Các bản tin liên quan đến quan hệ của Hoa Kỳ
và Á Châu-Thái Bình Dương (CẬP NHẬT ĐẾN 13/4/2014):
1. BBC (15-1-2014): ‘Mỹ không để yên cho TQ tung
hoành’.
2. PTT (27-1-2014): Lời khuyên cho Mỹ ở Biển Đông
và Hoa Đông?
3. VN+ (6-2-2014): Mỹ thách thức tính pháp lý "đường
9 đoạn" của Trung Quốc.
4. VOA (6-2-2014): Mỹ: TQ cần làm rõ, điều chỉnh tuyên bố chủ
quyền tại Biển Ðông
5. RFI (16-2-2014): Hồ sơ Biển Đông tiếp tục theo chân Ngoại
trưởng Mỹ đến Indonesia.
6. BBC (17-2-2014): An ninh Á Châu phụ thuộc COC.
7. RFI (17-2-2014): Mỹ-Châu Á: Ba trục trặc trong chiến lược xoay trục.
8. TNO (19-2-2014): Nguy cơ leo thang hạt nhân ở Đông Bắc Á.
9. BBC (26-2-2014): 'Mỹ cần
theo dõi chặt Trung Quốc'.
10. ĐCV
(26-2-2014): Đại sứ Mỹ tại Philippines: Biển Đông không có cái gọi là đường 9
đoạn.
11. RFI (28-3-2014): Hội nghị bộ
trưởng quốc phòng Hoa kỳ-Asean lần đầu tiên diễn ra tại Mỹ.
12. PTT (3-4-2014): Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Philippines hoàn toàn có quyền
đưa Trung Quốc ra tòa.
13. VOA (6-4-2014): Mỹ điều
thêm 2 chiến hạm có trang bị phi đạn phòng thủ đến Nhật.
14. DNSG (6-4-2014): Mỹ cảnh báo Trung Quốc về những
tuyên bố chủ quyền.
15. DNSG (4-4-2014): Mỹ-Nhật Bản có thể giúp Đông
Nam Á đảm bảo an ninh hàng hải.
16. VN+ (12-4-2014): Mỹ sẽ giành lại Senkaku cho
Nhật nếu quần đảo này bị chiếm.
17. VOA (23-4-2014): TQ phản đối tuyên bố của TT Obama về tranh chấp biển đảo với Nhật.
18. VNN (26-4-2014): Những vấn đề phủ bóng chuyến
thăm châu Á của Obama.
19. RFI (27-4-2014): Malaysia hoan nghênh chính sách xoay trục của Hoa Kỳ.
20. RFI (27-4-2014): Mỹ và Philippines đạt thỏa thuận quân sự trước lúc Obama đến Manila.
21. VOA (28-4-2014): Hiệp ước Mỹ-Philippines sẽ thay đổi cục diện tranh chấp Biển Đông?
22. TNO (28-4-2014): Tổng thống Mỹ ủng hộ Philippines
kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
23. RFI (29-4-2014): Tại Philippines, Obama cảnh cáo Trung Quốc một lần nữa về việc dùng võ lực ở Biển Đông.
24. VOA (1-5-2014): Mỹ sẽ
có phản ứng mạnh nếu TQ lập vùng ADIZ ở Biển Đông.
25. VNN (4-5-2014): Mỹ có
lập được 'NATO Châu A1' nếu Trung Quốc cản?
26. BBC (8-5-2014): Dồn dập câu hỏi Biển Đông cho phái viên Mỹ.
27. VNN (13-5-2014): Ngoại trưởng Mỹ: Hành động
của TQ là 'hiếu chiến'.
ĐỘC GIẢ TÌM ĐỌC NĂM 2013
1. BBC
(2-1-2013): Châu Á đua nhau mua vũ khí Mỹ.
2. BBC (16-1-2013): Nhộn nhịp ngoại giao an ninh ở Đông Á.
3. RFI (17-1-2013): Mỹ kêu
gọi Nhật và Trung quốc “bình tĩnh” trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
NCBĐ (17-1-2013):
5. VNN (18-1-2013): 'Trung Quốc đang xơi bữa trưa của hàng xóm'.
6. BBC (19-1-2013): ‘Đừng chạm đến Senkaku trong tay Nhật’.
7. VNN (31-1-2013): Tranh chấp Biển Đông khiến Mỹ gặp thách thức.
8. PTT (4-2-2013): Cựu ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton: Tranh chấp
chủ quyền tại Biển Đông và Hoa Đông sẽ “diễn biến khó khăn”.
9. RFI (7-2-2013): Mỹ kêu gọi Trung Quốc đối
thoại với láng giềng về tranh chấp lãnh thổ.
10. VOA (9-2-2013): Hoa Kỳ không có kế hoạch trở lại vịnh Cam Ranh?
11. BBC (13-2-2013): Hoa Kỳ: 'Hoàng Sa không
có dầu khí'.
12. PTT (21-2-2013): Thủ tướng Nhật đến Mỹ thúc đẩy
quan hệ đồng minh.
13. BBC (22-2-2013): Thủ tướng Nhật đến Mỹ, TQ cảnh
báo.
14. VNN (23-2-2013): Bóng Trung Quốc giữa cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nhật.
15. RFI (6-3-2013): Thái Bình Dương: Mỹ lại lo ngại về
hành động quyết đoán của Bắc Kinh.
16. VOA (12-3-2013): Mỹ muốn hợp tác với Brunei về vấn đề Biển Đông.
17. RFI (13-3-2013): Obama cam kết nêu bật tranh chấp biển
đảo giữa Bắc Kinh với láng giềng.
18. RFI (13-3-2013): Mỹ chuyển hướng chiến lược sang Châu Á
: căn nguyên và những cái bẫy.
19. BBC (27-3-2013): Mỹ phản đối vũ lực trên Biển
Đông.
20. VOA (29-3-2013): 'Mỹ không muốn thấy Trung Quốc ỷ lớn ăn hiếp bé'.
21. ĐVO (3-4-2013): Quan điểm mới nhất của Mỹ về tranh
chấp ở Biển Đông.
22. RFI (4-4-2013): Chiến lược xoay trục của Mỹ tiếp diễn,
dù không ồn ào.
23. PTT (2-5-2013): Chuyên gia Mỹ dự báo kịch bản
khủng hoảng ở Biển Đông.
24. VN+ (20-5-2013): Mỹ tháo "ngọc trai" khỏi
chuỗi vòng cổ Trung Quốc.
25. ĐVO (28-5-2013): USS Nimitz xuất hiện gần Trường Sa răn
đe tàu TQ?
26.
PTT (1-6-2013): Soái hạm của Hạm đội 7 Hoa Kỳ
tuần tra Biển Đông.
27. BBC (5-6-2013): Hoa Kỳ phản đối dùng vũ lực ở Biển
Đông.
28. VNN (8-6-2013): Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: COC về Biển
Đông nên mở cho bên ngoài.
29. NCBĐ (18-6-2013): .
30. RFI (21-6-2013): Ưu tiên của tân Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ:
Căng thẳng Biển đảo Châu Á.
31. BVN (25-6-2013): Tái quân bình lực lượng nghĩa
là gì?
32. RFI (30-6-2013): Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cần trấn an
các nước Đông Nam Á.
33. SMO (8-7-2013): Tàu chiến Mỹ bắt đầu tuần tra tại vùng biển Philippines.
34. PTT (12-7-2013): Mỹ sẽ không thiết lập cơ sở đồn
trú tại Philippines.
35. BBC (20-7-2013): Phó tổng thống Mỹ sẽ nói về Biển Đông.
36. RFI (23-7-2013): Mỹ tái khẳng định chiến lược hợp tác
với Châu Á - Thái Bình Dương.
37. GDVN (26-7-2013): Hôm nay Phó Tổng thống Mỹ nói chuyện Biển
Đông với Singapore.
38. RFI (31-7-2013):
Thượng viện Mỹ lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông.
39. NVO (31-7-2013):
Mỹ thúc Trung Quốc về quy tắc ứng xử
Biển Đông.
40. PLO (4-8-2013):
Mỹ thật sự trở lại Châu Á - Thái Bình Dương?
41. TTO (20-8-2013):
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du 4 nước Đông Nam Á.
42. BVN (26-8-2013):
Chiến lược xoay trục hướng về
châu Á: Tấm vé để Obama ra khỏi Trung Đông?
43. VOA (14-9-2013):
Chuyên viên Mỹ
gợi ý với chính phủ về quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
44. RFI (14-9-2013):
Tổng thống Mỹ Obama công du bốn nước Đông Nam Á đầu tháng 10.
45. GDVN (14-9-2013):
Obama sẽ đưa tranh chấp Biển Đông ra hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
46. VOA (16-9-2013):
'Mỹ nên hỗ trợ
phát triển cơ chế xử lý khủng hoảng ở Biển Đông'.
47. VOV (16-9-2013):
Việt Nam muốn
Mỹ đóng góp vào an ninh và phát triển châu Á.
48. TNO (20-9-2013):
Mỹ có thể xây căn cứ tạm thời ở Philippines.
49. RFI (29-9-2013):
Đề phòng Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, Mỹ-Nhật-Hàn duyệt xét liên minh.
50. TNO (1-10-2013):
Mỹ không giảm quân tại Châu Á - Thái Bình Dương.
51. VOA (2-10-2013):
Ngoại trưởng Mỹ
tới Nhật để bàn về an ninh khu vực, thương mại.
52. VOA (2-10-2013):
Chính phủ đóng
cửa, Tổng thống Obama rút ngắn chuyến thăm Châu Á.
53. ĐNO (2-10-2013):
Hàn Quốc-Mỹ hợp tác ngăn chặn Triều
Tiên tấn công hạt nhân.
54. ĐVO (4-10-2013):
Mỹ gặp khó khăn, Nga hay Trung phất cờ Biển Đông?
55. RFA (5-10-2013):
Vấn đề nội bộ
nước Mỹ và cam kết với Châu Á.
56. RFI (10-10-2013):
John Kerry: Mỹ muốn giúp giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
57. VOA (25-10-2013):
Chính sách xoay
trục về Châu Á của Mỹ đang gia tốc.
58. RFI (26-10-2013):
Mỹ phô trương lực lượng hải quân ở Biển Đông.
59. GDVN (2-11-2013):
"Không có Hạm đội 7 Mỹ, TQ sẽ đánh nốt các đảo ở Biển Đông, Hoa Đông"
.
60. TNO (7-11-2013):
Dân biểu Mỹ kêu gọi lập liên minh quân sự chống Trung Quốc.
61. VOA (21-11-2013):
Cố vấn An ninh
Quốc gia trình bày ưu tiên của Mỹ ở Châu Á.
62. DNSG (23-11-2013):
Vì sao Obama gấp rút trở lại châu Á?
63. VOA (29-11-2013):
Phó Tổng thống
Hoa Kỳ công du Á Châu.
64. RFI (29-11-2013):
"Vùng phòng không" Trung Quốc: Cơ hội vàng cho Mỹ.
65. VOA (3-12-2013):
Mỹ 'quan ngại
sâu sắc' về khu vực phòng không Trung Quốc.
66. ĐCV (19-12-2013):
Hoa Kỳ nhắm vào TQ, tăng cường trợ giúp Hải quân Đông Nam Á.
67. RFI (28-12-2013):
Thượng nghị sĩ Mỹ đả phá vùng phòng không Trung Quốc.
*****
‘Mỹ không để yên cho TQ
tung hoành’
BBC - Thứ tư, 15
tháng 1, 2014
Hoa Kỳ nhất thiết
không thể để yên nếu Trung Quốc sử dụng biện pháp áp đặt bằng sức
mạnh để đòi hỏi chủ quyền trên các vùng biển ở Đông Á, các dân biểu nước này lên tiếng trong một phiên điều trần
hôm thứ Ba ngày 14/1, hãng tin Mỹ AP cho biết.
Trong một diễn biến
khác, đại sứ Philippines ở Washington đã chỉ trích sự ‘hung hăng’ của
Trung Quốc và kêu gọi Việt Nam cũng như các quốc gia có tranh chấp
chủ quyền khác trên Biển Đông, làm theo Philippines là thách thức tuyên
bố chủ quyền của Trung Quốc bằng cách kiện ra tòa quốc tế.
Việc Bắc Kinh tuyên bố
thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông bao trùm các
hòn đảo có tranh chấp với Nhật Bản và quy định tàu thuyền nước
ngoài phải xin phép khi đánh cá trong hầu hết Biển Đông đã làm sâu
sắc thêm các quan ngại rằng việc nước này vươn lên như một cường quốc
khu vực có thể làm phát sinh đối đầu.
Do đó, các dân biểu Mỹ phụ trách chính sách với châu Á và sức
mạnh hải quân đã mở một phiên điều trần để xem xét Mỹ sẽ phản ứng
như thế nào.
‘Hung
hăng một cách nguy hiểm’
"Mỹ tuyệt đối không dung thứ cho đòi
hỏi chủ quyền của Trung Quốc và việc nước này liên tiếp dùng đến
biện pháp áp đặt bằng sức mạnh để thay đổi hiện trạng trong khu
vực."
Dân biểu Cộng
hòa Randy Forbes
Dân biểu Cộng hòa Steve Chabot gọi hành động của Trung
Quốc là ‘hung hăng một cách nguy hiểm’ và nhận xét rằng nước này
đang muốn từng bước chiếm các hòn đảo có tranh chấp bằng sức mạnh
tăng dần với ‘hy vọng sai lầm rằng Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và
Hoa Kỳ phải cắn răng mà chịu’.
Hạ nghị sỹ Dân chủ
Ami Bera kêu gọi Hạ viện đưa ra một thông điệp của cả hai đảng rằng
‘các động thái đe dọa và khiêu khích của Trung Quốc để khẳng định
tuyên bố chủ quyền của họ là không thể chấp nhận được’.
Dân biểu Cộng hòa Randy Forbes nói Mỹ cần phải ‘tuyệt
đối không dung thứ cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc và việc nước
này liên tiếp dùng đến biện pháp áp đặt bằng sức mạnh để thay đổi
hiện trạng trong khu vực’.
Các nhà lập pháp Mỹ
thường có lập trường không khoan nhượng trên các vấn đề đối ngoại hơn
chính quyền. Tuy nhiên, ý kiến của họ phản ánh quan ngại rộng rãi ở
Washington về ý định của Bắc Kinh khi họ đang thách thức vị thế quân
sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương vốn đã có hàng chục năm qua
cũng như việc Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trung Quốc vẫn luôn
nói rằng họ chỉ có ý định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình và rằng họ muốn Mỹ đứng ngoài những tranh chấp mà nước
này không liên quan.
Bà Bonnie Glaser, một
chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến
lược, nói việc Mỹ phản ứng trước các động thái của Trung Quốc như
thế nào sẽ là thước đo cho hiệu quả của việc chuyển hướng sang châu
Á của chính quyền Obama và các nước trong khu vực đánh giá sức mạnh
của Mỹ trong khu vực như thế nào.
Manila
chỉ trích
Đại sứ Philippines tại
Mỹ Jose Cuisia Jr. nói với các phóng viên ở Washington vào tối ngày
13/1 rằng Manila muốn có quan hệ tốt với Bắc Kinh nhưng hành động của
Trung Quốc ngăn cản ngư dân Philippines đánh bắt trong phạm vi vùng đặc
quyền kinh tế rộng 200 hải lý của họ là ‘không thể chấp nhận’.
Đại sứ Cuisia cho biết
để tránh khả năng xung đột, nước ông đã yêu cầu các ngư dân tránh vào
các vùng biển mà Trung Quốc đã yêu cầu phải xin phép để chờ Bắc
Kinh làm rõ hơn về quy định này.
Manila đã làm Bắc Kinh
nổi giận khi đưa yêu sách chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển
Đông của Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc.
Ông Cuisia cho rằng đây
là ‘cách hợp pháp và hữu nghị’ để giải quyết bất đồng và rằng ông
cũng ủng hộ Việt Nam làm theo ý tưởng này.
*****
Petrotimes - 27/01/2014
Trong năm 2013, Mỹ đã nhiều lần cảnh báo các nước có biển
ở châu Á về nguy cơ của việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông và
biển Hoa Đông. Đồng thời, Washington cũng kêu gọi các nước liên quan đạt được
những thỏa thuận nhằm giảm rủi ro và tránh xung đột.
Vào tháng 1/2013, các chuyên gia Jonathan Pollack, Richard Bush và
Bruce Jone của Viện nghiên cứu Brookings đã khuyến nghị chính quyền của Tổng
thống Barack Obama nên khởi động một nỗ lực ngoại giao phối hợp song song, để
giảm thiểu các nguy cơ xung đột giữa các cường quốc châu Á ở Biển Đông và biển
Hoa Đông.
Theo các chuyên gia của viện nghiên cứu tư vấn hàng đầu nước Mỹ,
Washington nên theo đuổi đồng thời cả 2 khu vực này, thông qua các biện pháp
ngoại giao với các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp và quốc tế, bằng cách
tận dụng lợi ích của Trung Quốc ở các vùng hàng hải khác, nơi Bắc Kinh có ít
khả năng ảnh hưởng đến cục diện. Kể từ đó, một số bước đi của Mỹ đã thu được
những thành quả khiêm tốn ở cấp khu vực, song, Washington lại bỏ lỡ cơ hội để
gây áp lực với Bắc Kinh ở tầm quốc tế, ví dụ như việc để Trung Quốc trở thành
quan sát viên trong Hội đồng Bắc cực.
Xét một cách toàn diện, theo các chuyên gia của Viện Brookings,
trong năm qua, Mỹ chưa làm được nhiều việc và trong năm 2014, nguy cơ đối đầu
quân sự hoặc xung đột vẫn rất cao, đủ để Nhà Trắng phải duy trì sự chú ý và
thực thi chính sách ngoại giao chủ động. Trên cơ sở này, giới chuyên gia Mỹ đã
đưa ra một số khuyến nghị đối với chính quyền của Tổng thống Barack Obama, nhằm
tránh các xung đột ở vùng biển châu Á.
Về các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia ở Biển Đông,
với sự khuyến khích của Mỹ, các nước Đông Nam Á đã đưa ra những đề xuất cho
việc xây dựng một bộ luật ứng xử. Theo các chuyên gia Mỹ, thế là đủ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra một số tín hiệu thể hiện
mong muốn có một chính sách đối ngoại tốt đẹp, mang tính xây dựng hơn với các nước
láng giềng. Điều này lại tạo cơ hội cho việc đánh giá, thẩm định ý đồ của Bắc
Kinh. Tuy nhiên, những tuyên bố cứng rắn của ông Tập về “lợi ích cốt lõi” của
Trung Quốc cần phải được lưu ý và làm rõ.
Tình hình tại biển Hoa Đông vẫn tiếp tục xấu đi cùng với việc trỗi
dậy của các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng
nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, chồng lấn lên ADIZ của Nhật Bản,
bao trùm cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền
giữa Bắc Kinh và Tokyo, càng làm gia tăng nguy cơ xung đột hoặc xảy ra các sự
cố ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, mối quan tâm của Mỹ trước các diễn biến tại Trung
Đông làm cho châu Á nghĩ rằng, Washington lơ là chính sách “xoay trục”, tái cân
bằng lực lượng.
Diễn biến này tạo điều kiện cho Bắc Kinh có cơ hội gieo rắc hoang
mang, nghi ngờ về sự sẵn sàng can thiệp của Washington một khi các đồng minh
của Mỹ tại châu Á bị khiêu khích. Để tránh cho tình hình tiếp tục xấu đi và
ngăn ngừa nguy cơ xung đột, các chuyên gia của viện Brookings đưa ra 4 khuyến
nghị đối với Tổng thống Obama.
Trước tiên, Mỹ phải củng cố các cam kết đối với các đồng minh tại
châu Á. Diễn văn về chính sách châu Á của cố vấn an ninh Susan Rice, chuyến
công du Đông Bắc Á hồi tháng 12/2013 của Phó Tổng thống Joe Biden và phản ứng
nhanh chóng của Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel về
vùng phòng không Trung Quốc là rất cần thiết đối với các đồng minh và đối tác
của Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, Washington cũng cần nhấn mạnh với các đồng minh và
đối tác là không nên dựa vào những cam kết này để khai thác tình hình căng
thẳng trong khu vực.
Thứ hai, Mỹ cần tăng cường nỗ lực trao đổi, tiếp xúc với các đồng
minh, sử dụng các kênh thông tin hiện có với Nhật Bản và Hàn Quốc, để làm giảm
những phát biểu có ngôn từ mang kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, như
trường hợp quan hệ Nhật-Hàn, chấm dứt các hành động khiêu khích, như chuyến
thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 26/12 vừa qua.
Thứ ba, trong quan hệ với Trung Quốc, các chuyên gia của viện
Brookings đề nghị đích thân Tổng thống Obama nên nhắc lại với Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình cam kết của ông ta về “một kiểu quan hệ mới giữa các nước
lớn”. Nếu Trung Quốc tuyên bố không có ý định nhượng bộ về các lợi ích của Bắc Kinh
tại Biển Đông và biển Hoa Đông, thì Washington phải nhấn mạnh đến những hậu quả
có thể xảy ra, nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi các lợi ích của mình bằng các
biện pháp quân sự.
Cuối cùng, giới chuyên gia khuyến nghị Nhà Trắng chỉ định một quan
chức cấp cao phụ trách an ninh với 3 nhiệm vụ: Trước tiên là thúc đẩy thiết lập
một khuôn khổ bảo đảm an ninh trên biển, với sự tham gia hoặc cam kết mạnh mẽ
của Trung Quốc và các nước châu Á khác ngoài vùng Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tiếp đến là xác định những cơ chế quản lý xung đột và các quy trình có thể áp
dụng ở hai vùng biển nói trên. Thứ ba là xác định những cơ hội để nâng cao vai
trò của hải quân Mỹ trong việc bảo đảm an ninh những tuyến đường biển, vận
chuyển năng lượng mà Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực phụ thuộc.
Các chuyên gia nhấn mạnh, leo thang căng thẳng giữa Nhật Bản và
Trung Quốc, kể cả các xung đột có hạn chế giữa hai nước này, trong một số hoàn
cảnh cụ thể, sẽ buộc Washington phải đứng về phía Tokyo. Đó sẽ là một trở ngại
nghiêm trọng, đồng thời cũng là thách thức đối với ngoại giao Mỹ. Do vậy, chính
quyền Washington cần phải có một chiến lược và sự chú ý ở cấp cao nhất, nếu
không muốn tình trạng môi trường an ninh khu vực ngày càng xấu đi
Minh Châu
*****
Mỹ thách thức tính pháp lý "đường 9
đoạn" của Trung Quốc
Ngày 5/2, Mỹ kêu gọi Trung Quốc làm sáng tỏ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông, đồng thời hối thúc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho một trong những điểm nóng có nguy cơ ngày càng lớn của châu Á này.
Trong khi căng thẳng đang ở mức cao do Bắc Kinh áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm quần đảo mà Nhật Bản quản lý trên Biển Hoa Đông, thì người ta ngày càng quan ngại về một cuộc đọ sức mới trong cuộc tranh chấp riêng rẽ ở Biển Đông.
Đề cập đến những tranh chấp này, Trợ lý Ngoại
trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đã thách
thức cái gọi là “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh thể hiện các tuyên bố chủ quyền
lãnh thổ của Trung Quốc trên phần lớn Biển Đông.
Ông Russel cho rằng các tuyên bố hàng hải theo
luật pháp quốc tế cần dựa trên đặc điểm đất đai.
Ông nói: “Bất cứ đòi hỏi nào của Trung Quốc
đối với quyền hàng hải mà không dựa trên các đặc điểm đất đai được tuyên bố đều
không phù hợp với luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể nêu bật sự tôn trọng
luật pháp quốc tế của mình bằng việc làm sáng tỏ hoặc điều chỉnh lại đòi hỏi
của họ cho phù hợp với luật biển quốc tế”.
Ông Russel đồng thời ủng hộ quyền của
Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật biển của
Liên hợp quốc như một phần của nỗ lực tìm kiếm giải pháp “hòa bình phi cưỡng
bức”.
Tuy nhiên, biện pháp này đã bị Trung Quốc bác
bỏ trong năm ngoái.
Theo ông Russel, việc Trung Quốc không làm
sáng tỏ các đòi hỏi của họ ở Biển Đông đã tạo ra sự bất định trong khu vực và
hạn chế triển vọng đạt được giải pháp đồng thuận hay các thỏa thuận phát triển
chung công bằng.
Những bình luận của ông Russel thể hiện lập trường
ngày càng quyết liệt của Mỹ ở Biển Đông.
Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary
Clinton tuyên bố rằng tự do đi lại là một lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông,
tuyến vận chuyển hơn một nửa khối lượng hàng hóa thương mại của thế giới./.
*****
Mỹ: TQ cần làm rõ, điều chỉnh tuyên bố chủ quyền tại Biển
Ðông
VOA - Thứ năm, 06/02/2014
Nhà ngoại
giao hàng đầu của Hoa Kỳ về Đông Á cho rằng những lời khẳng định chủ quyền của
Trung Quốc đối với nhiều nơi ở Biển Ðông không phù hợp với luật quốc tế và cần
phải làm sáng tỏ hay điều chỉnh lại.
Trung Quốc nhận chủ quyền hầu như toàn bộ 3.5 triệu km² tại Biển Ðông, vì cho rằng Trung Quốc có quyền về phương diện lịch sử trong vùng lưỡi bò 9 đoạn.
Việt Nam, Philippines. Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền một phần vùng này.
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội hôm qua, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói bất cứ việc dùng đường lưỡi bò 9 đoạn nào để tuyên bố chủ quyền trên biển đều phải dựa vào các đặc điểm trên bộ như là đường ven biển hay hải đảo của một quốc gia.
Ông Russel nói bất cứ tuyên bố chủ quyền vùng biển nào của Trung Quốc không căn cứ vào đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trung Quốc có thể nêu rõ việc nước này tôn trọng luật quốc tế bằng cách làm rõ hay điều chỉnh việc tuyên bố chủ quyền để phù hợp với luật biển quốc tế.
Ông Russel nói “có những mối lo ngại ngày càng tăng” là Trung Quốc đang dần dần khẳng định quyền kiểm soát kiểm soát vùng này, bất kể sự phản đối của các nước láng giềng. Ông viện dẫn một số hành động mới đây của Trung Quốc làm “gia tăng căng thẳng.”
Ông Russel nói thêm là những hành động này bao gồm việc tiếp tục hạn chế việc tiếp cận bãi cạn Scarborough, gây sức ép đối với sự hiện diện lâu năm của Philippines tại Bãi cạn Second Thomas và mới đây cập nhật những qui định về đánh cá tại vùng biển tranh chấp trong Biển Ðông.
Trung Quốc nhận chủ quyền hầu như toàn bộ 3.5 triệu km² tại Biển Ðông, vì cho rằng Trung Quốc có quyền về phương diện lịch sử trong vùng lưỡi bò 9 đoạn.
Việt Nam, Philippines. Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền một phần vùng này.
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội hôm qua, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói bất cứ việc dùng đường lưỡi bò 9 đoạn nào để tuyên bố chủ quyền trên biển đều phải dựa vào các đặc điểm trên bộ như là đường ven biển hay hải đảo của một quốc gia.
Ông Russel nói bất cứ tuyên bố chủ quyền vùng biển nào của Trung Quốc không căn cứ vào đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trung Quốc có thể nêu rõ việc nước này tôn trọng luật quốc tế bằng cách làm rõ hay điều chỉnh việc tuyên bố chủ quyền để phù hợp với luật biển quốc tế.
Ông Russel nói “có những mối lo ngại ngày càng tăng” là Trung Quốc đang dần dần khẳng định quyền kiểm soát kiểm soát vùng này, bất kể sự phản đối của các nước láng giềng. Ông viện dẫn một số hành động mới đây của Trung Quốc làm “gia tăng căng thẳng.”
Ông Russel nói thêm là những hành động này bao gồm việc tiếp tục hạn chế việc tiếp cận bãi cạn Scarborough, gây sức ép đối với sự hiện diện lâu năm của Philippines tại Bãi cạn Second Thomas và mới đây cập nhật những qui định về đánh cá tại vùng biển tranh chấp trong Biển Ðông.
Quan điểm của
Hoa Kỳ là những hành động này đã gây làm gia tăng căng thẳng trong vùng
và làm trầm trọng thêm những quan ngại về những mục tiêu chiến lược dài hạn của
Trung Quốc.
Ông Russel cũng nêu ra những mối quan ngại mới của Hoa Kỳ về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Ðông, nơi Bắc Kinh vừa thiết lập một Vùng Nhận diện Phòng không trong một khu vực mà Nhật Bản cũng nhận chủ quyền.
Ông gọi hành động này là một “biện pháp lạc hướng,” và cảnh báo Trung Quốc chớ nên thiết lập những Vùng Nhận dạng Phòng không tại các nơi khác.
Ông Russel nói Hoa Kỳ không thừa nhận và cũng không chấp nhận Vùng Nhận diện Phòng không mà Trung Quốc tuyên bố. Hoa Kỳ không có ý định thay đổi cách thức hoạt động trong vùng. Và Hoa Kỳ nói rõ với Trung Quốc là không nên tìm cách thực thi Vùng Nhận diện Phòng không và nên tự chế trước những hành động tương tự tại các nơi khác trong vùng.
Ông Russel cũng nói là ông cũng quan tâm đến “sa sút nghiêm trọng” trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ông nói Bắc Kinh, Tokyo cũng như kinh tế toàn cầu không thể chịu đựng được một cuộc xung đột vô tình giữa hai nước.
Ông Russel cho biết ông ủng hộ lời kêu gọi của Nhật Bản dùng những thủ tục ngoại giao và quản lý khủng hoảng để giúp tránh xung đột.
Hoa Kỳ nói không đứng về bên nào hay bất cứ tranh chấp quốc gia riêng rẽ nào trên biển, mà chỉ quan tâm đến việc giúp tìm những giải pháp hòa bình và bảo đảm tự do hàng hải và thương mại.
Trung Quốc cũng nói họ mưu tìm một giải pháp ôn hòa, nhưng đã bác bỏ những nỗ lực giải quyết tranh chấp trên các diễn đàn đa quốc như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Thay vào đó Trung Quốc chỉ muốn giải quyết với từng quốc gia riêng rẽ, vì Trung Quốc có lợi thế chiến lược.
Bắc Kinh cũng nghi ngờ về điều được gọi là tái quân bình kinh tế và chính trị hướng về châu Á Thái Bình Dương của chính quyền Obama, xem chính sách này là một nỗ lực kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Ông Russel cũng nêu ra những mối quan ngại mới của Hoa Kỳ về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Ðông, nơi Bắc Kinh vừa thiết lập một Vùng Nhận diện Phòng không trong một khu vực mà Nhật Bản cũng nhận chủ quyền.
Ông gọi hành động này là một “biện pháp lạc hướng,” và cảnh báo Trung Quốc chớ nên thiết lập những Vùng Nhận dạng Phòng không tại các nơi khác.
Ông Russel nói Hoa Kỳ không thừa nhận và cũng không chấp nhận Vùng Nhận diện Phòng không mà Trung Quốc tuyên bố. Hoa Kỳ không có ý định thay đổi cách thức hoạt động trong vùng. Và Hoa Kỳ nói rõ với Trung Quốc là không nên tìm cách thực thi Vùng Nhận diện Phòng không và nên tự chế trước những hành động tương tự tại các nơi khác trong vùng.
Ông Russel cũng nói là ông cũng quan tâm đến “sa sút nghiêm trọng” trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ông nói Bắc Kinh, Tokyo cũng như kinh tế toàn cầu không thể chịu đựng được một cuộc xung đột vô tình giữa hai nước.
Ông Russel cho biết ông ủng hộ lời kêu gọi của Nhật Bản dùng những thủ tục ngoại giao và quản lý khủng hoảng để giúp tránh xung đột.
Hoa Kỳ nói không đứng về bên nào hay bất cứ tranh chấp quốc gia riêng rẽ nào trên biển, mà chỉ quan tâm đến việc giúp tìm những giải pháp hòa bình và bảo đảm tự do hàng hải và thương mại.
Trung Quốc cũng nói họ mưu tìm một giải pháp ôn hòa, nhưng đã bác bỏ những nỗ lực giải quyết tranh chấp trên các diễn đàn đa quốc như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Thay vào đó Trung Quốc chỉ muốn giải quyết với từng quốc gia riêng rẽ, vì Trung Quốc có lợi thế chiến lược.
Bắc Kinh cũng nghi ngờ về điều được gọi là tái quân bình kinh tế và chính trị hướng về châu Á Thái Bình Dương của chính quyền Obama, xem chính sách này là một nỗ lực kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc.
*****
Hồ sơ Biển Đông tiếp tục theo chân Ngoại trưởng Mỹ đến Indonesia
RFI - Chủ nhật 16
Tháng Hai 2014
Trọng
Nghĩa
Sau Seoul, Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ
đã có mặt tại Jakarta, chặng thứ ba trong chuyến công du châu Á lần này của
ông. Vào hôm nay, 16/02/2014, ông John Kerry đã đọc một diễn văn quan trọng,
kêu gọi mọi người phải chiến đấu chống biến đổi khí hậu tương tự như đấu tranh
chống vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bên cạnh đó, theo các nguồn tin báo chí, Ngoại
trưởng Mỹ và đồng nhiệm Indonesia sẽ còn tập trung trên hồ sơ nóng của khu vực
là Biển Đông.
Cho dù phía Mỹ cho đến
nay rất kín đáo trong việc thông tin về nội dung Biển Đông trong chuyến thăm
Indonesia của ông Kerry, chủ yếu nói về vấn đề quan hệ song phương
Washington-Jakarta, nhưng về phía Jakarta, vấn đề này đã được xác nhận chính
thức, với một số yếu tố được nêu bật.
Theo tờ báo Indonesia
Jakarta Globe, trong một cuộc họp báo hôm 14/02 vừa qua, Ngoại trưởng Indonesia
Marty Natalegawa đã xác nhận rằng nhân cuộc hội đàm vào ngày mai với đồng nhiệm
Mỹ John Kerry, ông sẽ nêu lên sáng kiến về một hiệp ước nhằm ngăn chặn không
cho xung đột bùng nổ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo lời ông Marty, “Hiệp
ước đó sẽ tập trung vào việc giải quyết hòa bình các tranh chấp mà không cần
dùng đến sức mạnh quân sự”, đang trong tiến trình phác thảo và
Indonesia “đang liên lạc thường xuyên với các quốc gia khác, trong đó có Hoa Kỳ
(trên vấn đề này)”.
Bên cạnh ý tưởng về hiệp
ước chung đó, Ngoại trưởng Indonesia còn cho biết là vấn đề làm sao giải quyết
tranh chấp ở Biển Đông cũng sẽ được ông nêu lên với Ngoại trưởng Mỹ, cho dù ông
chưa thể nói cụ thể nội dung bàn luận.
Tuy nhiên, quan điểm của
Indonesia, một thành viên nặng ký của ASEAN rất rõ ràng trên hai điểm. Đó là
xác định với phía Mỹ rằng Jakarta quyết tâm thúc đẩy sự hình thành của một bộ
Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông, cũng như yêu cầu các bên tranh chấp tôn trọng
luật pháp quốc tế và tránh dùng võ lực để áp đặt chủ quyền.
Các quan điểm của
Indonesia hầu như tương đồng với lập trường của Mỹ, đã vừa được ông John Kerry
nhắc lại trong các cuộc thảo luận với các lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh có
thể tóm tắt trong ba điểm : Trung Quốc không được đơn phương tuyên bố vùng
phòng không trên Biển Đông, các nước tranh chấp phải tôn trọng Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển và ASEAN và Trung Quốc nên sớm có một bộ Quy tắc Ứng xử
trên Biển Đông.
Tags: Biển Đông - Châu Á - Indonesia - Mỹ - Ngoại Giao
*****
An ninh Á Châu phụ thuộc COC
BBC - Thứ hai, 17
tháng 2, 2014
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry nói sự ổn định của châu Á-Thái Bình Dương phụ
thuộc vào thành công trong việc đạt được Quy tắ́c ứng xử của các bên
tại Biển Đông (COC) hay không.
Ông Kerry
đã phát biều như vậy tại Jakarta, trong chuyến thăm chính thức nước
này.
Ông ngoại
trưởng hiện đang công du Á châu, với chặng dừng chân Bắc Kinh hồi tuần
trước.
Hãng tin
Reuters nhận xét rằng Hoa Kỳ đang ngày càng quan ngại về điều mà
nước này cho là nỗ lực của Trung Quốc tìm cách dần dần mở rộng
kiểm soát đối với các vùng biển ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ngày
23/11/2013, Bắc Kinh đã tuyên bố đơn phương thiết lập vùng nhận dạng
phòng không (Adiz) trên Biển Hoa Đông, bao gồm cả các quần đảo tranh
chấp với Nhật Bản.
Tuy Trung
Quốc nhiều lần bác bỏ, nhưng dư luận vẫn cho rằng nước này sẽ thiết
lập một khu vực nhận dạng tương tự trên Biển Đông.
Trước đó
ngày 14/2, khi ở Bắc Kinh, ông John Kerry đã khuyến cáo Trung Quốc không
nên làm việc này. Ông nói một Adiz trên Biển Đông sẽ gây bất ổn cho
khu vực.
Ông cũng
nói bất kỳ hành động nào như vậy cần phải được mang ra bàn thảo và
thực hiện một cách công khai minh bạch và có trách nhiệm.
Phát biểu
của Ngoại trưởng Kerry lúc đó đã khiến người đồng nhiệm nước chủ
nhà lên tiếng cảnh báo rằng Trung Quốc mong muốn Mỹ "không đứng
về bên nào" trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Bộ trưởng
Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định: "Trung Quốc quyết tâm
giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông một cách hòa
bình".
Ông Vương
nói thêm Bắc Kinh mong đợi Washington tôn trọng "quyền chủ
quyền" của Trung Quốc và "xem xét vấn đề một cách khách
quan và công bằng".
*****
Mỹ-Châu Á : Ba trục trặc trong chiến lược xoay trục
RFI - Thứ hai 17 Tháng Hai 2014
Trọng
Nghĩa
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc,
Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc
đẩy thêm chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Mỹ qua vùng châu Á Thái
Bình Dương. Đối với Tuần báo Anh The Economist, đây là điều cần thiết vì chiến
lược này của Mỹ đang gặp phải ba cản lực: Thái độ đối kháng của Trung Quốc, chủ
nghĩa dân tộc quá lố nơi đồng minh Nhật Bản, và các rào cản đối với thỏa thuận
thương mại TPP.
Dưới hàng tựa lớn ở mục
Châu Á : "Đà tái cân bằng đang bị mất", trong số đề ngày 15/02/2014,
The Economist đã nhận xét một cách thẳng thừng: "Sự tình tại châu Á đang
không đi theo cách của Mỹ".
Tuần báo Anh trước hết
ghi nhận rằng chính quyền Obama có vẻ hết sức nhậy cảm trước những lời cáo buộc
theo đó họ đang lơ là châu Á. Vì thế các quan chức Mý đã nỗ lực nhắc nhở thế
giới rằng đây là chuyến đi thứ năm của ông Kerry đến vùng Đông Bắc và Đông Nam
Á trong một năm. Người kế nhiệm bà Hillary Clinton đã bị khu vực đặc biệt chỉ
trích là quá bận tâm với hòa bình ở Trung Đông và xem nhẹ chiến lược "xoay
trục" hay "tái cân bằng" của Mỹ sang vùng châu Á, từng được Tổng
thống Obama công bố trong nhiệm kỳ đầu.
Đối với The Economist, dù
số dặm bay của ông Kerry có cao, ngành ngoại giao Mỹ ở châu Á không khởi sắc
lắm. Tuần báo Anh nêu bật ba yếu tố: Quan hệ với cường quốc đang vươn lên là
Trung Quốc vẫn khó khăn; Hoa Kỳ lại có mâu thuẫn về các vấn đề quan trọng với
đồng minh khu vực lớn nhất của mình là Nhật Bản; và thứ ba là các nỗ lực của Mỹ
để đúc kết một thỏa thuận thương mại mới cho khu vực đã không hoàn thành được
theo thời hạn dự trù.
Về nhân tố Trung Quốc,
một số nhà ngoại giao châu Á, theo The Economist, đã nhận xét rằng sở dĩ mọi
người cảm thấy là Mỹ lơ là khu vực, đó là vì thái độ quyết đoán gần đây của
Trung Quốc nhằm áp đặt các đòi hỏi lãnh thổ của họ trong khu vực. Theo các nhà
ngoại giao này, ông Obama đã bắn đi một tín hiệu sai lạc, khi tự mình rút ra
khỏi hai cuộc họp thượng đỉnh ở Đông Nam Á hồi tháng Mười năm ngoái vì chính
phủ của ông bị đóng cửa một phần.
Dù nguyên nhân có như thế
nào chăng nữa, nhưng hành vi bị cho là quyết đoán của Trung Quốc có một hậu quả:
Đó là cản trở việc hình thành mối quan hệ hợp tác và trên bình diện rộng mà cả
Trung Quốc lẫn Mỹ đều nói rằng họ muốn thiết lập. Thay vào đó, cuộc họp nào
cũng bị những căng thẳng trong khu vực khuấy động, đặc biệt là mối lo ngại về
nguy cơ Nhật Bản và Trung Quốc xung đột với nhau trong bối cảnh cả không quân
và hải quân hai bên đều tuần tra vùng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang
tranh chấp.
Mỹ cho biết họ không bênh
ai về vấn đề chủ quyền các hòn đảo, nhưng công nhận là quần đảo này thuộc quyền
quản lý của Nhật Bản, do đó nằm trong phạm vi áp dụng của hiệp ước an ninh với
Nhật Bản.
Không được lập ADIZ ở
Biển Đông nơi có đường lưỡi bò phi pháp
Tuần báo Anh nhắc lại :
Vào đầu tháng 2, một quan chức cấp cao của Mỹ đã chỉ trích tuyên bố đơn phương
của Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên một phần của Biển Hoa
Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp. Nhân vật Mỹ này cảnh báo rằng, nếu Bắc
Kinh tuyên bố một vùng phòng không khác trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc cũng
tranh chấp chủ quyền với Đài Loan và bốn quốc gia Đông Nam Á, điều đó có thể
buộc Mỹ bố trí lại lực lượng.
Theo cùng một chiều
hướng, Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á đã công kích
"đường chín đoạn" mà Trung Quốc vẽ ra trong một tấm bản đồ từ thập
niên1940, để xác định chủ quyền của họ đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Theo
ông Russel, đường ranh đó hoàn toàn không có giá trị pháp lý theo Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Trên điểm này, ký giả của
The Economist đã có một bình luận đầy châm biếm : Các quan chức Trung Quốc có
thể nghĩ rằng việc ông Russel viện dẫn UNCLOS có vẻ buồn cười vì Mỹ, trái với
Trung Quốc, chưa bao giờ phê chuẩn công ước này. Thế nhưng Trung Quốc lại có vẻ
như không muốn giới hạn các yêu sách chủ quyền của họ bằng cách trích dẫn công
ước đó !
Bắc Kinh dĩ nhiên đã bác
bỏ các chỉ trích của Washington, mà họ cho rằng đã kích động các nước thách
thức các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Đầu tháng Hai này, Bắc Kinh đã cảm
thấy bị xúc phạm khi Tổng thống Philippines Aquino đã so sánh thái độ thụ động
của thế giới trước các hành động lấn chiếm của Trung Quốc ở Biển Đông với việc
nhượng lãnh thổ cho Đức Quốc xã để cầu hòa trong những năm 1930.
Philippines cũng là một
đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Mỹ, nhưng tuần báo Anh ghi nhận là trái với
lời hứa của họ với Nhật Bản trong trường hợp Senkaku, Mỹ đã nói rõ là bảo đảm
an ninh của họ đối với Philippines không bao gồm khu vực tranh chấp với Trung
Quốc (và với những nước khác).
Xu hướng dân tộc chủ
nghĩa quá trớn tại Nhật làm Mỹ khó xử
Hãng tin chính thức của
Trung Quốc, Tân Hoa Xã, cũng đã lên án Mỹ tiếp tục "làm cho kẻ gây rối
Nhật Bản hư hỏng". Đối với Trung Quốc quyết định của Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni vào tháng 12/2013, là bằng chứng về thái độ
không ăn năn của Tokyo đối với quá khứ đế quốc của Nhật Bản và về ý định làm
sống lại thời quân phiệt vàng son. Rồi đến đầu tháng Hai này, một người được
ông Abe cử lên lãnh đạo đài nhà nước NHK lại lên tiếng phủ nhận vụ tàn sát Nam
Kinh do lính Nhật gây ra vào năm 1937...
Đối với Mỹ, tất cả điều
trên là một bài toán nhức đầu. Theo The Economist, Hoa Kỳ muốn Nhật Bản gánh
vác thêm vấn đề an ninh khu vực, và hoan nghênh mong muốn của ông Abe giải
thích lại hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản, giảm nhẹ các hạn chế đang trói tay
nước này về mặt quân sự. Mỹ cũng cần sự hỗ trợ của ông Abe trong kế hoạch di
chuyển một căn cứ không quân Mỹ gây tranh cãi trên đảo Okinawa. Nhưng Mỹ không
thể không lên án xu hướng của cánh hữu Nhật Bản, coi mọi sự chỉ trích tội ác
chiến tranh của Nhật Bản là "công lý của kẻ chiến thắng".
Ông Obama sẽ đến thăm
Nhật Bản (cũng như Malaysia, Philippines và Hàn Quốc) vào tháng Tư. Ở Nhật Bản,
ông sẽ phải tìm cách để tách biệt Mỹ với chủ nghĩa xét lại của ông Abe. Tuy
nhiên, nếu tỏ ra quá nghiêm khắc với ông Abe, Mỹ sẽ biếu không cho Trung Quốc
một chiến lợi phẩm ngoại giao : Một rạn nứt công khai giữa hai đồng minh kết
ước.
Chiến lược của Mỹ trong
khu vực hiện đang phải chịu tác hại từ quan hệ xấu đi trông thấy giữa Nhật Bản
và Hàn Quốc, nước thậm chí còn nhạy cảm hơn trước các cố gắng viết lại lịch sử
của Nhật Bản.
Tuy nhiên, chính Bắc
Triều Tiên mới là một mối đe dọa thường trực - và hạt nhân - đối với an ninh
khu vực. Thật vậy, những lo ngại về sự ổn định của chế độ Bình Nhưỡng đang gia
tăng. Lợi ích của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chính là đồng ý với nhau
về một chiến lược chung để đối phó với Bắc Triều Tiên.
Thế nhưng bốn nước này
còn quá bận rộn trong việc bất đồng ý kiến với nhau.
TPP với những bước tiến
có thể sẽ rất ì ạch
Chính quyền Obama vẫn
đang bền bỉ ra sức thuyết phục châu Á rằng chiến lược xoay trục của Mỹ có tầm
vóc rất lớn. Chính sách này đã kéo theo một loạt tuyên ngôn về vận mệnh Thái
Bình Dương của Mỹ, những chuyến công du như con thoi của các quan chức cấp cao
Mỹ, một vài quyết định tái bố trí lực lượng quân sự khiêm tốn và trong những
tháng gần đây, một sự nhấn mạnh nhiều hơn đến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương - Trans- Pacific Partnership (TPP), một thỏa thuận thương mại đầy tham
vọng giữa Mỹ, Nhật Bản và mười quốc gia khác (không có Trung Quốc), chiếm tới
một phần ba thương mại toàn cầu.
Sau khi bỏ lỡ mục tiêu
hoàn tất TPP trong năm 2013, các nhà đàm phán sẽ gặp lại nhau tại Singapore vào
ngày 22/02/2014 để thử đạt mục đích một lần nữa. Họ sẽ có được một cú hích nếu
ê kíp của ông Obama được Quốc hội Mỹ trao quyền gọi là "tiến nhanh"
để đạt thỏa thuận, một thỏa thuận sau đó sẽ không còn bị ngành lập pháp soi mói
từng dòng một.
Thế nhưng tìm được sự
chuẩn y của Quốc hội về quyền "tiến nhanh" này quả là một vấn đề rất
khó khăn vào lúc này. Các cố vấn của ông Obama nói rằng Tổng thống Mỹ vẫn đang
cố gắng.
The Economist kết luận :
Nhiều người ở châu Á, vốn vẫn hoài nghi về việc vị "Tổng thống Thái Bình
Dương đầu tiên của Mỹ" thực sự muốn nước ông đóng vai trò hàng đầu trong
khu vực, sẽ muốn nhìn thấy ông khổ nhọc thế nào.
Tags: Châu Á - Châu Á-Thái Bình Dương
- Hoa Kỳ - Ngoại Giao - Quốc Tế
*****
Nguy cơ leo thang hạt
nhân ở Đông Bắc Á
Thanh Niên Online - 19/02/2014
Trung Quốc thúc
giục Nhật Bản hoàn
trả kho plutonium cho Mỹ, sau khi Tokyo úp mở khả năng đón vũ khí hạt nhân từ
Washington trong trường hợp khẩn cấp.
Bán đảo Triều Tiên không phải là
khu vực duy nhất tại Đông Bắc Á đang bị bóng mây hạt nhân ám ảnh. Trong lúc
căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông vẫn ở mức cao, Trung Quốc
đã gián tiếp chỉ trích Nhật Bản đang có ý đồ phát triển vũ khí hạt nhân, dù
trước nay chính quyền Tokyo luôn bảo lưu quan điểm không sở hữu và sử dụng loại
vũ khí này.
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh
ngày 17.2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân
Doanh bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” trước thông tin Nhật Bản đang trì hoãn việc hoàn trả cho Mỹ kho plutonium cấp độ chế tạo vũ
khí từ thời Chiến tranh lạnh. “Trung Quốc tin rằng Nhật Bản, bên đã ký vào Hiệp
ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, sẽ tuân thủ nghiêm ngặt cam kết của mình
đối với an toàn hạt nhân và giải trừ vũ khí nguy hiểm”, Reuters dẫn lời bà Hoa.
Trước đó, hãng Kyodo News đưa tin
Washington đã gây áp lực buộc Tokyo trả 331 kg plutonium có thể dùng để sản
xuất đến 50 quả bom nguyên tử. Theo một quan chức Nhật Bản, số nguyên liệu
trên, một phần do Anh sản xuất, đã được chuyển giao cho Tokyo vào thập niên
1960 với mục đích nghiên cứu. Được biết, Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản hoàn trả kể từ
khi hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần đầu tiên được tổ chức vào năm
2010. Ngoài chuyện lo lắng số plutonium trên có thể rơi vào tay thế lực khủng
bố, giới quan sát cho rằng lý do thực sự khiến Mỹ phải đòi lại số nguyên liệu
hạt nhân này là lo ngại Nhật Bản có thể phát triển vũ khí hạt nhân.
Chương trình hạt nhân Nhật
Theo Kyodo News, Tokyo đã liên tục cự
tuyệt với lý do cần số plutonium để nghiên cứu các lò phản ứng nhanh tại thành
phố Tokaimura, tỉnh Ibaraki. Đây là cơ sở duy nhất trên nước Nhật được trang bị
công nghệ này. Sau nhiều năm trì hoãn, cuối cùng Tokyo cũng buộc phải đồng ý và
dự kiến hai bên sẽ đạt được thỏa thuận liên quan tại hội nghị thượng đỉnh về an
ninh hạt nhân lần 3 ở Hà Lan vào tháng 3.
“Washington hy vọng có thể giảm
bớt số lượng nguyên liệu hạt nhân trong tay của chính quyền Tokyo vào thời điểm
quốc gia Đông Á có khuynh hướng đẩy mạnh năng lực hạt nhân”, theo tờ China
Daily dẫn lời ông Hạ Lập Bình, Trưởng khoa Khoa học chính trị và quan hệ quốc
tế của Đại học Đồng Tế tại Thượng Hải.
Ông Hạ nhận định Tokyo có thể đang
gom nguyên liệu hạt nhân trong những năm qua để chuẩn bị cho các chương trình
hạt nhân. Theo Kyodo News dẫn lời giới phân tích, Nhật Bản đang nắm trong tay
khoảng 44 tấn plutonium. Dù không sánh bằng với số plutonium của Mỹ về mặt chất
lượng, số nguyên liệu đó đủ để sản xuất 1.000 quả bom nguyên tử, theo ông Hạ.
“Theo một số chuyên gia Nhật Bản, thậm chí nước này còn đủ sức chế tạo vũ khí
hạt nhân trong vòng 1 tháng”, ông Hạ nói.
Trong lịch sử, Nhật Bản là quốc
gia đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay từng hứng đòn tấn công hạt nhân, với
sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào Thế
chiến thứ hai. Chính sách của Nhật Bản là không sản xuất, sở hữu hoặc sử dụng
vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, phát biểu trước Ngân sách Hạ viện vào tuần trước,
Ngoại trưởng Fumio Kishida gợi ý Tokyo có thể đón vũ khí hạt nhân từ Mỹ trong
trường hợp khẩn cấp, khi sự an toàn của người dân Nhật Bản bị đe dọa, theo
Kyodo News.
Ông Kishida nhấn mạnh chính phủ
của Thủ tướng Shinzo Abe duy trì quan điểm của các chính phủ tiền nhiệm. Theo
kết quả một cuộc điều tra vào năm 2010, Nhật - Mỹ đã ký kết các hiệp định bí
mật thời Chiến tranh lạnh, trong đó có thỏa thuận cho phép các tàu ngầm trang
bị vũ khí hạt nhân của Mỹ cập cảng ở Nhật.
Thụy Miên
*****
'Mỹ cần theo dõi
chặt Trung Quốc'
BBC - Thứ tư, 26
tháng 2, 2014
Người
được đề cử làm thứ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách châu Á David
Shear cho rằng cần theo dõi chặt hơn nữa hoạt động quốc phòng của
Trung Quốc.
Ông Shear cũng
nói Hoa Kỳ cần giúp Đài Loan xây dựng một lực lượng phòng vệ đủ mạnh để đối
phó với Bắc Kinh.
Ông David
Shear hiện là đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống
Obama đã tuyên bố ý định đề cử ông David Shear vào vị trí Thứ trưởng Quốc phòng
Phụ trách An ninh Châu Á và Thái Bình Dương.
Đại sứ
Shear vừa có văn bản trả lời trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, cơ quan
đang xem xét việc bổ nhiệm ông vào vị trí Thứ trưởng Quốc phòng Phụ trách An
ninh Châu Á và Thái Bình Dương, thông cáo báo chí ngày 25/2 của Bộ Quốc phòng
Mỹ cho biết.
"Chúng
ta đang quan tâm đặc biệt tới những khoản đầu tư vào công nghệ của Trung Quốc,
cũng như những khí tài họ đang sử dụng," ông nói.
Tuy nhiên,
theo ông Shear, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những quyết định đầu tư của
Trung Quốc cũng rất cần thiết.
Dù
Washington luôn hoan nghênh một Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình, sự phát
triển của quân đội Trung Quốc vẫn là vấn đề gây quan ngại, ông Shear nói.
Ông cho
rằng việc Trung Quốc gia tăng chi tiêu quốc phòng là một phần của chương trình
hiện đại hóa quân đội, vốn lâu nay vẫn thiếu tính minh bạch, nhằm giành thắng
lợi trong những cuộc xung đột ác liệt diễn ra trong thời gian ngắn ở khu vực,
và chủ yếu tập trung vào Đài Loan.
Ông cũng
nói quan hệ Mỹ-Trung có cả yếu tố hợp tác lẫn cạnh tranh và cho rằng Hoa Kỳ vẫn
nên tiếp tục duy trì vị thế cường quốc quân sự tại châu Á Thái Bình Dương.
Tuy nhiên
việc thiết lập một mối quan hệ hợp lý với Trung Quốc sẽ là điều "rất quan
trọng đối với vấn đề an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ cũng như quốc tế trong nhiều
thập kỷ tới," ông Shear nói.
Khuyến
khích Đài Loan
Ông Shear
thừa nhận quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh thường xuyên bị ảnh hưởng do quan
hệ giữa Hoa Kỳ với Đài Loan và nói nếu được bổ nhiệm vào vị trí thứ trưởng quốc
phòng, ông sẽ thúc giục Đài Loan tăng ngân sách quốc phòng lên 3% GDP.
Trong khi
đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp cho Đài Loan những gì cần thiết nhằm đảm bảo
khả năng phòng vệ, ông nói.
Ông Shear
cho rằng điều này phù hợp với Đạo luật Quan hệ Đài Loan, trong đó quy định việc
Hoa Kỳ có trách nhiệm đảm bảo cho khả năng phòng vệ của Đài Loan.
Bên cạnh
đó, ông Shear cũng nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khẳng định quyền tổ chức thao tập
quân sự trên Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thiết lập
vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong lúc tranh chấp về vấn đề chủ quyền với
Nhật ngày càng căng thẳng.
"Nếu
được bổ nhiệm, tôi sẽ ủng hộ quan điểm của Bộ Quốc phòng rằng việc Trung Quốc
tuyên bố thiết lập ADIZ sẽ không thay đổi cách Hoa Kỳ tiến hành thao tập quân
sự trong khu vực," ông nói.
Ông David
B. Shear tuyên thệ nhậm chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vào ngày 4/8/2011. Ông
gia nhập ngành năm 1982 và đã từng làm việc tại các thành phố Sapporo, Bắc
Kinh, Tokyo và Kuala Lumpur.
Tại
Washington, ông đã làm việc trong Văn phòng Các vấn đề về Nhật Bản, Trung Quốc
và Triều Tiên và là Trợ lý đặc biệt cho Thứ trưởng phụ trách các vấn đề chính
trị.
Đại sứ
Shear tốt nghiệp trường Đại học Earlham và có bằng Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế tại
Trường Cao học về Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học John Hopkins.
Ông cũng đã
học tại các trường Đại học Waseda, Đại học Quốc gia Đài Loan, và Đại học Nam
Kinh. Ông và vợ ông là Barbara đều xếp hạng nhất thực hành Kiếm đạo Nhật Bản
(Kendo).
Ông nói
thành thạo tiếng Trung và tiếng Nhật.
*****
Đại sứ Mỹ tại
Philippines: Biển Đông không có cái gọi là đường 9 đoạn
26/02/14 |
Rappler ngày 24/2 đưa tin, hôm Thứ Hai 24/2
Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg dường như đã đi xa hơn các đồng
nghiệp của mình trong việc chỉ trích đường lưỡi bò, còn gọi là đường 9 đoạn,
đường chữ U mà Trung Quốc yêu sách “chủ quyền” hầu như toàn bộ Biển Đông.
Phát biểu trong diễn đàn hiệp hội phóng viên
nước ngoài tại Philippines hôm qua Goldberg khẳng định: “Không
có cái gọi là đường 9 đoạn. Chúng tôi không tin rằng yêu sách đường 9 đoạn có
thể qua được vòng kiểm tra pháp lý để xác định hoặc giải quyết vấn đề Biển
Đông”.
Biên tập viên tạp chí The Diplomat Zachary
Keck bình luận, nếu thông tin này chính xác thì bình luận của Đại sứ Mỹ đã đi
xa hơn so với các quan chức khác của Washington liên tục chỉ trích yêu sách
đường lưỡi bò Trung Quốc trong những tuần gần đây.
Điều này phá vỡ các thông lệ phản ứng trước đây
của Mỹ chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Biển Đông một
cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong khi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các
vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel chỉ yêu cầu Bắc Kinh làm rõ cơ
sở pháp lý cho yêu sách đường lưỡi bò “bành trướng” của mình, bình luận của
Goldberg đã thẳng thừng bác bỏ một cách rõ ràng cái gọi là đường 9 đoạn của
Trung Quốc.
Theo Giaoduc.net.vn
*****
Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ-Asean lần đầu tiên diễn ra tại Mỹ
RFI - Thứ sáu 28 Tháng Ba 2014
Trọng
Nghĩa
Nếu có một sự kiện nêu bật quyết tâm
xoay trục của Mỹ qua Châu Á, đặc biệt là qua vùng Đông Nam Á, thì đó sẽ là hội
nghị mở ra vào đầu tuần tới (01-03/04/2014) tại Hawaii, tập hợp Bộ trưởng Quốc
phòng 10 nước ASEAN và đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel. Bộ Quốc phòng Mỹ vào hôm qua,
27/03 đã chính thức loan báo sự kiện này và nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên
mà Hoa Kỳ tổ chức trên lãnh thổ của mình một cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ-ASEAN.
Trong cuộc họp báo tại
Washington, Phó Đề đốc Mỹ John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, xác định rằng
chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã chuyển lời mời các đồng nhiệm
ASEAN đến Mỹ dự họp, nhân dịp ông qua Singapore vào tháng Sáu năm 2013 để tham
gia cuộc Đối thoại Shangri-La, và nhân Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở
rộng tại Brunei vào tháng Tám cùng năm.
Theo Phó Đề đốc Kirby, ưu
tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chính là tăng cường và mở rộng quan hệ của Lầu
Năm Góc với toàn bộ các thành viên ASEAN. Bản thân ông Hagel cũng đã làm việc
chặt chẽ với Tư lệnh Hải quân Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel J.
Locklear III, để giúp cho hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN sắp tới đây
thành công tốt đẹp.
Phát ngôn viên Bộ Quốc
phòng Mỹ còn tiết lộ rằng hội nghị với các Bộ trưởng ASEAN sẽ xác định các cách
thức tăng cường hợp tác an ninh đa phương trong khu vực, và xây dựng quan hệ
đối tác mạnh mẽ hơn giữa các cơ quan quân sự và dân sự để cải thiện công cuộc
trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Chính trong chiều hướng
đó mà ông Chuck Hagel đã mời lãnh đạo hai cơ quan chuyên trách của Mỹ là Cơ
quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia NOAA và Cơ quan Phát triển Quốc tế
USAID cùng đến tham gia cuộc họp.
Theo nhận định của hãng
tin Mỹ AP, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN diễn ra lần đầu tiên trên đất
Mỹ là một phần trong các nỗ lực không ngừng của Lầu Năm Góc hiện nay nhằm tăng
cường và mở rộng sự hiện diện cũng như hoạt động quân đội Mỹ trong trong khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương
Trong khuôn khổ đó, ngay
sau hội nghị với các đồng nhiệm Đông Nam Á tại Hawaii, ông Chuck Hagel đã sẽ đi
thăm Nhật Bản, Trung Quốc và Mông Cổ, trong khuôn khổ vòng công du thứ tư của
ông qua châu Á từ khi nhậm chức.
Tags: Asean - Châu Á - Hoa Kỳ - Quốc Phòng - Quốc Tế
*****
Petrotimes
– 03/04/2014
Tại hội nghị Asia Connect (Kết nối châu Á) do Asia
Society và Viện Chính sách của Asia Society tổ chức mới đây, Thứ trưởng Ngoại
giao Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á -Thái Bình Dương Danny Russel đã khẳng
định, Mỹ không đưa ra một lập trường về các tuyên bố chủ quyền chồng chéo,
nhưng điều đó không có nghĩa là Washington không thể xác định rõ ràng lập
trường mạnh mẽ của mình, là những đòi hỏi chủ quyền phải được đưa ra theo các
đường lối phù hợp luật quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ khẳng định lập trường của Washington là
các cuộc tranh chấp phải được giải quyết qua các phương tiện hòa bình, ngoại
giao và hợp pháp. Tất cả các nước liên quan phải tự kiềm chế, không đưa ra
những hành động trấn áp tinh thần, khiêu khích, gây bất ổn có thể phương hại
đến nguyên trạng và sự ổn định của khu vực.
Bên cạnh đó, ông Russel tái khẳng định sự cam kết của Mỹ đối với
chính sách của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương bởi vì đây là một ưu
tiên chiến lược của Mỹ, phục vụ các lợi ích chiến lược của Washington.
Đặc biệt, chính giới Mỹ nêu lên những quan ngại về tình hình ở
Biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông Danny Russel, Mỹ đang chứng kiến một xu
hướng thiên về dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần và đe dọa các nước tranh chấp
với Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cho biết, đó không phải là đường lối
để khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Ông tuyên bố Mỹ không thể không có mặt tại châu Á, Và mục tiêu của
Mỹ trong năm 2014 là cổ vũ một hệ thống dựa trên luật lệ, cởi mở trong khu vực
mà không những Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia - các đồng minh chủ yếu của
Washington, mà cả các nước ASEAN và Trung Quốc, nên hợp tác để một mặt đóng góp
xây dựng một môi trường an ninh và mặt khác, tạo điều kiện cho một thị trường
tự do và rộng mở.
Trả lời câu hỏi về chiến thuật "vết dầu loang", lấn từng
bước nhỏ của Trung Quốc, tuy không khiêu khích đến nỗi buộc các nước có tranh
chấp với Bắc Kinh phải phản ứng bằng vũ lực, nhưng lại bị đặt trước sự đã rồi,
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Russel cho biết, những hành động của Trung Quốc làm
tăng căng thẳng và làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc phải xa lánh Bắc
Kinh.
Theo ông Russel, việc Trung Quốc thiết lập khu vực hành chính để
cai trị các đảo trong vòng tranh chấp, đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá,
triển khai tuần tiễu và dùng các tàu bán quân sự để uy hiếp các nước khác, lập
ra những khu vực phòng không mà không tham khảo ý kiến các nước khác, đều đáng
quan ngại. Ông cũng khẳng định Philippines hoàn toàn có quyền đưa Trung Quốc ra
trước tòa án trọng tài quốc tế để giải quyết cuộc tranh chấp.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình
Dương kết luận rằng, các quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng
phục vụ lợi ích của tất cả các bên. Mỹ mong muốn Trung Quốc nhận thức được các
quan hệ hữu hảo đó cũng có lợi cho Bắc Kinh, cũng như cho quyền lợi của khu vực
để xây dựng một hệ thống dựa trên luật lệ, có thể tạo ra sự ổn định trong các
quan hệ quốc tế.
Trước đó, trong cuộc họp đặc biệt với các Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN (từ 1-3/4), người đứng đầu Lầu Năm Góc Chuck Hagel cũng nhấn mạnh tầm
quan trọng của chính sách tái cân bằng chiến lược của Mỹ và khẳng định các cam
kết của Washington đối với các nước đồng minh tại khu vực châu Á - Thái Bình
Dương.
Minh Châu
*****
Mỹ điều thêm 2 chiến hạm có trang bị phi đạn phòng thủ
đến Nhật
VOA - Chủ nhật, 06/04/2014
Bộ trưởng
Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Washington dự định đưa thêm hai chiến hạm có trang
bị phi đạn phòng thủ đến Nhật Bản để ứng phó với mối đe dọa do các hành động
của Bắc Triều Tiên gây ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo hôm nay sau cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera rằng hai chiến hạm AEGIS trang bị phi đạn phòng thủ sẽ được đưa đến Nhật Bản trước năm 2017, nâng lực lượng phi đạn phòng thủ của Mỹ lên thành 7 chiến hạm.
Tuyên bố được đưa ra vào lúc Bắc Triều Tiên một lần nữa gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng với đe dọa sẽ tiếp tục có thêm các vụ thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn.
Trước khi lên đường đi Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng kêu gọi Bắc Kinh sử dụng sức mạnh của họ một cách có trách nhiệm đối với các mối quan hệ trong khu vực và các tranh chấp lãnh thổ.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đang thực hiện chuyến công du 10 ngày quanh khu vực châu Á – Thái Bình Dương để trấn an các đồng minh rằng Hoa Kỳ cam kết với các hiệp ước phòng thủ chung trong khu vực.
Hôm thứ Bảy, ông Hagel nói rằng việc Nga sáp nhập Crimea và di chuyển quân đội dọc theo biên giới với Ukraine gây ra lo ngại đối với với các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Thái Bình Dương và các nơi khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo hôm nay sau cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera rằng hai chiến hạm AEGIS trang bị phi đạn phòng thủ sẽ được đưa đến Nhật Bản trước năm 2017, nâng lực lượng phi đạn phòng thủ của Mỹ lên thành 7 chiến hạm.
Tuyên bố được đưa ra vào lúc Bắc Triều Tiên một lần nữa gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng với đe dọa sẽ tiếp tục có thêm các vụ thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn.
Trước khi lên đường đi Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng kêu gọi Bắc Kinh sử dụng sức mạnh của họ một cách có trách nhiệm đối với các mối quan hệ trong khu vực và các tranh chấp lãnh thổ.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đang thực hiện chuyến công du 10 ngày quanh khu vực châu Á – Thái Bình Dương để trấn an các đồng minh rằng Hoa Kỳ cam kết với các hiệp ước phòng thủ chung trong khu vực.
Hôm thứ Bảy, ông Hagel nói rằng việc Nga sáp nhập Crimea và di chuyển quân đội dọc theo biên giới với Ukraine gây ra lo ngại đối với với các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Thái Bình Dương và các nơi khác.
*****
Mỹ cảnh báo Trung Quốc về những tuyên bố
chủ quyền
Doanh Nhân Sài
Gòn - Chủ Nhật, 06/04/2014
Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ hôm nay cảnh báo Trung Quốc không nên hành động đơn phương trong
việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản cũng như những nước châu Á
khác.
"Tất cả các quốc gia đều cần được tôn trọng, dù đó là nước
lớn hay nước nhỏ", AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu
trong chuyến thăm Nhật Bản. "Bạn không thể đi vòng quanh rồi xác định lại
ranh giới, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước bằng vũ lực, ép
buộc hoặc đe dọa, dù đó là những đảo nhỏ ở Thái Bình Dương hay nước lớn ở châu
Âu. Vì vậy, tôi muốn trao đổi với những người bạn Trung Quốc về điều này".
Bình luận của ông Hagel cho thấy chính phủ Mỹ đang cứng rắn hơn
với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông cũng như biển
Hoa Đông, sau khi một số quốc gia Đông Nam Á cáo buộc Bắc Kinh sử dụng chiến
thuật đe dọa.
Là "một nước lớn", Trung Quốc cũng có "những trách
nhiệm lớn", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định và nói thêm: "Ép
buộc, đe dọa là điều rất tệ hại. Nó chỉ dẫn đến xung đột". Ông Hagel đưa
ra những thông điệp này trước khi có chuyến thăm tới Bắc Kinh vào ngày
7/4 tới.
Trước đó, ông Hagel thông báo rằng Mỹ có kế hoạch điều thêm hai
tàu chiến trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa AEGIS tới Nhật Bản vào năm 2017
để "ứng phó với các hành động khiêu khích và gây bất ổn của Triều
Tiên", đảm bảo khả năng phòng vệ cho Nhật Bản cũng như Washington.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn nhắc lại rằng Washington sẽ bảo vệ
Nhật Bản trước các nguy cơ bị tấn công, kể cả trong vấn đề quần đảo tranh chấp
với Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Tuy nhiên, ông kêu gọi nên có "một giải
pháp hòa bình" cho những bất đồng và nói rằng "Mỹ không thể tìm thấy
đồng minh nào mạnh hơn cũng như người bạn tốt hơn Nhật Bản ở khu vực này".
Như Tâm/Vnexpress
*****
Mỹ-Nhật Bản
có thể giúp Đông Nam Á đảm bảo an ninh hàng hải
GDVN - 04/04/14
Obama sẽ sử dụng chuyến công du châu Á của mình làm cơ hội để theo
dõi sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông khi ông tới Philippines và
Malaysia.
Japan Daily Press ngày 3/4 đưa tin, Nhật Bản và Mỹ có thể giúp
Đông Nam Á đảm bảo an ninh hàng hải do cảnh giác với sự cứng rắn hung hăng ngày
càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Biển Đông đã trở thành một điểm nóng trong khu vực, nơi Bắc Kinh
nhảy vào tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ASEAN trong khi Trung Quốc
không có dấu hiệu dừng lại.
Tổng thống Obama dự kiến sẽ đến thăm Nhật Bản từ ngày 23-25 tháng
này và hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Nguồn tin cho biết 2 nhà lãnh đạo Mỹ -
Nhật cam kết hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề an ninh ở Đông Nam Á.
Obama sẽ sử dụng chuyến công du châu Á của mình làm cơ hội để theo
dõi sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông khi ông tới Philippines và
Malaysia.
Nhật Bản đã quyết định cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra và
bày tỏ hỗ trợ Manila trong việc nộp bản thuyết trình lập luận 4,000 trang của
mình lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển để bác bỏ đường lưỡi bò bất hợp pháp.
*****
Mỹ sẽ giành lại Senkaku cho Nhật nếu quần
đảo này bị chiếm
Kyodo cho biết Tờ ''Stars and Stripes'' dẫn
lời chỉ huy lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ ở Nhật Bản, Trung tướng John
Wissler ngày 11/4 cho biết nếu Trung Quốc xâm lược quần đảo Senkaku (Trung Quốc
gọi là Điếu Ngư) thì lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương
có thể giành lại chúng.
Quần đảo tranh chấp trên hiện do phía Nhật Bản quản lý trong nhiều thập niên qua nhưng phía Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền.
Hôm 8/4 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản là có áp dụng cho cả quần đảo trên.
Quần đảo tranh chấp trên hiện do phía Nhật Bản quản lý trong nhiều thập niên qua nhưng phía Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền.
Hôm 8/4 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản là có áp dụng cho cả quần đảo trên.
Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã có từ những năm
1970 nhưng nóng lên trong thời gian gần đây sau khi Tokyo tiến hành quốc hữu
hóa hai trong số các đảo thuộc chuỗi đảo này.
Trung Quốc đã nhiều lần điều tàu và máy bay đi
vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời đơn phương lập vùng nhận diện
phòng không ADIZ bao gồm cả vùng trời quần đảo này./.
*****
TQ phản đối tuyên bố của TT Obama về tranh chấp biển đảo
với Nhật
VOA - Thứ Tư, 23/04/2014
BẮC KINH — Trung Quốc mạnh mẽ phản đối tuyên bố của
Tổng thống Obama là những hòn đảo có tranh chấp ở Biển Ðông Trung Hoa nằm trong
phạm vi áp dụng của một hiệp ước an ninh chung giữa Washington với Tokyo. Trước
khi đến Nhật để thảo luận về các vấn đề an ninh và kinh tế, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ
nói với một tờ báo Nhật là Washington sẽ bảo vệ Tokyo nếu xảy ra một vụ xung
đột về dãy đảo ở Biển Đông Trung Hoa mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Bill Ide gởi về bài tường thuật sau đây.
Nhiều người đã dự kiến là những vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng sẽ được đề cập tới trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama, đặc biệt là trong chặng dừng chân đầu tiên tại Nhật Bản. Nhưng những lời lẽ gay gắt đã bắt đầu ngay cả trước khi máy bay của nhà lãnh đạo Mỹ đáp xuống nước Nhật.
Một tờ báo lớn ở Nhật Bản hôm nay đăng tải bài phỏng vấn Tổng thống Obama, trong đó ông đã đưa ra điều mà một số nhà phân tích nói là tuyên bố rõ ràng nhất từ trước đến nay về lập trường của Mỹ đối với vụ tranh chấp Trung-Nhật.
Quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư nằm dưới sự kiểm soát hành chánh của Nhật đã lâu.
Ông Obama nói với tờ Yomiuri Shimbun rằng quần đảo này thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật và Washington phản đối bất kỳ mưu toan đơn phương nào nhằm gây phương hại cho quyền kiểm soát hành chánh của Nhật đối với những hòn đảo này.
Nhiều người đã dự kiến là những vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng sẽ được đề cập tới trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama, đặc biệt là trong chặng dừng chân đầu tiên tại Nhật Bản. Nhưng những lời lẽ gay gắt đã bắt đầu ngay cả trước khi máy bay của nhà lãnh đạo Mỹ đáp xuống nước Nhật.
Một tờ báo lớn ở Nhật Bản hôm nay đăng tải bài phỏng vấn Tổng thống Obama, trong đó ông đã đưa ra điều mà một số nhà phân tích nói là tuyên bố rõ ràng nhất từ trước đến nay về lập trường của Mỹ đối với vụ tranh chấp Trung-Nhật.
Quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư nằm dưới sự kiểm soát hành chánh của Nhật đã lâu.
Ông Obama nói với tờ Yomiuri Shimbun rằng quần đảo này thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật và Washington phản đối bất kỳ mưu toan đơn phương nào nhằm gây phương hại cho quyền kiểm soát hành chánh của Nhật đối với những hòn đảo này.
Ngày hôm nay,
phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được hỏi về tuyên bố
đó, đã lên tiếng chỉ trích hiệp ước Mỹ-Nhật mà ông nói là được thành hình trong
thời Chiến tranh Lạnh.
Ông Tần Cương nói rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối việc đặt quần đảo này trong phạm vi áp dụng của hiệp ước Mỹ-Nhật, và Hoa Kỳ nên tôn trọng sự thật và có thái độ có trách nhiệm. Ông cũng khuyên Hoa Kỳ cẩn thận trong lời nói và việc làm và nên đóng một vai trò có tính chất xây dựng trong việc duy trì ổn định khu vực.
Hoa Kỳ đã chuyển giao quyền kiểm soát hành chánh các đảo đó cho Nhật Bản vào năm 1972, và Tokyo với Bắc Kinh đã tranh chấp với nhau về vụ này trong nhiều năm nay. Căng thẳng đã tăng mạnh vào năm 2012 sau khi chính phủ Nhật Bản mua lại một số đảo từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố không ngã về bên nào trong những vụ tranh chấp lãnh thổ như vậy ở vùng Đông Á. Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Yomiuri Shimbun, ông Obama hô hào cho những hoạt động tiếp xúc ngoại giao, thay vì đe dọa và cưỡng ép, để giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo. Vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã trở nên gay gắt hơn rất nhiều kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền và Bắc Kinh thường xuyên qui mọi lỗi lầm cho phía Tokyo.
Trung Quốc cho rằng những hòn đảo này là lãnh thổ của họ từ thời xa xưa. Cuối năm ngoái, họ bất ngờ đưa ra một tuyên bố đơn phương để thành lập một khu vực nhận dạng phòng không bao trùm cả những hòn đảo này.
Các nhà phân tích ở Nhật Bản và Trung Quốc có những nhận định không giống nhau về tuyên bố mới nhất của Tổng thống Obama.
Ông Tần Cương nói rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối việc đặt quần đảo này trong phạm vi áp dụng của hiệp ước Mỹ-Nhật, và Hoa Kỳ nên tôn trọng sự thật và có thái độ có trách nhiệm. Ông cũng khuyên Hoa Kỳ cẩn thận trong lời nói và việc làm và nên đóng một vai trò có tính chất xây dựng trong việc duy trì ổn định khu vực.
Hoa Kỳ đã chuyển giao quyền kiểm soát hành chánh các đảo đó cho Nhật Bản vào năm 1972, và Tokyo với Bắc Kinh đã tranh chấp với nhau về vụ này trong nhiều năm nay. Căng thẳng đã tăng mạnh vào năm 2012 sau khi chính phủ Nhật Bản mua lại một số đảo từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố không ngã về bên nào trong những vụ tranh chấp lãnh thổ như vậy ở vùng Đông Á. Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Yomiuri Shimbun, ông Obama hô hào cho những hoạt động tiếp xúc ngoại giao, thay vì đe dọa và cưỡng ép, để giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo. Vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã trở nên gay gắt hơn rất nhiều kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền và Bắc Kinh thường xuyên qui mọi lỗi lầm cho phía Tokyo.
Trung Quốc cho rằng những hòn đảo này là lãnh thổ của họ từ thời xa xưa. Cuối năm ngoái, họ bất ngờ đưa ra một tuyên bố đơn phương để thành lập một khu vực nhận dạng phòng không bao trùm cả những hòn đảo này.
Các nhà phân tích ở Nhật Bản và Trung Quốc có những nhận định không giống nhau về tuyên bố mới nhất của Tổng thống Obama.
Ông Tomohiko
Taniguchi, giáo sư của Đại học Keio và là cố vấn đặc biệt của Nội các Nhật Bản,
nói rằng tuyên bố của ông Obama có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử.
"Đây là tuyên bố làm an tâm nhiều nhất mà nước Nhật từng nghe thấy từ nhà lãnh đạo hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới, của cường quốc quân sự lớn nhất thế giới. Do đó, không có điều gì có thể làm an tâm nhiều hơn."
Tại Trung Quốc, không mấy ai xem tuyên bố đó là một sự thay đổi trong lập trường của Mỹ.
Ông Vương Đông, giáo sư chính trị học của Đại học Bắc Kinh, nói rằng những giới chức khác của Mỹ trước đây đã nói rằng quần đảo này thuộc phạm vi hiệp ước phòng thủ chung, cho nên tuyên bố của ông Obama không phải là một sự thay đổi về chính sách.
Ông Vương cũng nói rằng tuyên bố này có phần chắc sẽ không có tác động đáng kể đối với vụ tranh chấp và chỉ có mục đích trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
"Tôi không xem đây là một sự ngạc nhiên lớn hay là một sự thay đổi 180° trong lập trường của Mỹ."
Mặc dù vậy, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo rằng tuyên bố này mâu thuẫn với lập trường mà Washington thường xuyên nhắc tới là không ngã về bên nào trong vụ tranh chấp. Một bài báo của China News Service nói rằng Hoa Kỳ nên làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy cho hòa bình và ổn định khu vực, thay vì đưa ra những tín hiệu mâu thuẫn và sai lạc.
"Đây là tuyên bố làm an tâm nhiều nhất mà nước Nhật từng nghe thấy từ nhà lãnh đạo hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới, của cường quốc quân sự lớn nhất thế giới. Do đó, không có điều gì có thể làm an tâm nhiều hơn."
Tại Trung Quốc, không mấy ai xem tuyên bố đó là một sự thay đổi trong lập trường của Mỹ.
Ông Vương Đông, giáo sư chính trị học của Đại học Bắc Kinh, nói rằng những giới chức khác của Mỹ trước đây đã nói rằng quần đảo này thuộc phạm vi hiệp ước phòng thủ chung, cho nên tuyên bố của ông Obama không phải là một sự thay đổi về chính sách.
Ông Vương cũng nói rằng tuyên bố này có phần chắc sẽ không có tác động đáng kể đối với vụ tranh chấp và chỉ có mục đích trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
"Tôi không xem đây là một sự ngạc nhiên lớn hay là một sự thay đổi 180° trong lập trường của Mỹ."
Mặc dù vậy, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo rằng tuyên bố này mâu thuẫn với lập trường mà Washington thường xuyên nhắc tới là không ngã về bên nào trong vụ tranh chấp. Một bài báo của China News Service nói rằng Hoa Kỳ nên làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy cho hòa bình và ổn định khu vực, thay vì đưa ra những tín hiệu mâu thuẫn và sai lạc.
*****
Những vấn đề phủ bóng chuyến thăm châu Á
của Obama
VNN -
26/04/2014
Chuyến công du của Tổng
thống Barack Obama tới 4 nước châu Á kéo dài 7 ngày, bắt đầu từ 23/4. Theo nhà
báo Jaime Fuller của Washington Post, có 4 yếu tố sẽ định hình các cuộc hội đàm
và phát biểu của nhà lãnh đạo Mỹ trong lần thăm này.
Trục xoay tới châu Á
Trục xoay tới châu Á
Hillary Clinton khi còn
là Ngoại trưởng Mỹ đã viết một bài cho tạp chí Foreign Policy năm 2011 có tựa
đề: "Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ". Câu mở đầu của bài là "Khi
cuộc chiến ở Iraq lắng dịu và Mỹ bắt đầu rút các lực lượng khỏi Afghanistan, Mỹ
đã đứng vào một vị trí bản lề". Câu kết của bài cũng nhắc đến việc xoay
trục.
Chuyến công du đầu tiên
của bà Clinton trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ là tới châu Á. Năm ngoái, ông
Obama đã dự một số hội nghị ở châu lục này và cơ bản cũng nhắc điều tương tự
tuy chưa từng đề cập đến "xoay trục". Tuy nhiên, tất cả các trang báo
khi đưa tin đều nhắc đến trục này.
Chuyến công du lần này của Obama lẽ ra đã được thực hiện 2 lần trước kia. Cả hai lần đó, ông phải hủy vào phút chót, gần đây nhất là do chính phủ Mỹ phải đóng cửa.
Chuyến công du lần này của Obama lẽ ra đã được thực hiện 2 lần trước kia. Cả hai lần đó, ông phải hủy vào phút chót, gần đây nhất là do chính phủ Mỹ phải đóng cửa.
Kế hoạch của Mỹ về một sự hiện diện ngày càng
lớn ở châu Á sẽ không còn tác động mạnh như hình dung ban đầu năm 2011. Tuy
nhiên, ba năm can thiệp vừa qua đã tạo khoảng trống cho tất cả các bên ngẫm
nghĩ về ý nghĩa thực sự của trục xoay được hoạch định từ lâu này.
Chuyến công du nhiều khả năng sẽ không mang
lại bất kỳ thay đổi trực tiếp nào, nhưng Tổng thống Obama có thể sẽ đào sâu
những gì mà sự hợp tác đang có với Nhật Bản và Philippines cần nhắm tới trong
thế kỷ 21, cả về kinh tế lẫn an ninh.
Với chuyến công du này, nỗ lực tái tạo về trục
xoay sẽ tập trung vào hai chính sách cụ thể - hoàn tất Hiệp ước Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) và một thỏa thuận với Philippines cho phép các tàu và máy
bay của Mỹ được tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ ở nước này.
Năm 1991, Philippines đã yêu cầu Mỹ rời khỏi căn cứ Clark Air và cơ sở hải quân Vịnh Subic. Giờ đây, quân đội Mỹ không định thiết lập một căn cứ lâu dài lần nữa mà chỉ muốn thực hiện các đợt triển khai quân luân phiên và tăng cường tiếp tế trong trường hợp xảy ra thảm họa - một kế hoạch giống với những gì đã thực hiện gần đây với Australia.
Năm 1991, Philippines đã yêu cầu Mỹ rời khỏi căn cứ Clark Air và cơ sở hải quân Vịnh Subic. Giờ đây, quân đội Mỹ không định thiết lập một căn cứ lâu dài lần nữa mà chỉ muốn thực hiện các đợt triển khai quân luân phiên và tăng cường tiếp tế trong trường hợp xảy ra thảm họa - một kế hoạch giống với những gì đã thực hiện gần đây với Australia.
Obama cũng sẽ nói với phía Nhật về các kế
hoạch tân trang lại quân đội nước này. Các quyết định của quốc tế được đưa ra
khi kết thúc Thế chiến II đã khiến quân đội Nhật bị thu nhỏ. Tuy nhiên, Thủ
tướng Shinzo Abe đã coi việc tái sinh lực lượng quốc phòng và vũ trang nước này
là một ưu tiên. Mỹ nhiều khả năng sẽ chứng kiến vai trò của Nhật thay đổi trong
khu vực - và căng thẳng tăng cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc - như một khía
cạnh quan trọng của bất kỳ sự thay đổi nào đối với vai trò của cường quốc số 1
thế giới tại đây.
Các đàm phán TPP đang rất nóng, đặc biệt là ở
bên trong nước Mỹ. Nhiều thành viên Dân chủ lo ngại về hiệp ước này, đặc biệt
là khi cuộc bầu cử giữa kỳ đang đến gần. Châu Á cũng lo lắng về cách thức các
ngành công nghiệp và động cơ sẽ bị ảnh hưởng bởi hiệp ước.
Chuyến thăm của Obama sẽ đưa ông tới Nhật Bản,
Malaysia, Hàn Quốc và Philippines. Ông dự kiến sẽ thăm lại khu vực để dự hai
hội nghị thượng đỉnh thường niên mà ông đã bỏ lỡ năm ngoái.
Trung
Quốc
Phủ bóng toàn bộ chuyến thăm của ông Obama sẽ
là những lo lắng về Trung Quốc. Như Andrew Kennedy - một giáo sư về chính sách
công của trường Đại học quốc gia Australia - nói với Washington Post hồi đầu
tuần: "Cách đây 10 năm, Mỹ thường bị xem là một cường quốc hiếu chiến
nhưng ngày nay, Trung Quốc đang khiến người ta lo lắng. Điều này tạo ra cơ hội
cho Mỹ củng cố các mối quan hệ với một loạt quốc gia châu Á".
Mỹ và Trung Quốc đã cố gắng làm bạn với nhau
nhưng các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc cùng những xích mích về thương mại
và nhiều vấn đề khác đã ngăn cản điều đó. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc không thể
cắt đứt quan hệ hoàn toàn, vì thương mại giữa hai nước lên tới hàng trăm tỷ
đôla. Tái cân bằng ở châu Á có thể là ý định của Obama nhưng cân bằng quan hệ
hiện thời, dù mỏng manh, cũng rất quan trọng.
Cả bốn nước mà Obama tới thăm tuần này đều
muốn biết mối quan hệ của Mỹ sẽ giúp họ đối diện với Trung Quốc như thế nào. Và
Mỹ cũng muốn điều đó.
Đặc biệt, Nhật sẽ muốn biết cách kết thúc trò
"gà quân sự" mà họ đang chơi liên quan đến các đảo mà cả hai nước đều
nhận chủ quyền ở biển Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã lên án
Trung Quốc cố tình giành quyền kiểm soát các đảo này và cam kết đưa hai tàu khu
trục phòng thủ tên lửa đạn đạo tới Nhật vào năm 2017.
Mỹ hiện có khoảng 38,000 quân ở Nhật. Một số
nước mà Obama sẽ tới thăm cũng lo lắng nếu "giới tuyến đỏ" - mà sau
đó biến mất ở Syria- có làm tổn hại an ninh của họ trước Trung Quốc hay không.
Tuy nhiên, Mỹ lại không muốn làm Trung Quốc
quá bực. Một sự kết hợp sáng suốt của cam kết chiến lược và quyết tâm có thể
giữ cho quan hệ Mỹ - Trung khỏi vực xoáy hồ nghi vốn in đậm trong quan hệ Trung
- Mỹ ngày nay, và bảo vệ trước những mối đe dọa lớn hơn có thể phát sinh sau
đó.
Trong các cuộc đàm phán ngoại giao, chính
quyền Obama nhiều khả năng sẽ quan tâm nhất đến Hiệp đình Đối tác xuyên Thái
Bình Dương - văn bản cho phép Mỹ một lợi thế kinh tế ở khu vực mà Trung Quốc
ngự trị vị thế dẫn đầu.
Triều Tiên
Hôm 22/4, Hàn Quốc thông báo nghi ngờ nước láng giềng phía bắc đang lên kế hoạch thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần 4. Vì vậy vẫn còn một chủ đề nữa bao phủ chuyến công du của ông Obama.
Triều Tiên
Hôm 22/4, Hàn Quốc thông báo nghi ngờ nước láng giềng phía bắc đang lên kế hoạch thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần 4. Vì vậy vẫn còn một chủ đề nữa bao phủ chuyến công du của ông Obama.
Quân đội Hàn Quốc đang trong tình trạng báo
động. Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc gần đây liên tục tập trận.
Cuộc thử nghiệm hạt nhân cuối cùng mà Triều
Tiên thực hiện là hồi tháng 2/2013. Từ tháng 7/2011 tới tháng 2/2012, các nhà
chức trách Mỹ đã tổ chức đối thoại trực tiếp với phía Triều Tiên về giải giáp
hạt nhân có thể. Vòng đàm phán cuối cùng diễn ra sau khi chủ tịch Kim Jong-il qua
đời và kết thúc bằng một thỏa thuận yêu cầu triệt tiêu khả năng tiến hành thử
nghiệm tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Chưa đầy 3 tuần sau đó, Triều Tiên bị bắt quả
tang phóng không thành công một vệ tinh. Sau đó, nước này phớt lờ các nghị
quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và phóng thử thành công một rocket.
Hiện Mỹ đang tăng cường tập trung vào việc cải
thiện quan hệ với Hàn Quốc như một cách đối phó với Triều Tiên. Một quan chức
Bình Nhưỡng nói với báo chí rằng nước này không hài lòng với chuyến thăm của
Obama, gọi sự kiện đó là "phản động và nguy hiểm" mà sẽ làm "leo
thang sự đối đầu và đem đên những đám mây đen chạy đua vũ khí hạt nhân".
Nga Sô
Nga và Trung Quốc - cả hai đều có chân trong
Hội đồng Bảo an - là hai chủ thể quốc tế mà Mỹ lo lắng nhất. Với Nga là về quân
sự và sự lạnh lùng lâu nay, còn với Trung Quốc là về kinh tế. Mỹ cũng có quá
nhiều năng lượng mà nước này có thể tiêu dùng ở nước ngoài, dù có xoay trục hay
không.
"Nếu quan hệ Mỹ - Nga lao dốc thì người
Trung Quốc sẽ có một đường đi dễ dàng hơn", trích lời Minxin Pei, một học
giả của trường Claremont McKenna College khi trả lời phỏng vấn báo New York
Times. "Mỹ không thể đủ sức quyết liệt với cả Trung Quốc và Nga cùng
lúc".
Về chuyến công du của Obama, Trung Quốc có vẻ
an lòng về cách thức chính sách ngoại giao Mỹ đang mất dần sức mạnh ở phương
Tây. Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 5, và hai nước
đang hoàn tất các cuộc đàm phán lâu nay về các nguồn cung khí đốt và dầu lửa
Nga. Trung Quốc cũng hy vọng sẽ phát triển các dự án năng lượng thay thế ở
Crưm.
Thanh Hảo
*****
Malaysia hoan nghênh chính sách xoay trục của Hoa Kỳ
RFI - Chủ nhật 27 Tháng Tư 2014
Trọng
Nghĩa
Nếu có một yếu tố nổi bật nhân chuyến
công du được đánh giá là lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Malaysia,
thì đó là quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên hàng Đối tác Toàn diện.
Quyết định này đã được lãnh đạo hai nước loan báo trong cuộc họp báo chung vào
hôm nay, 27/04/2014 tại Kuala Lumpur, sau cuộc họp thượng đỉnh giữa Thủ tướng
Malaysia Najib Razak với Tổng thống Hoa Kỳ.
Trong phát biểu của mình,
Thủ tướng Malaysia xác nhận là Tổng thống Mỹ và ông đã thảo luận một cách sâu
rộng về các vấn đề khu vực và thế giới, cũng như quyết định tiến bước đáng kể
trên con đường thực hiện các mục tiêu chung.
Ông Najib Razak đã nhấn mạnh
trước tiên đến quyết định “nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Toàn diện”. Theo
Thủ tướng Malaysia, điều này “đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ”
Malaysia-Hoa Kỳ, “với sự hợp tác lớn hơn về kinh tế, an ninh, giáo dục, khoa
học, công nghệ và các lĩnh vực khác”.
Một yếu tố đáng chú ý là
tuyên bố của Thủ tướng Najib Razak công khai ủng hộ chính sách xoay trục của Mỹ:
“Malaysia hoan nghênh sự tái cân bằng lực lượng của Mỹ hướng tới châu Á, và sự
đóng góp của tiến trình này cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực”.
Biển Đông dĩ nhiên không
thể thiếu trong cuộc hội đàm vào sáng nay giữa hai lãnh đạo Malaysia và Mỹ.
Trên hồ sơ này, Thủ tướng Malaysia xác nhận là Kuala Lumpur và Washington đều
chung một quan điểm là mọi nước đều phải tôn trọng luật quốc tế. Ông nói :
“Tổng thống Obama và tôi
đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giữ gìn các nguyên tắc của luật pháp
quốc tế được tất cả mọi người công nhận, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển”.
Về Biển Đông, Mỹ và
Malaysia, theo lời Thủ tướng Najib Razak đều đồng ý rằng: “Việc thực hiện đầy
đủ bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC) là điều thiết yếu và một bộ Quy tắc
Ứng xử có hiệu quả sẽ tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau”.
*****
Mỹ và Philippines đạt thỏa thuận quân sự trước lúc Obama đến Manila
RFI - Chủ nhật 27
Tháng Tư 2014
Trọng
Nghĩa
Cuộc chạy đua với thời gian để đúc kết
một hiệp ước mới về quốc phòng Mỹ-Philippines cho kịp lúc Tổng thống Mỹ Obama
công du Philippines, đã đạt kết quả mong muốn. Theo Bộ Quốc phòng Philippines
vào hôm nay, 27/04/2014, một thỏa thuận 10 năm về việc tăng cường sự hiện diện
của quân đội Mỹ tại Philippines vừa được đúc kết và sẽ được hai bên ký kết vào
ngày mai, đúng ngày ông Obama bắt đầu thăm Philippines trong một chuyến công du
cấp Nhà nước.
Trong một bản thông cáo,
Bộ Quốc phòng Philippines cho biết là Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường
sẽ được ký kết tại Manila vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt chân
xuống Philippines, sau khi kết thúc chuyến thăm Malaysia.
Thỏa thuận này được coi
là bước cụ thể mới nhất trong chiến lược xoay trục qua châu Á của Washington,
sẽ cho phép quân đội Mỹ được tiếp cận một số căn cứ quân sự chọn lọc, xây dựng
thêm các cơ sở mới và triển khai các loại thiết bị, chiến đấu cơ và chiến hạm.
Thỏa thuận sau khi ký kết
sẽ được chính phủ Philippines ban hành với tư cách là một văn kiện hành pháp.
Điều này cho phép thỏa thuận có hiệu lực ngay, mà không cần phải thông qua thủ
tục phê chuẩn tại Quốc hội.
Thỏa thuận quân sự sắp
được ký kết đã diễn ra trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trở nên
hết sức căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc, và Manila đã quay sang
Washington, một đồng minh lâu đời, để xin giúp đỡ trong việc tăng cường năng
lực quốc phòng bảo vệ lãnh thổ, ngăn chặn tham vọng chủ quyền quá đáng của Bắc
Kinh tại Biển Đông.
Yêu cầu của Philippines
cũng trùng hợp với chủ trương mới của Hoa Kỳ, chuyển ưu tiên chiến lược quan
vùng Châu Á-Thái Bình Dương sau nhiều năm trời bị vướng vào hai cuộc chiến
tranh ở Irak và Afghanistan. Trong chính sách gọi là xoay trục này, Philippines
đã trở thành một trụ cột quan trọng của Mỹ tại Đông Nam Á.
*****
Hiệp ước Mỹ-Philippines sẽ thay đổi cục diện tranh chấp
Biển Đông?
VOA - Thứ hai, 28/04/2014
Washington và
Manila vừa ký một hiệp ước quốc phòng cho phép quân đội Mỹ có sự hiện diện lớn
hơn trên lãnh thổ của quốc gia Ðông Nam Á này trong lúc các tranh chấp chủ
quyền lãnh hải trong khu vực giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang tăng
cao.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và Đại sứ Hoa Kỳ tại Manila Philip Goldberg ký hiệp ước quốc phòng 10 năm vào sáng thứ Hai, 28 tháng 4, vài giờ trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến thăm Manila trong chặng dừng cuối của chuyến công du châu Á của nhà lãnh đạo Mỹ.
Các nhà quan sát nói rằng có phần chắc các giới chức Trung Quốc sẽ lên án hiệp ước quốc phòng này vì họ đã nói rõ là Bắc Kinh phản đối sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Nhưng thỏa thuận mới này sẽ phần nào giúp trấn an các nước đang tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc, mà gay gắt nhất là giữa Hà Nội và Manila với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Philippines từng hối thúc Việt Nam phải kiên quyết hơn trong cuộc tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, nhưng Hà Nội không có được một đồng minh mạnh mẽ hỗ trợ như Philippines, mà các nhà quan sát gọi là một đồng minh quan trọng nằm ngoài khối NATO của Hoa Kỳ.
Theo thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ có quyền tiếp cận lớn hơn với các căn cứ quân sự, các hải cảng và sân bay của Philippines. Binh sĩ Mỹ sẽ luân chuyển qua những căn cứ này và tham gia vào các hoạt động huấn luyện chung.
Trong một thông cáo, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario gọi đây là 'cột mốc trong lịch sử chung giữa hai nước với tư cách là đồng minh có hiệp ước bền vững'.
Trước khi đến Manila, Tổng thống Obama đã nói với kênh truyền hình ABS-CBN của Philippines rằng tranh chấp chủ quyền ở khu vực nên được giải quyết thông qua đối thoại.
Tổng thống Obama phát biểu: “Tôi đã nói rất rõ và nhất quán rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải hỗ trợ các nỗ lực của các bên tranh chấp nhằm kiểm soát và giải quyết các vấn đề lãnh hải và lãnh thổ một cách hòa bình bằng con đường đối thoại chứ không phải bắt nạt, trong đó có tranh chấp trên Biển Đông.”
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và Đại sứ Hoa Kỳ tại Manila Philip Goldberg ký hiệp ước quốc phòng 10 năm vào sáng thứ Hai, 28 tháng 4, vài giờ trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến thăm Manila trong chặng dừng cuối của chuyến công du châu Á của nhà lãnh đạo Mỹ.
Các nhà quan sát nói rằng có phần chắc các giới chức Trung Quốc sẽ lên án hiệp ước quốc phòng này vì họ đã nói rõ là Bắc Kinh phản đối sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Nhưng thỏa thuận mới này sẽ phần nào giúp trấn an các nước đang tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc, mà gay gắt nhất là giữa Hà Nội và Manila với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Philippines từng hối thúc Việt Nam phải kiên quyết hơn trong cuộc tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, nhưng Hà Nội không có được một đồng minh mạnh mẽ hỗ trợ như Philippines, mà các nhà quan sát gọi là một đồng minh quan trọng nằm ngoài khối NATO của Hoa Kỳ.
Theo thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ có quyền tiếp cận lớn hơn với các căn cứ quân sự, các hải cảng và sân bay của Philippines. Binh sĩ Mỹ sẽ luân chuyển qua những căn cứ này và tham gia vào các hoạt động huấn luyện chung.
Trong một thông cáo, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario gọi đây là 'cột mốc trong lịch sử chung giữa hai nước với tư cách là đồng minh có hiệp ước bền vững'.
Trước khi đến Manila, Tổng thống Obama đã nói với kênh truyền hình ABS-CBN của Philippines rằng tranh chấp chủ quyền ở khu vực nên được giải quyết thông qua đối thoại.
Tổng thống Obama phát biểu: “Tôi đã nói rất rõ và nhất quán rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải hỗ trợ các nỗ lực của các bên tranh chấp nhằm kiểm soát và giải quyết các vấn đề lãnh hải và lãnh thổ một cách hòa bình bằng con đường đối thoại chứ không phải bắt nạt, trong đó có tranh chấp trên Biển Đông.”
Nguồn: Xinhua, Washington Post.
*****
Tổng thống Mỹ ủng hộ
Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế
TNO - 28/04/2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 28.4 cho rằng mục
tiêu của Mỹ ở châu Á không phải là kìm hãm hoặc chống Trung Quốc, nhưng ủng hộ
Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vấn đề tranh chấp lãnh thổ
trên biển Đông.
Philippines là điểm dừng chân cuối
cùng của ông Obama trong chuyến công du 4 nước châu Á, theo AFP.
Tổng thống Obama phải đối mặt
với một nhiệm vụ nhạy cảm trong chuyến công du lần này, bởi vì ông một mặt phải
đảm bảo các cam kết bảo vệ các đồng minh của Mỹ, mặc khác phải tránh làm xấu
quan hệ căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc, theo AFP.
“Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy
hòa bình của Trung Quốc. Chúng tôi có mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung
Quốc”, ông Obama nói trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Philippines
Benigno Aquino ngày 28.4.
“Mục tiêu của chúng tôi không phải
là chống lại Trung Quốc. Mục tiêu của chúng tôi không phải là kìm hãm Trung
Quốc”, ông Obama nói, nhằm xoa dịu nghi ngờ từ Bắc Kinh rằng chiến lược tái cân
bằng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương là nhắm vào Trung Quốc.
Tổng thống Obama cho rằng
Washington không nghiêng về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ,
nhưng bày tỏ sự ủng hộ đồng minh Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án
quốc tế về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Trước khi Tổng thống Obama đến thủ đô
Manila của Philippines vào hôm nay 28.4, Bộ trưởng
Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và Đại sứ Mỹ tại nước này Philip
Goldberg đã ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng có thời hạn 10 năm,
cho phép Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn ở Philippines, theo Reuters.
Thỏa thuận này không cho phép xây
thêm các căn cứ quân sự mới của Mỹ ở Philippines, nhưng cho phép quân đội Mỹ mở
rộng việc sử dụng các căn cứ không quân và các cảng quân sự để lực lượng Mỹ -
Philippines có thể phối hợp huấn luyện, diễn tập ứng phó với thảm họa tự nhiên,
ông Obama nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Tân Hoa xã cho rằng
thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ - Philippines cho thấy chính quyền
ông Aquino rõ ràng muốn đối đầu với Trung Quốc
cùng với sự hậu thuẫn của Mỹ.
Phúc Duy
*****
Tại Philippines, Obama cảnh cáo Trung Quốc một lần nữa về việc dùng võ lực ở Biển Đông
RFI - Thứ ba 29 Tháng Tư 2014
Trọng
Nghĩa
Kết thúc vòng công du châu Á tại
Philippines vào hôm nay, 29/04/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhắc lại lập
trường xuyên suốt của Hoa Kỳ theo đó không một quốc gia nào được quyền dùng võ
lực để giải quyết tranh chấp chủ quyền. Tuyên bố của ông Obama được cho là một
lời cảnh cáo mới nhắm vào Bắc Kinh, đang dùng sức mạnh để áp đặt các yêu sách
chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, dần dần gặm nhắm các vùng biển đảo
tranh chấp, đặc biệt là của Philippines, đồng minh kết ước của Hoa Kỳ.
Theo hãng tin Pháp AFP,
Tổng thống Mỹ đã tranh thủ bài phát biểu trước các binh sĩ Mỹ và Philippines
tại Manila, để bày tỏ thái độ hết sức quan ngại trước các tranh chấp lãnh hải
ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và các đồng minh của Washington trong khu vực.
Ông Obama đánh giá:
“Các quốc gia và dân tộc có quyền được sống trong an ninh và hòa bình, với chủ
quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ được tôn trọng » và « Luật pháp quốc tế phải được
tuân thủ, quyền tự do hàng hải phải được bảo đảm và các hoạt động thương mại
không thể bị cản trở”.
Trên cơ sở đó, Tổng thống
Mỹ khẳng định rằng: “Các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình chứ
không phải là bằng các hành động hăm dọa hay sử dụng võ lực”.
Tuyên bố trên đây không
có gì mới so với quan điểm từng được Hoa Kỳ nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng
mang một ý nghĩa đặc biệt mạnh mẽ khi được chính Tổng thống Mỹ nói lên và ngay
tại Philippines, nước đồng minh của Hoa Kỳ, đang bị Trung Quốc hùng mạnh hơn
nhiều chèn ép tại Biển Đông.
Trung Quốc đã tuyên bố
chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, và Philippines hiện là quốc gia bị
Bắc Kinh lấn lướt dữ dội nhất trong số bốn nước Đông Nam Á có tranh chấp biển
đảo với Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Trong thời gian gần đây,
Hoa Kỳ đã tăng cường giúp đỡ Philippines – vốn có một quân đội thuộc diện yếu
nhất trong khu vực – trong lãnh vực quốc phòng và quân sự, một hậu thuẫn được
cụ thể hóa thêm một mức với việc ký kết một thỏa thuận vào hôm qua tại Manila,
cho phép quân đội Mỹ hiện diện nhiều hơn trên lãnh thổ Philippines.
Vào hôm nay, Tổng thống
Obama đã tìm cách trấn an thêm đồng minh Philippines khi xác định trở lại rằng
Washington sẽ sát cánh bên cạnh Manila trong trường hợp bị nước khác tấn công,
đúng theo khuôn khổ Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines năm 1951.
Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Hiệp
ước này có nghĩa là hai quốc gia chúng ta cam kết, và tôi trích dẫn, ‘quyết tâm
chung của chúng ta để bảo vệ nhau trước các cuộc tấn công vũ trang đến từ bên
ngoài”.
Ông Obama đồng thời cảnh
cáo: “Bất kỳ một kẻ xâm lược tiềm tàng nào không nên có ảo tưởng rằng một trong
hai nước sẽ đơn độc. Nói cách khác, lời cam kết bảo vệ Philippines được bọc
trong thép. Hoa Kỳ sẽ tôn trọng cam kết đó vì các đồng minh sẽ không bao giờ
phải đơn thân độc mã”.
Điểm duy nhất trong tuyên
bố đanh thép trên đây của ông Obama có thể khiến nước chủ nhà thất vọng, đó là
việc Tổng thống không đề cập cụ thể đến khả năng giúp đỡ Philippines nếu xung
đột xẩy ra trong khu vực Biển Đông đang tranh chấp, trái với mong muốn của
Manila.
Đây là điểm khác với
trường hợp Nhật Bản. Tại Tokyo, ông Obama cũng đã cam kết hậu thuẫn Nhật Bản,
nhưng đã nói rõ rằng quần đảo Senkaku đang bị Trung Quốc nhòm ngó được “bao bọc”
trong hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật.
Tags: Biển Đông - Châu Á - Hoa Kỳ - Philippines - Quốc Tế
*****
Mỹ sẽ có phản ứng mạnh nếu TQ lập vùng ADIZ ở Biển Đông
VOA - Thứ năm, 01/05/2014
Hoa Kỳ sẽ có
phản ứng mạnh trong trường hợp Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không
(ADIZ) ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Đài
Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
Tờ Wall Street Journal ở Mỹ trích dẫn các nguồn tin trong chính phủ nói rằng phản ứng đó của Washington sẽ bao gồm việc phái hàng không mẫu hạm hạt nhân tới Biển Đông, Biển Hoa Ðông và Eo biển Đài Loan.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng sẽ phái oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay vào vùng nhận dạng phòng không đó để chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các đối tác an ninh của mình.
Năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không bao trùm quần đảo có tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa. Hành động đó đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và nhiều nước khác. Khi đó Washington đã phái máy bay B-52 bay vào vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc để bày tỏ sự phản đối.
Mới đây Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng nhắc lại lập trường của Mỹ là quần đảo có tranh chấp - mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật, và Washington sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp quần đảo không người ở này bị Trung Quốc tấn công.
Các giới chức Mỹ, kể cả Tổng thống Obama, nhiều lần khẳng định Washington chẳng những không muốn bao vây hay cô lập Trung Quốc mà còn cần tới sự giúp đỡ của Bắc Kinh để duy trì trật tự quốc tế. Tuy nhiên, các giới chức cấp cao của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã có thái độ cứng rắn hơn trước những hành động của Bắc Kinh trong các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Đông Á.
Hồi đầu tháng tư, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho biết chính phủ ở Washington quan tâm sâu sắc trước những hành động đơn phương, mang tính khiêu khích, và những tuyên bố không mang tính chất ngoại giao và không hợp pháp của Trung Quốc ở hai vùng biển có tranh chấp.
Tờ Wall Street Journal ở Mỹ trích dẫn các nguồn tin trong chính phủ nói rằng phản ứng đó của Washington sẽ bao gồm việc phái hàng không mẫu hạm hạt nhân tới Biển Đông, Biển Hoa Ðông và Eo biển Đài Loan.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng sẽ phái oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay vào vùng nhận dạng phòng không đó để chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các đối tác an ninh của mình.
Năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không bao trùm quần đảo có tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa. Hành động đó đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và nhiều nước khác. Khi đó Washington đã phái máy bay B-52 bay vào vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc để bày tỏ sự phản đối.
Mới đây Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng nhắc lại lập trường của Mỹ là quần đảo có tranh chấp - mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật, và Washington sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp quần đảo không người ở này bị Trung Quốc tấn công.
Các giới chức Mỹ, kể cả Tổng thống Obama, nhiều lần khẳng định Washington chẳng những không muốn bao vây hay cô lập Trung Quốc mà còn cần tới sự giúp đỡ của Bắc Kinh để duy trì trật tự quốc tế. Tuy nhiên, các giới chức cấp cao của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã có thái độ cứng rắn hơn trước những hành động của Bắc Kinh trong các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Đông Á.
Hồi đầu tháng tư, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho biết chính phủ ở Washington quan tâm sâu sắc trước những hành động đơn phương, mang tính khiêu khích, và những tuyên bố không mang tính chất ngoại giao và không hợp pháp của Trung Quốc ở hai vùng biển có tranh chấp.
Nguồn: Want China Times, Wall Street Journal
*****
Mỹ có lập được 'NATO Châu A1' nếu Trung Quốc
cản?
-
4/5/2014
Trở ngại cuối cùng và có lẽ lớn nhất đối với Mỹ khi muốn lập 1
tổ chức kiểu NATO tại châu Á, chính là phản ứng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh Trung Quốc chưa
thực sự "trỗi dậy hòa bình" như hiện nay, các quốc gia khu vực đang
nghi ngờ một nước Mỹ không nhất quán trong lời nói và hành động, lại không đủ
quyết tâm và sức mạnh để thực hiện những gì mình đã hứa.
Có câu "Bán anh em xa, mua
láng giềng gần", đặc biệt là khi những láng giềng lại có sức mạnh như Nga
ở Đông Âu hay Trung Quốc ở Đông Á. Vì vậy, với nước Mỹ, một cách tiếp cận khác
mang tính chiến lược hơn tại khu vực Thái Bình Dương là khuyến khích các đồng
minh thân cận xây dựng một mạng lưới chung về chiến lược. Sự hòa quyện về lợi
ích sẽ giúp cho cho đoàn tàu đồng minh tiếp tục chạy và Mỹ không cần phải là
người bơm nhiên liệu chính.
Cuộc tranh luận đã bắt đầu
Đã có nhiều ý kiến nói về việc
Mỹ thiết lập một NATO tại châu Á. Đây được xem là một liên minh quân sự nhằm
thúc đẩy lợi ích địa chính trị của các thành viên trong khu vực. Tuy nhiên hành
động này không được đánh giá là mới, bởi Mỹ cũng đã từng tạo ra tổ chức Hiệp
ước Đông Nam Á (SEATO) nhưng không thành công và bị giải tán vào năm 1977.
Tại châu Á, sự phát triển nhanh
chóng của Trung Quốc đã mang lại cho quốc gia này những "biểu hiện"
như một cường quốc kinh tế. GDP của Trung Quốc đã vượt qua Đức và vươn lên đứng
hàng thứ 3 trên thế giới, đồng thời Bắc Kinh cũng sở hữu lượng dự trữ ngoại tệ
lớn nhất mà đặc biệt là đồng đô la.
Sự nổi lên này đã đi cùng với
việc mở rộng quân sự, quyền lực địa chính trị, ngoại giao và công nghệ. Trung
Quốc được đánh giá là mạnh nhất Đông Á về quân sự và Bắc Kinh hiện đang cố gắng
cải thiện cũng như hiện đại hóa thiết bị quân sự, tìm cách phát triển khả năng
cạnh tranh sức mạnh trên biển trong thời gian dài sắp tới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nga
cũng đã trở thành đối tác hợp tác chặt chẽ thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
(SCO). Cả hai cường quốc đồng ý chia sẻ ảnh hưởng tại Trung Á nhằm ngăn chặn
ảnh hưởng của Mỹ và bắt đầu có những buổi tập trận chung.
Cùng với sự "trỗi dậy hòa
bình" của Trung Quốc, sự hồi sinh của Nga cũng được đánh giá khá quan
trọng khi Kremlin chỉ ra phát triển năng lượng là một trong những lợi ích của
Nga. Theo đó, với mục đích đa dạng hóa các đối tác thương mại của mình, Nga đã
nghiêm túc nghĩ về việc cung cấp nhiên liệu hóa thạch cho các nền kinh tế lớn
nhất khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoài ra, Liên bang Nga có kế
hoạch tăng thị phần tại các thị trường vũ khí Đông Nam Á. Điều này như một minh
chứng cho việc Nga muốn "vươn mình" xa hơn vai trò của một cường quốc
khu vực.
Mặt khác, các nền kinh tế khác
trong khu vực cũng đã phát triển rất mạnh mẽ, cụ thể là Hàn Quốc, Singapore,
Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Kong Kong. Điều này đồng nghĩa châu Á đã,
đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường chính
trị quốc tế.
Trước những thách thức địa vị
của mình tại châu Á, Washington đã gia tăng sự hiện diện ở đây thông qua việc
đóng quân tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Diego Garcia, Indonesia,
Singapore, Thái Lan, Malaysia, Guam và Úc. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách
Mỹ cho rằng việc khuếch đại khả năng quân sự thông qua một phiên bản NATO tại
châu Á là điều cần thiết.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của
một NATO ở châu Á là nhằm ngăn chặn Trung Quốc trở thành một thách thức sức
mạnh của Mỹ. Đó là lý do ít được nói đến, nhưng mặc định ngầm hiểu thông qua
các chiêu bài khác nhau.
Hiện thực hóa NATO ở châu Á có gặp khó?
Mặc dù có nhiều tranh cãi những
đa số các nhà phân tích nhận định rằng châu Á không phải nơi để NATO có thể
hoạt động đối phó lại Trung Quốc. Stewat Patrick, thành viên Hội đồng Quan hệ
đối ngoại Mỹ, trong một bài viết cho rằng: Mặc dù chủ trương thực hiện chiến
lược "tái cân bằng" đối với châu Á nhưng Mỹ thiếu khả năng tài trợ
cho một tổ chức phòng thủ tập thể tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ít nhất
với ba lý do. Đó là không đủ tinh thần đoàn kết giữa các đối tác đa dạng trong
khu vực, không muốn xa lánh Trung Quốc và nhận thức những lợi thế từ các thỏa
thuận an ninh song phương.
Đầu tiên, lý do chính khiến
nhiều người cho rằng một tổ chức như NATO không bao giờ có thể hoạt động ở châu
Á là vì các nước trong khu vực có lợi ích đa dạng và ưu tiên trong trường hợp
quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản không đủ mức độ tin tưởng để kết hợp với nhau.
Thiếu vắng niềm tin hay sự "đồng sàn dị mộng" có thể được quan sát
trong mối quan hệ Nhật - Hàn hay trường hợp giữa các quốc gia ASEAN.
Một trở ngại khác cho cho tổ
chức NATO ở châu Á là sự chiếm cứ lợi thế từ các thỏa thuận an ninh song phương
đã được thông qua trước đó. Hoa Kỳ đang ngày càng thu hút được sự hợp tác trong
liên minh để có thể kết hợp lại tạm thời như một cơ chế nhằm giải quyết những
thách thức khu vực cũng như những thách thức an ninh toàn cầu.
Trở ngại cuối cùng và có lẽ lớn
nhất, theo một số phân tích chỉ ra, chính là tác động hay chính xác hơn là phản
ứng của Trung Quốc khi một tổ chức giống NATO ở châu Á ra đời. Bởi khác với hậu
Chiến tranh Thế giới 2 ở châu Âu, Trung Quốc có quan hệ kinh tế mạnh mẽ với hầu
hết các nước láng giềng.
Sự phụ thuộc chặt chẽ dẫn đến
lợi ích kinh tế sẽ xen ngang, và đôi lúc làm giảm tầm chiến lược của các yếu tố
an ninh. Một khi hai lợi ích này mâu thuẫn nhau, lợi ích an ninh thường chiếm
ưu thế nếu quốc gia đang dưới một mối đe dọa đủ lớn.
Từ đó, việc thiết lập một NATO ở
châu Á có thể sẽ phụ thuộc vào quy mô của mối đe dọa từ Trung Quốc đặt ra cho
khu vực. Điều này đồng nghĩa là không thể có ngay một NATO tại châu Á trừ khi
Trung Quốc có một hành động xâm chiếm ngang nhiên các nước.
Mỹ không thể một mình giải quyết
tất cả vấn đề an ninh tại châu Á. Tái cân bằng là một nỗ lực của nước Mỹ,
nhằm đảm bảo vị trí bá chủ trong khu vực, nhưng thành công cuối cùng của nó sẽ
không phụ thuộc vào một mình Washington.
Vũ Quỳnh
*****
Dồn dập câu hỏi Biển Đông cho phái viên Mỹ
BBC - Thứ năm, 8
tháng 5, 2014
Báo chí
Việt Nam và nước ngoài đặt câu hỏi cho Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về
cuộc đối đầu quanh giàn khoan của Trung Quốc.
Ông Daniel
Russel, Trợ lý chuyên trách về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đang thăm
Việt Nam và có buổi gặp báo giới tại Hà Nội hôm 8/5.
Hầu hết các
câu hỏi của phóng viên đều liên quan việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào
Biển Đông.
Ông Daniel
Russel nhắc lại Bộ Ngoại giao Mỹ đã có tuyên bố “chính thức” về lập trường của
Mỹ.
Tuyên bố
của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/5 nói hành động của Trung Quốc là “khiêu khích và
làm tăng căng thẳng”.
Nhà ngoại
giao Mỹ nhấn mạnh tranh chấp trên biển, gồm cả Hoàng Sa, phải được giải quyết
“một cách hòa bình, qua con đường ngoại giao, theo luật pháp quốc tế”.
“Mỹ kêu gọi
các nước và các bên tranh chấp kiềm chế, tận dụng các kênh ngoại giao và chính
trị để giảm căng thẳng, để quản lý tranh chấp và cuối cùng để giải quyết các
vấn đề chủ quyền.”
“Mỹ có quan
điểm từ lâu rằng nếu kênh ngoại giao không có kết quả, các nước tranh chấp cần
tận dụng quyền sử dụng các cơ chế luật pháp quốc tế.”
Ông Russel
nói: “Thông điệp đơn giản của tôi là nhắc lại sự quan trọng của kiềm chế, đối
thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế.”
Các câu hỏi
của phóng viên muốn thúc nhà ngoại giao Mỹ nói rõ hơn về lập trường của Mỹ ủng
hộ Việt Nam hay Trung Quốc.
Tuy vậy,
ông Daniel Russel nhắc lại Mỹ “không có lập trường về phải trái trong đòi hỏi
của bất kỳ nước nào trên Biển Nam Trung Hoa”.
Ông nói có
tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, nhưng “không phải chỗ để Mỹ nói lập trường của
ai mạnh hơn”.
“Nhưng Hoa
Kỳ và cộng đồng quốc tế có quyền kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp trong
hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.”
Khi được
hỏi về sự ủng hộ của Mỹ với Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc, ông
Daniel Russel giải thích sự ủng hộ “vững chắc” dành cho Philippines không có
nghĩa là Mỹ ủng hộ đòi hỏi chủ quyền ở bất kỳ phần nào trên Biển Đông.
“Chúng tôi
có lập trường về tính ràng buộc thiêng liêng với Philippines như đồng minh.
Nhưng chúng tôi không có lập trường về phải trái trong đòi hỏi chủ quyền của
Philippines.”
Câu hỏi
cuối cùng, được trích từ một độc giả trên Facebook, hỏi về vấn đề tự do báo chí
ở Việt Nam.
Ông Daniel
Russel nói ông đã nêu vấn đề nhân quyền, cùng sự quan tâm một số cá nhân cụ
thể, khi gặp quan chức Việt Nam.
“Hoa Kỳ
phát biểu thẳng thắn nhưng như một người bạn của Việt Nam, và không bao giờ để
lỡ cơ hội nói ra, ủng hộ các nguyên tắc và các cá nhân,” ông Russel phát biểu.
Ngoại trưởng Mỹ: Hành
động của TQ là 'hiếu chiến'
Vietnam Net – 13/5/2014
Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry ngày 12/5 nói, những hành động mới nhất của TQ ở Biển
Đông, cụ thể là việc đưa giàn khoan và tàu quân sự vào vùng biển thuộc quyền
chủ quyền của VN, là hiếu chiến và đặc biệt gây quan ngại.
Đây là lần
đầu tiên ông Kerry lên tiếng kể từ khi TQ đưa giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang
Shiyou 981) cùng số lượng lớn tàu và máy bay vào hoạt động trái phép ở vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa VN.
Phát biểu
với báo giới cùng người đồng cấp Singapore K. Shanmugan trước khi bước vào cuộc
hội đàm tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, Ngoại trưởng Kerry cho biết
một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất gần đây “rõ ràng là thách thức của TQ
đối với quần đảo Hoàng Sa”.
Ông Kerry nhấn mạnh: “Chúng tôi
đặc biệt quan ngại, tất cả các quốc gia có hoạt động giao thông hàng hải ở vùng
Biển Đông và vùng biển Hoa Đông, đều rất lo ngại về hành động hiếu chiến này.
Chúng tôi muốn được chứng kiến
việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử. Chúng tôi muốn chứng kiến vấn đề này được
giải quyết một cách hòa bình thông qua luật biển, thông qua trọng tài, thông
qua mọi phương tiện khác chứ không phải đối đầu trực tiếp và những hành động
hiếu chiến”.
Theo Vietnam+
No comments:
Post a Comment