫn còn hoài nghi, vì có những
trường hợp buồng lái bị bốc cháy và hai hệ thống lần lượt bị tắt. Một khoảng
cách thời gian như thế không có nghĩa là có người đã chủ động tắt đi.
Nếu chiếc Boeing trên bị rơi xuống biển, thì đây là tai
nạn hàng không gây chết người trầm trọng nhất kể từ năm 2001, khi một chiếc
Airbus A300 của hãng American Airlines bị rớt tại Mỹ làm cho 265 người thiệt
mạng.
*****
Các giả thuyết cho vụ máy bay MH 370 mất tích
RFI – 15/3/2014
Anh
Vũ
Chiếc
máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malysian Airlines mang số hiệu MH 370
mất tích sau 1 giờ cất cánh, trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, cùng
với 239 người, đến hôm nay đã được đúng 1 tuần. Mặc dù cả chục quốc gia huy
động đủ mọi phương tiện để có thể tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có một
dấu vết nào của chiếc máy bay mà chỉ thấy ngày càng có thêm nhiều giả thuyết
xung quanh vụ mất tích bí ẩn.
Dưới đây là một số kịch bản có thể
về vụ mất tích máy bay đã được các chuyên gia hàng không đưa ra.
Máy bay bị không
tặc chuyển hướng?
Việc không tìm thấy mảnh vỡ xung
quanh khu vực đường bay có thể dẫn tới khả năng máy bay đã quay trở lại. Thông
tin trong những ngày qua dự đoán máy bay đã chuyển hành trình bay về hướng Ấn
Độ Dương tức ngược chiều với đường bay dự tính, đã củng cố thêm phần nào giả
thuyết này.
Một nguồn tin từ một quan chức quân
sự Malaysia, giấu tên cho biết, dường như chiếc máy bay đã thay đổi hướng bay
và tiếp tục bay trong nhiều giờ và né tránh các ra đa dân sự. Để làm được điều
này thì phi công phải là một tay lái dày dạn kinh nghiệm. Quan chức này cho
biết thêm giả thuyết này đưa ra dựa trên những dữ liệu thu được từ một ra đa
quân sự.
Nhật báo Mỹ New York Times dẫn một
nguồn tin trong giới điều tra khẳng định, chiếc máy bay MH 370 đã nhiều lần
thay đổi độ cao và hướng bay sau khi mất liên lạc với kiểm soát không lưu.
Trong khi đó, chuyên gia Scott Hamilton, giám đốc văn phòng tư vấn Leeham Co
thì nhận định tất cả các dấu hiệu ghi nhận được đến nay cho thấy đây không phải
là “một sự cố kỹ thuật mà là một thao tác có tính toán và có chủ đích”.
Giả thuyết này có thể bị bác bỏ với
lý lẽ cho rằng nếu là một vụ bắt cóc máy bay thì tại sao đến bây giờ kẻ chủ mưu
vẫn chưa hề nhận trách nhiệm.
Một giả thuyết khác cũng đã được nêu
lên đó là phi công tự tử. Đây là giả thuyết khó có thể xảy ra và đã nhanh chóng
bị loại bỏ vì chỉ dựa trên những thông tin về tâm lý sức khoẻ của tổ lái trong
quá khứ.
Giả thuyết nổ
trên đường bay?
Việc mất tín hiệu đột ngột và không
để lại tín hiệu cấp cứu đã khiến các nhà điều tra nghĩ tới khả năng tai nạn đột
ngột. Tiếp đó việc phát hiện hai hành khách trên chuyến bay mang hộ chiếu giả
lại làm rộ lên khả năng khủng bố. Mặc dù cảnh sát quốc tế xác định đó là hai
người đàn ông đi nhập cư lậu không dính dáng đến khủng bố nhưng CIA vẫn không loại
trừ khả năng trên.
Một khả năng khác
cũng được đưa ra là máy bay bị trúng tên lửa.
Nhưng giả thuyết bị nổ trên không
cũng bị loại trừ dần sau khi có thông tin từ báo chí Mỹ dẫn nguồn các nhà điều
tra cho biết hai hệ thống liên lạc chính của máy bay vẫn hoạt động trở lại cách
nhau mỗi 14 phút một lần.
Đến giờ các cơ quan có trách nhiệm
của Malaysia thiên về khả năng máy bay đã quay đầu ngược lại và điều này lại
sinh ra phán đoán là máy bay gặp trục trặc kỹ thuật và các phi công đã cố gắng
khắc phục nhưng không được. Đây là giả thuyết dễ đưa ra nhất và cũng mù mờ
nhất.
Việc không thấy có mảnh vỡ cũng như
không nhận được sóng của hộp đen đã khiến một số người thiên về khả năng máy
bay bị vỡ vụn trên không. Theo các chuyên gia thì với công nghệ và vật liệu chế
tạo máy bay hiện đại như Boeing thì rất khó có khả năng máy bay bị vỡ nát không
để lại vết tích gì.
Chừng nào chưa tìm được dấu vết gì
liên quan đến chiếc máy bay Boeing MH 370 thì các giả thuyết vẫn tiếp tục được
đưa ra thêm mà không có được độ xác tín.
Tags: Châu Á - Hàng Không - Malaysia - Tai Nạn - Điều Tra
*****
Vụ máy bay Malaysia : Mỹ ưu tiên giả thuyết chủ
mưu là một phi công
RFI - Chủ nhật 16 Tháng Ba 2014
Về vụ máy bay Malaysia mất tích, sau khi có thông tin
chắc chắn về việc chiếc máy bay này còn tiếp tục bay về hướng Tây của bán đảo
Malaysia khoảng 6, 7 giờ sau khi mất tín hiệu, hôm qua 15/03/2014, Thủ tướng
Malaysia thông báo chấm dứt tìm kiếm tại vùng Biển Đông Nam Á. Các nghi ngờ đổ
dồn về khu vực Ấn Độ Dương. Dựa trên các thông tin mới nhất từ Kuala Lumpur,
tình báo Hoa Kỳ cho rằng điều tra cần tập trung vào thành viên phi hành đoàn.
Thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường trình từ
Washington:
"Cánh cửa bọc thép của buồng lái máy bay được khóa
từ phía trong. Rất ít khả năng hành khách xâm nhập được, nếu không phải là nhờ
sự giúp đỡ của một thành viên phi hành đoàn. Cách thức mà liên lạc của máy bay
bị cắt, và việc máy bay đã chọn một lộ trình nhằm thoát khỏi hệ thống radar
kiểm soát chỉ có thể là hành động có chủ ý của một phi công lành nghề.
Tờ New York Times cũng cho biết chiếc máy bay mất tích đã
thay đổi độ cao rất lớn, thoạt tiên lên đến hơn 13,000 mét rồi hạ xuống 7,000
mét, sau khi các thiết bị tín hiệu ngừng hoạt động. Người lái đã chọn hướng đi
về Kazhakhstan ở phía bắc hay về Ấn Độ ở phía nam ? Trong hai khả năng này, ít
người tin rằng chiếc máy bay có thể vượt qua được vùng Trung Á, mà không bị
nhận dạng. Các chuyên gia Mỹ tin tưởng nhiều hơn vào khả năng chiếc Boeing của
Malaysia Airlines bị rơi xuống Ấn Độ Dương khi nhiên liệu cạn kiệt.
Một cựu nhân viên CIA, trả lời trên kênh truyền hình CNN,
không loại trừ hoàn toàn khả năng khủng bố, mà tác giả là những người Duy Ngô
Nhĩ (Tân Cương), nạn nhân của các đàn áp từ phía chính quyền Bắc Kinh. Trên chuyến
bay của Malaysia Airlines dự kiến đi Bắc Kinh có 153 hành khách người Trung
Quốc. Nhưng trong hiện tại, không có ai đứng ra nhận trách nhiệm về sự mất tích
của chuyến bay MH370 Malaysia Airlines".
Không loại trừ máy bay còn phát tín hiệu khi ở trên mặt
đất
Dẫn lời lãnh đạo hàng không dân sự Malaysia, Reuters loan
tin không loại trừ chiếc máy bay còn phát tín hiệu khi đã ở trên mặt đất. Tin
này làm le lói một hy vọng. Tuy nhiên, phần lớn giới chuyên gia vẫn nghiêng về
khả năng máy bay di chuyển về phía nam Ấn Độ Dương, một trong những vùng biển
cô lập nhất và sâu nhất thế giới. Và điều này khiến cho việc tìm kiếm các vết
tích của máy bay trở nên hết sức khó khăn, trong trường hợp máy bay bị rơi
xuống biển.
Hôm nay, Kuala Lumpur kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục
giúp đỡ để tìm kiếm máy bay mất tích một cách bí ẩn từ hơn một tuần nay, và
tuyên bố không loại trừ bất cứ một động cơ nào dẫn đến việc máy bay đột ngột
đổi hướng. Reuters cho hay, trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng, kiêm
quyền Bộ trưởng Giao thông Hishammuddin bin Tun Hussein, nhấn mạnh Kuala Lumpur
đã kêu gọi sự hỗ trợ của 25 nước, trong đó có Hoa Kỳ, Pháp và Trung Quốc, đặc
biệt liên quan đến các thông tin vệ tinh bổ sung.
Cơ trưởng chuyến bay MH370 là người đối lập với chính
quyền Malaysia
Về cuộc điều tra liên quan đến viên cơ trưởng chiếc
Boeing mất tích, các thông điệp gửi trên Facebook cho thấy phi công này là một
người đối lập tích cực chống lại liên minh cầm quyền tại Malaysia từ 57 năm
nay. Trước hôm máy bay mất tích, nhà đối lập cựu phó thủ tướng Anwar Ibrahim bị
kết án 5 năm tù vì bị buộc tội quan hệ tình dục đồng tính. Đây là một phán
quyết mang động cơ chính trị theo những người ủng hộ ông Ibrahim và các tổ chức
bảo vệ nhân quyền. Về vấn đề này, hãng Malaysia Airlines cũng như các đồng
nghiệp của cơ trưởng Zaharie Shah không tin rằng viên cơ trưởng đã có một hành
động như vậy để trả đũa chính quyền. Còn về người lái phụ Fariq, gia đình và
bạn bè mô tả đó là một con người sùng đạo và nghiêm túc trong công việc, chứ
không phải là một kẻ phóng đãng như điều được một số bài báo mô tả.
*****
MH370 và lỗ hổng của không lực
Malaysia
VNN – 3/17/2014
Sự mất tích bí ẩn của chiếc máy bay MH370
chở 239 người khi đang hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh đã khiến dư luận
đặt ra rất nhiều giả thuyết và nghi vấn.
Trong số đó có không ít câu hỏi rằng tại sao quân đội
Malaysia không hay biết điều gì đang diễn ra vào lúc đó, và có bao nhiêu lỗ
hổng như thế trong các hệ thống phòng không ở một khu vực mà bầu không khí quốc
phòng và an ninh những ngày này đang "tăng nhiệt".
Hãng BBC cho biết có tin
nói rằng radar quân sự cơ bản của Malaysia đã phát hiện một liên lạc không rõ
danh tính qua không phận nước này, và giờ đây nó được xác nhận là MH370. Nhưng
khi ấy họ đã không hề hành động.
"Vậy không lực
Malaysia lúc đó đang ở đâu?", cựu phi công Không lực Hoàng gia Anh và là
nhà phân tích không gian vũ trụ Andrew Brookes đặt câu hỏi.
"Kể từ sau vụ 11/9,
các hệ thống phòng không trên khắp thế giới đều được báo động về một máy bay
dân dụng bị không tặc nhằm vào một mục tiêu giá trị. Và một vài mục tiêu còn
nổi tiếng hơn tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur", BBC dẫn lời ông
Brookes.
Theo chuyên gia này, khi
MH370 dường như quay trở lại mà không báo trước, các chuông báo động lẽ ra đã
phải rung lên trong đầu giới chức quân sự và các nhà quyết sách chính trị của
Malaysia.
"Khi vụ việc li kỳ
này kết thúc, chính phủ Malaysia và không lực nước này chắc chắn sẽ có nhiều
vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết, chứ không chỉ các lỗ hổng trong lĩnh vực
giám sát không phận của họ", ông Brookes nhận xét thêm.
Ấn bản Military Balance
mới nhất của Viện Các nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) nhận định, các
chương trình lớn về hiện đại hóa trang thiết bị của Malaysia đã giúp nước này
nâng cao năng lực phòng thủ bên ngoài. Mặc dù vậy, không lực Malaysia vẫn tương
đối nhỏ.
Có thể đến nay đã có
người đặt ra câu hỏi về quy trình và tầm phủ sóng radar của Malaysia. Thế
nhưng, đến nay vẫn chưa có lời đáp nào về hồ sơ chuyến bay MH370 và điều gì có
thể giúp cho một máy bay chở khách hai động cơ lớn như Boeing 777 tránh bị nhận
diện.
Quyền Bộ trưởng Vận tải
Malaysia Hishammuddin Hussein, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, bác bỏ giả thuyết cho
rằng các quy trình hoạt động tiêu chuẩn của không lực nước này đã bị chọc
thủng.
"Đây là một vụ chưa
từng có tiền lệ", ông nói. "Nó có thể làm thay đổi lịch sử ngành hàng
không. Tôi nghĩ nó là bài học rút ra cho tất cả mọi người".
Tất nhiên, đầu tư để
nâng cao năng lực chỉ là một chuyện, vấn đề là phải đào tạo và sử dụng hiệu quả
các quy trình cùng các nguồn lực.
Malaysia đã lên tiếng
nhờ các nước trong và ngoài khu vực xem xét lại dữ liệu radar cả quân sự và dân
sự của họ. Đây là một khu vực đang chứng kiến sự gia tăng về đầu tư vào các
năng lực quốc phòng tân tiến.
Tuy nhiên, cũng có nhiều
câu hỏi dành cho các nước rằng liệu các hệ thống phòng thủ của họ có tốt đúng
như vẻ bề ngoài, hay là còn có nhiều lỗ hổng khác.
Dường như vào một thời
điểm, MH370 đã di chuyển theo hướng giữa các quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn
Độ. Nhưng có tin các hệ thống radar quân sự thậm chí có thể không hề hoạt động.
Ở những môi trường không
gian phát triển hơn như Bắc Mỹ và châu Âu, lúc nào cũng có một sự giám sát liên
tục. Bên cạnh đó còn có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhân viên kiểm soát không
lưu dân sự và quân sự. Vì vậy, nếu bên radar quân sự phát hiện một tiếp xúc
không rõ danh tính thì quy trình bình thường là phải kiểm tra với bên dân sự để
xác định liệu có một hệ thống tiếp sóng nào đọc được nhận dạng hay không. Nếu
không thì cần phải cố tiếp xúc với máy bay qua radio. Và một lần nữa nếu không
có phản hồi thì sẽ phải điều động ngay máy bay chiến đấu.
Những quy trình kể trên
đã được thiết lập từ lâu, thường xuyên được thực hiện trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh và càng được củng cố sau vụ khủng bố 11/9.
Tất nhiên, mọi giám sát
radar dân sự đều có những điểm yếu. Chẳng hạn, việc lần ra một máy bay đang bay
ở tầm thấp là điều không dễ dàng, ngay cả những hệ thống tinh vi nhất cũng có
thể bị bất ngờ.
Năm 1987, phi công
nghiệp dư Đức Mathias Rust đã khiến quân đội Liên Xô lúng túng khi tự do điều
khiển một chiếc máy bay nhẹ qua mặt một hệ thống phòng không được cho là tinh
vi nhất trên thế giới để hạ cánh xuống Quảng trường Đỏ Moscow.
Và vào ngày 11/9/2001,
khi các chiến đấu cơ bảo vệ bầu trời Mỹ được điều động thì họ lại bay hướng ra
biển. Không ai nghĩ mối đe dọa không tặc lại từ chính bên trong không phận Mỹ.
Nhưng sự kiện đó đã làm thay đổi hoàn toàn các quy trình và nhận thức.
Thanh Hảo
*****
Úc tìm thấy mảnh vỡ
nghi là của MH370
BBC - Thứ
năm, 20 tháng 3, 2014
Không chỉ các nước
vùng Thái Bình Dương mà Na Uy cũng cử một tàu nghiên cứu biển của
mình có mặt ở Ấn Độ Dương đến điểm Úc nói đã tìm thấy một số
mảnh vỡ nghi là của MH370.
Chính quyền Na Uy
trong cuộc họp báo ở Oslo trưa ngày thứ Năm cho hay nhóm tìm kiếm hải
dương 'giàu kinh nghiệm' của họ đang có mặt trên chiếc tàu sẽ hoạt
động qua đêm nay giờ Đông Nam Á.
Tin từ Oslo cũng
nói tàu của Na Uy, chiếc Höegh St Petersburg là tàu biển duy nhất đang
có mặt tại điểm này.
Cùng lúc, nhiều
tàu và phi cơ của Úc và quốc tế đang tiến đến khu vực được cho là
có ít nhất hai mảnh vỡ có thể là của MH370.
Tuy thế, theo phóng
viên Jennifer Pak của BBC từ Kuala Lumpur, chính quyền Malaysia và Úc
cũng vẫn thận trọng trong việc xác định cụ thể đó có phải là các
mảnh của phi cơ Boeing 777 'mất tích' hay không.
Trước đó, trong
ngày 20/3, Thủ tướng Úc, Tony Abbott nói hai mảnh vỡ nghi là của
chiếc phi cơ hàng không Malaysia Airlines 'mất tích' đã được tìm thấy
ngoài khơi phía Tây nước Úc, cách Perth chừng 1500 dặm.
Ông Abbott nói những
vật thể được nhìn thấy qua hình ảnh vệ tinh.
Một máy bay Orion
đã được điều tới khu vực này để tìm kiếm, Thủ tướng Abbott phát
biểu trước Quốc hội Úc.
'Rất khó tìm'
“Sau khi các chuyên
gia phân tích hình ảnh, hai vật thể tình nghi đã được xác định,” ông
nói thêm.
Tuy nhiên, ông Abbott
cũng cảnh báo rằng việc tìm các vật thể này sẽ rất khó khăn và
có thể chúng không liên quan gì đến chiếc máy bay.
Một số lần các
phương tiện tìm kiếm đã nhìn thấy một số vật thể khả nghi nhưng cho
đến nay không có cái nào chính xác cả.
Amsa nói các vật
thể này được xác định là ở cách thành phố Perth khoảng 2,500 cây số
về phía tây nam.
"Đây là một phương hướng, đây có là
manh mối tốt nhất hiện nay. Nhưng chúng tôi cần phải đến nơi, tìm ra
chúng, nhìn thấy và đánh giá chúng để xem chúng thật sự có ý
nghĩa hay không."
John
Young, người đứng đầu Cơ quan An toàn Hàng hải Úc
Các vật thể này
có kích thước 'tương đối lớn', ông John Young, người đứng đầu Amsa cho
biết. Vật thể lớn nhất có kích thước khoảng 24 mét, ông nói thêm.
"Các chỉ dấu
mà tôi thấy là chúng có kích thước tương đối lớn và có lẽ bị phủ
đầy nước và trồi lên sụt xuống trên mặt biển".
"Đây là một
phương hướng, đây có là manh mối tốt nhất hiện nay. Nhưng chúng tôi
cần phải đến nơi, tìm ra chúng, nhìn thấy và đánh giá chúng để xem
chúng thật sự có ý nghĩa hay không," ông nói.
Ông cũng cảnh báo
rằng tầm nhìn hạn chế ở vùng biển này có thể gây khó khăn cho việc
tìm kiếm.
Phía Úc đã thông
báo với giới chức Malaysia về diễn biến này vào sáng ngày 20/3.
"Chúng tôi theo
sát từng manh mối và lần này tôi hy vọng rằng kết quả sẽ tích
cực," Bộ trưởng Giao thông tạm quyền Hishammuddin Hussein nói.
FBI vào cuộc
"Chúng tôi nhận thấy mức độ hợp tác của
Chính phủ Malaysia là rất mạnh mẽ."
Phát
ngôn nhân Nhà Trắng Jay Carney
Cục Điều tra Liên
bang Mỹ (FBI) đang trợ giúp chính phủ Malaysia tìm kiếm chuyến bay MH370
hiện đã mất tích gần được hai tuần lễ.
Các nhà điều tra
Mỹ được tin rằng đang giúp chính quyền Malaysia nghiên cứu mô hình mô
phỏng bay được lấy tại nhà cơ trưởng của chuyến bay MH370.
Vị cơ trưởng này
được cho là đã xóa một số dữ liệu khỏi khỏi máy tính của mô hình.
Thông qua văn phòng
pháp lý của mình ở Kuala Lumpur, FBI ‘tiếp tục làm việc với các cơ
quan chức năng có liên quan của Malaysia và tiếp tục hỗ trợ Chính phủ
Malaysia trong việc điều tra chuyến bay mất tích,’ một thông cáo của
FBI hôm 12/3 cho biết.
Tuy nhiên, cơ quan
này không bình luận về các chi tiết của cuộc điều tra cũng như những
thông tin mà giới chức Malaysia đã cung cấp.
Cũng trong hôm 12/3,
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết nước ông ‘đã triển khai tất cả
lực lượng hiện có để tham gia tìm kiếm’.
Trước đó, phát ngôn
nhân Nhà Trắng Jay Carney cho biết Malaysia cũng đã trao đổi với các cơ
quan điều tra tai nạn hàng không và giao thông của Mỹ.
“Chúng tôi nhận
thấy mức độ hợp tác của Chính phủ Malaysia là rất mạnh mẽ,” ông
nói.
Một quan chức thực
thi pháp luật của Mỹ nói với hãng tin Anh Reuters rằng giới chức
Malaysia đã cung cấp cho FBI các dữ liệu mà cả hai phi ông của chuyến
bay MH370 lưu trữ, bao gồm một ổ cứng gắn với mô hình mô phỏng bay
của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah được tìm thấy tại nhà ông
Tuy nhiên vị quan
chức này cũng nhấn mạnh rằng không có gì đảm bảo cuộc điều tra của
FBI sẽ tìm ra manh mối nào.
Người đứng đầu lực
lượng cảnh sát Malaysia Khalid Abu nói một số dữ liệu trên ổ cứng
này đã bị xóa hôm 3/2 và rằng các nhà điều tra đang tìm cách khôi
phục lại các dữ liệu này.
Quyền Bộ trưởng
Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein nhấn mạnh rằng vị cơ trưởng này
vẫn được xem là vô tội cho đến khi có đủ chứng cứ kết luận là có
tội và rằng thân nhân của ông đang hợp tác với nhà chức trách.
Việc xóa dữ liệu
cũng không phải là điều gì đáng nghi, ông nói thêm, nhất là khi để
cho trống bộ nhớ.
*****
Tin sốc! Hành
trình của chuyến bay MH 370 - đáp xuống an toàn!
ITN - Chủ Nhật, ngày 16 tháng 3 năm 2014
Báo Anh The Guardian dẫn nguồn tin từ
giới chức Malaysia nói chiếc MH370 đã bị ép hạ cánh xuống khu vực biên giới
giữa Trung Quốc và Kyrgyzstan, nhưng tọa độ chính xác chưa được tiết lộ.
Trong khi đó, hãng tin nhà nước Trung
Quốc Tân Hoa Xã phát đi bản tin nói Bắc Kinh vẫn đang thúc giục Malaysia cung
cấp thông tin "toàn diện và chính xác" về số phận MH370.
Ấn Độ, một trong những nước tham gia
tìm kiếm MH370 hôm nay bị cho là đã không bật radar quân sự thường xuyên, điều
này góp phần lý giải vì sao MH370 'tàng hình' bí ẩn, theo tờ Indian Express.
*****
Trước khi đọc tin nầy thì các bạn của mình đừng nghĩ là
tin chính thức từ chính quyền Malaysia hay bất cứ nguồn nào nhé.
Đây là kết quả những gì mà HACKER TRẮNG đã tìm được. Tin
nầy chỉ chia sẻ với các bạn trong friendlist thôi. Người ngoài friendlist đừng
hỏi mình kiếm đâu ra thứ nầy nhé.
Tin hay không là tùy bạn mình, duy có điều Thùy Trang
khui được cái nầy cũng mất thì giờ lắm vì mình phải chạy ra đường dùng wifi của
một Hotel để làm việc.
Các bạn xem trong hình là đường bay tránh radar của
không tặc. Máy bay đã đáp xuống an toàn tại phi trường OSH AIRPORT của
Kyrgyzstan.
Khi máy bay bắt đầu cất cánh khoảng 30 phút thì không tặc
là 20 người Trung Quốc gốc Hồi Giáo khống chế. Không tặc đã vào được buồng máy
và bắt 2 phi công tắt bộ phận điện đàm lúc 1 giờ 7 phút. Phi công trưởng vẫn
giữ hệ thống thứ hai để liên lạc nhưng bị phát hiện lúc 1 giờ 20 phút.
Sau đó nhóm không tặc đã bắt máy bay, bay lên cao độ là
45,000 feet rồi bẻ lái sang hướng Ấn Độ Dương trong trong 10 phút rồi hạ độ cao
trở lại 25,000 feet.
Sau khi giữ được độ cao trong vùng không có radar phủ
sóng thì không tặc đã bắt chiếc máy bay bay vào không phận Burma, bay dọc ngang
theo, bên ngoài biên giới Trung Quốc để tới phi trường OSH AIRPORT của
Kyrgyzstan và đáp xuống an toàn. Dưới đất đã có nhóm chiến binh khống chế nhân
viên phi trường để đón máy bay.
Tất cả những dữ liệu không tặc được Malaysia giấu kín, vì
lý do nào đó, chưa công bố. Malaysia đã biết rõ thông tin vì từ 1 giờ 7 phút
viên phi công đã mở điện đài lén báo về Malaysia diễn biến trên máy bay tổng
cộng là 14 phút.
Hiện nay thông tin nầy dĩ nhiên không có ai biết ngoài
chúng ta, những người bạn của Thùy Trang biết thôi. Các bạn chờ đi, trong
vài ngày nữa sẽ có nhiều cuộc tranh cãi và khi Malaysia đưa ra thông tin thì sẽ
giống hệt những gì Thùy Trang vừa trình bày xong.
Vui vẽ nhé, các bạn an tâm đi, không tặc chỉ muốn bắt con
tin để làm neo với Trung Quốc thôi. Trên máy bay có cả đoàn nghệ thuật, họa sĩ,
đạo diễn Trung Quốc...
Theo Facebook
Nguyễn Thùy Trang
*****
Máy bay Malaysia mất tích : Bắc Kinh đưa lực lượng hùng
hậu xuống Ấn Độ Dương
RFI - Chủ nhật 23 Tháng Ba 2014
Phát hiện của vệ tinh Pháp được loan báo vào lúc thế
giới ráo riết huy động lực lượng đến miền nam Ấn Độ Dương để tìm kiếm chiếc máy
bay Malaysia mất tích. Riêng Trung Quốc – có số lượng hành khách đông nhất trên
chuyến bay MH370 bị nạn, vào hôm nay 23/03/2014, đã đưa thêm hai phi cơ đến
thành phố Perth ở Úc để tham gia tìm kiếm.
Thông tín viên RFI Heike Schmidt ở Bắc Kinh cho biết chi
tiết :
“Trung
Quốc dường như cũng thiên về giả thuyết là chiếc Boeing 777 của hãng Malaysia
Airlines đã rơi xuống biển ngoài khơi nước Úc. Cho nên, Bắc Kinh đã tăng cường
phương tiện tham gia tìm kiếm ở Ấn Độ Dương.
Năm chiếc tàu Trung Quốc đang đi xuống phía nam, cộng
thêm tàu phá băng Tuyết Long đã có mặt tại chỗ. Vào hôm nay, hai máy bay vận
tải Iliouchine II-76 của Không quân Trung Quốc cũng đã đến vùng tìm kiếm, tiếp
sức cho các phi cơ Úc và New Zealand.
Những chiếc máy bay này bay ở độ thấp, để êkíp trên máy
bay thể dùng mắt thường quan sát mặt biển. Đây là một công việc không phải dễ
dàng trên một vùng rộng đến 36,000 cây số vuông.
Việc tìm kiếm mảnh vỡ được tăng tốc trong vùng này từ
sáng nay sau khi Trung Quốc công bố vào hôm qua một bức hình chụp từ một vệ
tinh của họ, cho thấy một vật nổi rộng 13 mét, dài 22 mét, cách nơi mảnh vỡ mà
Úc phát hiện khoảng 120 cây số.
Tuy nhiên vẫn phải thận trọng : Những mảnh mà vệ tinh
Trung Quốc phát hiện vẫn chưa được xác định là vật gì. Chưa ai có thể xác định
rằng đó là các vật thể có liên quan đến chiếc Boeing bị mất tích.
Hơn nữa đó lại là những hình ảnh vệ tinh Trung Quốc chụp
từ ngày 18/03. Với các dòng hải lưu được cho là mạnh trong vùng tìm kiếm, không
chắc là những vật nổi đó còn ở chỗ được phát hiện vào hôm nay ».
Tags: Ấn Độ Dương - Châu Á - Cứu Hộ - Cứu Nạn - Malaysia - Tai Nạn - Trung Quốc
*****
Máy bay Malaysia mất tích : Vệ tinh Pháp cũng phát hiện
vật lạ trên Ấn Độ Dương
RFI - Chủ nhật 23 Tháng Ba 2014
Sau hơn hai tuần biệt tăm, phải chăng tông tích chiếc
Boeing của hãng hàng không Malaysia đã được phát giác. Sau Úc, Trung Quốc, hôm
nay 23/03/2014, đến lượt Pháp chuyển đến giới điều tra những bức ảnh do vệ tinh
Pháp chụp được tại vùng tìm kiếm ở phia nam Ấn Độ Dương.
Theo thông báo của Bộ Giao thông Malaysia, những ảnh mới
này cho thấy một số vật nổi khả nghi, tại vùng tìm kiếm chính hiện nay ở miền
nam Ấn Độ Dương, ngoài khơi nước Úc.
Trong thông cáo, Bộ Giao thông Malaysia cho biết là trong
ảnh, có thể thấy “những khối
trông giống như vật thể nổi trên biển gần hành lang phía nam” ở Ấn
Độ Dương, nơi được cho là khu vực mà chiếc phi cơ Malaysia có thể rơi, và hiện
đang là vùng tập trung các phương tiện tìm kiếm.
Hình ảnh mà vệ tinh Pháp chụp được đã được gửi đến Úc,
nước có trách nhiệm điều phối hoạt động tìm kiếm. Tuy nhiên, Bộ Giao thông
Malaysia không đi vào chi tiết của các bức ảnh, chẳng hạn như kích thước, số
lượng hoặc vị trí của các vật thể nổi.
Nhiều vật nổi đã từng được vệ tinh phát hiện vào hai ngày
16 và 18/03 ở khu vực nằm giữa mũi tây nam của Úc và Nam Cực, một vùng rộng
lớn, nằm cách thành phố Perth của Úc khoảng từ 2000 đến 2500 km về phía tây
nam. Khu vực này đang tập trung các phương tiện tìm kiếm trên không và trên
biển.
Thông tin về phát hiện của vệ tinh Pháp đã khiến cho giới
tìm kiếm chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích thêm lạc quan, vào lúc nhiều phương
tiện hùng hậu và tối tân đang được huy động đến khu vực khả nghi.
Trong số này, người ta đặc biệt chú ý đến chiếc phi cơ
gián điệp mới nhất của Mỹ P-8A Poseidon, có tầm hoạt động 7500 km, không cần
tiếp tế nhiên liệu, và được trang bị camera với độ phân giải cực cao, có thể
phát hiện những vật thể nhỏ mấp mé dưới mặt nước.
Dẫu sao Thủ tướng Úc Tony Abbott vào hôm nay không che
giấu thái độ lạc quan, nhất là sau phát hiện của vệ tinh Trung Quốc được loan
báo vào hôm qua.
Từ Melbourne, Thông tín viên RFI Caroline Lafargue tường
trình :
“Vật
thể dài 22 mét mà vệ tinh Trung Quốc đã phát hiện được hôm thứ Ba 18/03, có thể
là vật thể dài khoảng 24 mét mà vệ tinh Úc đã ghi nhận hôm Chủ nhật trước đó,
trong cùng khu vực phía nam Ấn Độ Dương. Nếu đó là cùng một vật, thì nó đã trôi
dạt trên khoảng cách 120 cây số trong vòng 38 tiếng đồng hồ.
David Mearns, chuyên gia trong việc tìm kiếm tàu chìm,
giải thích: “Chúng tôi sử dụng những dữ liệu này để tìm kiếm xác máy bay 5 ngày
sau phát hiện cuối cùng của vệ tinh. Hôm nay tôi lạc quan hơn hôm qua nhiều”.
Vào hôm qua còn có thêm thông tin mới khác : Phi hành
đoàn một chiếc máy bay dân sự tham gia tìm kiếm đã nhìn thấy rất nhiều mảnh vỡ
nhỏ. Một chiếc máy bay quân sự trang bị tốt hơn đến nơi sau đó, nhưng lại không
thấy gì ngoài một mớ rong biển.
Tuy nhiên, Thủ tướng Úc Tony Abbot đã không ngần ngại
tuyên bố là đã có “một số hướng tìm kiếm đáng tin cậy và hy vọng ngày càng lớn.
Tôi nói rõ là đó chỉ là hy vọng mà thôi, hy vọng hiểu được chuyện gì đã xẩy ra
với chiếc máy bay”.
Vào hôm nay đã có 4 phi cơ - 2 của Nhật và 2 của Trung
Quốc - đến nơi tham gia vào đội tìm kiếm”.
Tags: Ấn Độ Dương - Châu Á - Cứu Hộ - Cứu Nạn - Malaysia - Máy Bay - Pháp - Quốc Tế - Tai Nạn - Vệ Tinh
*****
Giả thiết đơn giản nhất về lý do MH370 quay đầu rồi mất tích
VNE - Chủ
nhật, 23/3/2014
Một phi công hạng nhất người Canada
cho rằng có ngọn lửa xuất hiện trên MH370, buộc phi hành đoàn phải chuyển hướng
đến sân bay gần nhất để hạ cánh khẩn, nhưng họ đã không kịp.
Nhiều giả thiết xung quanh sự mất tích bí ấn của chuyến bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines đã được đưa ra, từ bị khủng bố, không tặc tấn công, phi công tự sát và thậm chí là va chạm với thiên thạch hoặc sao băng.
Tuy nhiên, Chris Goodfellow không tin vào những giả thiết
trên. Ông tìm ra một cách lý giải đơn giản hơn sau khi quan sát đường băng dài
4 km ở sân bay quốc tế Langkawi trên quần đảo Langkawi, tây bắc Malaysia.
Chris Goodfellow là phi công lái máy bay nhiều động cơ
hạng nhất người Canada với 20 năm kinh nghiệm. Ông có bài viết trên tài khoản
mạng xã hội Google+ phân tích về nguyên nhân khiến MH370 quay đầu. Dưới đây là
nội dung bài viết.
Cơ trưởng MH370 đã xử
lý đúng cách
Chúng ta đều biết câu chuyện về chuyến bay MH370. Đó là
chiếc phi cơ Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) chở theo
239 người, cất cánh từ Kuala Lumpur vào sáng sớm 8/3 và bay đến Bắc Kinh, Trung
Quốc. Đó là một đêm nóng nực. Một máy bay hạng nặng.
Khoảng một giờ sau đó, hình ảnh chuyến bay trên màn hình
radar theo dõi biến mất, khi nó đang ở trên vùng biển giữa Malaysia với Việt
Nam. Điều này có nghĩa là hệ thống phát đáp và radar theo dõi phụ của máy bay
đã bị tắt.
Hai ngày sau đó, chúng ta biết thêm thông tin radar quân
sự Malaysia (một hệ thống radar quan trọng, theo dõi máy bay bằng sóng phản xạ
thay vì dựa vào thiết bị phát đáp máy bay) phát hiện MH370 đã quay trở lại, bay
theo hướng tây nam dọc theo bán đảo Malaysia, đi vào bầu trời trên eo biển
Malacca.
Mấu chốt vấn đề nằm ở thông tin này. Cơ trưởng MH370
Zaharie Ahmad Shah là một phi công nhiều kinh nghiệm, với hơn 18,000 giờ bay.
Có thể các phi công trẻ tuổi không chú ý đến điểm trên. Tuy nhiên, những
phi công già dặn như chúng tôi đều nắm rõ vị trí của các sân bay hoặc cảng tàu
an toàn gần nhất dọc theo đường bay. Những sân bay ở phía sau, phía trước
hoặc ngang vị trí phi cơ. Chúng luôn nằm trong trí óc của chúng tôi. Nếu có sự
cố xảy ra, chúng tôi phải biết trước mình cần phải làm gì.
Ngay khi biết thông tin MH370 chuyển hướng, bản năng phi
công của tôi cho biết cơ trưởng Zaharie đang tìm đến một sân bay. Ông ấy hướng
thẳng tới Langkawi, nơi có đường băng dài 4 km hoặc có thể đáp xuống mặt
nước mà không có vật cản. Zaharie không chọn quay lại Kuala Lumpur bởi ông
biết máy bay sẽ phải vượt qua những đỉnh núi cao 2.4 km. Ông biết địa hình sẽ
thuận lợi hơn nếu hướng về Langkawi. Ngoài ra, khoảng cách đến nơi này còn gần
hơn về Kuala Lumpur.
Sau khi quan sát vị trí sân bay Langkawi trên Google
Earth, tôi thấy cơ trưởng MH370 đã có cách xử lý chính xác. Chuyến bay gặp phải
một số sự cố nghiêm trọng nào đó, buộc ông phải ngay lập tức chuyển hướng tới
một sân bay gần nhất, an toàn nhất.
Máy bay có thể gặp
hỏa hoạn
Đối với tôi, việc các thiết bị phát đáp và hệ thống liên
lạc ngừng hoạt động cho thấy có ngọn lửa xuất hiện trên MH370. Và đó có thể là
cháy do chập điện. Trong trường hợp có hỏa hoạn, việc đầu tiên phi công
cần làm là tắt mạch điện chính rồi bật lại từng mạch điện một cho đến khi phát
hiện ra mạch gặp sự cố. Nếu các phi công tắt mạch điện chính, phi cơ sẽ bay một
cách im lặng.
Đó có vẻ là một sự cố nghiêm trọng, phi hành đoàn trên
MH370 bận rộn với việc vừa lái máy bay vừa cố gắng dập lửa. Thứ tự công việc
cần ưu tiên trong tình huống này là bay, định vị và cuối cùng mới liên lạc.
Có hai loại hỏa hoạn có thể đã xảy ra. Ngọn lửa xuất hiện
do chập điện thường không lan nhanh, mạnh và khói gây bất tỉnh có thể xuất hiện
hoặc không.
Khả năng thứ hai, dựa theo lịch trình bay, là bánh đáp
phía trước quá nóng, khiến nó bị nổ và từ từ bốc cháy lúc máy bay đang cất
cánh. Hãy nhớ các yếu tố sau: phi cơ hạng nặng, thời tiết nóng bức, mực nước
biển, đường băng cất cánh dài. Một tai nạn tương tự từng xảy ra với một máy bay
4 động cơ DC-8 ở Nigeria năm 1991.
Chiếc lốp bốc cháy sinh ra những thứ khủng khiếp, trong
đó có khói gây bất tỉnh. Vâng, các phi công sẽ sử dụng mặt nạ oxy nhưng cách
này không nên dùng khi có lửa. Họ nên sử dụng mặt nạ chống khói nhưng biện pháp
này chỉ duy trì được vài phút tùy theo mức độ khói. (Tôi luôn mang theo một mặt
nạ chống khói trên chuyến bay hoặc trong hành lý nếu đi máy bay).
Điều tôi nghĩ đến tiếp theo là phi hành đoàn bị vô hiệu
hóa bởi khói. Phi cơ vẫn tiếp tục bay nhờ hệ thống lái tự động cho đến khi nó
hết nhiên liệu hoặc khi ngọn lửa phá hủy hệ thống điều khiển. Sau đó máy bay
rơi xuống. Bạn có thể tìm thấy MH370 dọc theo đường bay đó, tìm kiếm ở những
nơi khác là vô nghĩa.
Không tin vào những
giả thiết khác
Tôi không tin vào những giả thiết liên quan đến yếu tố
con người như không tặc, giết người, tự tử hay việc có một kỹ sư hàng không có
mặt trên chuyến bay, trừ khi có bằng chứng thuyết phục.
Chúng ta biết rằng câu nói cuối cùng mà trạm kiểm soát
không lưu nhận được, dưới góc nhìn của một phi công, là hoàn toàn
bình thường. "Chúc ngủ ngon"
là câu nói theo thói quen khi phi cơ chuẩn bị chuyển vùng, được một trạm kiểm
soát không lưu mới tiếp quản.
Theo tôi, câu chúc còn có ý nhấn mạnh mọi thứ trên chuyến
bay vẫn ổn. Chúng ta nên nhớ rằng còn có nhiều cách khác để phi công cảnh báo
tình hình nếu có nguy hiểm. Một đoạn mã báo hiệu phi cơ bị tấn công hoặc chỉ
cần một số bị sai trong tín hiệu thiết bị phát đáp truyền đi cũng có thể báo
với trạm kiểm soát không lưu rằng phi cơ gặp sự cố.
Mọi phi công có trình độ hiện còn biết gửi tín hiệu SOS
qua microphone. Ba tiếng lách cách nhỏ cũng có thể báo hiệu nguy hiểm. Do đó,
tôi kết luận rằng tại thời điểm phi công "chúc ngủ ngon" thì MH370
vẫn bình thường. Tuy nhiên, có thể lúc này đã có một số sự cố xảy ra với
máy bay mà phi công không hề hay biết.
Rõ ràng là ACARS, hệ thống truyền thông tin tự động, đã
không hoạt động trước lúc "chúc ngủ ngon". Tuy nhiên, việc vô hiệu
hóa ACARS là không hề đơn giản. Điều này càng khiến tôi tin rằng có sự cố liên
quan đến hệ thống điện hoặc chập điện gây cháy hơn là việc ACARS bị ai đó tắt.
Tôi đưa ra giả thiết rằng các phi công dường như không nhận ra ACARS không hoạt
động.
Những báo cáo cho rằng MH370 thay đổi độ cao nhiều lần
không phải dựa trên dữ liệu do hệ thống phát đáp trên máy bay tạo ra mà là
do radar phát hiện được ở khoảng cách khoảng 320 km. Với khoảng cách này, các
dữ liệu độ phương vị có thể bị thay đổi bởi không khí. Và tôi không tin tưởng
vào những báo cáo được cho là có độ tin cậy cao này.
Tuy nhiên, hãy thử xem xét giả thiết rằng, trong phút
cuối cùng, phi công đã cố đưa máy bay lên độ cao 13.7 km để hy vọng lượng oxy
ít nhất trong không khí có thể giúp dập lửa. Đó là một kịch bản có thể chấp
nhận được. Ở độ cao 13.7 km, việc giữ máy bay ổn định là rất khó trong khi tầm
bay bị thu hẹp còn tốc độ rơi xuống lại tăng nhanh.
Lúc này, MH370 đang bay ở độ cao tối đa cho phép. Những
số liệu thu được về việc máy bay hạ độ cao rất nhanh có thể là do một cú lao
xuống (stall), rồi sau đó máy bay giữ được ở độ cao khoảng 7,6 km. Thậm chí có
thể là phi công đã chủ động hạ độ cao nhằm dập tắt ngọn lửa.
Đối với tôi, việc đưa máy bay lên độ cao 13.6 km trong
trường hợp phi cơ bị cướp là không hợp lý.
Thời gian bay thêm
của MH370
Ngoài nhiên liệu để bay đến Bắc Kinh như lịch trình,
MH370 còn được bơm thêm một lượng nhiên liệu đủ cho 45 phút bay thêm nữa để có
thể tới sân bay khác, có thể là Thượng Hải, nếu có rắc rối. Có thể nhiều hơn.
MH370 tiêu thụ hết khoảng 20-25% nhiên liệu cho quá trình
cất cánh và đạt độ cao ổn định trong một giờ bay đầu tiên. Do đó, khi quay trở
lại Langkawi, máy bay chỉ còn nhiên liệu đủ cho 6 giờ bay hoặc hơn một chút.
Điều này phù hợp với khoảng thời gian mà vệ tinh của Inmarsat nhận được những
tín hiệu "ping" của MH370 cho đến khi nó hết nhiên liệu.
Việc MH370 tiếp tục bay cho đến khi hết nhiên liệu khiến
tôi cho rằng phi hành đoàn đều bất tỉnh và phi cơ cứ thế hướng về phía nam Ấn
Độ Dương.
Chúng ta không nên phỏng đoán thêm điều gì trừ khi có
bằng chứng rõ ràng. Việc cáo buộc các phi công có âm mưu là vô nghĩa bởi có thể
chính họ có thể đã phải vất vả dập lửa hoặc xử lý các sự cố kỹ thuật để cứu máy
bay.
Zaharie là anh hùng
Cơ trưởng Zaharie là một anh hùng khi ông cố gắng hết sức
để chuyển hướng phi cơ về phía Langkawi. Tôi không nghi ngờ điều đó. Đó chính
là lý do MH370 quay đầu. Nếu bị tấn công, máy bay sẽ tiếp tục bay lòng vòng cho
đến khi bọn không tặc quyết định điểm hạ cánh.
Điều đáng ngạc nhiên là không một ai, từ các phóng viên,
quan chức hay những phi công đang được báo chí phỏng vấn xem xét vấn đề này
dưới góc nhìn của một phi công. Nếu gặp sự cố, cơ trưởng sẽ lái MH370 đi đâu?
Nhờ Google Earth, tôi có thể tìm ra sân bay Langkawi trong vòng 30 giây, phóng
to nó lên và ước tính độ dài đường băng. Và tôi tin rằng Zaharie biết về sân
bay này. Có thể ông ta từng bay tới đây vài lần.
Việc cần làm trên hết khi có hỏa hoạn trên máy bay là hạ
cánh nhanh nhất có thể. Có hai trường hợp mà tôi nhớ rất rõ. Đó là chiếc DC9
của AirCanada, theo tôi là đã hạ cánh ở Columbus, bang Ohio vào những năm 1980.
Phi công trên chuyến bay đã trì hoãn việc hạ cánh và bỏ qua một số sân bay. Phi
công này không biết rõ sân bay gần nhất là ở đâu. Chiếc DC9 sau đó hạ cánh
thành công với cái giá phải trả là mạng sống của hơn 30 hành khách.
Một trường hợp khác là phi cơ DC-10 của SwissAir rơi gần
tỉnh Nova Scotia, Canada. DC-10 chỉ còn cách thành phố Halifax, thủ phủ Nova
Scotia 15 phút bay thì ngọn lửa xuất hiện, buộc phi công phải cho máy bay hạ
cánh xuống đại dương. Đơn giản là vì họ không còn thời gian để xử lý theo cách
khác. Ngọn lửa xuất hiện khoảng một giờ sau khi phi cơ rời khỏi sân bay
Kennedy, Mỹ. Cùng như trường hợp MH370, các thiết bị phát đáp cũng như hệ thống
liên lạc đã bị tắt khi phi hành đoàn phải ngắt hệ thống điện để đối phó với ngọn
lửa.
Hãy thử bật Google Earth, nhập vào đó "Pulau
Langkawi" rồi so sánh với vị trí hướng bay cùng thông tin radar. Hiển
nhiên như hai cộng hai là bốn. Đối với tôi, đây chính là cách đơn giản nhất
trong việc lý giải tại sao MH370 quay đầu lại và bay theo hướng đó.
Một phi công thông minh. Ông ấy chỉ không có đủ thời
gian.
Như Tâm (theo Wired)
*****
MH370 'kết thúc' ở Nam
Ấn Độ Dương
BBC – Thứ
hai, 24 tháng 3, 2014
Thủ tướng Malaysia Najib Razak vừa đưa ra
kết luận dựa trên phân tích mới rằng chuyến bay mất tích MH370 đã kết thúc ở
vùng Nam Ấn Độ Dương.
Ông Razak cũng cho
biết hãng hàng không Malaysia đã thông báo tới thân nhân của 239 hành khách và
phi hành đoàn.
Chiếc máy bay của
Malaysia bị mất tích sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur hôm 08/03.
Thông tin trên được
đưa ra khi cuộc tìm kiếm quốc tế trên biển Ấn Độ Dương đã sang đến ngày thứ
Năm.
Phóng viên BBC được
chứng kiến tin nhắn từ hãng hàng không Malaysia tới một trong những người thân
của những người có mặt trên chuyến bay rằng "không còn nghi ngờ gì"
chuyến bay MH370 đã mất và không có người sống sót.
Trước đó, máy bay của
Australia phát hiện hai vật thể trong chiến dịch tìm kiếm máy bay Malaysia bị
mất tích, và một chiếc tàu cũng đã tới khu vực để tìm.
Một vật thể có hình
tròn và màu xám hoặc xanh lá cây, vật kia hình chữ nhật và màu cam, Thủ tướng
Australia Tony Abbott cho biết.
Ông Abbott nói vẫn
không chắc chắn liệu những vật trên có phải từ chuyến bay MH370 hay không, và
có thể chỉ là vật trôi dạt của tàu chìm.
Hai vật thể này khác
với một số vật hình vuông, màu trắng mà máy bay quân sự Trung Quốc phát hiện
ra, ông Abbott nói thêm.
"Cơ quan An toàn
hàng hải Australia cho biết các vật thể được máy bay P3 Orion của Lực lượng
Không quân Hoàng gia Australia xác định vị trí. Và tôi có thể nói với Hạ viện
rằng tàu HMAS Success đang có mặt ở hiện trường và đang cố gắng xác định và vớt
các vật thể này," ông Abbott phát biểu trước quốc hội.
Các nhà điều tra cũng
tiến gần hơn tới việc giải thích "một trong nhứng bí ẩn vĩ đại trong thời
của chúng ta", ông nói.
Trước đó Pháp công bố
các dữ liệu từ vệ tinh cho thấy các mảnh vỡ có thể là của chuyến
bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích, theo Bộ
Ngoại giao Pháp.
Các mảnh vỡ này
được nhìn thấy ở nam Ấn Độ Dương.
Đây là lần thứ ba
có thông tin về mảnh vỡ được nhìn thấy ở vùng biển phía Tây Úc –
nơi đã trở thành trọng tâm tìm kiếm.
Chuyến bay MH370 từ
Kuala Lumpur đi Bắc Kinh đã mất tích hơn hai tuần lễ với 239 hành
khách cùng phi hành đoàn.
Dựa trên các thông
tin thu được từ vệ tinh, hoạt động tìm kiếm đã được tiến hành trên
hai hành lang hàng không: một kéo lên phía tây bắc từ điểm cuối cùng
phát hiện chiếc máy bay ở eo biển Malacca và một kéo xuống phía tây
nam.
Thông cáo của Bộ
Ngoại giao Pháp cho biết vật thể mà họ nhìn thấy nằm cách Perth
khoảng 2,300 km nhưng không nói rõ họ phát hiện
vào lúc nào.
Phía Pháp cũng nói
rằng giới chức của họ đã chuyển dữ liệu cho Malaysia dưới dạng
‘sóng phản hồi radar do vệ tinh phát ra’ chứ không phải hình ảnh.
Nguyên tắc hoạt động của radar là phát sóng radio hoặc sóng siêu âm
và lắng nghe sóng phản hồi lại.
*****
MH370 rơi ở Ấn Độ Dương, không
ai sống sót
VNE - Thứ hai,
24/3/2014
Công ty vệ tinh Inmarsat (Anh) đã làm
sáng tỏ đường bay của MH370. Theo đó, phi cơ đã bay dọc hành lang
phía nam và vị trí cuối cùng của nó là giữa Ấn Độ Dương, phía tây thành phố
Perth của Australia, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết trong cuộc
họp báo lúc 22h tối 24/3.
"Đó là một vùng hẻo lánh,
cách xa những khu vực máy bay có thể hạ cánh. Với nỗi buồn và tiếc
nuối vô hạn, tôi phải thông báo với mọi người rằng, dựa trên những phân
tích mới, chuyến bay MH370 đã kết thúc tại nam Ấn Độ Dương", AFP
dẫn lời ông Najib Razak trong một cuộc họp báo lúc 22h tại Kualar Lumpur (tức 21h
Hà Nội).
Tuyên bố này dường như đã dập tắt hy
vọng về việc có người sống sót sau khi chiếc phi cơ mất tích hôm 8/3.
Theo Thủ tướng Malaysia, dựa trên phân
tích mới của Chi nhánh Điều tra tai nạn Hàng không nước Anh và Công
ty vệ tinh Inmarsat (Anh), có thể kết luận rằng MH370 đã bay dọc hành lang phía
nam và vị trí cuối cùng của nó là ở giữa Ấn Độ Dương, phía tây thành phố Perth
của Australia.
Ông Razak cho hay, Công ty vệ tinh
Inmarsat, từng khẳng định chiếc phi cơ bay theo một trong hai hành lang
bắc hoặc nam, đã cố gắng lần được dấu vết hành trình bay cuối cùng của chiếc
Boeing 777-200 nhờ công nghệ hiện đại. "Sử dụng phương pháp phân tích
chưa từng dùng trong một cuộc điều tra dạng này, họ đã có thể làm sáng tỏ hơn
về đường bay của MH370", thủ tướng Malaysia nói.
Trước cuộc họp báo của Thủ
tướng, Hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) được cho là đã thông báo
với thân nhân những người mất tích cùng MH370 rằng, chiếc phi cơ rơi
ở Ấn Độ Dương và không ai sống sót. "Malaysia Airlines rất tiếc khi chúng
tôi phải cho rằng chuyến bay MH370 đã mất tích và không còn ai trên khoang sống
sót", BBC dẫn thông báo trong tin nhắn của MAS gửi tới các thân nhân.
Ông Razak kêu gọi giới truyền thông
tôn trọng sự riêng tư của các gia đình hành khách và thành viên tổ bay. Thủ
tướng Malaysia cho rằng, sự chờ đợi thông tin những ngày qua thật đau lòng và
thông tin mới nhất thậm chí còn khiến nỗi đau lớn hơn.
"Chúng tôi muốn trước tiên thông
báo với các bạn về diễn biến mới. Chúng tôi chia sẻ thông tin vì cam kết công
khai và sự tôn trọng dành cho các gia đình, hai nguyên tắc dẫn dắt cuộc điều
tra này", Thủ tướng Razak nói.
Ông cũng cho hay một cuộc họp báo sẽ
được tổ chức trong ngày mai với những chi tiết cụ thể hơn về phát hiện mới
nhất.
Các phóng viên có thể nghe thấy tiếng
khóc tại buổi thông báo dành cho người thân hành khách ở Bắc Kinh. Trong
buổi thông báo tương tự ở Kuala Lumpur, một người phụ nữ vừa khóc vừa đi ra
khỏi phòng.
Trang Facebook dành cho hành khách
người Mỹ duy nhất, Philip Wood, đăng thông điệp với các thân nhân rằng
"những trái tim chung nhịp đập của chúng ta giờ đây đang nhói
đau". "Xin hãy nâng đỡ tất cả những người thân yêu của chúng ta
trên chuyến bay MH370, cùng với những lời cầu nguyện và những suy nghĩ tốt
đẹp", CNN dẫn một bài viết trên trang này.
Chiều cùng ngày, máy bay Australia
quần thảo phía nam Ấn Độ Dương đã phát hiện hai vật thể mới, có hình tròn
và tam giác, nghi của máy bay Malaysia Airlines mất tích.
Một máy bay Trung Quốc cũng phát
hiện những "vật thể khả nghi" màu trắng, hình vuông. Chúng được máy
bay Australia xác định nằm cách Perth 2,500 km về phía tây nam, tuy nhiên chiếc
P-8 của Mỹ đã không thể định vị được những vật này. Bắc Kinh đồng
thời triển khai tàu phá băng Tuyết Long tới mục tiêu trên.
Pháp trước đó cũng công
bố ảnh vệ tinh cho thấy những mảnh vỡ, trong khi các máy bay xuất phát từ
phía bắc Perth cũng phát hiện những kệ gỗ, dây đai.
Ông Hishammuddin Hussein, Bộ
trưởng Giao thông và Quốc phòng Malaysia, xác nhận kho chở hàng của MH370
chứa hoa quả, 200 kg pin lithium và kệ gỗ.
Cuộc tìm kiếm máy bay chở 239 người
mất tích đã bước sang tuần thứ ba, tập trung vào khu vực nam Ấn Độ Dương và do
Cơ quan An toàn Hàng hải Australia (AMSA) điều phối.
Cảnh sát Malaysia cũng thẩm
vấn hơn 100 người trong cuộc điều tra về máy bay mất tích. Họ là những thân
nhân của cơ trưởng và cơ phó.
Hà Giang
*****
Vệ tinh Anh đã lần ra hướng bay của máy bay MH370 như thế
nào?
TNO-
25/03/2014
Thủ
tướng Malaysia Najib Razak vào hôm 24.3 cho biết một công ty vệ tinh Anh đã lần
ra được đường bay của máy bay
Malaysia mất tích “nhờ áp dụng một phương pháp phân tích chưa bao
giờ được dùng cho điều tra vụ việc dạng này”. Vậy phương pháp này là gì?
Công ty quản lý vệ tinh Inmarsat (Anh Quốc) chia sẻ với AFP rằng
họ đã tính toán được hướng bay của chiếc máy bay mất tích bằng cách đo đạc hiệu
ứng vật lý Doppler của những tín hiệu “ping” truyền hàng giờ từ chiếc Boeing 777.
Được biết, hiệu ứng Doppler là một hiệu ứng vật lý, đặt tên theo
nhà vật lý người Áo Christian Andreas Doppler, trong đó tần số và bước sóng của
các sóng âm, sóng điện từ hay các sóng nói chung, bị thay đổi khi mà nguồn phát
sóng chuyển động tương đối với người quan sát.
Trong
cuộc họp báo hôm 24.3, thủ tướng Malaysia
cũng cho biết phân tích của Inmarsat chỉ ra vị trí cuối
cùng của chiếc MH370 là ở vùng biển xa xôi phía tây nước Úc, tức là máy bay chỉ
có thể đã cạn nhiên liệu trên vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.
Bằng cách tính toán hiệu ứng Doppler của tín hiệu “ping” từ máy
bay, Inmarsat đã phỏng đoán được 2 hàng lang bắc và nam mà máy bay có thể đã
hướng tới và bay trong ít nhất là 5 tiếng đồng hồ.
Mặc dù hệ thống liên lạc trên máy bay đã bị tắt, các tín hiệu
“ping” từ chiếc máy bay vẫn tiếp tục được truyền cho vệ tinh, theo Inmarsat.
Tín hiệu “ping” là tín hiệu được máy bay phát tự động đến vệ tinh
và xuống trạm kiểm soát không lưu mặt đất, để đáp lại các tiếng ping phát từ
trạm mặt đất lên thông qua vệ tinh.
Do loại tín hiệu này không chứa dữ liệu định vị toàn cầu (GPS) hay
thông tin về thời gian, quãng đường, nên Inmarsat phải dựa vào khoảng thời gian
tiếng ping đáp lại từ máy bay.
“Chúng tôi đã tính toán hiệu ứng Doppler, tính toán sự thay đổi về
tần số dựa theo sự chuyển động của vệ tinh trong quỹ đạo”, ông Chris
McLaughlin, phó giám đốc đối ngoại của Inmarsat, giải thích.
“Kết quả là chúng tôi có được hướng bay dự đoán lên hành lang phía
bắc và một hướng bay dự đoán xuống hành lang phía nam”, ông này nói.
“Chúng tôi không rõ là chiếc máy bay có vẫn bay theo một tốc độ cố
định hay không, không rõ là nó có chuyển hướng tiếp sau đó hay không”, theo ông
McLaughlin.
“Do đó, chúng tôi đã áp dụng tốc độ bay tự động, tức khoảng 650
km/giờ. Chúng tôi áp dụng cái mà chúng tôi biết về lượng nhiên liệu và tầm bay
của chiếc máy bay để lần ra một loạt các thông tin về tín hiệu ping mà chúng
tôi có đây”.
"Thường thì các bạn muốn có số liệu 3 chiều, thông thường
mình sẽ có số liệu GPS. Nhưng vì máy bay bay trong khu vực đó không phát tín
hiệu cho biết vị trí của chúng, nên chúng tôi làm việc như mù. Đây là một
phương pháp độc đáo, lần đầu tiên được sử dụng”, ông McLaughlin bình luận.
Các chuyên gia của Inmarsat sau đó đã so sánh những con số này với
dữ liệu từ những chiếc máy bay thuộc Malaysia Airlines khác và dữ liệu của
những đường bay tương tự, từ đó rút ra kết luận chắc chắn rằng chiếc máy bay
MH370 chỉ có thể đi xuống phía nam và đã rơi sau khi cạn nhiên liệu.
Inmarsat đã giao phân tích này cho Cục Điều tra tai nạn hàng không
Anh (AAIB) vào hôm 23.3 để kiểm tra.
“Đến ngày 24.3 họ đã có thể khẳng định chắc chắn rằng chiếc máy bay
đã đi xuống hành lang phía nam”, ông McLaughlin nói.
Hoàng Uy
*****
MH370: Phát hiện thêm
122 vật thể
BBC - Thứ
tư, 26 tháng 3, 2014
Ông Hussein nói các
hình ảnh chụp hôm 23/3 cho thấy có vật thể dài 23 mét.
Những hình ảnh do hãng
Airbus có trụ sở ở Pháp cung cấp.
Các chuyên gia nói
hình chụp từ vệ tinh cho thấy các vật thể sáng màu và có thể làm từ nguyên liệu
cứng.
Chuyến bay MH370 mất
tích với 239 người khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh hôm 8/3.
Các vật thể được phát
hiện trong khu vực có diện tích 400 km2, cách Perth ở phía tây Australia 2.557
km, ông Hussein nói.
Thông tin này đã được
chuyển cho Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm và Cứu hộ của Australia hôm 25/3.
Đầu mối mới
Vị quyền bộ trưởng nói
thêm vùng đang tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương nay được chia làm hai phần, đông và
tây.
"Đây là đầu mối
mới giúp tập trung tìm kiếm," ông Hussein nói.
Những hình ảnh mới
nhất này là loạt ảnh vệ tinh thứ tư cho thấy những gì có thể là xác của máy
bay.
Hiện người ta chưa tìm
thấy vật thể nào do vùng tìm kiếm quá hẻo lánh và thời tiết khắc nghiệt.
Cục An toàn Hàng hải
của Australia, vốn đang phối hợp tìm kiếm, nói hôm 26/3 rằng các chuyến bay tìm
kiếm đã hoạt động trở lại sau khi biển bớt động và mưa cũng ngớt.
Cục này nói bảy máy
bay dân sự
và năm máy bay quân sự tham gia tìm kiếm và hiện sáu nước đang tham gia trong
đó có Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
*****
Cơ trưởng chuyến bay MH370 tự sát vì 'tâm lý
bất ổn'?
Thanh Niên Online -
26/03/2014
Một
phi công, bạn thân lâu năm của cơ trưởng chuyến bay MH370
Zaharie Ahmad Shah, cho biết ông Zaharie có "tâm lý bất ổn" vì
vợ ly dị và trục trặc tình cảm với một người phụ nữ khác, nên có thể đã lái máy
bay đâm xuống biển tự sát.
“Thế
giới của cơ trưởng Zaharie đang sụp đổ”, viên phi công (đề nghị giấu tên) tiết
lộ với tờ The New Zealand
Herald (New Zealand) vào ngày 26.3.
Ông
Zaharie, 53 tuổi, đang đối đầu với nhiều vấn đề gia đình nghiêm trọng, viên phi
công cho biết.
Người
này cũng nói ông Zaharie rất đau khổ và suy sụp khi vợ ông đòi ly
dị. Ông ta tin rằng cơ trưởng Zaharie đã quyết định tự sát.
Viên
phi công cho rằng cơ trưởng Zaharie trước đó đã dùng hệ thống bay giả lập mà
ông tự tạo đặt tại nhà riêng để cân nhắc việc tự sát cùng chuyến bay MH370.
|
Cục
Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã phối hợp với Malaysia để phân tích hệ thống
bay giả lập của ông Zaharie, người vốn có kinh nghiệm 18,365 giờ bay.
Các
điều tra viên cũng đã thẩm vấn vợ của ông Zaharie, nhưng đến nay không công bố
bất cứ thông tin gì.
Cuộc
sống của ông Zaharie quay quanh "thức ăn, gia đình và lái máy bay".
Khi không làm việc, ông Zaharie ở nhà nấu ăn và dùng hệ thống lái máy bay giả
lập để trau dồi thêm kinh nghiệm, theo lời người bạn phi công.
Viên
phi công tin rằng ông Zaharie đã khống chế cơ phó và khóa cửa buồng lái, giữ
chân các thành viên phi hành đoàn khác bên ngoài.
“Có
khả năng hành khách và các thành viên phi hành đoàn biết được điều gì đang xảy
ra trong buồng lái nhưng đã quá muộn”, viên phi công nhận định.
“Ông
Zaharie là một trong những phi công tốt nhất của hãng và tôi không phải là
chuyên gia tâm lý, nhưng với những gì xảy ra trong cuộc đời ông ấy, rõ ràng ông
Zaharie có tình trạng tâm lý không ổn định để bay”, viên phi công nói.
Trong cuộc họp báo ngày 24.3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói
có chứng cứ cho rằng máy bay Boeing 777-200 (MH370), chở 239 người, rơi xuống
nam Ấn Độ Dương và không có người nào sống sót, theo AFP.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân và vị trí chính xác MH370
rơi trên vùng biển nam Ấn Độ Dương, theo AFP.
Nhưng nhóm điều tra máy bay tin rằng lỗi kỹ thuật hoặc cháy nổ
không thể là nguyên nhân MH370 rơi xuống vùng biển nam Ấn Độ Dương, Telegraph ngày 24.3 dẫn
các nguồn tin giấu tên cho biết.
MH370 mất tích kể từ ngày 8.3 sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế
Kuala Lumpur (Malaysia) để đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Sau khi biến mất khỏi màn hình radar, MH370 đã chuyển hướng bay
thêm khoảng 8 giờ nữa đến vùng biển nam Ấn Độ Dương và tất cả thiết bị thông
tin liên lạc giữa máy bay và mặt đất đều bị tắt một cách cố ý, theo các nguồn
tin giấu tên của Telegraph.
Điều này khiến các điều tra viên tình nghi MH370 mất tích một
cách bí ẩn là do phi công tự sát, theo Telegraph.
|
Chuyên gia hàng không Peter Clark nói ông tin rằng cơ trưởng
Zaharie có thể đã tự sát, theo tờ The
New Zealand Herald ngày 26.3.
Theo ông Clark, cơ trưởng Zaharie “quá giàu kinh nghiệm” để
kiểm soát máy bay, bởi vì cơ phó Fariq Abdul Hamid ít kinh nghiệm và đây là
chuyến bay đầu tiên mà Fariq không cần có một phi công thứ ba để giám sát
trong buồng lái.
Ông Clark nói việc lập trình lại hệ thống máy tính quản lý máy
bay để chuyển hướng bay là quá đơn giản đối với một phi công giàu kinh nghiệm
như ông Zaharie.
Nhưng ông Clark cho rằng sẽ rất khó để chứng minh phi công tự
sát dù cho có trục vớt được hộp đen máy bay.
|
Phúc Duy
*****
MH370: Phát hiện 'vật thể'
ở khu vực mới
BBC - Thứ
sáu, 28 tháng 3, 2014
Dự
kiến trong ngày mai tàu biển sẽ được đưa tới để xác định, theo Cơ quan An toàn
Hàng hải Australia (Amsa).
Cũng
có thêm thông báo về khu vực tìm kiếm được tập trung trong phạm vi 1,100 km
ở phía Đông Bắc của vùng tìm kiếm trước đó.
Chuyến
bay MH370 từ Kuala Lumpur trên đường tới Bắc Kinh bỗng biến mất hôm 08/03 với
239 người trên máy bay.
Phi
cơ Orion của Lực lượng Hàng không Hoàng gia New Zealand trước tiên phát hiện ra
"một loạt các vật màu trắng hoặc sáng màu và một chiếc phao câu cá",
theo Amsa cho biết.
Một
phi cơ của Australia sau đó đã tới địa điểm trên để xác định và phát hiện ra
"hai vật màu xanh da trời/xám hình chữ nhật", và ba máy bay khác cũng
báo cáo nhìn thấy các vật tương tự.
Tàu
Hải Tuần 01 của Trung Quốc đang ở khu vực tìm kiếm và sẽ được gửi đi xác định
các vật thể vào thứ Bảy 29/03, Amsa nói.
Trước
đó, chính quyền Australia và Malaysia nói việc chuyển khu vực tìm kiếm được dựa
trên phân tích kỹ lưỡng hơn về dữ liệu radar cho thấy máy bay đã bay nhanh hơn,
nên dùng nhiều nhiên liệu hơn.
Mọi
nỗ lực tìm kiếm trong ngày thứ Sáu đều tập trung ở khu vực cách thành phố Perth
về phía Tây Nam khoảng 2,500 km.
Các
quan chức Malaysia đã kết luận rằng, dựa trên số liệu vệ tinh, chiếc máy bay
mất tích đã bay vào vùng biển ở khoảng phía Nam Ấn Độ Dương. Vẫn chưa có dấu
tích nào được tìm thấy cho tới nay.
Sử
dụng các hình ảnh vệ tinh, nhiều quốc gia đã phát hiện thấy các vật thể trôi
nổi ở khu vực tìm kiếm nhưng vẫn chưa xác định được vị trí trên biển và không
có chứng cứ cho thấy có liên quan tới chiếc máy bay.
Quyền
Bộ trưởng Giao thông Hishammuddin Hussein nói việc di chuyển khu vực tìm kiếm
không có nghĩa là các hình ảnh vệ tinh về các mảnh vỡ trước đó ở phía Nam không
có giá trị.
"Do
dòng chảy đại dương, khu vực tìm kiếm mới có thể vẫn phù hợp với các vật có thể
liên quan tới chiếc máy bay - được nhiều hình ảnh vệ tinh phát hiện trong mấy
tuần qua," ông Hishammuddin nói.
Đại dương khổng lồ
Chiếc
phi cơ đi chệch khỏi đường bay và mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu ở
khu vực giữa Malaysia và Việt Nam
Phạm
vi khổng lồ trên đại dương là thách thức chính của chiến dịch tìm kiếm.
Một
số thân nhân của 153 hành khách người Trung Quốc đã phủ nhận vai trò của chính
quyền Malaysia và cáo buộc họ che giấu thông tin.
Trước
đó, Tân Hoa xã đưa tin các hãng bảo hiểm của Trung Quốc bắt đầu đề nghị trả
tiền đền bù tới người thân.
Hôm
thứ Năm, hàng không Malaysia cho đăng trọn một trang chia buồn trên báo New
Straits Times, viết: "Xin gửi lòng thương tiếc chân thành nhất của chúng
tôi tới 239 hành khách, bạn bè và đồng nghiệp. Ngôn từ không thể tả hết được
nỗi đau và niềm thương tiếc vô hạn của chúng tôi."
*****
Vụ máy bay Malaysia mất tích sẽ
tiếp tục là điều bí ẩn
VOA - Thứ
Tư, 02/04/2014
Người đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia
Malaysia cảnh báo rằng giới hữu trách có thể sẽ không bao giờ biết được một
cách chính xác những gì đã làm cho chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airline
mất tích. Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng cuộc tìm kiếm
chiếc máy bay này nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác quốc phòng
ở Á Châu.
Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia Malaysia, ông Khalid Abu Bakar, hôm nay cho báo
chí biết rằng các nhà điều tra tiếp tục tập trung vào những khả năng bị không
tặc, bị phá hoại, và những vấn đề cá nhân hoặc tâm lý của những người
trên máy bay.
Chiếc Boeing 777 đã mất tích ngày 8 tháng 3 trong lúc đang thực hiện chuyến bay
thường lệ từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 người trên máy bay, gồm hành
khách và phi hành đoàn.
Một cuộc tìm kiếm các mảnh vỡ của máy bay ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương
và một cuộc điều tra hình sự của cảnh sát Malaysia cho tới giờ vẫn chưa có kết
quả nào.
Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết nước ông có quyết tâm tìm ra cho được
những gì đã xảy ra cho chiếc máy bay đó.
"Đây là một trong những vụ bí ẩn lớn nhất của thời đại chúng ta. Đây là
một thảm kịch khủng khiếp. Có 239 gia đình bị tan nát. Có rất nhiều người quan
tâm trên khắp thế giới và Australia đang dẫn đầu nỗ lực tìm kiếm và thu hồi.
Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm để tìm cho ra gốc rễ của vấn đề.
Đó là trách vụ của chúng ta đối với thế giới và đối với các gia đình nạn
nhân."
Các giới chức Malaysia cho biết họ tin rằng một người nào đó đã cố ý làm cho
máy bay chuyển hướng trước khi máy bay rơi xuống vùng biển xa bờ ở phía tây bắc
Australia.
Cuộc tìm kiếm tiếp tục được thực hiện trong ngày hôm nay với 10 chiếc máy bay
và 9 chiếc tà. Các giới chức hàng hải Australia cho biết tầm nhìn hôm nay tương
đối tốt, không giống như những ngày trước đây, khi thời tiết xấu làm cho cuộc
tìm kiếm phải tạm ngưng.
Cuộc tìm kiếm cũng được thực hiện dưới mặt nước bởi tàu ngầm hạt nhân Tireless
của Hải quân Hoàng gia Anh.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho biết vụ máy bay mất
tích sẽ là một đề tài chính tại cuộc họp trong tuần này ở Hawaii với các vị bộ
trưởng quốc phòng của các nước Đông Nam Á.
Phát biểu ngày hôm nay trên chuyến bay tới
Honolulu, ông Hagel không trực tiếp chỉ trích cách xử lý của Malaysia đối với
vụ này, nhưng ông nói rằng “luôn luôn có những bài học có thể học.”
"Chúng ta sẽ quay lại, Malaysia sẽ quay lại, tất cả các nước ASEAN sẽ quay
lại để xem xét cặn kẽ việc này. Những gì đã có thể thực hiện? Những gì có lẽ
chúng ta đã phải thực hiện? Những gì mà chúng ta có lẽ phải làm tốt hơn?"
Các nhà phân tích cho rằng cuộc tìm kiếm chiếc máy bay xấu số, có sự tham gia
của hơn 20 nước, đã bị tác động bởi những yếu tố địa chính trị. Họ nói rằng các
cường quốc Á châu đang tranh giành ảnh hưởng quân sự.
Bộ
trưởng Hagel nói rằng thảm họa này nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường
hợp tác quốc phòng khu vực và sự tham gia nhiều hơn của quân đội Mỹ ở Á Châu.
Ông nói thêm như sau:
"Tôi muốn các vị bộ trưởng quốc phòng đó, sau khi rời Hawaii, họ sẽ cảm
nhận một cách rõ ràng hơn về cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, về sự phối hợp
của chúng tôi, về sự thông tin liên lạc của chúng tôi, và về những lãnh vực mà
chúng tôi có thể hợp tác với nhau nhiều hơn nữa, và dĩ nhiên sự trợ giúp nhân
đạo, và các hoạt động cứu trợ thảm họa là một trong các lãnh vực đó."
Diễn đàn Quốc phòng Hoa Kỳ-ASEAN là một hội nghị không chính thức với các vị bộ
trưởng quốc phòng của 10 nước hội viên ASEAN.
Sau hội nghị này, ông Hagel sẽ đến thăm Nhật
Bản, Trung Quốc và Mông Cổ.
Ông Hagel, đang thực hiện chuyến đi Á châu thứ tư kể từ khi lên làm người đứng
đầu Ngũ giác đài, được giao trách nhiệm thực hiện chiến lược xoay trục sang Á
châu Thái bình dương.
Trong bài viết trên trang web Defense One ngày hôm nay, ông Hagel nói rằng
Washington giữ vững cam kết đối với mục tiêu tái cân bằng sang Á Châu.
Ông hứa Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ các nước đồng minh và tuân hành luật pháp
quốc tế.
*****
Báo Nga: Hành khách MH370 còn sống và đang bị giam ở
Afghanistan
Thanh Niên
Online - 08/04/2014
Nhật báo Moskovskiy
Komsomoles (Nga) hôm 7.4 dẫn nguồn tin mật từ Cơ quan tình báo
Nga cho biết chiếc máy bay số hiệu MH370
của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị những
kẻ khủng bố khống chế và hiện đang ở khu vực đông nam thành phố Kandahar,
Afganistan, gần biên giới với Pakistan.
Moskovskiy Komsomoles, hay còn gọi là MK, được thành lập hồi năm 1919, cho biết tờ này đã nhận được thông tin nói trên từ một nguồn tin "đáng tin cậy" thuộc Cục tình báo Nga và được "một số cơ quan tình báo các nước khác" xác nhận.
Nhân vật bí ẩn được cho là đã khống chế hai phi công bắt đổi đường
bay đến Afganistan có mật danh là "Hitch". Chưa có thông tin gì về
đồng phạm của "Hitch".
Nguồn tin trên xác nhận các phi công không có lỗi trong việc máy
bay mất tích và họ bị những kẻ khủng bố lạ khống chế.
Tất cả các hành khách trên máy bay đều còn sống, họ bị chia thành
7 nhóm khác nhau với tình trạng sức khỏe "không tốt", MK tường thuật. Ngoài ra,
có 20 chuyên gia châu Á trong số 227 hành khách đã bị những kẻ khủng bố
mang đến một địa điểm không rõ ở Pakistan. Trong số 20 chuyên viên có 1 người
Nhật, nguồn tin giấu tên của MK
nói.
Tờ MK
khẳng định thông tin họ có được hoàn toàn bí mật và chưa có bất kỳ phương tiện
truyền thông nào tiếp cận. Thông tin này khác hoàn toàn với kênh thông tin
chính thức của chính phủ Malaysia và các cuộc tìm kiếm đang diễn ra trên Ấn Độ
Dương, nhật báo Nga thừa nhận.
Ngoài ra, MK
còn dẫn lời nguồn tin cho hay chiếc máy bay đang nằm tại một con đường nhỏ ở
Afghanistan, với một cánh bị gãy có thể là do một cú hạ cánh gấp nguy
hiểm.
Hiện động cơ của vụ cướp MH370 là gì vẫn chưa rõ, nhưng
theo phỏng đoán của nguồn tin của MK,
có thể người này muốn bắt giữ số chuyên viên châu Á nói trên để ra
điều kiện thương thuyết với Mỹ và Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn MK, chuyên gia về các tai nạn hàng không Evgenny
Kuzminov cho biết máy bay Boeing-777 "hoàn toàn có thể hạ cánh trên một
con đường bình thường với độ dày bề mặt tương đối và có chiều dài khoảng 2,000 m".
Tuy nhiên, để thực hiện cú hạ cánh cũng đòi hỏi một địa hình thông
thoáng, không có cây hay núi, ông Kuzminov giải thích.
Một cú hạ cánh "xấu" có thể làm vỡ khung máy bay hoặc
làm gãy cánh, vị chuyên gia lưu ý.
Sau khi thông tin
"sốc": máy bay số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines
đã bị những kẻ khủng bố khống chế và hiện đang ở khu vực đông nam thành phố
Kandahar, Afganistan, gần biên giới với Pakistan do nhật báo Moskovskiy Komsomoles
(Nga) đăng tải, trên mạng xã hội Việt Nam đã xuất hiện nhiều thông tin
trái chiều.
Theo đó, có ý kiến đặt
nghi vấn, đây là tin "Cá tháng Tư".
Theo thông tin mà Thanh Niên Online nắm
được, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có cơ quan thẩm quyền nào của Nga đưa
ra bình luận về thông tin gây sốc này.
Moskovskij Komsomolets
(tiếng Nga là Московский комсомолец), gọi tắt là MK, được thành lập năm 1919,
là nhật báo có trụ sở đặt tại Moscow với số lượng phát hành lên đến gần 1
triệu bản, chuyên đưa các tin tức tổng hợp, cả trong nước lẫn quốc tế.
|
Hoàng Uy
*****
The New Straits Times: Cơ phó gọi điện thoại cầu cứu
trước khi MH370 mất tích
Thanh Niên
Online - 12/04/2014
Cơ
phó Fariq Abdul Hamid đã nỗ lực dùng điện thoại di động để gọi điện cầu cứu
trước khi máy bay MH370 mất tích vào ngày 8.3, các điều tra viên tiết lộ vào
ngày 12.4.
Tờ
The New Straits Times
(Malaysia) ngày 12.4 dẫn lời các điều tra viên không nêu tên cho biết cuộc gọi
này kết thúc một cách đột ngột có thể “bởi vì máy bay ở vị trí quá xa tháp
thu phát sóng di động dưới mặt đất”.
Mặc
dù cuộc gọi điện thoại của ông Fariq được kết nối trở lại, nhưng tờ The New Straits Times cho
rằng vẫn không thể khẳng định cuộc gọi này được thực hiện từ máy bay Boeing
777-200 (MH370). Máy bay MH370 của Malaysia Airlines chở 239 người, đã mất tích
kể từ ngày 8.3, sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur (Malaysia) để đến thủ
đô Bắc Kinh.
Bài
báo “Cuộc gọi cầu cứu tuyệt vọng” của The
New Straits Times không cho biết cơ phó Fariq định gọi điện thoại
cho ai để cầu cứu.
Truyền
thông thế giới thời gian qua dẫn lời các điều tra viên giấu tên tình nghi cơ
trưởng Zaharie Ahmad Shah lái máy bay tự sát.
Các
điều tra viên khẳng định máy bay đã được chuyển hướng một cách cố ý và tất cả
các thiết bị thông tin liên lạc máy bay đều bị tắt khi nó rời khỏi không phận
Malaysia, rồi hướng đến Ấn Độ Dương. Chính quyền Malaysia đã tuyên bố MH370 rơi
xuống nam Ấn Độ Dương và không ai trên máy bay sống sót.
Số
phận máy bay MH370 vẫn còn là một bí ẩn với hàng loạt giả thuyết được đưa ra,
từ máy bay bị không tặc, bị tấn công khủng bố hoặc cơ trưởng bị bệnh tâm
thần đã lái máy máy bay tự sát.
The
New Straits Times
cho rằng máy bay MH370 đã bay ở độ cao đủ thấp gần đảo Penang của Malaysia, sau
khi chuyển hướng nên tháp thu phát sóng di động dưới mặt đất mới có thể bắt
sóng điện thoại của cơ phó Fariq.
Cuộc
gọi của cơ phó Fariq mất sóng và được kết nối trở lại vào thời điểm máy bay
chuyển hướng và biến mất khỏi màn hình radar, The New Straits Times dẫn lời các điều tra
viên.
Bộ
Giao thông Malaysia cho AFP biết bộ này đang xem xét bài báo của The New Straits Times và
sẽ công bố thông tin về việc này.
Theo
AFP, chính quyền Malaysia và truyền thông nước này đã nhiều lần đưa ra những
thông tin hoàn toàn trái ngược nhau về công tác điều tra và tìm kiếm máy bay
MH370.
Hôm
nay 12.4, trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Úc Tony
Abbott tái khẳng định những tuyên bố của ông vào hôm qua 11.4, cho rằng
các nhóm tìm kiếm tự tin rằng những tín hiệu điện vừa được phát hiện dưới lòng
Ấn Độ Dương là từ hộp đen của máy bay mất tích MH370, nhưng cũng cảnh báo công
tác tìm kiếm sẽ kéo dài, theo hãng tin AP (Mỹ).
Nhưng
Cơ quan điều phối công tác tìm kiếm của Úc (JACC) ngày 12.4 lại tuyên bố không
có phát hiện tín hiệu gì ở Ấn Độ Dương
trong vòng 24 giờ qua và đến nay vẫn chưa tìm thấy bất kỳ mảnh vỡ nào của
MH370.
Khu
vực tìm kiếm MH370 ngày 12.4 bao gồm khu vực 41,393 km² trên Ấn Độ Dương, cách
thành phố Perth của Úc 2,330 km về phía tây bắc.
Trong
ngày 12.4, có đến 10 máy bay và 14 tàu tham gia tìm kiếm nhưng thời tiết xấu
làm hạn chế tầm nhìn, theo AFP.
Phúc Duy
No comments:
Post a Comment