Quan hệ Trung-Ấn đang có những tác động rất lớn đến các vấn đề khu vực và toàn cầu. Cùng với sự cạnh tranh quyết liệt, hai nước cũng có những bất đồng về lãnh thổ nhưng đều nhận thức được cần phối hợp với nhau để giải quyết nhiều vấn đề đang nổi lên tại mỗi nước và trên thế giới.
Đặc biệt là mối quan hệ giữa hai nước đã có những dấu ấn mới sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Ấn Độ vừa qua. Trang tin “Toàn cầu” vừa có bài phân tích về mối quan hệ Trung-Ấn trong bối cảnh mới, dưới đây là nội dung bài viết:
Modi thay đổi quan hệ Trung-Ấn
Một nhà bình luận nổi tiếng về Trung Quốc của tạp chí Forbes, Eric Meyer, đã đặt bài viết có nhan đề “Ai đã phá hỏng chuyến công du Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình?”. Nếu tác giả Meyer không suy nghĩ chín chắn thì liệu rằng ông có sử dụng từ “phá hỏng”. Điều này thật là dễ hiểu và hợp lý.
Vì theo như phân tích của tác giả, chuyến công du “được chào đón như một điểm đột phá trong quan hệ” đã kết thúc với kết quả không như mong đợi. Trên thực tế, ngay sau chuyến thăm diễn ra vào ngày 18/9 khi Tập Cận Bình đến Ahmedabad và Thủ tướng Narendra Modi bắt tay chào đón nhà lãnh đạo Trung Quốc, thì người ta đã cảm nhận ngay được có điều gì đó không đúng – như thể người nhạc trưởng đã bắt đầu buổi chiều dịu mát trên bờ sông cổ đại Sabarnati ở miền Đông bang Gujarat với ấn tượng sai lầm rằng ông đang chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng từ Delhi trong khi trên thực tế thì là một ban nhạc rock.
Liệu người nhạc trưởng dày dạn kinh nghiệm có tự mãn, dù ngạc nhiên nhưng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra vẻ dũng cảm? Hay ông định liệu được rằng mình sẽ thực hiện một buổi biểu diễn đơn phương? Chúng ta không thể biết được bởi vì người nhạc trưởng về bản chất là rất kín tiếng và hiếm khi bình luận về bản nhạc trước công chúng.
Vì theo như phân tích của tác giả, chuyến công du “được chào đón như một điểm đột phá trong quan hệ” đã kết thúc với kết quả không như mong đợi. Trên thực tế, ngay sau chuyến thăm diễn ra vào ngày 18/9 khi Tập Cận Bình đến Ahmedabad và Thủ tướng Narendra Modi bắt tay chào đón nhà lãnh đạo Trung Quốc, thì người ta đã cảm nhận ngay được có điều gì đó không đúng – như thể người nhạc trưởng đã bắt đầu buổi chiều dịu mát trên bờ sông cổ đại Sabarnati ở miền Đông bang Gujarat với ấn tượng sai lầm rằng ông đang chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng từ Delhi trong khi trên thực tế thì là một ban nhạc rock.
Liệu người nhạc trưởng dày dạn kinh nghiệm có tự mãn, dù ngạc nhiên nhưng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra vẻ dũng cảm? Hay ông định liệu được rằng mình sẽ thực hiện một buổi biểu diễn đơn phương? Chúng ta không thể biết được bởi vì người nhạc trưởng về bản chất là rất kín tiếng và hiếm khi bình luận về bản nhạc trước công chúng.
Điểm mấu chốt của vấn đề là truyền thông Ấn Độ, đặc biệt là các báo điện tử, đã chỉ trích Thủ tướng Narendra Modi không kịp thời nắm bắt tình hình điểm nóng tại khu vực Cao nguyên Ladakh, khu vực ở biên giới Ấn-Trung, khi ông trải thảm đỏ chào đón Tập Cận Bình trên mảnh đất quê hương bang Gujarat, Ấn Độ vào ngày sinh nhật của chính mình. Truyền thông Ấn Độ cũng bình luận rằng Modi rõ ràng đã đánh giá thấp ý nghĩa tình trạng bế tắc quân sự Ấn-Trung.
Thậm chí truyền thông New Delhi còn bình luận việc Modi được tư vấn đến New Delhi muộn vào tối 18/9 là một hành động nằm trong sai lầm đó. Ở mức độ nào đó, ông đã hoàn thành buổi tối tuyệt vời với Chủ tịch Tập Cận Bình bằng việc nhấn mạnh trong tuyên bố đưa ra sau đó về cáo buộc Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ Ấn Độ và đề nghị Bắc Kinh rút quân khỏi khu vực này. Bình luận trên ngụ ý rằng Modi không quen với thế giới ngoại giao quốc tế phức tạp và cần phải bị ngăn cản. Sau đó, một chiến dịch truyền thông sắc bén cũng được thực hiện nơi các chính trị gia bài xích Trung Quốc có chủ đề nóng bỏng để bàn luận.
Trên hết, tình trạng bế tắc trong vấn đề khu vực biên giới Ấn-Trung vẫn là điều bí mật. Những tuyên bố của Ấn Độ chỉ mang tính một chiều và Trung Quốc có thói quen tránh bàn luận công khai về những gì thực tế đã xảy ra.
Những nhân vật bài Trung Quốc ở New Delhi đã đưa ra nhận định cho rằng Trung Quốc muốn tạo ra căng thẳng tại khu vực biên giới trước khi chuyến thăm cấp cao sắp diễn ra. Một số chính trị gia theo trường phái này còn giải thích rằng lực lượng quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng đã hành động như một “nhân tố bất hảo” làm hỏng bối cảnh chuyến thăm của Tập Cận Bình, trong khi một số khác lại đưa ra quan điểm ngược lại cho rằng ông Tập thừa biết trước những gì đã diễn ra ở khu vực biên giới và giả vờ như không biết điều đó.
Tuy nhiên, không có gì giữ được bí mật ở New Delhi về lâu dài và trong các cuộc đối thoại chính thức. Rõ ràng tình trạng bế tắc có thể là hệ quả từ một số động thái mà phía Ấn Độ đã thực hiện một tuần hoặc lâu hơn từ trước khi diễn ra chuyến thăm của Tập Cận Bình. Cho dù đây là những động thái được thực hiện ở cấp độ địa phương hoặc chúng đã nhận được sự chấp thuận từ giới lãnh đạo cấp cao Ấn Độ, bất kể ở cấp độ nào trong hệ thống chính trị New Delhi thì tất cả những động thái đó đều chỉ nằm trong suy đoán.
Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là sáng kiến rõ ràng được Modi quan tâm về việc chuyển đổi cơ bản xu thế chính trị Ấn-Trung đã lâm vào tình trạng bế tắc - ít nhất là về tạm thời. Trọng tâm hiện tại chỉ tập trung vào việc giải quyết các bế tắc tại khu vực biên giới.
Rõ ràng, Modi có một kế hoạch đầy tham vọng bởi ông đã lên kịch bản cho chuyến công du của Tập Cận Bình, căn cứ vào sự chuẩn bị công phu cho chuyến thăm đó. Vài ngày trước khi Tập Cận Bình đến Ấn Độ, Modi đã bổ nhiệm Cố vấn An ninh quốc gia làm đặc phái viên đến Bắc Kinh và Bộ trưởng thương mại Ấn Độ đến thăm Trung Quốc hai lần.
Chương trình nghị sự của Modi tập trung chủ yếu vào những nội dung sau: Thứ nhất, thu hút các dự án đầu tư lớn của Trung Quốc vào lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng của Ấn Độ trên quan điểm đẩy mạnh điều mà ông Modi gọi là “chương trình phát triển” nhằm tạo ra công ăn việc làm trên quy mô lớn nhằm giải quyết tình trạng thanh niên thấp nghiệp đang ngày càng tăng ở Ấn Độ. Thứ hai, tìm cách truyền đi những tín hiệu cho phía Trung Quốc về việc sẵn sàng đạt được giải pháp cho vấn đề biên giới. Thứ ba, nâng tầm quan hệ lên tầm đối tác khu vực, thế giới trên cơ sở chia sẻ lợi ích và những mối quan tâm chung với tư cách là những cường quốc mới nổi trên thế giới.
Modi đã nhiều lần tuyên bố trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, ưu tiên của ông là ngoại giao kinh tế. Ông hiểu rõ thực tế rằng nhiệm vụ của ông trong cuộc bầu cử Quốc hội gần đây bắt đầu thoát khỏi những gì mà ông đã cam kết liên quan đến việc chỉ đạo phát triển và quản lý tốt Ấn Độ. Cũng giống như các nước khác, dư luận Ấn Độ hay thay đổi và Modi hiểu rõ điều này.
Điều lôi kéo Modi đến với Trung Quốc, đất nước mà ông đã đến thăm 4 lần trong những năm gần đây, chủ yếu là về sự thành công mà Trung Quốc đã đạt được trong việc xóa đói giảm nghèo, giúp cho hàng trăm triệu người chỉ trong một thời gian ngắn, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại. Thủ tướng Modi tham vọng lặp lại hiện tượng kỳ diệu trên của Trung Quốc ở Ấn Độ. “Nếu Trung Quốc làm được như vậy thì tại sao Ấn Độ lại không thể?”.
Hơn nữa, sự chú trọng của Modi tập trung chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng ngành công nghiệp Ấn Độ. Rõ ràng, đây là những lĩnh vực của nền kinh tế có tiềm năng tạo ra nhiều công ăn việc làm. Không giống như nền công nghiệp phương Tây, Trung Quốc có thặng dư để đầu tư và có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các loại hình dự án mà Ấn Độ đang cần. Mặt khác, Ấn Độ là một thị trường lớn, có tiềm năng lớn cho các công ty của Trung Quốc.
Trong chuyến công du này của Tập Cận Bình, mặc dù có nhiều dư luận ồn ào về tình trạng bế tắc trong vấn đề biên giới của hai nước nhưng kết quả thu được lại khác đáng kể về mặt kinh tế. Trung Quốc cam kết đầu tư 30 tỷ USD, trong đó có một số thỏa thuận kinh tế đã được Ấn Độ ký kết với các công ty Trung Quốc để nhập khẩu sản phẩm trị giá lên đến 3,6 tỷ USD, thành lập hai khu công nghiệp, xây dựng một hành lang vận chuyển đường sắt cao tốc và một con đường chiến lược mới. Kết quả của chuyến thăm này cho thấy sự phát triển lớn mạnh gấp 50 lần so với tất cả các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ từ trước đến nay.
Hệ thống đường sắt ở Ấn Độ được xác định là lĩnh vực hợp tác chủ chốt với sự trợ giúp của Trung Quốc cho việc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc nối liền thành phố phía Nam Chennai, Mysore với Bangalore. Trung Quốc hỗ trợ đào tạo cho các quan chức đường sắt Ấn Độ. Trung Quốc cũng giúp tái đầu tư phát triển các nhà ga đường sắt hiện tại và xây dựng trường đại học đường sắt ở Ấn Độ. Hai nước cũng đồng ý xem xét hợp tác về một dự án đường sắt cao tốc. Ngân hàng Trung Quốc đã được Chính phủ Ấn Độ cho phép mở chi nhánh đại diện ở Mumbai. Một số ngân hàng Trung Quốc và Ấn Độ cũng ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác.
Đáng chú ý, cả hai nước đã nhất trí khởi động hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự và không gian vũ trụ. Điều chắc chắn, hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân và vũ trụ là những dấu mốc quan trọng về cấp độ mới trong quan hệ đối tác phát triển. Tuyên bố chung được đưa ra sau chuyến công du của Tập Cận Bình khẳng định “Là hai nền kinh tế lớn đang phát triển và mới nổi, mục tiêu phát triển chung của chúng tôi quan hệ chặt chẽ với nhau… Lãnh đạo hai nước nhất trí thực hiện quan hệ đối tác phát triển là yếu tố cốt lõi trong quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh của Ấn Độ và Trung Quốc. Quan hệ đối tác phát triển này có lợi không chỉ đối với lợi ích chung của cả hai bên mà đồng thời còn có lợi cho sự ổn định, thịnh vượng của khu vực và thế giới”. Rõ ràng, việc hình thành quan hệ đối tác chứng tỏ sự phát triển toàn diện của quan hệ Trung-Ấn trong những năm gần đây trên phương diện triển vọng chiến lược.
Liệu có bất kỳ điều gì tương tự như việc này trong điều kiện có thực và có lợi ích hữu hình cho Ấn Độ trong lĩnh vực kinh tế từng xảy ra trước đó trong chuyến thăm cấp cao từ phía Trung Quốc? Câu trả lời chắc chắn là không. Thực tế, thành tựu đạt được của Ấn Độ là rất nghèo nàn thậm chí ngay cả với những đối tác của nước này như Mỹ.
Vì vậy, ấn tượng đạt được ở đây là làm thế nào Modi đã đánh mất tất cả những gì ông ta từng muốn để đón tiếp chuyến thăm của Tập Cận Bình và phải chăng những mục tiêu của ông đã bị chệch hướng? Điều này sẽ cần phải có một số lý giải sau đó.
Hai bước tiến, một bước lùi
Chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Tập Cận Bình chia làm hai phần rõ rệt. Nếu phần đầu là màn diễn kịch ở Ahmedabad thể hiện hình ảnh về một bước đột phá kỳ diệu giữa hai nước thì phần thứ hai được dàn dựng một cách cẩn thận để sửa chữa ấn tượng đó và thay vào đó thể hiện rằng Chính quyền Narendra Modi không phải không có “ý chí chính trị để nhìn thẳng vào người hàng xóm hùng mạnh hơn”.
Thật phi thường khi sự sửa đổi đường lối theo kiểu đó là bắt buộc phải có giữa lúc diễn ra chuyến thăm cấp cao hết sức quan trọng của một nhà lãnh đạo Trung Quốc. “Tinh thần Ahmedabad” gần như đã biến mất và trở thành ký ức xa vời vào thời điểm các cuộc đàm phán kết thúc ở New Delhi. Nhiều tin tức cho biết sau đó, Thủ tướng Narendra Modi đã cảnh báo ông Tập Cận Bình trong thời gian chuyến thăm ở New Delhi rằng “hợp tác kinh tế nhận được nhiều sự ca ngợi” hướng đến đầu tư quy mô lớn của Trung Quốc ở Ấn Độ “sẽ không khởi động nếu căng thẳng ở khu vực biên giới còn kéo dài”.
Rõ ràng, đây là một nỗ lực về phần nhà bình luận tưởng rằng đó là nhận thức sai lầm rằng Modi “mềm mỏng” với Trung Quốc trong khi đó ông thực sự là người rất cứng rắn, “không giống như chính phủ liên minh tiến bộ thống nhất trước kia, luôn mãi cố gắng suy đoán sai lệch về Trung Quốc và phản ứng bằng biện pháp phòng vệ kỳ cục”.
Một phần lý do cho việc gây ấn tượng rõ ràng này là Đảng quốc đại đối lập không để mất thời gian để cáo buộc rằng Chính quyền Modi đã thất bại trong việc lên án một cách mạnh mẽ hành động xâm lược của Trung Quốc ở khu vực biên giới Ấn Độ với chủ tịch Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, trọng tâm vấn đề là Modi đã chịu sức ép phải khắc phục được khoảng cách gia tăng giữa ông và những người ủng hộ sau những nhận thức ngày càng tăng rằng ông đang đưa ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại thị trường Ấn Độ bằng sự sắc bén của ông để thu hút đầu tư Trung Quốc vào những dự án lớn có khả năng tạo ra công ăn việc làm cho dù không thể bỏ qua rằng Trung Quốc vẫn là đối thủ số một của Ấn Độ trên phương diện chiến lược.
Trong chừng mực nào đó, có dư luận đang lan rộng ở Ấn Độ rằng tại thời điểm này trên phương diện địa chính trị, Trung Quốc cần Ấn Độ hơn là các nước xung quanh. Nói cách khác, các chuyên gia phân tích của Ấn Độ về sức mạnh năng động ở Châu Á-Thái Bình Dương cho rằng Trung Quốc đang đối mặt với sự cô lập ở khu vực trong khi Ấn Độ ngược lại là đối tác lý tưởng cho các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản, Việt Nam, Australia trong việc thoát khỏi cái bóng đang lan rộng của Trung Quốc.
Các học giả Ấn Độ cũng nhận định Trung Quốc mắc bệnh hoang tưởng về sự xuất hiện trục “New Delhi-Tokyo-Canberra và cũng sẽ nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ”. Chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee và Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj đến Việt Nam, chuyến thăm cấp cao của Modi đến Nhật Bản, chuyến thăm của Thủ tướng Australia Tony Abbott đến New Delhi và chuyến công du mới đây của Modi đến Mỹ, tất cả đều diễn ra trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần - có thể được xem là một minh chứng cho quan điểm này.
Điều chắc chắn không thể tránh được sự chú ý của Trung Quốc là Mỹ tiếp tục coi Ấn Độ là “đồng minh tự nhiên” mặc dù có sự đình trệ trong quan hệ đối tác giữa hai nước trong thời gian gần đây. Modi đã nhận được sự hỗ trợ từ Nhật Bản, Australia, Mỹ và họ tìm cách lôi kéo Ấn Độ vào liên minh đa phương của “các nước dân chủ” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thủ tướng Nhật Bản đã công khai ủng hộ “viên kim cương an ninh dân chủ” với Mỹ, Australia và Ấn Độ.
Rõ ràng, Tổng thống Barack Obama có thể được kỳ vọng sẽ tiếp cận với Modi trong chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Ấn Độ đến Mỹ nhằm thuyết phục ông gắn kết lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương với chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Nicholas Burns mới đây đã nhấn mạnh rằng lợi ích chiến lược của Mỹ trong thế kỷ 21 gắn bó chặt chẽ với lợi ích chiến lược của Ấn Độ hơn là với bất kỳ cường quốc khu vực châu Á nào khác, điều khiến New Delhi trở thành trung tâm trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á.
Có thể nói rằng các nhà chiến lược của Trung Quốc không thể không lo ngại về những ý nghĩa của mối quan hệ sâu sắc hơn nữa giữa Ấn Độ với Nhật Bản, Mỹ cũng như hợp tác ba bên của các nước này. Trên thực tế, Nhật Bản đã nêu vấn đề thảo luận về ý tưởng cuộc gặp 2+2 với Ấn Độ ở cấp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng để tăng cường đối thoại chiến lược ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.
Theo quan điểm này, Trung Quốc thể hiện quyết tâm lôi kéo Modi làm đối trọng chiến lược với quan điểm ngăn chặn sự cạnh tranh giữa hai nước căng thẳng thêm nữa. Bắc Kinh dường như tin tưởng rằng mình có thể dung hòa những tham vọng của Modi về chương trình phát triển của ông dành cho New Delhi, bởi vì Trung Quốc có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu của Modi tốt hơn nhiều so với Nhật Bản hay Mỹ. Tất nhiên, Trung Quốc cũng đánh giá cao quyết tâm của Ấn Độ duy trì quyền tự chủ chiến lược của mình trong bối cảnh cục diện địa chính trị đang thay đổi ở châu Á.
Theo quan điểm này, Trung Quốc thể hiện quyết tâm lôi kéo Modi làm đối trọng chiến lược với quan điểm ngăn chặn sự cạnh tranh giữa hai nước căng thẳng thêm nữa. Bắc Kinh dường như tin tưởng rằng mình có thể dung hòa những tham vọng của Modi về chương trình phát triển của ông dành cho New Delhi, bởi vì Trung Quốc có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu của Modi tốt hơn nhiều so với Nhật Bản hay Mỹ. Tất nhiên, Trung Quốc cũng đánh giá cao quyết tâm của Ấn Độ duy trì quyền tự chủ chiến lược của mình trong bối cảnh cục diện địa chính trị đang thay đổi ở châu Á.
Trung Quốc đã nhanh chóng cảm nhận được điều đó kể từ khi Modi lên nắm quyền vào tháng 5/2014, sự đánh giá lại về Trung Quốc đã được thực hiện ở New Delhi, căn cứ vào những ưu tiên của Thủ tướng mới cũng như thế giới quan của ông. Ngày 17/9, Modi đã tổ chức một sự kiện được quảng cáo rầm rộ để quảng bá khẩu hiệu mới “sản xuất ở Ấn Độ”. Chính quyền Modi đánh giá sự tham gia lớn của Trung Quốc vào lĩnh vực công ăn việc làm là điều gần như không thể tránh khỏi, như thể hiện rõ ràng bằng quyết định xác định những lĩnh vực, khu vực có thể tác động đến an ninh nhưng cần phải mở cửa thêm phần còn lại của nền kinh tế cho đầu tư kinh tế với một chính sách rõ ràng. Do vậy, đường sắt, hải cảng vốn là các lĩnh vực cấm đối với các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay mở cửa chào đón đầu tư của Trung Quốc và Chính quyền Modi đã loại bỏ đến 49% sự hạn chế cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đường sắt.
Trung Quốc cũng lưu ý rằng Modi thừa hưởng cảm hứng từ chủ nghĩa dân tộc châu Á, và chiều hướng ý thức hệ này có nghĩa là dưới sự lãnh đạo của ông, Ấn Độ sẽ áp dụng chính sách đối ngoại độc lập thực sự bằng cách loại bỏ quan điểm “thân phương Tây” của chính phủ trước đó do Thủ tướng Manmohan Singh lãnh đạo. Modi đã thăm Trung Quốc bốn lần và cả hai bên đều không bận tâm che giấu rằng họ đã có “cảm tình với nhau” từ lâu. Ngay cả trong điều kiện khách quan, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến Ấn Độ tính toán cho đây là “khoảnh khắc đơn cực” trong chính trị thế giới, đó là sự đặc trưng cho giai đoạn đầu của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, đã trở thành lịch sử. Tất cả những điều này có nghĩa là Ấn Độ có những khó khăn cơ bản trong việc xác định cách tiếp cận với Mỹ về việc kiềm chế Trung Quốc.
Nói tóm tại, chuyến thăm của Tập Cận Bình cho thấy bất chấp bế tắc về quân sự dọc theo khu vực biên giới hai nước, tinh thần hợp tác vẫn chiếm ưu thế và cả hai nhà lãnh đạo đều là người thực tế.
Điều chắc chắn là vấn đề biên giới sẽ tiếp tục cản trở tiến trình hợp tác và sự thiếu hụt niềm tin sẽ không dễ dàng biến mất khi chưa tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Đây là tình huống tiến thoái lưỡng nan mà cho đến nay New Delhi chưa bao giờ hết mệt mỏi trong việc quan tâm giải quyết tranh chấp biên giới với Trung Quốc ngay từ đầu. Thực tế vẫn là một giải pháp khu vực biên giới “công bằng và hợp lý” liên quan đến việc cho và nhận trên tinh thần thỏa hiệp. Dư luận Ấn Độ cần phải được chuẩn bị để hiểu điều đó nhưng đây cũng là một phần nỗ lực về phía chính phủ mà hiện chính xác là đang thiếu.
Điều chắc chắn là vấn đề biên giới sẽ tiếp tục cản trở tiến trình hợp tác và sự thiếu hụt niềm tin sẽ không dễ dàng biến mất khi chưa tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Đây là tình huống tiến thoái lưỡng nan mà cho đến nay New Delhi chưa bao giờ hết mệt mỏi trong việc quan tâm giải quyết tranh chấp biên giới với Trung Quốc ngay từ đầu. Thực tế vẫn là một giải pháp khu vực biên giới “công bằng và hợp lý” liên quan đến việc cho và nhận trên tinh thần thỏa hiệp. Dư luận Ấn Độ cần phải được chuẩn bị để hiểu điều đó nhưng đây cũng là một phần nỗ lực về phía chính phủ mà hiện chính xác là đang thiếu.
Nếu lập luận này cho rằng một nhà lãnh đạo mạnh mẽ như Modi có thể thúc đẩy tìm ra giải pháp tranh chấp biên giới lãnh thổ với Trung Quốc, thì mâu thuẫn xung quanh bế tắc quân sự hiện nay và yêu cầu của chính phủ hành động một cách rõ ràng nhằm xoa dịu dư luận đặt ra dấu hỏi về việc đưa ra một sự khẳng định sâu sắc như vậy.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, câu chuyện lớn về kết quả chuyến thăm Ấn Độ của Tập Cận Bình là hai bước tiến, một bước lùi trong quan hệ Ấn-Trung. Phần tốt là đáng ra kết quả là “một bước tiến, hai bước lùi” nhưng hóa ra lại không phải như vậy. Điều chắc chắn nhất là các học giả Ấn Độ đang nằm mơ giữa ban ngày về sự năng động quyền lực ở châu Á-Thái Bình Dương-ASEAN khi coi Trung Quốc là một động lực của tăng trưởng; Australia xem Trung Quốc là “mối quan hệ quan trọng nhất” với mình, Việt Nam có mối quan hệ nhiều sắc thái với Trung Quốc mà chồng chéo giữa các mối quan hệ cấp chính phủ và Đảng cộng sản.
Điểm cuối cùng, Mỹ là một cường quốc đang suy yếu và nước này đang triển khai hành động một cách vô vọng ở một số khu vực với năng lượng hay nguồn lực thiếu hụt để thúc đẩy một chiến lược đầy thách thức như chiến lược “xoay trục” châu Á. Modi đánh giá sự nổi lên của Trung Quốc, sự tái xuất của Nga và tính đa cực ngày càng lớn trong trật tự thế giới là thực tế hấp dẫn của tình hình thế giới hiện tại./.
Bài viết của tác giả Melkulangara Bhadrakumar đăng trên trang mạng strategic-culture.org
Duy Anh (gt)
http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/4387-quan-he-trung-an-vua-hop-tac-vua-canh-tranh
No comments:
Post a Comment