Monday, July 28, 2014

13. China’s Oil Rig Removal and the ASEAN Regional Forum


JUL 24, 2014

China National Petroleum Corporation (CNPC) made a surprise announcement on July 16: it had decided to withdraw a drilling rig from waters claimed by Vietnam south of the Paracel Islands. The $1 billion rig had been placed in that disputed zone two months earlier over the objections of Vietnam and the international community, and Beijing had suggested it could remain in place until mid-August to conduct exploratory drilling. The sudden withdrawal, just weeks before the ASEAN Regional Forum (ARF), leaves Washington and its partners with more questions than answers.
The most immediate question following the rig’s withdrawal was the obvious, why? CNPC said that the rig, after drilling two exploration wells, had completed its work earlier than scheduled. Samples will now be analyzed, the company said, and after an undisclosed amount of time the next stage of exploration might continue. This explanation is possible, but not compelling. First, it assumes that the nature of the rig’s operation in those disputed waters was primarily commercial; it was not. Second, it presumes that the rig completed its work a full month ahead of schedule even after considerable delays due to the efforts of Vietnamese ships to prevent its operations.
The second explanation, also given voice by official Chinese media, is that the rig’s withdrawal was due in large part to the approach of Typhoon Rammasun, which made landfall in the Philippines a day earlier. Doubtless the typhoon did influence the timing of the withdrawal. As Carl Thayer has pointed out, the drilling rig was built to withstand typhoons, but the more than 100 Chinese vessels protecting it were not. But withdrawing the rig to waters off Hainan Island, as CNPC declared it would, was neither necessary nor the safest course. That is where Rammasun was headed. Instead, China could easily have pulled the rig back into the protection of the Paracels.
The most likely explanation is that the approaching typhoon was the trigger for Chinese authorities to announce a withdrawal toward which they were already favorably inclined. The rig was pulled from disputed waters at an opportune time, just weeks before the August 10 ARF. This year’s forum was, and still is, shaping up to be the most critical ever toward China, and it seems likely that Beijing hoped to blunt at least some of that opprobrium. This reading of the situation is lent credence by China’s simultaneous release of two groups of Vietnamese fishermen arrested in disputed waters.
During the 2012 ARF and accompanying ASEAN Ministerial Meeting (AMM), China was able to split ASEAN’s consensus on the South China Sea by employing its considerable influence over then-chair Cambodia. This was made easier by the fact that the primary source of tension then was over China’s seizure of Scarborough Shoal from the Philippines—an act for which it found some success in blaming Philippine missteps. In 2013, several ASEAN members were hesitant to fully blame Beijing for tensions, believing that Manila had overreached with its decision to bring a case against China to international arbitration.
But it is clearly China that has overreached in 2014. The strength of Vietnam’s resistance to the placement of the drilling rig took Chinese authorities by surprise. Worse, from Beijing’s point of view, is that the incident pushed Hanoi to the brink of following Manila down the path of arbitration. Numerous Vietnamese officials, including Prime Minister Nguyen Tan Dung, have said that the country is variously considering bringing its own case against China or joining in the Philippines’ case as an interested party.
As Vietnam-China relations were being driven to new lows, Beijing kept tensions with the Philippines at a near boil by blockading Filipino troops stationed at Second Thomas Shoal in March, and then launching reclamation activities at several low-lying features in the Spratlys that make up part of the Philippines’ arbitration case. Even Malaysia has been set to worrying after Chinese ships patrolled James Shoal—a completely submerged feature off the Malaysian coast—in January and vowed to defend China’s sovereignty over it.
The result of all these incidents, plus others, has been to drive regional states’ perception of the threat from China to new heights. Malaysia, the Philippines, and Vietnam have held unprecedented three-way claimants’ meetings. The ASEAN foreign ministers for the first time issued a standalone statement ahead of the organization’s leaders’ meeting in May expressing concern over tensions caused by the drilling rig. And even post-coup Thailand, which has sought to use good relations with China as a bulwark against international isolation, on July 17 voiced support for the Philippines’ right to resort to international arbitration.
One might reasonably assume that Beijing has decided to recalibrate ahead of the ARF. ASEAN foreign ministers have already released draft language that will be included in the joint statement after the AMM, which calls on all sides to refrain from unilateral provocative actions. Indonesian foreign minister Marty Natalegawa and Philippine foreign secretary Albert del Rosario have also said that they will present a joint document on a path forward in the South China Sea for their ASEAN counterparts’ consideration. They are considering including a complete freeze on construction and other activities in disputed waters—an idea that gained popularity after U.S. deputy assistant secretary of state Michael Fuchs proposed it during the annual CSIS South China Sea conference on July 11.
It is important to recognize, however, that China’s withdrawal of its rig does not represent a strategic shift in its approach to the South China Sea. It is at best a tactical stepping-down of tensions, not a permanent de-escalation. After all, Beijing has given no indication that it hopes to reduce tensions with the Philippines or with Vietnam, or that it is growing more receptive to international calls to clarify its claims according to international law or forego the use of coercion.
For the United States and its partners, this means that the ARF should be approached on two fronts. Secretary of State John Kerry can play an important role in offering support to ASEAN ministers—stiffening their spines in a sense—in taking a firm stand against China’s recent activities in the South China Sea. Most importantly, he can rally international endorsement for any consensus position they might take, especially if it includes a freeze on activities in disputed waters and an endorsement of the right of all parties to resort to arbitration.
At the same time, Secretary Kerry should not enter the ARF intent on lambasting China as a villain. The withdrawal of the oil rig offers the first real window of 2014 during which Beijing can be congratulated for taking a constructive step to de-escalate the situation—even if both parties know it was only a tactical maneuver. The July 9–10 Strategic and Economic Dialogue in Beijing and China’s ongoing participation in the Rim of the Pacific Exercises lend some additional positive momentum to U.S.-China engagement. Chinese participants at the ARF probably will not offer any concessions on the South China Sea, including a freeze on unilateral activities, but that does not mean that the groundwork cannot not be laid for a constructive outcome at the ASEAN and East Asia summits in November. Even if that is a distant possibility, it should not be dismissed out of hand.
(This Commentary originally appeared in the July 24, 2014, issue of Southeast Asia from Scott Circle.)
Gregory Poling is a fellow with the Sumitro Chair for Southeast Asia Studies at the Center for Strategic and International Studies in Washington, D.C.
Commentary is produced by the Center for Strategic and International Studies (CSIS), a private, tax-exempt institution focusing on international public policy issues. Its research is nonpartisan and nonproprietary. CSIS does not take specific policy positions. Accordingly, all views, positions, and conclusions expressed in this publication should be understood to be solely those of the author(s).

12. BIỂN ĐÔNG, VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA NHỮNG TRÒ CHƠI CHÍNH TRỊ

Bài đọc liên quan

Sáng nay ông bạn gọi điện thoại cho mình về vấn đề Giàn khoan dầu của Trung Hoa xâm lấn địa phận Việt Nam. Vào BVCR thì các bác sĩ bàn nhau chuyện này rất lung. Họ hỏi mình:

"Theo anh, kỳ này có đánh nhau không?"

Mình chưa trả lời, nhưng hỏi lại:

"Mấy em thử đặt mình vào bộ tứ Việt Nam và bộ thất của Trung Hoa xem, phải giải quyết như thế nào một cách khách quan và tổng thể vấn đề này xem sao?"

Cuộc đàm đạo trở nên rôm sảy. Hehehe, có bạn thì bảo kỳ này khó xử lắm. Bạn khác thì bảo cái điệp khúc tuyên bố chủ quyền sẽ diễn ra như cũ, một hai đi đều bước. Có bạn thì bảo, kỳ này đánh nhau to. Còn bạn khác thì cho rằng, như kiểu thằng giàu đang bực mình thằng nghèo vì nó chơi khăm, nên thằng giàu sang nhà thằng nghèo tác tai cái chơi". v.v...

Mình thì nghe rồi phán là sao không đặt ra các sự kiện Tân Cương ở Trung Hoa và Dương Nội ở Việt nam, chuyện quốc hội Hoa Kỳ xem xét có nên cho Việt Nam vào TPP hay không? Chuyện thả mấy tù nhân lương tâm, rồi bắt lại mấy người đấu tranh Dương Nội và Anh ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Cùng với bản sao trung thành nhất từ Trung Hoa về Việt nam so với tất cả các phên giậu của Trung Hoa để thấy đây là trò 2 anh em bắt tay nhau cùng tạo sự kiện đẩy cao tinh thần dân tộc cực đoan và định hướng dư luận trong dân chúng ra biển Đông? Sáng nay lại có tin Hàng trăm người đập phá ủy ban nhân dân xã để đòi người.

Vì đặt cái giàn khoan trên biển chứ có phải xây cái nhà đâu? Nhưng xây cái nhà cũng phải mất ít nhất vài ba tháng thì làm sao qua mắt được phòng địa chính phường? Thế thì tại sao không phát hiện và tung tin từ trước, mà đến hôm nay mới "phát hiện" và tung tin? Hơn nữa, có nước nào trung thành với Trung Hoa hơn phên giậu Việt phải sao y bản chính kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tuyên truyền dân vận, địch vận, v.v... kể cả chiến lược trường kỳ kháng chiến dù làm chết dân đến hàng triệu sinh mạng, kể cả cải cách ruộng đất, đánh tư sản tư doanh như Việt nam từ hơn 50 năm qua? Đã thế, năm nào 2 bên cũng có cuộc họp để bàn về lý luận để đưa ra phương án trị dân. hai bên còn là anh em 4 và 16, đồng minh chiếc lược của phe cánh tả.

Về Trung Hoa, thử xem có ai là bạn bè, đồng minh chiến lược vai u thịt bắp mạnh và quan trọng bằng Việt Nam trong các phên giậu sau: A Phú Hãn - Afghanistan; Hồi Quốc - Pakistan; Iran; Lào; Cambodia? Liệu Việt Nam và Trung Hoa thực sự làm mất lòng nhau trên biển Đông, sau khi đã ký kết về song phương ở biển Đông sau tuyên bố chung 2 nước trong chuyến đi của ngài Tổng bí thư hồi tháng 10/2011 và sau đó vào tháng 6/2013 được ngài chủ tịch nước lập lại một lần nữa cũng 8 điều rất cơ bản.

Thề thì tôi xin xách chiếu vàng, chiếu bạc ra trải dài từ Bắc Kinh đến Hà Nội, tôi lạy suốt 49 ngày đêm, bằng bàn thờ Gia cát Lượng cầu sao để đổi mệnh rằng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam xin cắn rơm, cắn cỏ mời Trung Hoa đánh nhanh, đánh mạnh, tốc chiến, tốc thắng như kỳ Đặng đánh Việt Nam vào tháng 02/1979, thì bộ thất của Trung Hoa cũng không dám làm chuyện đánh đấm, chứ đừng nói là dám đơn phương đem giàn khoan dầu đặt ở thềm lục địa Việt Nam.

Câu chuyện này làm tôi nhớ lại, câu chuyện tình báo Adward Snowden tung bí mật Hoa Kỳ nghe lén các quốc gia. Nó đánh tan những cuộc biểu tình chiếm phố Wall của dân Mỹ ở New York và sắp tràn ra khắp nước Mỹ năm 2013.

Như vậy, lâu lâu thấy căng thẳng ở trên đất liền của hai quốc gia anh em, thì chuyện biển Đông lại được tạo ra một cách thực sự và hùng hồn để làm gì? Chính trị là một trò chơi nghệ thuật của sự có thể - Otto Von Bismarck.

11. BI KỊCH CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO HOA KỲ

Đây là một bài viết vô cùng thâm thúy và đáng để các quốc gia nhỏ bé quan tâm đến nhiều vấn đề trong vận hành đất nước. Không đọc, không dịch thì không được!

Bài viết của Robert D. Kaplan trên trang Teh National Interest ngày 01/8/2013. Ông là nhà phân tích địa chính trị cho Stratfor, một công ty tình báo tư nhân toàn cầu. Cuốn sách mới nhất của ông là Sự trả thù của Địa lý(The Revenge of Geography).

Bài viết gốc: The Tragedy of U.S. Foreign Policy 

Trong hơn hai năm qua, cuộc nội chiến ở Syria đã được sánh đồng nghĩa với những tiếng khóc của sự cấp bách về đạo đức. Hãy làm một cái gì đó! Câu nói này như là tiếng thét của những người yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp quân sự để thiết lập tình hình vì những việc thiện, nhưng đến bây giờ tình hình ngày càng tồi tệ hơn với chiến tuyến bao gồm hàng trăm chế độ và những nhóm nổi loạn và quân nổi dậy đã bắt đầu xách súng bắn vào nhau. Rồi thì, các nhà can thiệp đạo đức cũng chỉ biết thét lên, vâng,  nếu như chúng ta can thiệp sớm hơn!

Trước Syria, năm 2011 cũng chủ nghĩa nhân đạo đòi hỏi sự can thiệp quân sự vào Libya, mặc dù chế độ Muammar Qaddafi đã từ bỏ chương trình hạt nhân của mình và đã hợp tác trong nhiều năm với các cơ quan tình báo phương Tây. Nhưng thực tế, Hoa Kỳ và Pháp đã cầm đầu một sự can thiệp, và Libya hôm nay hầu như không còn là một nhà nước, với Tripoli nghèo hơn, trong khi đó thì điểm yếu của trọng tài đế quốc cho lực lượng dân quân xa xôi, các bộ lạc, và gia tộc, mà các đơn vị lân cận sa mạc Sahara đang trong tình trạng hỗn loạn hơn vì vũ khí tràn ngập ra khỏi Libya.

Những năm 1990 đầy những cuộc kêu gọi can thiệp nhân đạo: ở Rwanda, mà bi kịch đã diễn ra chẳng ai chịu nghe, trong khi đó thì ở Bosnia và Kosovo nơi được can thiệp, dù muộn, nhưng đã đạt được thành công lớn. Tự do từ những nhu cầu chính sách thực dụng của chiến tranh lạnh, chủ nghĩa nhân đạo đã trải qua hai thập kỷ cố gắng để giảm bớt chính sách đối ngoại đối với một khía cạnh của công tác phòng chống tội diệt chủng. Thật vậy, Nazi Holocaust của Đức Quốc xã chỉ có tồn tại ngắn ngủi đã bị loại bỏ trong đời sống của chúng ta – nó chỉ chiếm khoảng một phần nghìn giây trong lịch sử loài người và do đó bây giờ chính sách đối ngoại sau chiến tranh lạnh một cách đúng đắn chỉ tồn tại như cái bóng của nó. Để rồi cuối cùng nó được hệ thống hóa chỉ trong 2 chữ R và P: "Trách nhiệm đến Bảo vệ"(“Responsibility to Protect”), một câu thần chú không hơn không kém của chủ nghĩa nhân đạo.

Nhưng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ có thể không chỉ được xác định bởi “Trách nhiệm đến Bảo vệ” mà còn là "Không bao giờ lập lại!"("Never Again!"). Chính khách có thể hiếm khi quan tâm với các can thiệp nhân đạo và bảo vệ nhân quyền để loại trừ những mối quan tâm khác. Hoa Kỳ, như bất kỳ quốc gia nào khác - nhưng đặc biệt là bởi vì Hoa Kỳ là một quyền lực vĩ đại - chỉ đơn giản là có những lợi ích mà không phải lúc nào cũng gắn liền với giá trị lợi ích của Hoa Kỳ. Đó là bi kịch, nhưng lại là một bi kịch mà đã được khẳng định và phải chấp nhận.

Cái gì là những lợi ích quan trọng hơn đối với Hoa Kỳ? Đơn giản, Hoa Kỳ là thế lực thống trị ở Tây bán cầu, nó luôn luôn phải ngăn chặn bất cứ một quyền lực nào khác trở nên nổi trội ngang bằng ở bán cầu Đông. Hơn nữa, vì một sức mạnh hàng hải cấp tiến, Hoa Kỳ phải tìm cách bảo vệ các đường giao thông huyết mạch trên biển vì một sự dễ dàng cho thương mại thế giới. Nó cũng phải tìm cách bảo vệ cả hai hiệp ước và các đồng minh trên thực tế của mình, và đặc biệt là tiếp cận với các nguồn năng lượng hydrocarbon. Đó là tất cả những lợi ích mà, Hoa Kỳ không nhất thiết phải vì quyền con người mà gây ra mâu thuẫn, cho dù là ở bất cứ quốc gia nào không hoạt động trong cùng thể chế với nó.

Bởi vì Hoa Kỳ là một cường quốc tự do, những lợi ích của nó - ngay cả khi những lợi ích đó không trực tiếp liên quan đến nhân quyền - nói chung là đạo đức. Nhưng chúng chỉ là loại đạo đức thứ yếu. Để tìm cách điều chỉnh cán cân quyền lực trong lợi của một quốc gia đã được định hình trong suốt lịch sử một sự nghiệp không đạo đức để theo đuổi bằng cả hai quyền lực tự do và phi tự do. Tuy nhiên, khi một quyền lực tự do như Hoa Kỳ mà theo đuổi một mục tiêu vì trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh giữa các cường quốc, thì đó lại là hành động đạo đức mang ý nghĩa cao cả nhất.

Một ví dụ nói về sự căng thẳng này - một trong số đó được cho là trung tâm của lý do tại sao Không bao giờ lập lại! và Trách nhiệm đến Bảo vệ không thể luôn luôn là những ngôn từ dùng trong nghệ thuật chính trị(statesmanship) - mà gần đây đã được lưu ý bỡi chuyên gia về những vấn đề đối ngoại Leslie H. Gelb. Gelb lưu ý rằng sau khi Saddam Hussein đã cho phép Alli hóa học dùng hơi ngạt để làm chết 7.000 người Kurd ở miền bắc Iraq vào năm 1988, đây là một sự kiện mà thậm chí được xem là một "đạo lý thực sự" đến nỗi ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ George Shultz(*) đã phải cam kết một "sự phẫn nộ về đạo đức". Nhưng lúc đó, đối với ông Shultz về cơ bản bỏ qua vụ việc này và buộc phải tiếp tục hỗ trợ Saddam Hussein trong cuộc chiến của mình để chống lại Iran, bởi vì mục tiêu làm suy yếu Iran không bảo vệ các công dân của Iraq là quan tâm chính của Hoa Kỳ vào lúc đó.

Do đó, có phải Shultz đã hành động vô đạo đức? Tôi tin là không hoàn toàn như vậy. Shultz đã phải hành động theo một đạo lý khác hơn với một người bình thường áp dụng chủ nghĩa nhân đạo. Ông ta đã hành động cho một đạo lý vì cộng đồng, mà không mang tính riêng tư. Ông và phần còn lại của chính quyền Reagan đã có một trách nhiệm đối với hàng trăm triệu người Hoa Kỳ mà họ phải nhận lấy trách nhiệm phải bảo vệ. Và trong khi những triệu người này là những người đồng hương, họ là các cử tri và là công dân, về cơ bản những người quan trọng hơn những người Kurd xa lạ không biết đến Shultz hoặc Reagan là ai, nhưng lại là những người đã trao cho Shultz và Reagan bằng chính lợi ích của họ. Và lợi ích của cộng đồng Hoa Kỳ đã quyết định rõ ràng rằng trong hai quốc gia, Iran và Iraq, thì Iran vào thời điểm đó là một mối đe dọa lớn hơn. Trong việc bảo vệ lợi ích cộng đồng của cả một quyền lực tự do, một chính khách có thể không phải lúc nào cũng phải hành xử tốt đẹp, hoặc nhân đạo.

Vấn đề tôi đang nói ra đây là của một nền luân lý của kết quả công khai, chứ không phải là một trong những mục đích riêng tư. Bằng cách hỗ trợ Iraq, chính quyền Reagan đã thành công trong việc ngăn chặn Iran trở thành một bá quyền khu vực trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh. Đó là một kết quả thuận lợi cho lợi ích của Hoa Kỳ, ngay cả khi đạo lý của vụ việc là nhập nhằng, dù theo đánh giá cho rằng chế độ của Iraq lúc đó là tàn bạo hơn của Iran.

Trong việc đi tìm một kết quả tốt, nhà hoạch định chính sách thường được hướng dẫn bởi những thúc ép: ví dụ, một nhận thức thực tế về những gí mà Hoa Kỳ nên và không nên làm, với nguồn tài nguyên hữu hạn của nó. Cuối cùng là sự cân nhắc, Hoa Kỳ đã có hàng trăm hàng ngàn binh lính bị mắc kẹt tại châu Âu và Đông Bắc Á trong Chiến tranh Lạnh, và do đó phải kiềm chế Iran thông qua việc sử dụng một sự ủy quyền, Saddam Hussein của Iraq là một sự lựa chọn tối ưu. Đó không phải là một sự lựa chọn bất đạo lý hoàn toàn: mà đó là việc sử dụng thông minh của những tài sản hạn chế trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh địa chính trị trên toàn thế giới.

Vấn đề đối với một chính sách đối ngoại quan trọng nhất thúc đẩy bởi nguyên tắc “Không bao giờ lập lại!” có nghĩa là nó phải biết bỏ qua các giới hạn và các nguồn tài nguyên sẵn có. Thế chiến II đã cho thấy hiệu quả đạo lý, thứ yếu của việc cứu lấy những gì còn lại của người Do Thái ở châu Âu. Hiệu quả và mục tiêu chính của nó là nhằm khôi phục lại sự cân bằng quyền lực của châu Âu và châu Á một cách chấp nhận được đối với Hoa Kỳ - một cái gì đó mà Đức quốc xã và phát xít Nhật đã làm đảo lộn. Tất nhiên, Liên Xô giành quyền kiểm soát Đông Âu trong gần nửa thế kỷ sau chiến tranh. Nhưng một lần nữa, do nguồn lực hạn chế đòi hỏi phải có một liên minh của Hoa Kỳ với kẻ độc tài giết người hàng loạt Stalin để chống lại một kẻ giết người hàng loạt khác là Hitler. Đó là vì một sự lựa chọn khủng khiếp như vậy và một sự phục vụ cho sự thỏa hiệp - trong đó cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Liên Xô buộc phải bện chặt vào nhau với sự phi luân của đạo lý, cái mà chủ nghĩa nhân đạo sẽ thường phải thất vọng với chính sách đối ngoại ngay cả với một chính quyền có nghĩa khí nhất.

Thế chiến II chắc chắn liên quan đến nhiều thỏa hiệp gớm ghiếc và thậm chí sai lầm do một phần của Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Ông đã vào cuộc chiến tranh ở châu Âu quá muộn, ông không cho ném bom những đường sắt dẫn đến các trại tập trung, ông có thể đã bị lôi vào sự hiếu chiến hơn với Liên Xô về vấn đề Đông Âu. Nhưng như một người đại diện cho lợi ích của hàng triệu người lạ, mà họ đã có và không bỏ phiếu cho ông, mục đích của ông là để đánh bại Đức Quốc Xã và Đế quốc Nhật Bản trong một cách mà mạng sống những người lính Hoa Kỳ ít bị phí phạm nhất, và làm sao sử dụng số lượng ít nhất từ các nguồn tài nguyên quốc gia. Cứu những tàn tích của người Do Thái châu Âu là hậu quả luân lý về hành động của ông, nhưng những phương pháp của ông có những nhượng bộ chiến thuật chứa những yếu tố phi đạo đức cơ bản. Với Abraham Lincoln, về phần mình, ông đã đưa hàng loạt đau khổ đến người dân miền Nam trong giai đoạn cuối cùng của cuộc nội chiến để quyết đánh bại miền Nam. Tổng số cuộc chiến tranh tiến hành bởi các tướng William Tecumseh Sherman và Ulysses S. Grant là bằng chứng về điều đó. Đơn giản chỉ cần đặt mình vào vị trí đó thì sẽ thấy, có những hành động của nhà nước mà buộc phải làm, ngay cả khi những hành động ấy không thể được định nghĩa theo đạo lý thông thường.

Những mục tiêu phi đạo lý, được áp dụng đúng cách, nó lại có tác dụng đạo đức. Thật vậy, trong thời gian gần đây, Tổng thống Richard Nixon và ngoại trưởng, Henry Kissinger, vội vã mang vũ khí đến Israel sau một cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Ả Rập vào mùa thu năm 1973. Về cơ bản là hai người đàn ông nói với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng hỗ trợ Israel trong thời điểm họ cần là điều phải làm, bởi vì nó là cần thiết để gửi một thông điệp rõ ràng về quyết tâm của Liên Xô và các đồng minh Ả Rập của họ ở giai đoạn quan trọng trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Họ đã chứng minh việc xuất vũ khí hoàn toàn trong việc giúp người Do Thái sau nạn diệt chủng của Đức Quốc Xã - chứ không phải là về chính trị quyền lực như họ đã làm – việc này có thể đã làm ra cuộc tranh luận mà Nixon và Kissinger yếu hơn nhiều ở Washington, nơi các quan chức, một cách đúng đắn, họ mang lợi ích của dân Hoa Kỳ ở trái tim hơn là vì những người Israel. George McGovern(**) có thể là một người đàn ông đạo đức hơn cả Nixon và Kissinger. Nhưng nếu ông đã được bầu làm tổng thống năm 1972, liệu ông sẽ có hành động một cách khôn ngoan và vì dứt khoát như vậy trong năm 1973 ở chiến trường Trung Đông không? Thực tế là, sự hoàn thiện cá nhân, như Machiavelli(***) cho biết, không nhất thiết phải đồng nghĩa với đức hạnh cộng đồng.

Kế đến là trường hợp của Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã thông qua đàn áp dã man sinh viên tại Thiên An Môn ở Bắc Kinh trong năm 1989. Mọi người cho rằng ông không được tôn trọng đối với chủ nghĩa nhân đạo ở phương Tây. Nhưng việc củng cố kiểm soát của Đảng Cộng sản theo chính sách khẩn cấp cho phép phương pháp, cải cách kinh tế theo định hướng thị trường của Đặng Tiểu Bình tiếp tục cho một thế hệ ở Trung Hoa. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử kinh tế đã ghi lại một sự gia tăng đáng kể trong đời sống, với một sự gia tăng trong tự do cá nhân (nếu không đặt vấn đề chính trị ở đây) trong một khoảng thời gian ngắn nhờ vào sự thay đổi tư duy của Đặng Tiểu Bình. Cho nên, Đặng Tiểu Bình có thể được coi là một người cộng sản tàn bạo và cả là một người đàn ông vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Đạo đức của đời sống ông ta quả là phức tạp.

Can thiệp ở Bosnia và Kosovo vào năm 1995 và năm 1999 thường được xem như bằng chứng cho thấy hiệu quả nhất của Hoa Kỳ khi nó hoạt động theo các giá trị nhân đạo của nó - không bao giờ để tâm vào những lợi ích phi đạo lý của nó. Nhưng những người lập luận không quan tâm đến hai can thiệp thành công đã dễ dàng nhìn vào thực tế là Hoa Kỳ hoạt động trong khu vực Balkan với sự cân bằng quyền lực một cách mạnh mẽ trong thiện ý của nó. Nga trong những năm 1990 suy yếu và hỗn loạn dưới sự cai trị không đủ năng lực của Boris Yeltsin, và do đó tạm thời ít có khả năng để thách thức Hoa Kỳ trong một khu vực mà trong lịch sử các Nga Hoàng(Czars: ám chỉ các ông vua cộng sản) và ủy viên(commissars) đã thống trị đáng kể. Tuy nhiên, Nga, ngay cả trong những năm 1990, vẫn còn tạo được sự thống trị đáng kể ở vùng Caucasus, và do đó một phản ứng của phương Tây để ngăn chặn sự thanh lọc sắc tộc trong cùng thập kỷ này thậm chí cũng không được xem xét. Nói rộng hơn, những năm 1990 cho phép can thiệp mặt đất trong khu vực Balkan vì hoàn cảnh quốc tế là tương đối hiền hòa: Trung Hoa đã chỉ mới bắt đầu mở rộng hải quân của mình (nhưng đã gây nguy hiểm cho các đồng minh của chúng ta ở Thái Bình Dương) và sự kiện 11 tháng 9 vẫn còn có thể xảy ra trong tương lai. Quả thật, đàng sau nhiều đáp ứng đạo lý còn một câu hỏi về quyền lực mà không thể giải thích được một cách toàn diện về mặt đạo đức.

Vì vậy, để nâng cao đạo đức như là một trọng tài duy nhất thì không nên nghiêm trọng về chính sách đối ngoại. Nguyên tắc Trách nhiện đến Bảo vệ phải đóng một vai trò lớn như thực tế có thể trong những giải pháp của nhà nước. Nhưng nó không thể được xem là biện pháp cơ bản. Syria là một ví dụ tốt nhất hiện nay về điều này. Sức mạnh của Hoa Kỳ có khả năng làm được nhiều điều, nhưng lúc này mà xây một căn nhà trong một xã hội Hồi giáo phức tạp và chiến tranh tàn phá thì căn nhà ấy không dành cho bất kỳ người Syria nào. Về mặt này, kinh nghiệm bi thảm của chúng ta tại Iraq thực sự là thích đáng. Ấn định nhanh chóng một vùng cấm bay và vũ trang cho quân nổi dậy có thể lật đổ nhà độc tài Bashar al-Assad ở Syria, nhưng điều đó chỉ có thể làm cho Tổng thống Barack Obama đáng khiển trách trong nhiệm vụ của một bà đở sinh ra quyền lực cho một chế độ Sunni-Jihad, thậm chí còn tạo ra một cuộc thanh lọc sắc tộc của người Alawites do al-Assad bắt đầu tạo ra. Ít nhất là ở thời điểm cuối năm này, không nên có số lượng đáng kể của người phương Tây hoạt động trên mặt đất trong một thời gian đáng kể - một cái gọi là có sự hỗ trợ nhỏ của cộng đồng - khả năng để có một chế độ tốt hơn, ổn định hơn có mặt tại Damascus là rất có vấn đề. Thành thật mà nói, không dễ dàng để có giải pháp ở đây, đặc biệt là chế độ thân phương Tây ở Jordan đang bị đe dọa bởi bạo lực tiếp tục Syria. Nguyên lý Trách nhiệm và Bảo vệ đã được áp dụng trong năm 2011 ở Syria có thể thực sự đã mang lại một kết quả chiến lược tốt hơn: nó sẽ vẫn còn tồn tại mà không một ai biết được.

Bởi vì đạo đức trong các vấn đề này luôn bị thúc đẩy bởi niềm đam mê chân chính, bất cứ khi nào bạn không đồng ý với chúng, bạn cứ theo định nghĩa vô đạo đức và bạn sẽ bị mất phương hướng; ngược lại những người có óc thực tế, thì xử lý một cách chính xác bởi vì chúng được sử dụng để tạo ra xung đột, nên họ ít có khả năng phản ứng thái quá với nó. Những người có óc thực tế biết rằng chính sách của niềm đam mê và khôn ngoan hiếm khi đi cùng trên một dòng chảy. (Nhà ngoại giao Richard Holbrooke là một ngoại lệ bất ngờ cho quy tắc này.) Những người có óc thực tế tuân thủ các niềm tin của nhà khoa học chính trị của trường đại học Chicago giữa thế kỷ XX, Hans Morgenthau, người đã viết rằng "người ta phải làm việc với" các quyền lực cơ bản của con người tự nhiên, “chứ không chống lại chúng". Do đó, những người có óc thực tế biết chấp nhận những cái hữu hình của con người có trong tay ở bất kỳ hoàn cảnh nào, và hiểu được cái mình có không bao giờ hoàn hảo. Có nghĩa là, bạn không thể chỉ chăm chăm vào chuyện lật đổ chế độ chỉ vì bạn không thích chúng. Chủ nghĩa hiện thực, Morgenthau còn cho biết thêm, "cảm thông với những sự kiện lịch sử chứ không phải cứ ôm khư khư những nguyên tắc phi thực tế [của công lý] và nhằm vào mục đích thực hiện cái ít ác hơn là  làm những cái tuyệt đối tốt."

Không có nhóm người nào làm được những hành động bi kịch tốt hơn so với những vị Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Dwight Eisenhower, Richard Nixon, Ronald Reagan và George HW Bush tất cả họ là những nhà hành động, có những quyết định phi luân, đi theo chủ nghĩa hiện thực, thận trọng và khiêm tốn trong các vấn đề ngoại giao (nếu không phải tất cả các thời điểm). Đó là sự nhạy cảm của họ mà nên là bài học cho chúng ta hiện thời. Eisenhower đại diện cho một sự thỏa hiệp thực dụng trong đảng Cộng hòa giữa những người theo chủ nghĩa biệt lập(isolationists) và những người điên cuồng chống Cộng. Tất cả những người này có xu hướng ủng hộ những chế độ đàn áp, phi dân chủ ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba trong việc tạo ra sự cân bằng thuận lợi cho sức mạnh chống lại Liên Xô. Nixon chấp nhận chế độ toàn trị tàn bạo ở Liên Xô và Trung Hoa “Đỏ” là hợp pháp, ngay cả khi ông tạo ra một cân bằng lấy Trung Hoa chống lại Liên Xô. Reagan nói theo ngôn ngữ của Wilson tái vũ trang đạo đức, ngay cả khi ông ta trao cho các đòn bẩy quyền lực hành chính để hiện thực như Caspar Weinberger(****), George Shultz và Frank Carlucci(*****), những người đã vạch ra những ảnh hưởng về chính sách làm dịu những lời lẽ của Reagan. Bush cha đã không phá vỡ mối quan hệ với Trung Hoa sau khi cuộc nổi dậy Thiên An Môn, cũng không phải ông ta ngay lập tức cam kết hỗ trợ cho Lithuania, sau khi đất nước bé nhỏ dũng cảm này tuyên bố độc lập, vì sợ làm mếch lòng quân đội Liên Xô. Đó là thận trọng và kiềm chế đối với đảng của Tổng thống Bush đã giúp mang lại chiến tranh lạnh kết thúc trong một không khí bình yên - và, đó là đạo đức. Trong một số những chính sách này, sự khác biệt giữa sự phi luân và đạo đức là cái mà, ta có thể lấy cách diễn giải của Joseph Conrad(******) trong tác phẩm Lord Jim, không hơn "độ dày của một tờ giấy."

Và đó chính là vấn đề: chính sách đối ngoại tốt nhất của mình là tinh tế, sáng tạo, mâu thuẫn, và sự dũng cảm chỉ đúng vào thời điểm, nhận thức hành xử có tính kỷ luật nhất là những giới hạn của quyền lực Hoa Kỳ. Đó là điều đau lòng, chỉ đơn giản bởi vì các cuộc đàm phán hòng giảm bớt những khổ đau cho nhân loại lại có quá nhiều trường hợp không có giải pháp. Cốt lõi của bi kịch trong đạo đức ngoại giao không phải là chiến thắng cái ác để đạt đến cái tốt, mà nhiều khi muốn đạt được cái tốt hơn cần phải chiến thắng một cái tốt để gây ra đau khổ.

@The National Interest, 01 August 2013

Ghi chú:
(*)George Pratt Shultz (sinh ngày 13 tháng 12 năm 1920) là một nhà kinh tế Hoa Kỳ, chính khách và doanh nhân. Shultz là một trong hai cá nhân phục vụ 4 đời tổng thống Hoa Kỳ trong vị trí trong nội các chính phủ Hoa Kỳ. Người kia là Elliot Richardson. Trước khi bước vào chính trị, ông là giáo sư kinh tế học tại MIT và Đại học Chicago, ông từng là hiệu trưởng Graduate School of Business 1962-1969, Đại học Chicago. Ông là Bộ Trưởng Lao Động 1969-1970, là Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách 1970-1972, là Bộ trưởng ngân khố 1972-1974, và là ngoại trưởng Hoa Kỳ từ năm 1982 đến năm 1989. Ông hiện là một thành viên danh dự tại viện Hoover tại Đại học Stanford.

(**)George Stanley McGovern (19 tháng 7 năm 1922 - 21 tháng 10 2012) ông là một nhà sử học người Hoa Kỳ, một nhà viết sách, một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, và ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1972 khi tranh cử với cố tổng thống Richard Nixon.

(***)Niccolò di Bernardo dei Machiavelli (03 Tháng 5 năm 1469 - ngày 21 tháng 6 năm 1527): ông là một nhà sử học người Ý, chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà triết học, nhân văn và nhà văn có trụ sở tại Florence thời Phục hưng. Ông đã có nhiều năm làm quan chức tại Cộng hòa Florence, với trách nhiệm trong các vấn đề ngoại giao và quân sự. Ông là người sáng lập của khoa học chính trị hiện đại, và đặc biệt hơn đạo đức chính trị. Tác phẩm The Prince(Hoàng Tử) của ông có từ "Thủ đoạn xảo quyệt"(Machiavellianism), là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để mô tả các chính trị gia vô đạo đức. Bản thân cuốn sách đã rất nổi tiếng.

(****)Caspar Weinberger (18 tháng 8 năm 1917 - ngày 28 tháng 3 năm 2006), ông là một chính trị gia và doanh nhân người Hoa Kỳ. Là một đảng viên Cộng hòa nổi bật. Ông phục vụ nhiều vị trí quan trọng của nhà nước liên bang một cách thành công trong ba thập kỷ, bao gồm như, Chủ tịch Đảng Cộng Hòa California, 1962-1968. Đáng chú ý nhất mà ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan 1981-1987, để góp phần đặt nền tảng Liên Xô và Đông Âu sụp đổ năm 1990. 

(*****)Frank Carlucci Charles III (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1930) là Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ từ 1987-1989 trong chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan. Trước đó, Carlucci phục vụ trong một loạt các vị trí quan chức cao cấp của chính phủ, bao gồm cả giám đốc của Văn phòng Cơ hội kinh tế(Office of Economic Opportunity) trong chính quyền Richard Nixon, Phó Giám đốc CIA trong chính quyền Jimmy Carter, và Thứ trưởng Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia trong chính quyền Reagan.

(******)Joseph Conrad (sinh ngày 03 tháng 12 năm 1857 - 03 tháng tám năm 1924) là một tác giả Ba Lan đã viết bằng tiếng Anh sau khi định cư tại Anh. Ông đã được cấp quốc tịch Anh trong năm 1886, nhưng luôn luôn coi mình là một cực. Conrad được coi là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tiếng Anh, mặc dù ông không nói được ngôn ngữ Anh trôi chảy cho đến khi ông đã ở tuổi hai mươi. Ông đã viết những câu chuyện và tiểu thuyết, thường với một thiết lập hải lý, miêu tả thử nghiệm của tinh thần con người ở giữa một vũ trụ vô tư. Ông là một bậc thầy văn xuôi. Lord Jim là một tác phẩm của ông viết năm 1900.

10. GHI NHẬN VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA NHÀ ĐỊA LÝ HỌC TRUNG HOA CUỐI THẾ KỶ XIX TRONG TÁC PHẨM VIỆT NAM NAM ĐỊA DƯ ĐỒ THUYẾT

                   
Chúng ta đã từng biết về sách Hải ngoại kỷ sự do nhà sư Trung Hoa Thích Đại Sán viết vào năm 1695 (Thanh, Khang Hi năm thứ 35), vài đoạn trong đó, tác giả đã mô tả về Vạn Lý Trường Sa (cách gọi quần đảo Hoàng Sa theo ghi chép thời ấy), và nêu rõ thực trạng quản lý, khai thác của chúa Nguyễn đối với nơi này. Đây là loại sử liệu nằm trong nhóm sách địa lý - du ký, vốn là một thể tài xuất hiện khá sớm trong thư tịch Trung Hoa, số lượng khá nhiều, nội dung rất phong phú. Về thời điểm ghi chép, Hải ngoại kỷ sự  thuộc giai đoạn đầu nhà Thanh.[1]
Từ giữa đến cuối thời Thanh, những trứ tác địa lý - du ký chuyên đề về địa dư Việt Nam xuất hiện khá nhiều, đồng thời những bút ký có liên quan đến vùng biển Đông Nam Á cũng ngày một nhiều hơn với nội dung chi tiết hơn. Những khảo cứu hoặc biên chép nêu trên đã cho thấy khá rõ nhãn quan của các tác giả về quần đảo Hoàng Sa. Họ đã hiển nhiên xem các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, trùng hợp với cách ghi nhận trong các sách địa dư Việt Nam trước đó của Lê Quý Đôn (黎貴敦) và Phan Huy Chú (潘輝注) v.v.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu trứ tác địa lý có liên quan trực tiếp đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, được in trong bộ tùng thư “Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao”.
 1. Khái quát về “Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao” 
 “Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao/ Xiaofanghu zhai yudi congchao/小方壺齋輿地叢鈔” do nhà địa lý học Vương Tích Kỳ (Wang Xiqi / 王錫祺) tuyển chọn biên tập, Thượng Hải Trứ Dịch Đường (Shanghai Zhu Yi Tang/上海著易堂) xuất bản từ năm 1877 đến 1897 [2]. “Tiểu Phương Hồ Trai” là tên thư trai (Studyroom) của Vương Tích Kỳ, “dư địa tùng sao” có nghĩa là “bộ sách thu thập các sách địa dư, địa lý”. Toàn bộ tùng thư gồm một bộ “chính biên” 12 hộp in năm 1877, một bộ “bổ biên” 12 hộp in năm 1891, một bộ “tái bổ biên” 12 hộp in năm 1897, tổng cộng ba bộ gồm 1.438 tựa sách của hơn 600 tác giả, trong đó có khoảng 40 tác giả nước ngoài có tác phẩm được dịch sang Hán văn.
Tiêu chí tập họp của tùng thư gắn với tiêu đề của nó là “dư địa”, bao quát các lĩnh vực: tổng luận về địa lý Trung Hoa, địa lý hành chính các tỉnh/ khu vực, địa lý tự nhiên, địa lý giao thông, ghi chép cảnh vật núi sông,  ghi chép về phong thổ vật sản, ghi chép về phong tục các dân tộc ít người, địa lý giao thông Trung Hoa- Hải ngoại, kiến văn về địa lý năm châu. Có sách được in toàn vẹn, có sách chỉ trích in phần quan trọng. Hầu hết các trứ tác đều được viết từ đầu nhà Thanh (1644) đến khoảng năm 1890.
Trong 1.438 sách thấy có 1055 sách về địa lý Trung Quốc và 383 sách về địa lý các nơi trên thế giới. Trong các sách về địa lý năm châu, châu Á chiếm số lượng nhiều nhất với 173 sách. Các ghi chép, nghiên cứu riêng biệt về Việt Nam gồm 17 sách, trong đó 15 sách in trong phần chính biên, hộp thứ 10 và 2 sách in trong phần tái bổ biên, hộp thứ 10. Tác giả của 17 sách này gồm 8 học giả, quan chức người Trung Hoa: Diêu Văn Đống (dịch giả), Củng Sài, Từ Diên Húc, Ngụy Nguyên, Thịnh Khánh Phất, Lý Tiên Căn, Phan Đỉnh Khuê, Sư Phạm; 1 người Hoa kiều Singapore là Trần Cung Tam (Tan Keong Sum);  2 tác giả người châu Âu khuyết danh, 1 tác giả người Anh là Lý Đề Ma Thái (Timothy Richard).[3] 
Ngoài 17 sách liên quan trực tiếp đến địa lý Việt Nam nêu trên, nhiều biên chép khác mang tính địa lý khu vực hoặc miêu tả lộ trình đường biển từ Trung Hoa đến các nước khác ngang qua Biển Đông Việt Nam lại cũng ít nhiều liên quan đến địa lý Việt Nam, liên quan đến quần đảo Trường Sa thuộc vùng biển Đông Nam Á, riêng đối với mảng sách mang tính khu vực này, chúng tôi sẽ khảo cứu và trình bày trong dịp khác.[4]
Ngoài giá trị tham khảo về kiến thức địa lý, có thể xem “Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao” như một công trình với chủ trương phục vụ nghiên cứu địa- chính trị. Nhận xét về tùng thư này, trong một hội thảo về lịch sử tư tưởng cận đại, học giả đương đại Phan Quang Triết (Pan Kuang-che/ 潘光哲) cho rằng Vương Tích Kỳ - qua công trình tập họp- đã phản ánh toàn mạo về phần tử trí thức cuối thời Thanh, biểu hiện xu thế nhìn ra bên ngoài, khẩn trương tiếp thu và chấp nhận các quan điểm khác truyền thống Trung Hoa,  tùng thư này là nền tảng tri thức để hiểu về sự nhận thức thế giới của họ.[5] Trung Quốc lịch sử đại từ điển thì nhận định rằng, tùng thư được biên soạn với ý đồ học tập, phổ biến tri thức địa lý ngoại quốc, nhằm kiện toàn tri thức cho giới sĩ phu Trung Hoa đang đứng trước nguy cơ đất nước bị các cường quốc xâm chiếm.[6]
Vương Tích Kỳ (1855-1913), tự Thọ Huyên 壽萱, người huyện Thanh Hà phủ Hoài An (nay là Khu Thanh Hà/ 清河區, thành phố Hoài An/ 淮安巿, tỉnh Giang Tô), 18 tuổi đỗ Tú Tài, dự bị nhậm Hình bộ lang trung, nhưng rồi không nhận chức, về lập thư trai chuyên tâm nghiên cứu địa lý Trung Quốc và thế giới, sang Nhật Bản tìm hiểu về tình hình chính trị nước này sau cuộc Minh Trị duy tân. Vương đã dùng 20 năm để soạn tập tùng thư, bắt đầu thực hiện từ năm 22 tuổi (1877) đến năm 42 tuổi (1897) hoàn thành. Trong tùng thư Vương viết 17 sách, nhiều sách liên quan đến địa-chính trị, như: Nghị luận về việc thiết lập tỉnh Tây Tạng, Ghi chép về biên giới Trung-Nga, Nghị luận về tình hình Đài Loan gần đây, Nghị luận về tình hình Xiêm La gần đây, cùng vài ghi chép về địa lý một số nước khác.[7]
Tóm lại, đây là bộ tùng thư chuyên đề có quy mô lớn bậc nhất trong lịch sử địa lý học Trung Hoa, ở lĩnh vực học thuật chuyên môn, “Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao” được xem là thành tựu tập đại thành chứa đựng tinh hoa của những tác gia địa lý học đời Thanh. Với khối lượng tư liệu phong phú, tùng thư cũng được xem là có giá trị tham khảo đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung Quốc với bên ngoài thông qua địa lý học.
 “Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao” đầu tiên được xuất bản vào các năm 1877, 1891, 1897 bằng hình thức sắp chữ chì. Bản in đầu hiện còn được nhiều thư viện lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu lưu giữ. Năm 1962, bộ tùng thư này được Quảng Văn thư cục (Đài Bắc, Đài Loan) tái bản theo hình thức chụp ảnh, tức giữ nguyên hiện trạng văn bản của lần in đầu, chỉ đánh thêm số trang bằng ký tự Arab liên tục cho toàn bộ. Năm 1985, lại được Hàng Châu cổ tịch thư điếm (Chiết Giang, Trung Quốc) chụp ảnh in lại.[2] Văn bản khảo sát trong bài viết này dựa vào bản in Quảng Văn thư cục 1962.
 2. Vit Nam đa dư đ thuyết
Việt Nam địa dư đồ thuyết (越南地輿圖說) do Thịnh Khánh Phất (盛慶紱) biên soạn, tác giả người huyện Vĩnh Tân tỉnh Giang Tây, ngoài Việt Nam địa dư đồ thuyết thấy còn soạn Chỉ Giang huyện chí (芷江縣志), khắc in năm 1870. Sách Việt Nam địa dư đồ thuyết ngoài bản in chung trong “Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao” còn được in riêng vào những năm 1883, 1893, lại có bản in năm 1888 đề tên 2 tác giả Thịnh Khánh Phất- Lữ Điều Dương. Do “Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao” thực hiện trong khoảng thời gian 20 năm (1877-1897) và trong phần in Việt Nam địa dư đồ thuyết không có lời giới thiệu của Vương Tích Kỳ về tác giả Thịnh Khánh Phất, về năm thành sách, nên chúng tôi căn cứ vào bản in rời có ghi niên đại sớm nhất là 1883 để định năm ra đời trứ tác này.[8]
Trong Việt Nam địa dư đồ thuyết, phần viết về tỉnh Quảng Ngãi, đoạn văn nói về quần đảo Hoàng Sa được ghi nhận với nguyên văn như sau:
越南地輿圖說 (1883)
平山縣安永社村居近海東北有島嶼群山重叠一百三十餘嶺山間又有海約隔一日許或數更山下間有甘泉中有黃沙渚長約三十里平坦廣大水清澈底諸商舶多依於此
黃沙渚島內群燕無數常集於此出燕窩
島內眾鳥以千萬計見人旋集不避
文螺名惡聰㺔(音威,象也) [9]大如席腹有粒如指大色濁不及蚌其殻可削成碑又可作灰泥塗
 𤥭璖飾器物最華又名沃香
 諸蚌肉醃而煮之頗適日
 玳瑁甚大有名海巴可飾器皿
 海參俗曰突突浮游諸渚旁以石炭擦之去腸曬乾當食時以蟹水浸之味最佳
 [小方壺齋輿地叢鈔第十帙-越南地輿圖說 -第九十三頁]
 Dịch nghĩa:
 “Xã thôn Vĩnh An huyện Bình Sơn ở gần biển, phía đông bắc có đảo, trùng điệp hơn 130 hòn, giữa các hòn lại là biển, khoảng cách các hòn này  độ một ngày đường hoặc vài canh [10]. Ở hòn đảo chính có suối nước ngọt, trong là Bãi Cát Vàng, dài độ 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi, nước trong tận đáy, thương thuyền thường nhờ vào nơi này.
Trong hòn, bãi  Hoàng Sa có rất nhiều chim yến tụ tập làm tổ.
Chim ở đây có đến hàng ngàn hàng vạn, thấy người vẫn quây quần không tránh.
Ốc vằn tên là ác tai voi (âm đọc là Uy/ Wei, nghĩa là Tượng)[9] to như chiếc chiếu, trên bụng có hạt cườm bằng đầu ngón tay, màu đục, không sánh bằng ngọc trai, có thể mài cắt làm thẻ bài, lại có thể đốt thành tro than để sơn vẽ.
Ốc xà cừ dùng [khảm] trang trí cho vật dụng rất đẹp, còn có tên là ốc hương.[11]
Thịt các loại ốc này phơi sấy hoặc nấu chín có thể dùng qua ngày.
Đồi mồi khá lớn, có tên hải ba, có thể dùng trang trí vật dụng.
Hải sâm tục gọi là đột đột, bơi lội bên cạnh các bãi, đánh bắt được đem xát qua bằng vôi, bỏ ruột, phơi khô, lúc ăn ướp với nước cua, vị cực ngon”
Đoạn văn này cho thấy nó khá giống với những mô tả về Hoàng Sa trong nhiều tư liệu lịch sử địa dư Việt Nam, điển hình như trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, trong Lịch triều hiến chương loại chí - Dư địa chí (1820) của Phan Huy Chú, trong Đại Nam nhất thống chí- Tỉnh Quảng Ngãi (1875-1909) của Quốc sử quán triều Nguyễn v.v. Để thấy rõ và cụ thể hơn,  có thể so sánh  đoạn văn này trong Việt Nam địa dư đồ thuyết với  Hoàng Việt địa dư chí (1833, Phan Huy Chú), qua đối chiếu chúng ta thấy đoạn văn trong Việt Nam địa dư đồ thuyết hầu như  chỉ là sự chép lại, với văn phong khác và giản lược hơn.
Tham khảo
Hoàng Việt địa dư chí:
皇越地輿誌 (1833)
 “平山縣安永社村居近海,海外之東北有島嶼焉,群山重叠一百三十餘嶺,山間出海約隔一日或數更,山下間有甘泉島之中有黃沙渚,長約三十里平坦廣大,水清徹底,島傍有燕無數,眾鳥以千萬計,見人旋集不避.渚邊異物甚多,其文螺有名惡(作沃) [12] ,大如席腹有粒如指,大色濁不及蚌蛛,其壳可削成碑,又可作灰泥塗.有名沃𤥭璖飾諸器物甚為好麗,又名沃香.諸蚌肉皆可醃煮.玳瑁甚大有名海巴,甲薄可飾器皿,卵如巨指頭.又名海參俗曰突突,游泳諸渚旁採取以石炭擦過,去腸晒乾,食時田蟹水浸浸同蝦豬肉亦好.諸商舶多遘依於此島”
[潘輝注,皇越地輿誌 -明命十四年(1833)-提岸和源盛壬申年(1872)新鐫][13]
Xã thôn An Vĩnh huyện Bình Sơn ở gần biển, phía Đông Bắc ngoài biển có nhiều đảo. Đảo hòn trùng điệp, có đến hơn 130 [hòn]; khoảng cách các đảo theo đường biển hoặc một ngày đường hoặc vài canh, dưới núi có suối nước ngọt. Trong các đảo này có bãi Hoàng Sa, dài khoảng 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi, nước trong tận đáy, bên đảo yến nhiều vô số, chim có đến hàng ngàn hàng vạn, thấy người vẫn quây quần không tránh. Bên bờ các vật lạ rất nhiều, có loại ốc vằn tên là ác (như chữ: ốc)[12] tai voi to như chiếc chiếu, trên bụng có hạt cườm bằng đầu ngón tay, màu đục, không sánh bằng ngọc trai, vỏ có thể mài làm thẻ bài, có thể đốt thành tro than để sơn vẽ; có loại ốc xà cừ dùng [khảm] trang trí cho nhiều loại vật dụng rất đẹp, có loại ốc hương, thịt các loại ốc này đều có thể phơi sấy hoặc nấu chín. Đồi mồi khá lớn, có tên hải ba, vỏ mỏng, có thể dùng trang trí cho nhiều loại vật dụng, trứng bằng đầu ngón tay lớn; lại có loại hải sâm tục gọi là đột đột, bơi lội bên cạnh các bãi, đánh bắt được đem xát qua bằng vôi, bỏ ruột, phơi khô, lúc ăn ướp với nước mắm cua đồng cho thấm từ từ, ăn cùng với tôm, thịt heo thì rất ngon. Các thuyền buôn gặp (gió) thường tựa ở đảo này” [14] [gõ lại văn bản và dịch theo bản in Hòa Nguyên Thạnh ở Chợ Lớn năm Nhâm Thân  (1872)]
Nhìn qua thời điểm biên soạn, và so sánh hai đoạn văn trong Việt Nam địa dư đồ thuyết (1883) vàHoàng Việt địa dư chí (1833), thấy rằng Thịnh Khánh Phất đã đọc được các thông tin từ một hoặc vài sách của các tác giả Việt Nam, đặc biệt là từ  Phan Huy Chú. Qua so sánh, thấy rõ Thịnh Khánh Phất đã dựa vào Hoàng Việt địa dư chí để trình bày một cách súc tích hơn phần nội dung về quần đảo Hoàng Sa. Hoàng Việt địa dư chí vốn đã từng được khắc in năm Minh Mạng thứ 14 (1833) và đến năm Nhâm Thân (1872) lại được cơ sở Hòa Nguyên Thạnh ở Chợ Lớn tái khắc bản, với mức phổ biến rộng rãi như vậy, chắc chắn nó được nhiều học giả Trung Hoa đương thời tham khảo.
Khi nghiên cứu về nước ngoài, đối với các nhà địa lý học Trung Hoa, việc tham khảo tài liệu của những tác giả bản xứ để bổ sung kiến thức là điều bình thường. Trong việc mô tả về quần đảo Hoàng Sa, tình hình tư liệu địa dư Trung Hoa chưa có biên chép điều gì rõ ràng cụ thể, Thịnh Khánh Phất đã ghi nhận nó trên cơ sở tiếp thu và đồng quan điểm với các trứ tác địa dư chính thống của tác giả Việt Nam.
3.Cách ứng dụng “Việt Nam địa dư đồ thuyết” hiện nay của học giới Trung Quốc
Lý Kim Minh (Li Jinming/李金明), một học giả khá nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử Nam Hải (Biển Đông), trong bài viết “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam không phải là Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc” đăng trên tạp chí Trung Quốc biên cương sử địa nghiên cứu (kỳ 2, năm 1997) [15]đã dẫn Việt Nam địa dư đồ thuyết, trích dẫn một đoạn trong phần viết nêu trên, tuy nhiên, Lý Kim Minh đã chen vào chính văn những lời chú giải, khiến nó khác với nguyên tác, đoạn văn được trích có thêm thắt như sau:
 “平山縣安永社村居近海東,北有島嶼,群山重叠一百三十餘嶺(原注:案即外羅山),山間又有海,約隔一日許或數更,山下間有甘泉,中有黃沙渚(原注:案即椰子塘),長約三十里,平坦廣大水清澈底.諸商舶多依於此”
Dịch nghĩa:
 “Xã Vĩnh An huyện Bình Sơn gần biển, phía đông bắc có đảo, trùng điệp hơn 130 hòn(nguyên chú: xét thấy là Ngoại La sơn), giữa các hòn lại là biển, khoảng cách các hòn này  độ một ngày đường hoặc vài canh. Ở hòn đảo chính có suối nước ngọt, trong là Hoàng Sa chử(nguyên chú: xét thấy là Da Tử đường), dài độ 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi, nước trong tận đáy, thương thuyền thường nhờ vào nơi này”[16]
Trong đoạn văn này, những chỗ “nguyên chú: xét thấy là Ngoại La sơn (Lý Sơn)”, “nguyên chú: xét thấy là Da Tử đường (đảo Cây Dừa)” thật sự không có trong nguyên tác của Thịnh Khánh Phất. Điều đặc biệt đáng lưu ý là Lý Kim Minh ghi rằng các chú giải trên là “nguyên chú”, tức là gán những lời chú giải ấy cho Thịnh Khánh Phất. Có thể qua văn bản ở Hình 3 để thấy toàn văn không có những chú giải này.
4. Kết luận
Vương Tích Kỳ, Thịnh Khánh Phất và những người trợ giúp biên tập “Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao” đều là những nhà địa lý học, mức độ ảnh hưởng của từng người đối với mặt bằng học thuật đương thời có khác nhau, kẻ nhiều người ít, nhìn chung, họ có thể đại diện cho ngành địa lý học Trung Hoa trong một giai đoạn. Đặc biệt là Vương Tích Kỳ, người chủ trương (viết, tập họp và biên tập) bộ tùng thư đồ sộ được đánh giá là phong phú bậc nhất trong các tùng thư chuyên ngành địa lý từ Tống đến Thanh. Cách biên soạn, việc thể hiện quan điểm học thuật cũng như nhãn quan  của họ đối với một không gian địa lý không thể không có giá trị.
Qua sách Việt Nam địa dư đồ thuyết, chúng ta cũng thấy rằng, thông tin từ những ghi nhận mang tính lịch sử về sự xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa từ thời Nguyễn đã không giới hạn trong phạm vi nội bộ hay nội địa mà chúng từng được giới trí thức chuyên ngành địa lý học Trung Hoa tiếp nhận, và xem đó như là tài liệu xác thực.
Việt Nam địa dư đồ thuyết tuy là sử liệu Trung Hoa nhưng đã cho chúng ta có thêm chứng cứ bổ túc quan trọng cho một số sử liệu trong nước, góp phần củng cố hệ thống tư liệu về sự xác lập chủ quyền của nhà nước quân chủ Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.
Chú thích:
1.         Hải ngoại kỷ sự, 6 quyển, (1695), Thanh, Thích Đại Sán soạn. [Haiwai Jishi-Qing/1695- Shi Da Shan/ 海外紀事-清康煕三十五年-釋大汕 著 (Record of events of Overseas)].
2.          Wang Xiqi  (王錫祺), Xiaofanghu zhai yudi congchao (小方壺齋輿地叢鈔) [Collected Texts on Geography from the Xiaofanghu Studyroom], Shanghai: Zhu Yi Tang. 1877.
Xiaofanghu zhai yudi congchao zaibubian (小方壺齋輿地叢鈔再補編) [Second Supplements to the Collected Texts on Geography from the Xiaofanghu Studyroom], Shanghai: Zhu Yi Tang. 1891, 1897.
Các lần tái bản: 
“Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao”, (Đài Loan) Quảng Văn Thư Cục ảnh ấn  bản (chụp ảnh in lại), Đài Bắc, 1962.
“Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao”, (Chiết Giang) Hàng Châu Cổ Tịch Thư Điếm ảnh ấn bản, Hàng Châu ,1985.
3.         Mục lục các sách viết về Việt Nam trong chính biên, bộ thứ 10 “Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao” :
Việt Nam chí (越南志), tác giả Tây phương khuyết danh, dịch giả khuyết danh.
An Nam tiểu chí (越南小志), tác giả Tây phương khuyết danh, Diêu Văn Đống (姚文棟) dịch
Việt Nam khảo lược (越南考略), Củng Sài (龔柴)
Việt Nam thế hệ diên cách lược (越南世系沿革略), Từ Diên Húc (徐延旭)
Việt Nam cương vực khảo (越南疆域考), Ngụy Nguyên (魏源)
Việt Nam địa dư đồ thuyết, Thịnh Khánh Phất
An Nam tạp ký (安南雜記), Lý Tiên Căn (李仙根)
An Nam kỷ du (安南紀遊), Phan Đỉnh Khuê (潘鼎珪)
Việt Nam du ký (越南遊記), Trần Cung Tam (Tan Keong Sum/ 陳恭三)
Chinh phủ An Nam ký (征撫安南記), Ngụy Nguyên
Chinh An Nam kỷ lược (征安南紀略), Sư Phạm (師範)
Tòng chinh An Nam ký (從征安南記), khuyết danh
Việt Nam sơn xuyên lược (越南山川略), Từ Diên Húc
Việt Nam đạo lộ lược (越南道路略), Từ Diên Húc
Trung-Việt giao giới các ải tạp lược (中越交界各隘卡略), Từ Diên Húc
Trong “Tái bổ biên”, bộ thứ 10:
An Nam luận (安南), Anh Quốc Lý Đề Ma Thái (李提摩泰) [Timothy Richard]
Du Việt Nam ký (遊越南記), Khuyết danh.
4.         Các ghi chép về địa lý- du ký, địa lý giao thông mang tính khu vực mà có liên quan đến địa lý Việt Nam như trường hợp Nam Dương ký, Nam Dương lãi trắc, Sứ Tây kỷ trình v.v. có đến hàng trăm sách, chúng tôi sẽ khảo sát và trình bày trong dịp khác.
5.         Theo tinh thần tham luận: “ <<Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao>>,  nền tảng tri thức về sự nhận thức thế giới của sĩ phu Trung Quốc cuối thời Thanh” của Phan Quang Triết, trình bày ngày 4-11-2001 tại Hội thảo do Sở nghiên cứu lịch sử cận đại thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan) tổ chức tại Đài Bắc. [潘光哲, <<小方壺齋輿地叢鈔>> 與晚清中國士人認識世界的知識基礎中央研究院近代史研究所學術討論會論文,4-11-2001]
6.         Trung Quốc Lịch Sử Đại Từ Điển, Trịnh Thiên Đĩnh - Ngô Trạch - Dương Chí Cửu chủ biên, Thượng Hải Từ thư xuất bản xã, 2000.[ 中國歷史大辭典, 鄭天挺-吳澤-楊志玖 主編, 上海辭書出版社-2000], Cuốn 1, tr.225.
7.         Tham khảo <<Tiểu Phương Hồ Trai dư địa tùng sao>> Thiên danh cập trứ giả tính danh sách dẫn, Lưu Dược Lệnh, Hà Nam Đại học xuất bản xã, 1991.[ <<小方壺齋輿地叢鈔>>篇名及著者姓名索引,劉跃令,河南大學出版社 , 1991]
8.         Về mặt văn bản (bản bản), Việt Nam địa dư đồ thuyết ngoài bản in chung trong Tùng thư, hiện có khoảng 5 bản in riêng, nội dung tương đồng, bản in sớm nhất là vào năm Quang Tự thứ 9 (1883) do gia tộc họ Thịnh ở huyện Vĩnh Tân khắc bản (Vĩnh Tân Thịnh thị Cầu Trung Đường/ 永新盛氏求中堂), bản in muộn vào năm 1888. Gần đây, Tân Văn Phong xuất bản công ty tại Đài Bắc in chụp lại bản 1888. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin lược phần khảo sát văn bản.
9.         Nguyên văn: 文螺名惡聰㺔(音威象也), Văn loa danh ác tai voi (âm Uy, Tượng dã), câu này nghĩa là: Ốc vằn tên ác tai voi (Voi: âm Uy/ Wei, nghĩa là Tượng), Đây là điểm đáng lưu ý trong văn bản này, Thịnh Khánh Phất đã dùng chữ Nôm “ác tai voi” giống như cách viết trong Hoàng Việt địa dư chí bản in Chợ Lớn, mượn chữ  ÁC để chỉ ỐC, lại vì cần giải thích âm nghĩa chữ Nôm “Voi” cho người Trung Hoa hiểu nên đã chú : đọc như UY (wei), nghĩa là Tượng (Voi).
10.     Canh, đơn vị tính khoảng cách đường biển xưa, khoảng 60 lý, tương đương 30 km
11.      Nguyên văn viết: “Ốc xa cừ ….còn có tên ốc hương”, đây là sơ suất về cách ngắt câu của Thịnh Khánh Phất trong lúc rút gọn văn bản gốc.
12.      Nguyên văn viết chữ Nôm “ÁC” , là cách mượn âm, bên cạnh chú thêm cho rõ nghĩa “như chữ ỐC”, sau đó các câu bên dưới đều dùng chữ Nôm “ỐC / 沃”.  Bản Hoàng Việt địa dư chí in năm 1833 không thấy đặc điểm này, nên đây cũng là dấu hiệu đặc biệt trùng hợp để nhận thấy Thịnh Khánh Phất đã tham khảo và sao lục văn bản Hoàng Việt địa dư chí bản in Chợ Lớn 1872.
13.      Khi so sánh Việt Nam địa dư đồ thuyết với Hoàng Việt địa dư chí, tôi dựa vào bản văn bảnHoàng Việt địa dư chí bản in Chợ Lớn 1872 [潘輝注,皇越地輿誌 明命十四年(1833)-提岸和源盛壬申年(1872)新鐫], vì thấy có nhiều điểm trùng hợp như các chú thích trên đã nêu.
14.      Trong nguyên văn, hai bản in năm 1833 và năm 1872 đều khuyết chữ / Phong, tham khảo các sách khác thêm vào để rõ ý của bản dịch.
15.      Li Jinming / 李金明, “越南黄沙長沙非 中國西沙南沙考”, 中國邊疆史地研究, 1997 年 , 第2期.
16.      Những chữ do chúng tôi bôi đậm là những chữ không có trong nguyên văn, cũng tương đồng ở bản dịch. Nhằm nhấn mạnh để đọc giả tiện theo dõi. 
Phạm Hồng Quân
Tạp chí NCTQ, số 6/2014