23:37' 28/11/2014
Những thành công
Báo chí nước ngoài đã phân tích và đưa ra nhận định, bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 kém khởi sắc hơn một số năm trước đây, ngay cả khu vực châu Á vốn được coi là đầu tàu tăng trưởng thế giới cũng không giữ được mức tăng trưởng cao như cách đây 5 - 6 năm, trong đó, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ đạt xấp xỉ 7% thay vì 10% như truyền thống. Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a cũng không trông đợi các chỉ số tăng trưởng kỷ lục từng đạt được. Trong điều kiện đó, Việt Nam đang thu hút được sự chú ý như một điển hình tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam với 90 triệu dân đang nằm trong danh sách 10 quốc gia phát triển năng động nhất thế giới.
Một số thành công nổi bật của kinh tế Việt Nam được báo chí nước ngoài tập trung phân tích, đánh giá là:
Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định và nền kinh tế quốc gia đang trên đà hồi phục. Việt Nam đã chèo lái và giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp và không chắc chắn sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vừa qua. Chính phủ Việt Nam đã áp dụng thành công chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và đã đạt được nhiều thành quả đáng chú ý:
Tăng trưởng kinh tế những năm qua được duy trì ở mức tương đối cao và ổn định với mức 5 - 6% trung bình mỗi năm. GDP năm 2013 tăng 5,42%. Năm 2009, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 1.000 USD thu nhập đầu người để được xếp loại thành “nước có thu nhập trung bình”. Năm 2014, thu nhập tính theo đầu người ở mức 1200 USD/người. Tỷ lệ lạm phát dần bình ổn, giảm từ trên 20% những năm 2010 - 2011 (do áp dụng các biện pháp kích cầu) xuống còn 6% năm 2013.
Môi trường đầu tư của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Nhờ chính sách kinh tế linh hoạt cũng như ổn định chính trị, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về mức độ hấp dẫn đầu tư trong khối ASEAN. Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn ODA vẫn tiếp tục tăng đều. Số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép tại Việt Nam tính đến tháng 7-2014 lên tới 17.000 với tổng vốn đăng ký là 240 tỷ USD (vốn FDI chỉ tính riêng trong tháng 9-2014 đã đạt 10 tỷ USD). Việt Nam đã và đang thu hút nhà đầu tư từ hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 16 nước và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký hơn một tỷ USD. Tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước đều có dự án đầu tư FDI, trong đó 27 tỉnh thành có mức vốn đăng ký hơn một tỷ USD. Khu vực FDI hiện đóng góp trên 18% GDP, 46,3% giá trị sản lượng công nghiệp (ở mức giá hiện hành), và 66,2% giá trị xuất khẩu cả nước, tạo hơn 1,7 triệu việc làm.
Cán cân thương mại Việt Nam tiếp tục thặng dư với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 132,2 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm hàng dệt may, linh kiện điện tử, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, thủ công, cũng như thủy, nông, lâm sản (gạo, cà-phê, hải sản…). EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Kim ngạch thương mại giữa hai bên năm 2013 tăng mạnh: xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng từ 18,6 tỷ EUR lên 21,3 tỷ EUR, nhập khẩu từ EU sang Việt Nam tăng từ 5,4 tỷ EUR lên 5,8 tỷ EUR.
Hiện nay, các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Liên minh châu Âu (EU). Nhiều nhà khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ cao đã và đang tích cực đưa sản xuất đến Việt Nam vì giá nhân công rẻ và môi trường chính trị ổn định. Mới đây, Phòng Thương mại Mỹ tại Xin-ga-po đánh giá Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai về mức độ hấp dẫn đối với các nhà doanh nghiệp Mỹ. Cơ quan này nhấn mạnh môi trường kinh doanh ở Việt Nam được cải thiện rõ rệt sau từng năm, sau khi Việt Nam tiến hành cải cách các lĩnh vực thuế, pháp luật hải quan, thu hút đầu tư nước ngoài và bảo hiểm. Các chuyên gia cho rằng chính những yếu tố này đã nâng cao sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế.
Trong bản báo cáo gần đây, Moody’s nâng mức xếp hạng trái phiếu không bảo đảm của Việt Nam từ mức B2 lên B1. Tiếp sau đó hãng Fitch Rating tuyên bố dự định nâng chỉ số tín nhiệm của Việt Nam từ mức B+ lên BB+ vì nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi rõ nét và giảm thiểu rủi ro.
Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, cũng như giảm phụ thuộc vào các đối tác truyền thống nhưng rủi ro, khó lường, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam đã thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới, ví dụ như gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007. Việc gia nhập WTO được cho là một tín hiệu chính trị, khởi động cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thành viên của các tổ chức, thể chế kinh tế quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO).
Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong cộng đồng các nước ASEAN, khu vực có dân số 560 triệu người (nhiều hơn nhóm EU-27) với GDP vào khoảng 800 tỷ USD. Việt Nam cùng các nước ASEAN khác đã nhất trí thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, thành lập một “cộng đồng kinh tế ASEAN” với mục tiêu thị trường chung năm 2015. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) với khả năng kết thúc dự kiến vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đàm phán với Mỹ về Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quá trình đàm phán đang diễn ra tích cực và nhiều khả năng sẽ kết thúc trong thời gian tới.
Những hạn chế, vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế cần được giải quyết
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là lệ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn chiếm tới 70% tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó một số doanh nghiệp do gặp khó khăn đã rời khỏi thị trường. Năm 2014 có gần 50 nghìn doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản, tăng 13,8% so với năm 2013.
Thứ hai, cơ cấu nền kinh tế còn lạc hậu, công nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu thiên về gia công, hàm lượng nội địa hóa và giá trị gia tăng thấp. Nông nghiệp mặc dù là chủ lực song vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và manh mún, năng suất lao động và giá trị gia tăng trong lĩnh vực này không cao so với mặt bằng chung thế giới. Cơ cấu các thành phần kinh tế chưa hợp lý, chưa phát huy được tiềm năng của khu vực tư nhân.
Thứ ba, nợ công tăng mạnh và nợ xấu của hệ thống tài chính - ngân hàng. Để giải quyết vấn đề nợ xấu, Việt Nam đã thành lập Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) chuyên thu gom nợ xấu, tuy nhiên, việc giải quyết còn gặp nhiều khó khăn do thị trường mua bán nợ chưa hiệu quả, nợ công tiếp tục tăng nhanh, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn chậm.
Thứ tư, nhu cầu nội địa yếu, giảm 1,5% so với năm ngoái. Số lượng các doanh nghiệp tuyên bố phá sản rất cao. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2014 đã có gần 50.000 doanh nghiệp giải tán, cao hơn cả số lượng của năm 2013. Khối lượng nợ quá hạn của các chủ thể kinh tế tại Việt Nam còn cao. Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn nhà nước diễn ra chậm. Trong 8 tháng đầu năm 2014 mới chỉ cổ phần hóa được 55 doanh nghiệp trong tổng số 432 doanh nghiệp phải cổ phần hóa đến năm 2015.
Báo chí nước ngoài đã phân tích và đưa ra nhận định, bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 kém khởi sắc hơn một số năm trước đây, ngay cả khu vực châu Á vốn được coi là đầu tàu tăng trưởng thế giới cũng không giữ được mức tăng trưởng cao như cách đây 5 - 6 năm, trong đó, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ đạt xấp xỉ 7% thay vì 10% như truyền thống. Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a cũng không trông đợi các chỉ số tăng trưởng kỷ lục từng đạt được. Trong điều kiện đó, Việt Nam đang thu hút được sự chú ý như một điển hình tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam với 90 triệu dân đang nằm trong danh sách 10 quốc gia phát triển năng động nhất thế giới.
Một số thành công nổi bật của kinh tế Việt Nam được báo chí nước ngoài tập trung phân tích, đánh giá là:
Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định và nền kinh tế quốc gia đang trên đà hồi phục. Việt Nam đã chèo lái và giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp và không chắc chắn sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vừa qua. Chính phủ Việt Nam đã áp dụng thành công chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và đã đạt được nhiều thành quả đáng chú ý:
Tăng trưởng kinh tế những năm qua được duy trì ở mức tương đối cao và ổn định với mức 5 - 6% trung bình mỗi năm. GDP năm 2013 tăng 5,42%. Năm 2009, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 1.000 USD thu nhập đầu người để được xếp loại thành “nước có thu nhập trung bình”. Năm 2014, thu nhập tính theo đầu người ở mức 1200 USD/người. Tỷ lệ lạm phát dần bình ổn, giảm từ trên 20% những năm 2010 - 2011 (do áp dụng các biện pháp kích cầu) xuống còn 6% năm 2013.
Môi trường đầu tư của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Nhờ chính sách kinh tế linh hoạt cũng như ổn định chính trị, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về mức độ hấp dẫn đầu tư trong khối ASEAN. Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn ODA vẫn tiếp tục tăng đều. Số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép tại Việt Nam tính đến tháng 7-2014 lên tới 17.000 với tổng vốn đăng ký là 240 tỷ USD (vốn FDI chỉ tính riêng trong tháng 9-2014 đã đạt 10 tỷ USD). Việt Nam đã và đang thu hút nhà đầu tư từ hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 16 nước và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký hơn một tỷ USD. Tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước đều có dự án đầu tư FDI, trong đó 27 tỉnh thành có mức vốn đăng ký hơn một tỷ USD. Khu vực FDI hiện đóng góp trên 18% GDP, 46,3% giá trị sản lượng công nghiệp (ở mức giá hiện hành), và 66,2% giá trị xuất khẩu cả nước, tạo hơn 1,7 triệu việc làm.
Cán cân thương mại Việt Nam tiếp tục thặng dư với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 132,2 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm hàng dệt may, linh kiện điện tử, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, thủ công, cũng như thủy, nông, lâm sản (gạo, cà-phê, hải sản…). EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Kim ngạch thương mại giữa hai bên năm 2013 tăng mạnh: xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng từ 18,6 tỷ EUR lên 21,3 tỷ EUR, nhập khẩu từ EU sang Việt Nam tăng từ 5,4 tỷ EUR lên 5,8 tỷ EUR.
Hiện nay, các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Liên minh châu Âu (EU). Nhiều nhà khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ cao đã và đang tích cực đưa sản xuất đến Việt Nam vì giá nhân công rẻ và môi trường chính trị ổn định. Mới đây, Phòng Thương mại Mỹ tại Xin-ga-po đánh giá Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai về mức độ hấp dẫn đối với các nhà doanh nghiệp Mỹ. Cơ quan này nhấn mạnh môi trường kinh doanh ở Việt Nam được cải thiện rõ rệt sau từng năm, sau khi Việt Nam tiến hành cải cách các lĩnh vực thuế, pháp luật hải quan, thu hút đầu tư nước ngoài và bảo hiểm. Các chuyên gia cho rằng chính những yếu tố này đã nâng cao sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế.
Trong bản báo cáo gần đây, Moody’s nâng mức xếp hạng trái phiếu không bảo đảm của Việt Nam từ mức B2 lên B1. Tiếp sau đó hãng Fitch Rating tuyên bố dự định nâng chỉ số tín nhiệm của Việt Nam từ mức B+ lên BB+ vì nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi rõ nét và giảm thiểu rủi ro.
Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, cũng như giảm phụ thuộc vào các đối tác truyền thống nhưng rủi ro, khó lường, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam đã thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới, ví dụ như gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007. Việc gia nhập WTO được cho là một tín hiệu chính trị, khởi động cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thành viên của các tổ chức, thể chế kinh tế quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO).
Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong cộng đồng các nước ASEAN, khu vực có dân số 560 triệu người (nhiều hơn nhóm EU-27) với GDP vào khoảng 800 tỷ USD. Việt Nam cùng các nước ASEAN khác đã nhất trí thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, thành lập một “cộng đồng kinh tế ASEAN” với mục tiêu thị trường chung năm 2015. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) với khả năng kết thúc dự kiến vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đàm phán với Mỹ về Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quá trình đàm phán đang diễn ra tích cực và nhiều khả năng sẽ kết thúc trong thời gian tới.
Những hạn chế, vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế cần được giải quyết
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là lệ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn chiếm tới 70% tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó một số doanh nghiệp do gặp khó khăn đã rời khỏi thị trường. Năm 2014 có gần 50 nghìn doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản, tăng 13,8% so với năm 2013.
Thứ hai, cơ cấu nền kinh tế còn lạc hậu, công nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu thiên về gia công, hàm lượng nội địa hóa và giá trị gia tăng thấp. Nông nghiệp mặc dù là chủ lực song vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và manh mún, năng suất lao động và giá trị gia tăng trong lĩnh vực này không cao so với mặt bằng chung thế giới. Cơ cấu các thành phần kinh tế chưa hợp lý, chưa phát huy được tiềm năng của khu vực tư nhân.
Thứ ba, nợ công tăng mạnh và nợ xấu của hệ thống tài chính - ngân hàng. Để giải quyết vấn đề nợ xấu, Việt Nam đã thành lập Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) chuyên thu gom nợ xấu, tuy nhiên, việc giải quyết còn gặp nhiều khó khăn do thị trường mua bán nợ chưa hiệu quả, nợ công tiếp tục tăng nhanh, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn chậm.
Thứ tư, nhu cầu nội địa yếu, giảm 1,5% so với năm ngoái. Số lượng các doanh nghiệp tuyên bố phá sản rất cao. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2014 đã có gần 50.000 doanh nghiệp giải tán, cao hơn cả số lượng của năm 2013. Khối lượng nợ quá hạn của các chủ thể kinh tế tại Việt Nam còn cao. Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn nhà nước diễn ra chậm. Trong 8 tháng đầu năm 2014 mới chỉ cổ phần hóa được 55 doanh nghiệp trong tổng số 432 doanh nghiệp phải cổ phần hóa đến năm 2015.
Thứ năm, vấn đề tham nhũng. Bài Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế cho năm 2015 đăng trên Sudestasiatico (Đông Nam Á) - mạng tin độc lập của I-ta-li-a trích dẫn lời của Chánh Thanh tra Chínhphủ, rằng “tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quản lý đất đai, khai thác tài nguyên thiên nhiên, và đầu tư công”.
Triển vọng
Nhiều bài viết trên báo chí nước ngoài nhận định rằng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, và đó là một dấu hiệu tích cực. Các chỉ số kinh tế 9 tháng đầu năm 2014 cho thấy triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam trong năm 2014 và những năm tới. Đến tháng 9-2014, GDP tăng 5,62% so với cùng kỳ năm ngoài, tăng trưởng GDP cho cả năm 2014 dự báo là 5,8%. Tỷ lệ lạm phát 9 tháng đầu năm chỉ ở mức 2,25%, thấp nhất trong 12 năm qua. Dự báo lạm phát cả năm 2014 sẽ ở mức dưới 5%, đạt mục tiêu đề ra.
Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2014 đạt 109,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cán cân thương mại dự kiến tiếp tục thặng dư trong năm 2014 với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 148 tỷ USD (tăng 12,1%) và kim ngạch nhập khẩu đạt 146,5 tỷ USD (tăng 11%). Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp tăng 6,7%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11%. Tốc độ tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu và lĩnh vực sản xuất là tín hiệu tích cực cho những dự báo trong năm tới.
Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu từng bước phục hồi. Trong 9 tháng đầu năm 2014, các chỉ số VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng 19,9% và 30,4%, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong số năm thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới thời gian qua. Giao dịch bất động sản cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Do các chỉ số kinh tế quan trọng của nền kinh tế Việt Nam khả quan, nên gần như các hãng xếp hạng tín nhiệm lớn của thế giới đều đưa ra dự báo nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 sẽ tăng trưởng từ 5,4-5,6% và ở mức 6-7% trong năm 2015 và những năm tiếp theo. Các tổ chức quốc tế, như WB, ADB, HSBC, S&P, Moody’s, Ernst&Young dự báo tăng trưởng GDP năm 2014 của Việt Nam ở mức 5,4-5,6%, đạt mức 6% trong năm 2015 và tăng lên 6-7% trong giai đoạn 2016-2017./.
Triển vọng
Nhiều bài viết trên báo chí nước ngoài nhận định rằng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, và đó là một dấu hiệu tích cực. Các chỉ số kinh tế 9 tháng đầu năm 2014 cho thấy triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam trong năm 2014 và những năm tới. Đến tháng 9-2014, GDP tăng 5,62% so với cùng kỳ năm ngoài, tăng trưởng GDP cho cả năm 2014 dự báo là 5,8%. Tỷ lệ lạm phát 9 tháng đầu năm chỉ ở mức 2,25%, thấp nhất trong 12 năm qua. Dự báo lạm phát cả năm 2014 sẽ ở mức dưới 5%, đạt mục tiêu đề ra.
Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2014 đạt 109,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cán cân thương mại dự kiến tiếp tục thặng dư trong năm 2014 với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 148 tỷ USD (tăng 12,1%) và kim ngạch nhập khẩu đạt 146,5 tỷ USD (tăng 11%). Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp tăng 6,7%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11%. Tốc độ tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu và lĩnh vực sản xuất là tín hiệu tích cực cho những dự báo trong năm tới.
Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu từng bước phục hồi. Trong 9 tháng đầu năm 2014, các chỉ số VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng 19,9% và 30,4%, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong số năm thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới thời gian qua. Giao dịch bất động sản cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Do các chỉ số kinh tế quan trọng của nền kinh tế Việt Nam khả quan, nên gần như các hãng xếp hạng tín nhiệm lớn của thế giới đều đưa ra dự báo nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 sẽ tăng trưởng từ 5,4-5,6% và ở mức 6-7% trong năm 2015 và những năm tiếp theo. Các tổ chức quốc tế, như WB, ADB, HSBC, S&P, Moody’s, Ernst&Young dự báo tăng trưởng GDP năm 2014 của Việt Nam ở mức 5,4-5,6%, đạt mức 6% trong năm 2015 và tăng lên 6-7% trong giai đoạn 2016-2017./.
No comments:
Post a Comment