Lê Mai Thanh
(TS., Viện Nhà nước và Pháp luật)
Tóm tắt: Sử dụng kênh pháp lý là một trong các
phương thức giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Bài viết phân
tích các căn cứ pháp lý và phương thức giải quyết mà Việt Nam có thể lựa
chọn, áp dụng đối với yêu sách/hành vi của Trung Quốc vi phạm pháp luật
quốc tế, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam, gây nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế tại Biển Đông.
Abstract: Using legal actions is one of
the peaceful solutions of international disputes. This article analyses
legal grounds and actions which Vietnam may choose to react to China’s
claim/conduct which violates international law, Vietnam’s sovereignty,
sovereign rights and jurisdictional rights and threatens peace and
international security in the South China Sea (East Sea).
1. Căn cứ pháp lý áp dụng
1.1. Về chủ quyền của các quần đảo
1.1.1. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa *
i) Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands)
Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Từ đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan) - đất liền lục địa Việt Nam - đo được 135 hải lý; cách Cù Lao Ré (trên đảo Lý Sơn) 123 hải lý. Đảo gần bờ nhất trong quần đảo Hoàng Sa tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý, khoảng cách này tính tới đất liền Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lý. Đoạn bờ biển Quảng Trị chạy dài xuống đến Quảng Ngãi đối mặt với các đảo Hoàng Sa luôn hứng gió mùa Đông Nam hay Đông Bắc. Hoàng Sa với khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn (cao nhất là đảo Hòn Đá - 50 feet, thấp nhất là đảo Tri Tôn - 10 feet); trong đó, các đảo chính gồm hai nhóm: nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam và nhóm An Vĩnh (Amphitrite group) ở Đông Bắc (1).
Về mặt hành chính: quần đảo Hoàng Sa thuộc huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.
Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn đối với quần đảo này dựa trên các chứng cứ lịch sử và pháp lý bất chấp việc Trung Quốc quản lý quần đảo này từ 1974 sau khi xâm chiếm bằng vũ lực.
ii) Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands)
Quần đảo này trải dài từ 6°2′ đến 111°28′ vĩ Bắc, từ 112° đến 115° kinh Đông trong vùng biển diện tích khoảng 160.000 đến 180.000 km2. Diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước chỉ khoảng 11 km2. Trường Sa bao gồm 137 đảo, đá, bãi, không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (2).
Năm 1933, Pháp thống kê 9 đơn vị hành chính là các đảo, đá, bãi phụ cận. Theo hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ quân sự, Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm chín cụm chính kể từ bắc xuống nam (3).
Trong quần đảo Trường Sa, đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất, được coi là nơi cư dân có thể sinh sống bình thường. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Các khảo sát khác nhằm phục vụ kinh tế và thương mại còn ít thực hiện. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng hay bến tàu nhưng có bốn sân bay trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển chính trên biển (4).
Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan tuyên bố chủ quyền toàn phần/nhiều phần đối với Trường Sa. Brunei có yêu sách đối với quần đảo nhưng không quản lý bất kỳ đảo nào. Đài Loan chiếm đóng một trong những đảo lớn nhất, đảo Ba Bình. Năm 1988, Trung Quốc tấn công chiếm giữ 6 đảo trong đó có đảo Gạc Ma từ Việt Nam. Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc chiếm đảo đá ngầm Vành Khăn (Mischief reef) từ Philippines. Hiện nay, Việt Nam quản lý 21 thực thể, Trung Quốc 9 thực thể, Philippines 10 thực thể, Malaysia 7 thực thể, Đài Loan 2 thực thể (5).
Việt Nam có đủ chứng cứ chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, với tinh thần giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và chú trọng đến cơ chế khu vực, Việt Nam đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC). DOC khẳng định lại cam kết các bên đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế. DOC ghi nhận sự tôn trọng và cam kết của quốc gia ASEAN đối với quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang qua bầu trời phía trên Biển Đông theo pháp luật quốc tế; ghi nhận cam kết của các bên liên quan tự kìm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp gây ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định (6).
1.1.2. Căn cứ khẳng định chủ quyền của Việt Nam
Theo pháp luật quốc tế, việc xác định chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ dựa trên một số nguyên tắc, một trong các nguyên tắc đó là nguyên tắc chiếm hữu (đối với vùng lãnh thổ vô chủ) hay nguyên tắc chiếm hữu thực sự xét dưới góc độ thực thi chủ quyền đối với lãnh thổ đó (7).
Chiếm hữu thực sự được giải thích theo pháp luật quốc tế gồm các tiêu chí sau: chiếm hữu công khai; liên tục; và hòa bình trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, việc chiếm hữu này do Nhà nước thực hiện mà không phải là hành vi mang tính cá nhân (8).
Xét dưới góc độ lịch sử và pháp lý, các chứng cứ có được cho thấy: Việt Nam đã chiếm hữu đầu tiên và chiếm hữu thực sự đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Các bằng chứng lịch sử qua tư liệu Hán Nôm từ thế kỷ XVII khẳng định sự chiếm hữu công khai đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm: các bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, Toàn tập Thiên Nam địa đồ...; các bộ sử địa chí, hội điển như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Quốc triều chính biên toát yếu, Việt sử cương giám khảo lược, Minh Mệnh chính yếu...; các tập văn bản hành chính như Châu bản triều Nguyễn… Những tư liệu lịch sử và các tài liệu chính thức của Nhà nước phong kiến đã khẳng định Việt Nam quản lý liên tục và hòa bình đối với các quần đảo này bằng phương thức sau: hàng năm phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ trình tấu triều đình; nhà nước đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải chuyên ra khơi để quản lý biển, đảo; giáo dục ý thức coi trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam (sách dạy chữ Hán cho lớp đồng ấu có ghi chép về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông; sách Khải đồng thuyết ước năm 1881, Tu thân luân lý khoa) (9).
Khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo và phản đối mọi yêu sách của nước khác đối với những quần đảo này. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa dân quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và cử quân thay thế xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến (10).
Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, Liên Xô đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu thuận là 46/51 phiếu (11). Tại Hội nghị, Thủ tướng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào (12).
Năm 1956, Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền) tại hai quần đảo, xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Sau Hiệp định Geneve 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa (năm 1956); âm mưu chiếm phía tây quần đảo Hoàng Sa nhưng bất thành (năm 1959). Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm nhóm đảo còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Trước hành vi xâm lược của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn kịch liệt phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc.
Đối với quần đảo Trường Sa, cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc. Ngày 14-3-1988, Trung Quốc bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo (6 đảo) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (13).
Sau khi thống nhất, Nhà nước Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa cai quản trên Biển Đông và tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; thành lập các huyện đảo Hoàng Sa, huyện đảo Trường Sa với nhiệm vụ quản lý hành chính đối với các quần đảo này.
Tóm lại, từ nhiều thế kỷ nay, Việt Nam đã chiếm hữu thực sự và có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền với hai quần đảo trên.
Sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa là kết quả của việc sử dụng vũ lực chiếm đóng, chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ, tại Tuyên bố về các nguyên tắc Luật quốc tế liên quan tới quan hệ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ (Tuyên bố 1970) và các văn kiện khác. Về nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của một quốc gia trái với mục tiêu của LHQ, Tuyên bố 1970 khẳng định: “lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng chiếm hữu của quốc gia khác bởi việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Không một sự chiếm hữu lãnh thổ nào bằng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực lại có thể được hợp pháp hóa” (14).
Bản thân Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ (15).
1.2. Các yêu sách/hành vi khác của Trung Quốc
1.2.1. Đường lưỡi bò - đường 9 đoạn
Trung Quốc yêu sách đường lưỡi bò (ban đầu 11 đoạn sau đó bỏ đi 2 đoạn vào năm 1953) với vùng biển ôm trọn Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough. Đường 9 đoạn này được Trung Quốc lần đầu tiên gửi cho LHQ vào năm 2009.
Ý nghĩa của đường 9 đoạn không được hiểu thống nhất ngay đối với học giả Trung Quốc, tồn tại 4 quan điểm khác nhau về vấn đề này (16).
Tuyên bố về đường lưỡi bò không dựa trên Công ước UNCLOS mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên và cũng không dựa trên bất cứ căn cứ pháp lý quốc tế nào. Tuyên bố này vấp phải sự phản đối của các quốc gia trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế (17). Sự thiếu căn cứ của đường lưỡi bò thể hiện ngay trong lập luận của Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế (18).
Đường lưỡi bò cũng là một trong những nội dung được Philippines đề cập trong đơn khởi kiện Trung Quốc vào tháng 01 năm 2013 tại Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) theo Phụ lục VII UNCLOS (19).
1.2.2. Vùng biển quanh các đảo, các thực thể trên biển Đông của Việt Nam
Trung Quốc yêu sách về các vùng biển trong đó có vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa quanh các đảo, các thực thể mà Trung Quốc chiếm đoạt trên Biển Đông như vùng biển gắn với đất liền. Yêu sách này Trung Quốc sử dụng trong trường hợp hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trong “cái gọi” là vùng biển gắn quần đảo Hoàng Sa (ở khoảng cách gần nhất với đảo Tri Tôn quá 12 hải lý).
Theo UNCLOS, các quần đảo không có người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng thì không thể có vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa riêng (Điều 121.3) mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
Chưa có giải thích nội dung Điều 121.3 UNCLOS rõ ràng, cũng chưa có án lệ đầy đủ minh chứng cho lập luận trên. Tuy nhiên, các nhà khoa học từ những năm 90 của thế kỷ trước đã đưa ra tiêu chí nhận diện các đảo này khi căn cứ vào khả năng sinh sống ổn định, lâu dài của dân cư mà không chỉ là nhóm vũ trang hoặc ngư dân tại các đảo do điều kiện khí hậu và đất đai tự nhiên; tiêu chí đời sống kinh tế riêng dựa vào khả năng sinh sống lâu dài của nhóm dân cư và khả năng khai thác của dân cư đối với các vùng biển quanh đảo (20).
Bên cạnh đó, một số án lệ gợi mở về các vùng biển quanh các đảo này. Một trong những án lệ gần đây được các luật gia thường nói tới đó là án lệ giữa Nicaragua và Colombia (Tòa Công lý quốc tế - ICJ giải quyết); trong đó liên quan đến một số thực thể nằm giữa vùng biển kín như Biển Đông. Theo phán quyết, các đảo ở giữa các vùng biển của Nicaragua và Colombia (mặc dù có cư dân sinh sống; có những đảo có tới 70.000 người sinh sống) nhưng cũng không được hưởng 200 hải lý bởi các đảo đó đối diện với bờ biển của quốc gia khác. Trong trường hợp này, các đảo đó chỉ có được 12 hải lý mà thôi. Chỉ các đảo đối diện với biển cả hoặc vùng biển rộng lớn mới được hưởng đầy đủ các quyền của mình (21).
Vậy, các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển quanh quần đảo không có người ở hoặc không có đời sống kinh tế độc lập có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng là không có căn cứ.
Bên cạnh đó, theo nguyên tắc “đất thống trị biển”, một khi Trung Quốc không có chủ quyền của mình đối với quần đảo thì các vùng biển liên quan cũng chịu chung số phận pháp lý.
Trên hết, Việt Nam có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của mình đối với các quần đảo và quyền chủ quyền đối với các vùng biển quanh các quần đảo này. Thái độ Việt Nam hiện nay đối với các yêu sách của các bên khác thể hiện nguyên tắc thiện chí theo Điều 300 UNCLOS và kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông theo DOC.
1.2.3. Quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam
Trung Quốc luôn khơi mào và duy trì chính sách gây hấn, hy vọng biến vùng biển của Việt Nam thành vùng tranh chấp và hưởng lợi từ đó. Chính sách “lấn sân” của Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài với chuỗi hành vi khác nhau nhưng đều xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại các vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Có thể phân loại nhóm hành vi cụ thể như sau:
1.2.4. Hạ đặt giàn khoan HYSY 981 tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Giàn khoan HYSY 981 được hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ 2/5/2014 và di chuyển sang vị trí 15°33’38” vĩ Bắc 111°34’62” kinh Đông vào ngày 27/5/2014 và đang tiếp tục được di chuyển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm địa của Việt Nam. Vị trí này xét dưới góc độ tính từ đảo Tri Tôn (chưa xét đến chủ quyền đối với đảo) hay tính theo ranh giới vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc (đường cách đều đường cơ sở các bên; trong đó bao gồm điểm tính từ đảo Hải Nam và đảo Lý Sơn…) đều nằm trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hành vi hạ đặt giàn khoan và khoan thăm dò đã vi phạm khoản 1 Điều 56, khoản 1 và 2 Điều 60, khoản 1 và 2 Điều 77, Điều 80 UNCLOS.
Theo án lệ đã tồn tại, có thể nhân định việc hạ đặt công trình HYSY 981 trên biển và khoan xuống thềm lục địa sẽ tác động, dẫn đến tình trạng không thể khôi phục nguyên trạng bề mặt thềm lục địa. Ngay cả khi vùng hạ đặt giàn khoan thực sự là vùng biển tranh chấp, việc làm này đã thể hiện chính sách không kiềm chế, làm phức tạp thêm tình hình của phía Trung Quốc. Không những thế, hành vi này lại xảy ra trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo UNCLOS, hành vi đó chỉ được phép thực hiện theo thỏa thuận rõ ràng từ phía Việt Nam (23).
2. Cơ chế pháp lý áp dụng đối với yêu sách/hành vi của Trung Quốc
Việt Nam đã và đang thiện chí tuân thủ các cam kết quốc tế, Hiến chương LHQ cũng như UNCLOS. Việt Nam cũng đã kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, kiên trì sử dụng các biện pháp ngoại giao đấu tranh với các yêu sách/hành vi của Trung Quốc. Trong vòng 1 tháng qua, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HYSY 981, Việt Nam đã nỗ lực sử dụng kênh ngoại giao; trong đó đã gửi 3 công hàm cho phía Trung Quốc nhưng không nhận được trả lời. Vậy phương thức hòa giải tự nguyện theo Mục 1 Phần XV UNCLOS không mang lại kết quả trong giai đoạn này. Tiếp theo, việc lựa chọn các phương án hòa bình thông qua việc sử dụng cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của các quốc gia liên quan.
Việc lựa chọn các cơ chế giải quyết có thể cân nhắc theo các tiêu chí sau:
2.1. Cơ chế quốc tế
Các kênh này xếp theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở cân nhắc các tiêu chí và nguyên tắc như đã nói ở trên.
Việt Nam có thể sử dụng chứng cứ và căn cứ liên quan dưới dạng tranh chấp/tình huống gây mất ổn định, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Căn cứ vào Điều 35.1, Điều 37.1 Hiến chương LHQ, Việt Nam có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét toàn bộ vấn đề tranh chấp/tình huống tranh chấp như vụ HYSY 981 gây nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Tuy nhiên, Nghị quyết thông qua tại Hội đồng Bảo an về vấn đề này cần có 9/15 phiếu thuận và các thành viên thường trực như Trung Quốc không dùng quyền phủ quyết. Mặc dù không hy vọng Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết ủng hộ Việt Nam nhưng sẽ gây mất uy tín đối với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 27.3 Hiến chương LHQ, thành viên Hội đồng Bảo an là một bên tranh chấp theo Chương VI Hiến chương (giải quyết hòa bình các tranh chấp) không có quyền bỏ phiếu thông qua Nghị quyết. Theo Điều 36 (Chương VI) Hiến chương, Hội đồng có thể kiến nghị thủ tục giải quyết tranh chấp; trong đó vấn đề mang tính pháp lý có thể xem xét tại Tòa án công lý của LHQ (ICJ). Nếu Trung Quốc tiếp tục không chấp nhận thẩm quyền Tòa án sẽ gây mất lòng tin đối với cộng đồng quốc tế.
Đối với vấn đề được Hội đồng Bảo an xem xét, Đại hội đồng sẽ không có kiến nghị (Điều 12.1 Hiến chương LHQ). Vậy nên ưu tiên đưa vấn đề ra Đại hội đồng LHQ để tránh bị áp dụng quy định Điều 12.1 nêu trên.
Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS là phương thức Philippines đã theo đuổi từ đầu năm 2013; vụ việc đang được xem xét. Đã có 11/12 tranh chấp áp dụng theo Phụ lục VII lựa chọn Tòa án Trọng tài quốc tế thường trực (PCA) giải quyết. PCA chấp thuận giải quyết 10 vụ trong đó có 5 phán quyết đã tuyên (25).
Việt Nam có thể yêu cầu xem xét đối với hành vi hạ đặt không phép giàn khoan HYSY 981, hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (trừ các tranh chấp về chủ quyền, ranh giới lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hoạt động quân sự, tình huống do Hội đồng Bảo an đang xem xét theo Tuyên bố 2006 về ngoại lệ của Trung Quốc căn cứ vào Điều 298.1 UNCLOS).
Trong Đơn khởi kiện, Phillipines yêu cầu xem xét tính hợp pháp của đường chín đoạn, yêu cầu của Trung Quốc về vùng biển quá 12 hải lý xung quanh thực thể theo Điều 121.3 UNCLOS và quyền tài phán của Philipines trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (26). Đơn khởi kiện được nộp từ tháng 1/2013; Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền PCA nhưng Hội đồng Trọng tài gồm 5 thành viên đã được thiết lập và vụ việc đang trong quá trình xem xét.
Việc sử dụng kênh này phải đảm bảo không trùng lặp thẩm quyền giải quyết của Hội đồng Bảo an hoặc khi Hội đồng Bảo an chấm dứt chương trình nghị sự xem xét tình huống được nêu ra (Trung Quốc tuyên bố theo Điều 298.1.c UNCLOS). Hay nói cách khác, Việt Nam không sử dụng đồng thời một yêu cầu tại Hội đồng Bảo an và Trọng tài trừ phi Hội đồng Bảo an đã rút vấn đề khỏi chương trình nghị sự hoặc chính Hội đồng Bảo an yêu cầu áp dụng phương thức này giải quyết tranh chấp.
IMO có 170 quốc gia thành viên với 6 cơ quan chính bao gồm: Đại hội đồng, Hội đồng (thường trực), các ủy ban chuyên môn trong đó có Ủy ban an toàn hàng hải. IMO cũng đã soạn thảo và thông qua một loạt điều ước, trong đó có Công ước SOLAS 1974/1978 và Công ước COLREG 1972; Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên hai Công ước trên (27).
Vậy có thể đưa vấn đề về chính sách gây mất an toàn, an ninh hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông với những hành động có chủ ý, có tổ chức gây đâm va, đánh chìm phương tiện và thuyền viên của Việt Nam căn cứ vào mục tiêu của IMO và mục tiêu cũng như tinh thần Chương V SOLAS 1974/1978; căn cứ vào Điều 2.1, Điều 6, Điều 8 … Công ước COLREG 1972.
Phương án 2: Khi Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền ICJ, Việt Nam và các nước ASEAN cũng như các nước Đông Bắc Á có thể thông qua tổ chức quốc tế thuộc hệ thống LHQ yêu cầu ICJ cho ý kiến tư vấn, giải thích Điều 121.3 UNCLOS; tuyên bố đơn phương về các ranh giới biển không được quy định trong UNCLOS; giải thích về hậu quả sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ trên biển theo Điều 2.4 Hiến chương LHQ; Điều 1.3 Hiến chương LHQ về mục đích “khuyến khích việc tôn trọng quyền con người”; về thẩm quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong các tình huống đặc biệt tại các vùng biển theo yêu cầu từ đại diện nạn nhân...
Cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ được sử dụng cả với quốc gia không là thành viên Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (như Trung Quốc - đã ký nhưng chưa phê chuẩn) cũng như Nghị định thư bổ sung Công ước về khiếu kiện cá nhân (như Việt Nam). Cụ thể, Hiệp hội nghề cá/Tổng liên đoàn lao động có thể nêu tình huống xâm hại nghiêm trọng đến ngư dân tại Biển Đông từ phía Trung Quốc và yêu cầu thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền (tiến hành với Báo cáo viên đặc biệt -Special rapporteur/Chuyên gia nhân quyền độc lập/Nhóm làm việc) xác định tình huống bất thường do Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền con người đối với ngư dân trên các cùng Biển Đông. Hiện có 37 báo cáo viên chuyên trách theo chủ đề và 14 báo cáo viên hoạt động tại các điểm nóng khác nhau trên toàn thế giới (29). Kết luận và báo cáo sẽ được gửi lên Hội đồng Nhân quyền/Tổng thư ký LHQ có ý nghĩa về mặt uy tín rất to lớn.
Theo phương thức này, thậm chí các Hội nghề cá, các Tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam có thể kêu gọi Hội nghề cá Philippines sử dụng cơ chế Thủ tục đặc biệt với Nhóm làm việc (5 người) của Hội đồng Nhân quyền LHQ khi quyền con người của ngư dân bị Trung Quốc đe dọa.
2.2. Cơ chế quốc gia
Không cản trở bởi việc sử dụng đồng thời cơ chế Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS đối với cùng một hành vi vi phạm của Trung Quốc (theo Điều 295 UNCLOS), có thể thực thi pháp luật theo cơ chế quốc gia đối với mỗi hành vi cụ thể từ phía các tàu cá, đối với hoạt động phi pháp của các chủ thể thực hiện chức năng thương mại trong vùng biển Việt Nam theo Điều 73.1 UNCLOS. Trong quá trình thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, Việt Nam có thể khám xét, bắt giữ và khởi tố theo pháp luật của mình trên cơ sở phù hợp với UNCLOS. Philippines cũng đã thực thi quyền tài phán theo cơ chế quốc gia trên Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc.
1.1. Về chủ quyền của các quần đảo
1.1.1. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa *
i) Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands)
Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Từ đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan) - đất liền lục địa Việt Nam - đo được 135 hải lý; cách Cù Lao Ré (trên đảo Lý Sơn) 123 hải lý. Đảo gần bờ nhất trong quần đảo Hoàng Sa tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý, khoảng cách này tính tới đất liền Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lý. Đoạn bờ biển Quảng Trị chạy dài xuống đến Quảng Ngãi đối mặt với các đảo Hoàng Sa luôn hứng gió mùa Đông Nam hay Đông Bắc. Hoàng Sa với khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn (cao nhất là đảo Hòn Đá - 50 feet, thấp nhất là đảo Tri Tôn - 10 feet); trong đó, các đảo chính gồm hai nhóm: nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam và nhóm An Vĩnh (Amphitrite group) ở Đông Bắc (1).
Về mặt hành chính: quần đảo Hoàng Sa thuộc huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.
Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn đối với quần đảo này dựa trên các chứng cứ lịch sử và pháp lý bất chấp việc Trung Quốc quản lý quần đảo này từ 1974 sau khi xâm chiếm bằng vũ lực.
ii) Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands)
Quần đảo này trải dài từ 6°2′ đến 111°28′ vĩ Bắc, từ 112° đến 115° kinh Đông trong vùng biển diện tích khoảng 160.000 đến 180.000 km2. Diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước chỉ khoảng 11 km2. Trường Sa bao gồm 137 đảo, đá, bãi, không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (2).
Năm 1933, Pháp thống kê 9 đơn vị hành chính là các đảo, đá, bãi phụ cận. Theo hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ quân sự, Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm chín cụm chính kể từ bắc xuống nam (3).
Trong quần đảo Trường Sa, đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất, được coi là nơi cư dân có thể sinh sống bình thường. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Các khảo sát khác nhằm phục vụ kinh tế và thương mại còn ít thực hiện. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng hay bến tàu nhưng có bốn sân bay trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển chính trên biển (4).
Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan tuyên bố chủ quyền toàn phần/nhiều phần đối với Trường Sa. Brunei có yêu sách đối với quần đảo nhưng không quản lý bất kỳ đảo nào. Đài Loan chiếm đóng một trong những đảo lớn nhất, đảo Ba Bình. Năm 1988, Trung Quốc tấn công chiếm giữ 6 đảo trong đó có đảo Gạc Ma từ Việt Nam. Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc chiếm đảo đá ngầm Vành Khăn (Mischief reef) từ Philippines. Hiện nay, Việt Nam quản lý 21 thực thể, Trung Quốc 9 thực thể, Philippines 10 thực thể, Malaysia 7 thực thể, Đài Loan 2 thực thể (5).
Việt Nam có đủ chứng cứ chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, với tinh thần giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và chú trọng đến cơ chế khu vực, Việt Nam đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC). DOC khẳng định lại cam kết các bên đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế. DOC ghi nhận sự tôn trọng và cam kết của quốc gia ASEAN đối với quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang qua bầu trời phía trên Biển Đông theo pháp luật quốc tế; ghi nhận cam kết của các bên liên quan tự kìm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp gây ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định (6).
1.1.2. Căn cứ khẳng định chủ quyền của Việt Nam
Theo pháp luật quốc tế, việc xác định chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ dựa trên một số nguyên tắc, một trong các nguyên tắc đó là nguyên tắc chiếm hữu (đối với vùng lãnh thổ vô chủ) hay nguyên tắc chiếm hữu thực sự xét dưới góc độ thực thi chủ quyền đối với lãnh thổ đó (7).
Chiếm hữu thực sự được giải thích theo pháp luật quốc tế gồm các tiêu chí sau: chiếm hữu công khai; liên tục; và hòa bình trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, việc chiếm hữu này do Nhà nước thực hiện mà không phải là hành vi mang tính cá nhân (8).
Xét dưới góc độ lịch sử và pháp lý, các chứng cứ có được cho thấy: Việt Nam đã chiếm hữu đầu tiên và chiếm hữu thực sự đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Các bằng chứng lịch sử qua tư liệu Hán Nôm từ thế kỷ XVII khẳng định sự chiếm hữu công khai đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm: các bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, Toàn tập Thiên Nam địa đồ...; các bộ sử địa chí, hội điển như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Quốc triều chính biên toát yếu, Việt sử cương giám khảo lược, Minh Mệnh chính yếu...; các tập văn bản hành chính như Châu bản triều Nguyễn… Những tư liệu lịch sử và các tài liệu chính thức của Nhà nước phong kiến đã khẳng định Việt Nam quản lý liên tục và hòa bình đối với các quần đảo này bằng phương thức sau: hàng năm phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ trình tấu triều đình; nhà nước đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải chuyên ra khơi để quản lý biển, đảo; giáo dục ý thức coi trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam (sách dạy chữ Hán cho lớp đồng ấu có ghi chép về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông; sách Khải đồng thuyết ước năm 1881, Tu thân luân lý khoa) (9).
Khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo và phản đối mọi yêu sách của nước khác đối với những quần đảo này. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa dân quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và cử quân thay thế xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến (10).
Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, Liên Xô đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu thuận là 46/51 phiếu (11). Tại Hội nghị, Thủ tướng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào (12).
Năm 1956, Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền) tại hai quần đảo, xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Sau Hiệp định Geneve 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa (năm 1956); âm mưu chiếm phía tây quần đảo Hoàng Sa nhưng bất thành (năm 1959). Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm nhóm đảo còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Trước hành vi xâm lược của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn kịch liệt phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc.
Đối với quần đảo Trường Sa, cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc. Ngày 14-3-1988, Trung Quốc bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo (6 đảo) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (13).
Sau khi thống nhất, Nhà nước Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa cai quản trên Biển Đông và tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; thành lập các huyện đảo Hoàng Sa, huyện đảo Trường Sa với nhiệm vụ quản lý hành chính đối với các quần đảo này.
Tóm lại, từ nhiều thế kỷ nay, Việt Nam đã chiếm hữu thực sự và có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền với hai quần đảo trên.
Sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa là kết quả của việc sử dụng vũ lực chiếm đóng, chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ, tại Tuyên bố về các nguyên tắc Luật quốc tế liên quan tới quan hệ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ (Tuyên bố 1970) và các văn kiện khác. Về nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của một quốc gia trái với mục tiêu của LHQ, Tuyên bố 1970 khẳng định: “lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng chiếm hữu của quốc gia khác bởi việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Không một sự chiếm hữu lãnh thổ nào bằng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực lại có thể được hợp pháp hóa” (14).
Bản thân Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ (15).
1.2. Các yêu sách/hành vi khác của Trung Quốc
1.2.1. Đường lưỡi bò - đường 9 đoạn
Trung Quốc yêu sách đường lưỡi bò (ban đầu 11 đoạn sau đó bỏ đi 2 đoạn vào năm 1953) với vùng biển ôm trọn Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough. Đường 9 đoạn này được Trung Quốc lần đầu tiên gửi cho LHQ vào năm 2009.
Ý nghĩa của đường 9 đoạn không được hiểu thống nhất ngay đối với học giả Trung Quốc, tồn tại 4 quan điểm khác nhau về vấn đề này (16).
Tuyên bố về đường lưỡi bò không dựa trên Công ước UNCLOS mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên và cũng không dựa trên bất cứ căn cứ pháp lý quốc tế nào. Tuyên bố này vấp phải sự phản đối của các quốc gia trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế (17). Sự thiếu căn cứ của đường lưỡi bò thể hiện ngay trong lập luận của Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế (18).
Đường lưỡi bò cũng là một trong những nội dung được Philippines đề cập trong đơn khởi kiện Trung Quốc vào tháng 01 năm 2013 tại Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) theo Phụ lục VII UNCLOS (19).
1.2.2. Vùng biển quanh các đảo, các thực thể trên biển Đông của Việt Nam
Trung Quốc yêu sách về các vùng biển trong đó có vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa quanh các đảo, các thực thể mà Trung Quốc chiếm đoạt trên Biển Đông như vùng biển gắn với đất liền. Yêu sách này Trung Quốc sử dụng trong trường hợp hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trong “cái gọi” là vùng biển gắn quần đảo Hoàng Sa (ở khoảng cách gần nhất với đảo Tri Tôn quá 12 hải lý).
Theo UNCLOS, các quần đảo không có người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng thì không thể có vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa riêng (Điều 121.3) mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
Chưa có giải thích nội dung Điều 121.3 UNCLOS rõ ràng, cũng chưa có án lệ đầy đủ minh chứng cho lập luận trên. Tuy nhiên, các nhà khoa học từ những năm 90 của thế kỷ trước đã đưa ra tiêu chí nhận diện các đảo này khi căn cứ vào khả năng sinh sống ổn định, lâu dài của dân cư mà không chỉ là nhóm vũ trang hoặc ngư dân tại các đảo do điều kiện khí hậu và đất đai tự nhiên; tiêu chí đời sống kinh tế riêng dựa vào khả năng sinh sống lâu dài của nhóm dân cư và khả năng khai thác của dân cư đối với các vùng biển quanh đảo (20).
Bên cạnh đó, một số án lệ gợi mở về các vùng biển quanh các đảo này. Một trong những án lệ gần đây được các luật gia thường nói tới đó là án lệ giữa Nicaragua và Colombia (Tòa Công lý quốc tế - ICJ giải quyết); trong đó liên quan đến một số thực thể nằm giữa vùng biển kín như Biển Đông. Theo phán quyết, các đảo ở giữa các vùng biển của Nicaragua và Colombia (mặc dù có cư dân sinh sống; có những đảo có tới 70.000 người sinh sống) nhưng cũng không được hưởng 200 hải lý bởi các đảo đó đối diện với bờ biển của quốc gia khác. Trong trường hợp này, các đảo đó chỉ có được 12 hải lý mà thôi. Chỉ các đảo đối diện với biển cả hoặc vùng biển rộng lớn mới được hưởng đầy đủ các quyền của mình (21).
Vậy, các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển quanh quần đảo không có người ở hoặc không có đời sống kinh tế độc lập có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng là không có căn cứ.
Bên cạnh đó, theo nguyên tắc “đất thống trị biển”, một khi Trung Quốc không có chủ quyền của mình đối với quần đảo thì các vùng biển liên quan cũng chịu chung số phận pháp lý.
Trên hết, Việt Nam có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của mình đối với các quần đảo và quyền chủ quyền đối với các vùng biển quanh các quần đảo này. Thái độ Việt Nam hiện nay đối với các yêu sách của các bên khác thể hiện nguyên tắc thiện chí theo Điều 300 UNCLOS và kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông theo DOC.
1.2.3. Quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam
Trung Quốc luôn khơi mào và duy trì chính sách gây hấn, hy vọng biến vùng biển của Việt Nam thành vùng tranh chấp và hưởng lợi từ đó. Chính sách “lấn sân” của Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài với chuỗi hành vi khác nhau nhưng đều xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại các vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Có thể phân loại nhóm hành vi cụ thể như sau:
- Xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam trong khai thác đánh bắt cá, thăm dò tài nguyên vì mục đích kinh tế bằng việc độc hành Lệnh cấm đánh bắt cá trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam; ngăn cản hoạt động nghề cá của ngư dân Việt Nam; ngăn cản việc thăm dò dầu khí như cắt cáp, tấn công tàu Việt Nam (vi phạm khoản 1 Điều 56 UNCLOS).
- Lắp đặt không phép các thiết bị, công trình trong đó có giàn khoan HYSY 981 từ ngày 2/5/2014 cho đến nay trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa - xâm phạm độc quyền của Việt Nam tại vùng này (vi phạm Điều 56.1.b, Điều 60, Điều 77.2, Điều 80 UNCLOS).
- Các tàu Nhà nước Trung Quốc trong đó có tàu và máy bay quân sự sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực tại nhiều thời điểm khác nhau và đặc biệt là trong hơn 1 tháng qua tấn công, gây hư hỏng nhiều tàu chấp pháp của Việt Nam (vi phạm Điều 2.4 Hiến chương LHQ; Điều 73.1 UNCLOS).
- Tàu Nhà nước, tàu cá tấn công, thậm chí đánh chìm tàu cá DNa 90152 TS Việt Nam, gây thương tích cho ngư dân Việt Nam, cản trở việc cứu hộ ngư dân trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (vi phạm các nguyên tắc chung của Luật quốc tế theo Hiến chương LHQ, mục đích của Tổ chức hàng hải quốc tế mà Việt Nam và Trung Quốc là thành viên, mục tiêu của UNCLOS) (22).
- Các hành vi khác trái với tôn chỉ mục đích Hiến chương LHQ, gây bất ổn định và đe dọa hòa bình an ninh khu vực, gây mất an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại vùng biển và vùng trời trên đó.
1.2.4. Hạ đặt giàn khoan HYSY 981 tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Giàn khoan HYSY 981 được hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ 2/5/2014 và di chuyển sang vị trí 15°33’38” vĩ Bắc 111°34’62” kinh Đông vào ngày 27/5/2014 và đang tiếp tục được di chuyển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm địa của Việt Nam. Vị trí này xét dưới góc độ tính từ đảo Tri Tôn (chưa xét đến chủ quyền đối với đảo) hay tính theo ranh giới vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc (đường cách đều đường cơ sở các bên; trong đó bao gồm điểm tính từ đảo Hải Nam và đảo Lý Sơn…) đều nằm trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hành vi hạ đặt giàn khoan và khoan thăm dò đã vi phạm khoản 1 Điều 56, khoản 1 và 2 Điều 60, khoản 1 và 2 Điều 77, Điều 80 UNCLOS.
Theo án lệ đã tồn tại, có thể nhân định việc hạ đặt công trình HYSY 981 trên biển và khoan xuống thềm lục địa sẽ tác động, dẫn đến tình trạng không thể khôi phục nguyên trạng bề mặt thềm lục địa. Ngay cả khi vùng hạ đặt giàn khoan thực sự là vùng biển tranh chấp, việc làm này đã thể hiện chính sách không kiềm chế, làm phức tạp thêm tình hình của phía Trung Quốc. Không những thế, hành vi này lại xảy ra trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo UNCLOS, hành vi đó chỉ được phép thực hiện theo thỏa thuận rõ ràng từ phía Việt Nam (23).
2. Cơ chế pháp lý áp dụng đối với yêu sách/hành vi của Trung Quốc
Việt Nam đã và đang thiện chí tuân thủ các cam kết quốc tế, Hiến chương LHQ cũng như UNCLOS. Việt Nam cũng đã kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, kiên trì sử dụng các biện pháp ngoại giao đấu tranh với các yêu sách/hành vi của Trung Quốc. Trong vòng 1 tháng qua, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HYSY 981, Việt Nam đã nỗ lực sử dụng kênh ngoại giao; trong đó đã gửi 3 công hàm cho phía Trung Quốc nhưng không nhận được trả lời. Vậy phương thức hòa giải tự nguyện theo Mục 1 Phần XV UNCLOS không mang lại kết quả trong giai đoạn này. Tiếp theo, việc lựa chọn các phương án hòa bình thông qua việc sử dụng cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của các quốc gia liên quan.
Việc lựa chọn các cơ chế giải quyết có thể cân nhắc theo các tiêu chí sau:
- Thẩm quyền giải quyết của thiết chế;
- Chứng cứ và căn cứ được viện dẫn tương ứng với yêu cầu cụ thể; và
- Hiệu quả mang tính tổng thể cuối cùng mà Việt Nam đặt ra.
2.1. Cơ chế quốc tế
Các kênh này xếp theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở cân nhắc các tiêu chí và nguyên tắc như đã nói ở trên.
- Đại hội đồng LHQ
Việt Nam có thể sử dụng chứng cứ và căn cứ liên quan dưới dạng tranh chấp/tình huống gây mất ổn định, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
- Hội đồng Bảo an
Căn cứ vào Điều 35.1, Điều 37.1 Hiến chương LHQ, Việt Nam có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét toàn bộ vấn đề tranh chấp/tình huống tranh chấp như vụ HYSY 981 gây nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Tuy nhiên, Nghị quyết thông qua tại Hội đồng Bảo an về vấn đề này cần có 9/15 phiếu thuận và các thành viên thường trực như Trung Quốc không dùng quyền phủ quyết. Mặc dù không hy vọng Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết ủng hộ Việt Nam nhưng sẽ gây mất uy tín đối với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 27.3 Hiến chương LHQ, thành viên Hội đồng Bảo an là một bên tranh chấp theo Chương VI Hiến chương (giải quyết hòa bình các tranh chấp) không có quyền bỏ phiếu thông qua Nghị quyết. Theo Điều 36 (Chương VI) Hiến chương, Hội đồng có thể kiến nghị thủ tục giải quyết tranh chấp; trong đó vấn đề mang tính pháp lý có thể xem xét tại Tòa án công lý của LHQ (ICJ). Nếu Trung Quốc tiếp tục không chấp nhận thẩm quyền Tòa án sẽ gây mất lòng tin đối với cộng đồng quốc tế.
Đối với vấn đề được Hội đồng Bảo an xem xét, Đại hội đồng sẽ không có kiến nghị (Điều 12.1 Hiến chương LHQ). Vậy nên ưu tiên đưa vấn đề ra Đại hội đồng LHQ để tránh bị áp dụng quy định Điều 12.1 nêu trên.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài theo thủ tục bắt buộc quy định tại Phụ lục VII UNCLOS
Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS là phương thức Philippines đã theo đuổi từ đầu năm 2013; vụ việc đang được xem xét. Đã có 11/12 tranh chấp áp dụng theo Phụ lục VII lựa chọn Tòa án Trọng tài quốc tế thường trực (PCA) giải quyết. PCA chấp thuận giải quyết 10 vụ trong đó có 5 phán quyết đã tuyên (25).
Việt Nam có thể yêu cầu xem xét đối với hành vi hạ đặt không phép giàn khoan HYSY 981, hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (trừ các tranh chấp về chủ quyền, ranh giới lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hoạt động quân sự, tình huống do Hội đồng Bảo an đang xem xét theo Tuyên bố 2006 về ngoại lệ của Trung Quốc căn cứ vào Điều 298.1 UNCLOS).
Trong Đơn khởi kiện, Phillipines yêu cầu xem xét tính hợp pháp của đường chín đoạn, yêu cầu của Trung Quốc về vùng biển quá 12 hải lý xung quanh thực thể theo Điều 121.3 UNCLOS và quyền tài phán của Philipines trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (26). Đơn khởi kiện được nộp từ tháng 1/2013; Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền PCA nhưng Hội đồng Trọng tài gồm 5 thành viên đã được thiết lập và vụ việc đang trong quá trình xem xét.
Việc sử dụng kênh này phải đảm bảo không trùng lặp thẩm quyền giải quyết của Hội đồng Bảo an hoặc khi Hội đồng Bảo an chấm dứt chương trình nghị sự xem xét tình huống được nêu ra (Trung Quốc tuyên bố theo Điều 298.1.c UNCLOS). Hay nói cách khác, Việt Nam không sử dụng đồng thời một yêu cầu tại Hội đồng Bảo an và Trọng tài trừ phi Hội đồng Bảo an đã rút vấn đề khỏi chương trình nghị sự hoặc chính Hội đồng Bảo an yêu cầu áp dụng phương thức này giải quyết tranh chấp.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức hàng hải quốc tế
IMO có 170 quốc gia thành viên với 6 cơ quan chính bao gồm: Đại hội đồng, Hội đồng (thường trực), các ủy ban chuyên môn trong đó có Ủy ban an toàn hàng hải. IMO cũng đã soạn thảo và thông qua một loạt điều ước, trong đó có Công ước SOLAS 1974/1978 và Công ước COLREG 1972; Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên hai Công ước trên (27).
Vậy có thể đưa vấn đề về chính sách gây mất an toàn, an ninh hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông với những hành động có chủ ý, có tổ chức gây đâm va, đánh chìm phương tiện và thuyền viên của Việt Nam căn cứ vào mục tiêu của IMO và mục tiêu cũng như tinh thần Chương V SOLAS 1974/1978; căn cứ vào Điều 2.1, Điều 6, Điều 8 … Công ước COLREG 1972.
- Tòa Công lý Quốc tế (ICJ)
Phương án 2: Khi Trung Quốc không chấp nhận thẩm quyền ICJ, Việt Nam và các nước ASEAN cũng như các nước Đông Bắc Á có thể thông qua tổ chức quốc tế thuộc hệ thống LHQ yêu cầu ICJ cho ý kiến tư vấn, giải thích Điều 121.3 UNCLOS; tuyên bố đơn phương về các ranh giới biển không được quy định trong UNCLOS; giải thích về hậu quả sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ trên biển theo Điều 2.4 Hiến chương LHQ; Điều 1.3 Hiến chương LHQ về mục đích “khuyến khích việc tôn trọng quyền con người”; về thẩm quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong các tình huống đặc biệt tại các vùng biển theo yêu cầu từ đại diện nạn nhân...
- Cơ chế LHQ bảo vệ quyền con người
Cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ được sử dụng cả với quốc gia không là thành viên Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (như Trung Quốc - đã ký nhưng chưa phê chuẩn) cũng như Nghị định thư bổ sung Công ước về khiếu kiện cá nhân (như Việt Nam). Cụ thể, Hiệp hội nghề cá/Tổng liên đoàn lao động có thể nêu tình huống xâm hại nghiêm trọng đến ngư dân tại Biển Đông từ phía Trung Quốc và yêu cầu thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền (tiến hành với Báo cáo viên đặc biệt -Special rapporteur/Chuyên gia nhân quyền độc lập/Nhóm làm việc) xác định tình huống bất thường do Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền con người đối với ngư dân trên các cùng Biển Đông. Hiện có 37 báo cáo viên chuyên trách theo chủ đề và 14 báo cáo viên hoạt động tại các điểm nóng khác nhau trên toàn thế giới (29). Kết luận và báo cáo sẽ được gửi lên Hội đồng Nhân quyền/Tổng thư ký LHQ có ý nghĩa về mặt uy tín rất to lớn.
Theo phương thức này, thậm chí các Hội nghề cá, các Tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam có thể kêu gọi Hội nghề cá Philippines sử dụng cơ chế Thủ tục đặc biệt với Nhóm làm việc (5 người) của Hội đồng Nhân quyền LHQ khi quyền con người của ngư dân bị Trung Quốc đe dọa.
2.2. Cơ chế quốc gia
Không cản trở bởi việc sử dụng đồng thời cơ chế Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS đối với cùng một hành vi vi phạm của Trung Quốc (theo Điều 295 UNCLOS), có thể thực thi pháp luật theo cơ chế quốc gia đối với mỗi hành vi cụ thể từ phía các tàu cá, đối với hoạt động phi pháp của các chủ thể thực hiện chức năng thương mại trong vùng biển Việt Nam theo Điều 73.1 UNCLOS. Trong quá trình thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, Việt Nam có thể khám xét, bắt giữ và khởi tố theo pháp luật của mình trên cơ sở phù hợp với UNCLOS. Philippines cũng đã thực thi quyền tài phán theo cơ chế quốc gia trên Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc.
Chú thích:
(1) http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/560-hoang-sa (trang web Viện nghiên cứu Biển Đông, Bộ Ngoại giao), Quần đảo Hoàng Sa.
(2) Theo thống kê của TS. Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển, Ban Biên giới Chính phủ) vào năm 1988. [1]
(3) http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/561-trng-sa (trang web Viện nghiên cứu Biển Đông, Bộ Ngoại giao), Quần đảo Trường Sa.
(4) Tham khảo bài “Địa lý và phát triển kinh tế Trường Sa” được đăng tải trên trang web http://www.biendong.net (thiết lập bởi các chuyên gia trong lĩnh vực Luật Quốc tế).
(5) Theo Tài liệu tuyên truyền pháp luật về biển đảo Việt Nam – Hỏi và Đáp, Bộ Thông tin và Truyền thông, 2013, tr. 64-65.
(6) Tuyên bố ứng xử các bên trên Biển Đông 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.
(7) International Law, Rebeca M.M.Wallace, Sweet & Maxwell, 1992, p.90-93.
(8) Tham khảo vụ Đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, quan điểm của trọng tài
viên, học giả - Max Huber, Island of Palmas casea, supra n.2 at 846,
tham khảo ICJ.rep.1953, p.47.
(9) Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014,
tr.10-35.
(10) Bài “Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”, nguồn Báo Đại đoàn kết.
(11) Thông tin họp báo ngày 23/5/2014 do Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao công bố.
(12) Tuyên bố của Trần Văn Hữu tại Hội nghị San Francisco.
(13) Tham khảo bài “Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”, tlđd.
(14) Nghị quyết của LHQ A/RES/25/2625.
(15) Thông tin họp báo của Ban Biên giới ngày 23/5/2014 đăng trên Báo điện tử Chính phủ.
(16) TS. Nguyễn Hùng Sơn, Viện nghiên cứu Biển Đông, Bộ Ngoại giao,
“Khái quát yêu sách Biển Đông”, Tọa đàm khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam (VASS), ngày 23/5/2014.
(17) Các quốc gia có liên quan đã phản đối về đường 9 đoạn ngay khi
Trung Quốc thông báo với LHQ năm 2009. Tính phi lý của nó lại tiếp tục
được chia sẻ trong quan điểm của các học giả tại Hội thảo “Thách thức
hàng hải đối với ASEAN và triển vọng giải quyết tranh chấp Biển Đông” do
Viện Chiến lược quốc tế Myanmar phối hợp với Tổ chức Stratcore Group
của Ấn Độ tổ chức vào ngày 24/4/2014 tại Yangon.
(18) Tại phiên thảo luận chung thứ 4 (1/6/2014) Diễn đàn an ninh châu Á
Shangri-la, nhiều học giả đã chất vấn Phó tổng tham mưu trưởng quân đội
Trung Quốc về ý nghĩa của “đường 9 đoạn” mà Bắc Kinh vẽ ra trên Biển
Đông. Phía Trung Quốc không thể có bất cứ căn cứ nào khác ngoài việc cho
rằng, bản đồ với đường lưỡi bò phản ánh 2.000 năm lịch sử Trung Quốc,
và do đó nó ra đời trước UNCLOS; vậy nên không chịu sự điều chỉnh của
UNCLOS. Trong khi đó, các quốc gia khác còn thay đổi cả cách tính chiều
rộng lãnh hải theo như UNCLOS với tinh thần pháp điển hóa Luật biển phù
hợp với nguyên tắc công bằng và bình đẳng về quyền…, phù hợp với các mục
tiêu và các nguyên tắc của LHQ như đã được nêu trong Hiến chương.
(19) http://www.pca-cpa.org/showpage.asp?Pag _id=1529 truy cập ngày 23/5/2014
(20) J. Van Dyke and Dale Bannet, Island and the Delimitation of Ocean
Space in the South China Sea, 10 Ocean Yearbook, 1993, p.79.
(21) TS. Nguyễn Hùng Sơn, “Khái quát các yêu sách đối với Biển Đông”, Tọa đàm ngày 23/5/2014 tại VASS.
(22) Tin tức thời sự VTV1 ngày 27/5/2014, thông tin tại cuộc Họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông ngày 5/6/2014.
(23) TS. Nguyễn Đăng Thắng, “Khía cạnh pháp lý của vụ giàn khoan HYSY 981”, Tọa đàm ngày 23/5/2014 tại VASS.
(24) Trang web UNSCR truy cập ngày 28/5/2014, Trung Quốc đã từng là đối
tượng trong Nghị quyết 87 do Đài Loan kiến nghị nhưng Nghị quyết đã
không được thông qua với 7 phiếu thuận, 3 chống (bao gồm Trung Quốc) và
một phiếu trắng.
(25) http://www.pca-cpa.org/showpage.asp?pag_ id=1288, truy cập ngày 23/5/2014.
(26) Part I.6 Notification and Statement of Claim/Republic of Philippines/Department of foreign affairs, Manila.
(27) Trang web chính thức của IMO, truy cập ngày 28/5/2014.
(28) Quy chế Tòa án ICJ theo trang web chính thức của ICJ.
(29) http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/SP/Pages/
Introduction.aspx. Chưa có tiền lệ áp dụng như đối với trường hợp Trung
Quốc, thường chỉ áp dụng đối với chính quốc gia có quyền tài phán.
(Nguồn: tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 314 (tháng 6/2014), trang 75-84)
No comments:
Post a Comment