Tuesday, June 17, 2014

11. TÀI LIỆU VỀ TRUNG QUỐC VÀ TRANH CHẤP LÃNH HẢI


Các bài viết về Trung Quốc và Tranh chấp lãnh hải (Cập nhật đến 13/6/2014):

2014

1.    WFB (7-1-2014): China Orders Foreign Fishing Vessels Out of Most of the South China Sea.

  1. BVN (9-1-2014): Lệnh của Trung Quốc không cho các tàu đánh cá nước ngoài đi vào hầu hết các khu vực trên Biển Đông.
  2. VN+ (10-1-2014): Mỹ: Quy định của Trung Quốc về đánh bắt cá ở Biển Đông là “tiềm ẩn nguy hiểm”.
  3. RFI (10-1-2014): Biển Đông: Philippines, Việt Nam, Mỹ phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá.
  4. GDVN (10-1-2014): Đài Loan, Philippines bác yêu cầu xin phép của TQ, sẵn sàng dùng QĐ.
  5. TNO (10-1-2014): Áp đặt lệnh cấm đánh bắt ở biển Đông: Trung Quốc sẽ không tránh khỏi một phiên tòa bắt buộc.
  6. PTT (14-1-2014): Trung Quốc đơn phương đe dọa trật tự quốc tế.
  7. RFA (15-1-2014): Luật cấm đánh bắt cá của Trung Quốc: Hành động của ‘nhà nước cướp biển’.
  8. ĐCV (15-1-2014): GS Carl Thayer – Quy định đánh bắt cá mới của TQ: Cướp biển đội lốt nhà nước?
  9. VOA (17-1-2014): Tướng lãnh Trung Quốc hô hào tiến hành chiến tranh ở Biển Đông.
  10. VNN (21-1-2014): 'Dùng chiến thuật nào, TQ cũng thất bại'.
  11. PTT (26-1-2014): Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra trên không ở Biển Đông.
  12. RFI (26-1-2014): Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông.
  13. VOA (31-1-2014): Bắc Kinh ‘đang cân nhắc’ vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông.
  14. RFI (2-2-2014): Trung Quốc khẳng định có quyền lập vùng phòng không trên Biển Đông.
  15. RFA (7-2-2014): Hoa Đông, biển Đông: Hòa hay chiến?
  16. RFI (9-2-2014): Mỹ-Nhật ngăn Trung Quốc mở vùng phòng không trên Biển Đông.
  17. GDVN (26-2-2014): Trung Quốc hạ giọng trước chỉ trích "bành trướng" của lãnh đạo Ấn Độ.
  18. RFI (11-3-2014): Trung Quốc lợi dụng vụ máy bay Malaysia mất tích để ra oai với các láng giềng.
  19. NTD.ORG (22-3-2014): Lợi dụng tình hình Crimea, Trung Quốc âm mưu ngư ông đắc lợi Biển Đông.
  20. TDAS (3-4-2014): Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bản đồ cổ Trung Quốc không có Tây Tạng, Tân Cương và Mãn Châu Lý.
  21. TTO (3-4-2014): Đức tặng Trung Quốc bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa.
  22. TDAS (4-4-2014): Quà bản đồ “nhạy cảm” của Thủ tướng Merkel.
  23. GDVN (16-5-2014): Vụ 981: Tập Cận Bình đang tìm cách đối phó phản ứng của Việt Nam.
  24. RFI (17-5-2014): HD 981 : Mạng internet Trung Quốc bốc lửa vì phản ứng của Việt Nam.
  25. BBC (21-5-2014): Tập Cận Bình phản đối liên minh quân sự.
  26. GDVN (25-5-2014): Trung Quốc ảo tưởng khu vực sẽ phải chấp nhận sự thống trị ở Biển Đông.
  27. RFA (28-5-2014): Trung Quốc muốn gì từ giàn khoan HD 981 và đường băng ở đảo Gạc Ma?
  28. BBC (1-6-2014): TQ tố cáo Nhật và Mỹ 'khiêu khích'.
  29. GDVN (1-6-2014): Báo TQ vừa dụ vừa dọa, xuyên tạc, bôi nhọ: Việt Nam ôm chân Mỹ.
  30. VNN (7-6-2014): TQ tính lập vùng phòng không ở đảo nhân tạo thuộc Trường Sa.
  31. NLĐ (9-6-2014): Cảnh giác với âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc.
  32. VNE (11-6-2014): Trung Quốc lo bị láng giềng kiện.
34. ĐVO (13-6-2014): Trung Quốc la làng khi Hải quân Việt Nam-Philipines giao lưu.

2013

1.    TNO (31-1-2013): Ông Tập Cận Bình nói về chủ quyền.

2.    PTT (1-3-2013): Nhật Bản và Philippines cảnh giác với Trung Quốc.

3.    RFI (2-3-2013): Tàu Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Biển Đông.

4.    VNN (17-4-2013): Đằng sau hành động Trung Quốc đề nghị COC.

  1. VN+ (19-5-2013): “Bắc Kinh tung ra 1 chiêu thức hiểm với Philippines.
  2. NCBĐ (30-4-2013): Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt vì trò ngoại giao bằng sức mạnh.
  3. BBC (13-6-2013): Biển Đông và nguy cơ tăng xung đột.
  4. GDVN (26-6-2013): TQ nếu không vượt qua chủ nghĩa dân tộc, xung đột Biển Đông khó tránh.
  5. PTT (2-7-2013): Trung Quốc phản bác cáo buộc 'đe dọa hòa bình và an ninh khu vực'.
  6. VOA (4-7-2013): Tranh chấp Biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận ở Bắc Kinh.
  7. GDVN (9-7-2013): Biển Đông sẽ ra sao nếu Trung Quốc giở bài cùn rút khỏi UNCLOS?
  8. RFI (23-7-2013): TQ lập lực lượng tuần duyên hùng hậu, nguy cơ va chạm gia tăng.
  9. PTT (12-8-2013): Trung Quốc đã cảm thấy ngại!
  10. GDVN (14-8-2013): China Post: Trung Quốc "đã làm quá tốt" để xóa tan mọi hy vọng về COC.
  11. VOA (20-8-2013): Chuyên viên TQ: Không nên vội vã chạy theo COC tại Biển Đông.
  12. GDVN (15-9-2013): Báo TQ: Bộ trưởng QP Nhật sẽ khảo sát các cơ sở của Hải quân Việt Nam.
  13. RFI (16-9-2013): Biển Đông : Trung Quốc hứa 'từng bước' đối thoại với ASEAN về COC.
  14. VOA (3-10-2013): Trung Quốc khẳng định theo giải pháp ôn hòa trong vấn đề Biển Đông.
  15. NVO (12-10-2013): Bắc Kinh: Không cần Mỹ, Nhật 'xía' vào Biển Đông.
  16. RFI (26-11-2013): Trung Quốc đưa tàu sân bay xuống Biển Đông.
  17. GDVN (27-11-2013): Tàu Liêu Ninh có thể phải giáp mặt hàng không mẫu hạm Mỹ ở Biển Đông.
  18. PTT (1-12-2013): Trung Quốc sẽ lập vùng phòng không tại Biển Đông?
  19. PTT (3-12-2013): Đại sứ Trung Quốc tại Philippines: Trung Quốc có “quyền” thiết lập ADIZ ở Biển Đông.

*****

China Orders Foreign Fishing Vessels Out of Most of the South China Sea

 


New rules issued prior to near collision between U.S. warship and Chinese naval vessel.

China has ordered foreign fishing vessels to obtain approval from regional authorities before fishing or surveying in two thirds of the South China Sea, setting up the potential for new confrontations between Beijing and its neighbors over maritime sovereignty claims to disputed islands.
The new orders went into effect Jan. 1 after they were issued late November by Hainan island provincial government authorities.
Under the new regulations, all foreign fishing boats that transit into a new Hainan’s administrative zone in the sea—an area covering two-thirds of the 1.5 million square mile South China Sea—must be approved by Chinese authorities.
The new measures were imposed Nov. 29 and announced Dec. 3 in state media as part of a policy of enforcing Chinese fisheries law.
Chinese law states that any ships that violate the fishing regulations will be forced out of the zone, have their catch confiscated, and face fines of up to $82,600. In some cases, fishing boats could be confiscated and their crew prosecuted under Chinese law.
It is the first time China has made a clear legal claim to disputed fishing grounds claimed by Vietnam, Philippines, Malaysia, Brunei, and other states in the region.
A Chinese maritime patrol boat struck a Vietnamese fishing boat Jan. 3 near the Paracel Islands in the first incident under the new rules, according to Vietnamese state media. The Chinese used Tasers and batons to subdue the fishermen and confiscated their 5-ton catch of fish along with fishing equipment. The incident was reported on the website Fishermen Stories.
The new South China Sea fishing rules have not been disclosed publicly outside China.
At stake in the dispute are key issues of international freedom of navigation, and China’s attempt to seize and control waters known to contain large fishing grounds in addition to untapped reserves of oil and natural gas.


China imposes fishing curbs: New regulations imposed Jan. 1 limit all foreign vessels from fishing in a zone covering two-thirds of the South China Sea.
China last month set off an international imbroglio with Japan, Philippines, South Korea, and the United States by declaring an air defense identification zone over the nearby East China Sea. Japan rejected the Chinese claims for the air defense zone. The Pentagon ordered two nuclear-capable B-52 bombers to fly through the zone in a challenge to the Chinese claims.
Then last month a U.S. Navy guided missile cruiser nearly clashed with a Chinese warship in the South China Sea near Hainan island, as the U.S. ship, the USS Cowpens, monitored Chinese naval maneuvers.
A State Department spokesman had no comment. “A Chinese embassy spokeswoman had no immediate comment.”
Secretary of State John Kerry said in Manila Dec. 17 that the United States wants maritime disputes in the region resolved peacefully.
“We strongly support ASEAN’s efforts with China to move quickly to conclude a code of conduct as a key to reducing the risk of accidents or miscalculation,” he said.
“In that process, we think that claimants have a responsibility to clarify their claims and to align their claims with international law.”
Kerry said the East China Sea air defense zone should not be implemented and warned China to “refrain from taking similar unilateral actions elsewhere in the region, and particularly over the South China Sea.”
Chinese state media have reported that due to the international backlash over the East China Sea zone, China is unlikely to declare a similar air defense zone in the South China Sea.
The no-fishing zone over two thirds of the South China Sea appears to be China’s effort to bolster its maritime sovereignty claims in that sea.
Analysts say the new Chinese fishing rules are likely to trigger larger disputes among China and other Southeast Asian states.
“This is truly significant, but not unexpected,” said former State Department official and China affairs expert John Tkacik.
Tkacik said declaration of the new Hainan maritime zone appears to be part of a policy by China of gradually tightening controls in the region. Earlier, Beijing had declared the entire South China Sea as its territory under a vague “Nine-Dash Line” covering the sea that Beijing claimed as an exclusive economic zone.
“Beijing is now stepping beyond its previous vagueness on the legal status of the ‘Nine Dash Line’ to promulgating a ‘provincial measure’ to see what the push-back is,” he said.
Declaration of the new Hainan fishing zone also appears to be designed to gradually force Southeast Asian states, Japan, and the United States to accept Chinese maritime encroachment.
Vietnam and China clashed militarily several times in the past 30 years over the Paracel islands, which are included in the new zone. Chinese ships fired on two Vietnamese fishing boats in 2005, killing 9 people. Video from Vietnam posted online several years ago also showed Chinese patrol boats firing machine guns at Vietnamese fishermen near the Paracels.
Additionally, Chinese naval vessels have confronted the Philippines over its claims to the Spratly islands, also located within the new Hainan no-fishing zone.
Other disputed fisheries in the Hainan zone include the Macclesfield Bank, located east of the Parcels, and Scarborough Shoal, near the Philippines’ Luzon Island.
China also has harassed U.S. intelligence-gathering ships in the South China Sea during the past several years.
The South China Sea was the scene of a U.S.-China military confrontation Dec. 5 when a Chinese navy tank landing ship sailed and stopped some 100 yards in front of the USS Cowpens, a guided missile cruiser.
Defense Secretary Chuck Hagel called the Chinese attempt to stop the Cowpens “irresponsible” and said the incident could have triggered a larger military showdown.
Tkacik said Southeast Asia states could challenge the new no-fishing zone through the United Nations Convention on the Law of the Sea.
“China is clearly flouting [the convention] with this announcement,” he said.
Beijing will likely deflect criticism of the no-fishing zone by claiming it was initiated by a regional government and thus is not part of national policy. However, China is not likely to rescind the rules and could initiate similar fishing restrictions in the East China Sea.
U.S. policymakers appear to believe that the U.S. Navy is sufficient to maintain and defend U.S. maritime rights under international law, without the U.N. Law of the Sea convention, Tkacik said, noting that while Japan has signed up to the convention, the United States has not.
“As China’s navy grows stronger—and the U.S. Navy shrinks—Washington’s options will run out in a few years,” he said.
“I don’t know that anyone in Washington, either at State or the Pentagon, is thinking this challenge out beyond a year,” he added. “It is America’s misfortune that it no longer has any real maritime strategists.”

This entry was posted in National Security and tagged China, Chuck Hagel, Japan, John Kerry, Military. Bookmark the permalink.

*****


Người dịch: Ngọc Thu – Bauxite Vietnam – 9/1/2014


Quy định mới ban hành trước khi xảy ra vụ va chạm giữa tàu chiến Mỹ và tàu hải quân Trung Quốc không lâu.
Trung Quốc đã ra lệnh cho các tàu đánh bắt cá nước ngoài phải có sự chấp thuận của chính quyền địa phương trước khi đánh bắt cá hoặc khảo sát ở 2/3 khu vực trên Biển Đông, tạo khả năng cho các cuộc đối đầu mới giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng về các tuyên bố chủ quyền trên biển ở các đảo tranh chấp.
Lệnh mới đã có hiệu lực ngày 1 tháng 1 [năm 2014] sau khi được các nhà chức trách chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành hồi cuối tháng 11.
Theo quy định mới, tất cả các tàu đánh cá nước ngoài quá cảnh vào khu vực hành chánh mới trên biển ở Hải Nam — khu vực gồm 2/3 vùng biển nằm trong 1.5 triệu dặm vuông trên Biển Đông — phải được sự chấp thuận của các nhà chức trách Trung Quốc.
Các biện pháp mới được áp đặt ngày 29 tháng 11 và công bố ngày 3 tháng 12 qua các phương tiện truyền thông nhà nước, là một phần trong chính sách thực thi luật thủy sản của Trung Quốc.
Luật pháp Trung Quốc nói rằng, các tàu vi phạm quy định lệnh đánh bắt cá sẽ bị buộc rời khỏi khu vực, thủy sản đánh bắt được sẽ bị tịch thu và phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 82,600 Mỹ kim. Trong một số trường hợp, các tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra một yêu cầu pháp lý rõ ràng đối với ngư trường tranh chấp mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và các nước khác trong khu vực tuyên bố chủ quyền.
Một tàu tuần tra hàng hải Trung Quốc tấn công một thuyền đánh cá Việt Nam hôm 3 tháng 1 gần quần đảo Hoàng Sa là sự cố đầu tiên theo quy định mới, theo truyền thông nhà nước Việt Nam. Trung Quốc sử dụng súng điện và dùi cui để đánh các ngư dân và tịch thu 5 tấn [thủy sản] của họ cùng các thiết bị đánh bắt cá. Vụ việc đã được loan tải trên trang web Câu chuyện Ngư dân (Fishermen Stories).
Các quy định đánh bắt cá ở Biển Đông chưa được tiết lộ công khai ngoài Trung Quốc.
Bị đe dọa trong cuộc tranh chấp là những vấn đề quan trọng của tự do hàng hải quốc tế, và nỗ lực của Trung Quốc là nắm bắt và kiểm soát vùng biển được biết có ngư trường lớn và có lượng dự trữ dầu khí chưa được khai thác.
Tháng trước, Trung Quốc tạo ra tình trạng rắc rối quốc tế với Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn và Hoa Kỳ qua tuyên bố khu vực nhận diện phòng không (DIZ) ở gần vùng Biển Hoa Đông. Nhật Bản bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc đối với khu vực phòng không. Lầu Năm Góc đã cho hai máy bay ném bom hạt nhân B-52 bay qua khu vực để thách thức đối với những tuyên bố của Trung Quốc.
Tháng trước, một tàu tuần tiễu của Hải quân Mỹ với tên lửa dẫn đường gần như đụng độ với một tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông gần đảo Hải Nam, khi tàu USS Cowpens của Mỹ quan sát Trung Quốc diễn tập hải quân.
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ không có bình luận gì. “Một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc không có lời bình luận ngay lập tức”.
Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry nói ở Manila ngày 17 tháng 12 rằng, Hoa Kỳ muốn các tranh chấp hàng hải trong khu vực được giải quyết một cách hòa bình. Ông nói: “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của ASEAN với Trung Quốc để nhanh chóng ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử, như là chìa khóa để giảm nguy cơ các tai nạn hoặc tính toán sai lầm”.
“Trong quá trình đó, chúng tôi nghĩ rằng các bên tranh chấp có trách nhiệm làm rõ yêu cầu của mình và làm cho yêu cầu của mình phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Ông Kerry nói, khu vực phòng không trên Biển Hoa Đông không nên thực thi và cảnh báo Trung Quốc “kiềm chế những hành động đơn phương tương tự ở những nơi khác trong khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã loan tải rằng, do phản ứng dữ dội của quốc tế trên vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc không tuyên bố một khu vực phòng không tương tự ở Biển Đông.
Các khu vực cấm đánh bắt cá ở 2/3 trên Biển Đông dường như là nỗ lực của Trung Quốc để củng cố tuyên bố chủ quyền hàng hải của họ trên vùng biển này.
Các nhà phân tích nói rằng các quy tắc đánh cá mới của Trung Quốc có khả năng tạo ra các tranh chấp lớn giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.
“Điều này rất quan trọng, nhưng không bất ngờ”, ông John Tkacik, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao và là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc cho biết.
Ông Tkacik nói rằng, tuyên bố về vùng biển mới ở Hải Nam dường như là một phần trong chính sách của Trung Quốc để dần dần xiết chặt kiểm soát trong khu vực. Trước đó, Bắc Kinh đã tuyên bố toàn bộ khu vực Biển Đông là lãnh thổ của họ qua “đường chín đoạn đứt khúc” mơ hồ, bao gồm vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế.
Ông nói: “Bắc Kinh hiện nay đang đẩy mạnh sự mơ hồ trước đây về tình trạng pháp lý của ‘đường chín đoạn đứt khúc’, ban hành một ‘phương sách cấp tỉnh’ để xem phản ứng [của các nước trong khu vực] ra sao”.
Tuyên bố khu vực đánh cá mới ở Hải Nam cũng cho thấy [Trung Quốc] từ từ buộc các nước Đông Nam Á, Nhật Bản và Hoa Kỳ chấp nhận sự xâm chiếm biển của Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc đã nhiều lần đụng độ quân sự trong 30 năm qua về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo nằm trong khu vực mới [mà Trung Quốc đưa ra]. Tàu Trung Quốc đã bắn vào hai tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2005, giết chết 9 người. Video từ Việt Nam đăng tải trên mạng cách đây vài năm cũng cho thấy tàu tuần tra Trung Quốc bắn súng máy vào ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài ra, các tàu hải quân Trung Quốc đã đối đầu với Philippines về tuyên bố của họ ở quần đảo Trường Sa, cũng nằm trong khu vực cấm đánh cá mới của Hải Nam.
Các tranh chấp đánh bắt thủy sản khác trong khu vực đảo Hải Nam gồm bãi ngầm Macclesfield Bank, nằm phía đông Parcels, và bãi cạn Scarborough, gần đảo Luzon của Philippines.
Trung Quốc cũng đã quấy rối tàu thu thập thông tin tình báo của Mỹ ở Biển Đông trong nhiều năm qua.
Biển Đông là nơi diễn ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc hôm 5 tháng 12, khi tàu đổ bộ xe tăng của Hải quân Trung Quốc khởi hành và dừng lại khoảng 100 mét trước mặt tàu sân bay USS Cowpens, một tàu tuần tiểu có tên lửa dẫn đường.
Ông Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói, nỗ lực của Trung Quốc để ngăn chặn tàu Cowpens là “vô trách nhiệm” và cho biết vụ việc có thể gây ra một thách quân sự lớn hơn.
Ông Tkacik nói các nước Đông Nam Á có thể thách thức khu vực cấm đánh bắt cá mới [của Trung Quốc đưa ra] thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Ông nói: “Rõ ràng là Trung Quốc đang coi thường [công ước] qua thông báo này”.
Bắc Kinh có thể sẽ làm lệch những lời chỉ trích khu vực cấm đánh bắt cá bằng cách tuyên bố quy định này do chính quyền địa phương khởi xướng, và do vậy lệnh này không phải là một phần của chính sách quốc gia. Tuy nhiên, Trung Quốc không có vẻ muốn hủy bỏ các lệnh đó và có thể bắt đầu hạn chế đánh bắt cá tương tự ở Biển Hoa Đông.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ có vẻ tin rằng Hải quân Hoa Kỳ đủ sức duy trì và bảo vệ quyền lợi hàng hải của Mỹ theo luật pháp quốc tế, không cần Công ước LHQ về Luật Biển, ông Tkacik nói, lưu ý rằng trong khi Nhật Bản đã ký công ước này nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa ký. Ông nói: “Khi Hải quân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và Hải quân Hoa Kỳ thu nhỏ lại, các lựa chọn của Washington sẽ không còn nhiều trong một vài năm”.
Ông nói thêm: “Tôi không biết bất kỳ người nào ở Washington, hoặc là ở Bộ Ngoại giao hoặc ở Lầu Năm Góc, nghĩ rằng thách thức này sẽ vượt khỏi [tầm kiểm soát] trong một năm. Đó là nỗi bất hạnh của Mỹ, rằng họ không còn bất kỳ một nhà chiến lược hàng hải thật sự nào nữa”.
Nguồn bài gốc: The Washington Free Beacon
Nguồn bài dịch: basam.info

*****

Mỹ: Quy định của Trung Quốc về đánh bắt cá ở Biển Đông là “tiềm ẩn nguy hiểm”

Vietnam+ - Thứ sáu, 10/01/2014
Hãng Reuters ngày 9/1 cho biết, Mỹ đã gọi những biện pháp hạn chế đánh bắt cá mới của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là “hành động khiêu khích và tiềm ẩn mối nguy hiểm”.

Phát biểu tại cuộc họp báo, nữ Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nhấn mạnh: “Việc thông qua những biện pháp hạn chế hoạt động đánh bắt cá của các nước khác tại những vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là hành động khiêu khích và tiềm ẩn mối nguy hiểm. Trung Quốc đã không đưa ra lời giải thích hay cơ sở nào chiểu theo luật pháp quốc tế cho những tuyên bố hàng hải trên phạm vi rộng lớn này.”
Tháng 11/2013, cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã thông qua các quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 yêu cầu tàu cá nước ngoài phải được cấp phép để đi vào vùng biển thuộc cái mà tỉnh này cho là quyền tài phán của họ./.
*****

 

Biển Đông: Philippines, Việt Nam, Mỹ phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá

RFI - Thứ sáu 10 Tháng Giêng 2014

Hôm nay, 10/01/2014, Philippines, Việt Nam và hôm qua Hoa Kỳ đã lên án các quy định mới của Bắc Kinh buộc các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương Trung Quốc khi hoạt động ở phần lớn vùng Biển Đông. Các quy định nói trên đã được thông qua từ năm ngoái và đã bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết đã yêu cầu phía Trung Quốc ngay lập tức làm rõ những quy định mới về đánh cá mà chính quyền tỉnh Hải Nam vừa đưa ra. Đối với Manila, luật mới này củng cố đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên phần lớn vùng Biển Đông, còn được gọi là bản đồ đường lưỡi bò, nằm lấn sang lãnh hải của Việt Nam và Philippines.
Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định hành động nói trên của Trung Quốc là một sự “vi phạm thô bạo” công pháp quốc tế, làm gia tăng căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Ngoài ra, theo Manila, luật mới của Trung Quốc còn vi phạm nghiêm trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và tự do đánh cá của tất cả các quốc gia trên vùng biển sâu, như quy định của Công ước LHQ về Luật biển ( UNCLOS ).
 Về phần Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị hôm nay cũng đã phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông, cũng như phản đối thông báo ngày 24/12/2013 của Trung Quốc về thời gian nghỉ đánh bắt cá tại một số khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
 Theo ông Lương Thanh Nghị những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là “bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”.
Theo tin báo chí trong nước hôm nay, Hội Nghề cá Việt Nam cũng vừa có văn bản phản đối việc Trung Quốc cản trở ngư dân đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Chủ tịch Trung ương Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng nói: “Trước đây, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa (vào tháng 1/1974). Sự việc lần này thể hiện rõ ý đồ hợp lý hóa việc xâm lược trước đây của Trung Quốc và đây là ý đồ lâu dài cho việc tiếp tục mở rộng xâm lược vùng biển của Việt Nam”.
Còn Hoa Kỳ hôm qua cũng đã lên án những quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông là “mang tính khiêu khích và nguy hiểm tiềm tàng”. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, luật mới này làm nhằm khẳng định đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn vùng Biển Đông, mà Bắc Kinh không hề đưa ra giải thích nào, cũng như không dựa trên pháp lý quốc tế nào. Bắc Kinh hôm nay, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, đã bác bỏ lời chỉ trích nói trên của Mỹ.
 Theo hãng tin AP, chính quyền “thành phố Tam Sa” ngày 01/01 vừa qua đã mở một cuộc diễn tập huy động 14 tàu và 190 người thuộc nhiều lực lượng, với kịch bản là ngăn chận những hoạt động đánh cá “trái phép”.
*****

Đài Loan, Philippines bác yêu cầu xin phép của TQ, sẵn sàng dùng QĐ


GDVN - Hồng Thủy - 10/01/14

Đài Loan cho biết hòn đảo này không công nhận quy định của Bắc Kinh yêu cầu tàu cá nước ngoài phải "xin phép" (?!) họ khi đánh bắt ở Biển Đông.



Kyodo News ngày 9/1 đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết hòn đảo này không công nhận quy định của Bắc Kinh yêu cầu tàu cá nước ngoài phải "xin phép" (?!) họ khi đánh bắt ở Biển Đông.
Cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã ban hành cái gọi là quy định trong đó ra lệnh cho các tàu cá, tàu khảo sát các nước khác phải được sự "chấp thuận" của "cơ quan chức năng sở tại" khi hoạt động trong phạm vi đường lưỡi bò, khoảng 85% diện tích Biển Đông, một động thái leo thang phi lý, phi pháp và kệch cỡm.
Trong đó giới chức Hải Nam đe dọa, những ai không theo "quy định" do họ áp đặt sẽ phải đối mặt với hình phạt nặng, bao gồm bắt giữ và tịch thu tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị và thủy hải sản, thậm chí là "truy tố" theo luật pháp Trung Quốc.
Tuy nhiên Đài Loan cũng tham vọng ngông cuồng không khác gì Bắc Kinh khi đòi yêu sách "chủ quyền" với 85% diện tích Biển Đông, trong đó bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, thậm chí là vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa các nước ven Biển Đông.
Xung quanh hành vi này của Trung Quốc, từ Manila, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez khẳng định, Philippines đã sẵn sàng bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý từ bờ biển nước này mà họ đã tuyên bố (trong đó có chồng lấn một phần khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).
"Tất cả các nước được tự do thực thi các quy định về đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình (được xác định theo UNCLOS và các quy định, thông lệ của luật pháp quốc tế). Bộ Quốc phòng Philippines sẵn sàng hỗ trợ việc thực thi các quy tắc hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của mình", Galvez cho biết.
"Chúng tôi sẽ thực thi việc bảo vệ các nguồn tài nguyên của chúng tôi", Galvez nói thêm.
"Philippines đang tiếp tục chương trình hiện đại hóa của mình. Chúng tôi đang mua trang thiết bị để cải thiện năng lực tuần tra, bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Chúng tôi đang tăng cường máy bay và tàu để có thể xử lý tình huống đặc biệt này", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết.
*****

Áp đặt lệnh cấm đánh bắt ở biển Đông: Trung Quốc sẽ không tránh khỏi một phiên tòa bắt buộc


Thanh Niên Online - 10/01/2014

Các chuyên gia cảnh báo lệnh cấm đánh bắt ở biển Đông là bước leo thang mới của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

 Sau khi áp đặt vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, Trung Quốc tiếp tục khiến biển Đông nổi sóng với quy định phi lý cấm tàu bè nước ngoài hoạt động nghề cá tại khu vực bao phủ gần trọn biển Đông. Truyền thông quốc tế mới đây đưa tin tỉnh Hải Nam đã ban hành quy định yêu cầu tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Trung Quốc nếu muốn đánh bắt trong “vùng quản lý” của tỉnh Hải Nam. Những tàu vi phạm sẽ bị phạt gần 83.000 USD, bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và hải sản.

Hãng Reuters dẫn thông báo trên website của chính quyền tỉnh Hải Nam cho biết các quy định được thông qua vào tháng 11 năm ngoái và có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2014. Trong dấu hiệu thể hiện sự chuẩn thuận của chính quyền trung ương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua nói các quy định nhằm mục đích bảo vệ “quyền lợi hợp pháp” của các ngư dân, theo Bloomberg.

Và do những quy định đó không liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc không thể tránh khỏi một phiên tòa bắt buộc
Tiến sĩ Sam Bateman thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ
Nanyang (Singapore)
Theo Đài GMA, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết đang tiến hành “kiểm tra tính xác thực của thông báo về lệnh cấm đánh bắt cá tại biển Đông”. Hãng Reuters dẫn lời một quan chức cao cấp của hải quân Philippines nhấn mạnh việc đơn phương áp đặt lệnh cấm tàu bè nước ngoài hoạt động nghề cá là hành động vi phạm Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Ngoài Philippines, Đài Loan cũng lên tiếng phản đối và tuyên bố không công nhận các quy định phi lý của Bắc Kinh.
Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Sam Bateman thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) dự đoán động thái trên sẽ bị phản đối mạnh mẽ và “nếu nó được phê chuẩn bởi chính quyền trung ương, Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với hành động pháp lý, nhiều khả năng là tại Tòa án quốc tế về luật Biển. Và do những quy định đó không liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc không thể tránh khỏi một phiên tòa bắt buộc”, ông Bateman nói.
Theo chuyên gia về Đông Nam Á, ông Carlyle A.Thayer, Giáo sư danh dự thuộc Đại học New South Wales (Úc), động thái của chính quyền tỉnh Hải Nam là một bước leo thang lớn trong các yêu sách về quyền tài phán của Trung Quốc tại biển Đông. Cả tiến sĩ Bateman và Giáo sư Thayer đều cho rằng các quy định của Trung Quốc là phi pháp nếu được áp dụng bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
“Hành động của giới chức tỉnh Hải Nam có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và từ đó gây xói mòn, nếu không phải phá hoại, những cuộc đàm phán được lên kế hoạch giữa các quan chức ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)”, ông Thayer nhận định. Theo vị giáo sư, hành động của chính quyền tỉnh Hải Nam là một ví dụ nữa về việc Trung Quốc sử dụng các luật lệ trong nước để đẩy mạnh các yêu sách về chủ quyền và quyền tài phán phi lý ở biển Đông.
Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên, tiến sĩ Mark Valencia (Viện Nautilus, Mỹ) cho rằng mưu đồ trên của Trung Quốc sẽ có nguy cơ phản tác dụng. Theo ông Valencia, nếu các quy định trên nhắm đến tàu bè nước ngoài với phạm vi vượt ra ngoài EEZ của Trung Quốc thì các ngư dân nước ngoài đánh bắt trong EEZ của nước họ sẽ phớt lờ các quy định. Điều này sẽ càng làm xói mòn những cơ sở trong tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại biển Đông.

Nhật - Trung “chạm trán” tại diễn đàn khu vực
Học giả Nhật Bản và Trung Quốc đã tranh cãi quyết liệt nhằm bảo vệ lập trường mỗi nước ở biển Hoa Đông tại diễn đàn viễn cảnh khu vực năm 2014 tại Singapore ngày 9.1. Diễn đàn thường niên do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore tổ chức nhằm dự báo viễn cảnh kinh tế, chính trị và an ninh trong năm. An ninh khu vực Đông Nam Á và châu Á năm 2014 được xác định là phụ thuộc chính vào các động lực trong quan hệ bộ 3 Mỹ - Trung Quốc - Nhật Bản. Trong đó, vấn đề nóng nhất là tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Phát biểu về lập trường của Mỹ, bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc và châu Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington lặp lại rằng Mỹ coi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư “nằm dưới quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản”. Vì vậy “trong một số tình huống, Mỹ sẽ hỗ trợ Nhật Bản nếu được yêu cầu, theo điều V của Hiệp ước tương trợ quốc phòng Mỹ - Nhật”. Đại diện từ Trung Quốc là thiếu tướng Chu Thành Hổ, Giáo sư Đại học Quốc phòng đã chỉ trích Washington có những hành động mà Bắc Kinh coi là can thiệp gây bất ổn cho khu vực.
Bên cạnh việc giải thích quyền thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, ông Chu cũng không tiếc lời lên án việc Nhật Bản quốc hữu hóa một đảo ở Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9.2012 làm “quan hệ Trung - Nhật thật sự tồi tệ trong 2 năm qua”. Đáp lại, Giáo sư Tomohito Shinoda từ Đại học Quốc tế Nhật Bản đã mạnh mẽ chỉ trích việc Trung Quốc lập ADIZ ở biển Hoa Đông với những đòi hỏi phi lý là “trái thông lệ quốc tế”.
Trong cuộc tranh cãi gay gắt về chủ quyền Senkaku/Điều Ngư, các bằng chứng lịch sử được ông Chu nêu ra bị bác bỏ bởi bằng chứng về thực tế thực thi chủ quyền liên tục của Nhật Bản đối với cụm đảo. Giáo sư Tommy Koh của Singapore - người chủ trì việc soạn thảo Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 phải cắt ngang bằng cách giơ tay phát biểu ý kiến “hai bên nên trình bày các lập luận này tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ)”. Giáo sư Shinoda nhắc lại lập trường Nhật Bản sẵn sàng đưa vụ Senkaku lên ICJ còn ông Chu nói đem vấn đề này ra ICJ là “vô cùng nguy hiểm”. Khi được hỏi liệu sắp tới Trung Quốc có lập ADIZ ở biển Đông không, ông Chu trả lời không do dự: “Không”. Ông này nói rằng Bắc Kinh muốn giữ hòa khí tốt đẹp với ASEAN.
Thục Minh
(VP Singapore)
An Điền - Thụy Miên 
*****
PetroTimes - 14/01/2014
Ủy ban Thường vụ nhân dân tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) vừa thông qua “Dự thảo sửa đổi biện pháp thực hiện luật Ngư nghiệp nước CHND Trung Hoa của tỉnh Hải Nam” và có hiệu lực từ 1/1/2014. Theo đó, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính ... Bài viết đăng trên trang thông tin Biển Đông (BDN).
Ngày 24/12/2013, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng ra thông báo về thời gian nghỉ đánh bắt cá bằng lưới tại một số khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Trung Quốc mới đây cũng đã cho ra mắt trang mạng và tờ báo giấy của cái gọi là “Thành phố Tam Sa”; nâng cấp cải tạo trạm khí tượng tự động ở một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa...
Ngày 10/1/2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông, cũng như phản đối thông báo ngày 24/12/2013 của Trung Quốc về thời gian nghỉ đánh bắt cá tại một số khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
Ông Lương Thanh Nghị tuyên bố: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực”, ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh.
Theo tin báo chí trong nước, Hội Nghề cá Việt Nam vừa có văn bản phản đối những hành động sai trái, ngang ngược của phía Trung Quốc gây cản trở ngư dân và vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Chủ tịch Trung ương hội Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng cho biết, việc Trung Quốc cản trở hoạt động sản xuất của ngư dân Việt Nam trên biển thuộc chủ quyền Việt Nam đã tái diễn nhiều lần và từ rất lâu, trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất, gây tâm lý lo lắng cho ngư dân khi đi khai thác trên biển.
“Trước đây, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa (vào tháng 1/1974) và sự việc lần này của phía Trung Quốc là thể hiện rõ ý đồ hợp thức hóa việc xâm lược trước đây của Trung Quốc và đây là ý đồ lâu dài cho việc tiếp tục mở rộng xâm lược vùng biển của Việt Nam”, ông Nguyễn Việt Thắng nói.
Hội Nghề cá VN cho biết, Hội sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, động viên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, thực hiện đúng luật pháp quốc tế trên biển, xây dựng tổ đội hợp tác khi đi khai thác biển, hỗ trợ nhau trong sản xuất để đạt hiệu quả cao.
Cho rằng động thái mới của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc để chiếm trọn Biển Đông”, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định: Việc Trung Quốc đưa ra những lệnh, yêu cầu phi lý như đã nói ở trên càng thể hiện sự mâu thuẫn với những tuyên bố của Trung Quốc rằng muốn hòa bình, giải quyết tranh chấp với các quốc gia láng giềng dựa theo pháp luật. Rõ ràng Trung Quốc đang nói một đằng, làm một nẻo.
Các nước lo ngại
Trong tuyên bố đưa ra hôm 10/1, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết đã yêu cầu phía Trung Quốc làm rõ ngay những quy định mới về đánh cá mà chính quyền tỉnh Hải Nam vừa đưa ra. Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định hành động nói trên của Trung Quốc là một sự “vi phạm thô bạo” công pháp quốc tế, làm gia tăng căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Theo Manila, luật mới của Trung Quốc còn vi phạm nghiêm trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và tự do đánh cá của tất cả các quốc gia trên vùng biển sâu, như quy định của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS).
Hoa Kỳ cũng đã lên án những quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông là “mang tính khiêu khích và nguy hiểm tiềm tàng”. Hôm 9/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki bày tỏ lo ngại rằng các quy định kể trên “dường như được áp dụng cho khu vực biển nằm bên trong cái gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc” trong khi cho đến nay “Trung Quốc chưa đưa ra được bất kỳ lời giải thích nào hay cơ sở nào theo luật lệ quốc tế, để chứng minh cho các yêu sách chủ quyền rộng lớn đó”.
Một nguyên do khác khiến Mỹ thêm quan ngại là tính chất đơn phương trong quyết định của Trung Quốc.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng lập trường xuyên suốt của Washington là “tất cả các bên liên quan cần tránh các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng và cản trở triển vọng giải quyết các bất đồng thông qua con đường ngoại giao hay bằng biện pháp hòa bình khác”.
Do đó, theo bà Psaki, việc Trung Quốc thông qua luật lệ đòi hỏi chủ quyền trên một vùng đang tranh chấp hiển nhiên là một mối quan ngại đối với Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm 12/1 đã chỉ trích lệnh cấm đánh bắt phi lý mà Trung Quốc ngang nhiên áp đặt lên Biển Đông. Phát biểu với báo giới, ông Onodera tuyên bố "Đơn phương bày ra một điều như vậy, cứ như thể là vùng biển đó là lãnh hải của riêng mình, và áp đặt một số hạn chế trên tàu thuyền đánh cá, đó không phải là điều được quốc tế chấp nhận”.
Bộ trưởng Onodera nói thêm: “Tôi sợ rằng không chỉ Nhật Bản, mà toàn thể cộng đồng quốc tế, đều quan ngại rằng Trung Quốc đang đơn phương đe dọa trật tự quốc tế hiện tại”, với những hạn chế mới tại Biển Đông và với việc thiết lập khu vực nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông.
Về hành động mới của Trung Quốc, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về vấn đề Biển Đông phân tích: Cứ cho là tường thuật của báo chí là chuẩn xác, thì quyết định của nhà chức trách tỉnh Hải Nam đòi hỏi việc đăng ký và phê chuẩn những tàu thuyền muốn đánh bắt cá và điều tra trong vùng hành chính rộng hai triệu dặm vuông là một bước leo thang về đòi hỏi pháp lý của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa.
Theo giáo sư Thayer, hành động của chính quyền tỉnh Hải Nam có tiềm ẩn nguy cơ gia tăng căng thẳng và do đó phá hoại, nếu không nói là phá hủy hoàn toàn những cuộc thảo luận giữa các quan chức ASEAN và Trung Quốc về một bộ qui tắc Ứng xử trong khuôn khổ nhóm làm việc nhằm đưa ra bản Tuyên bố về Ứng xử ở Biển Đông.
Hơn nữa, luật lệ của đảo Hải Nam đặt các quan chức Trung Quốc vào con đường xung đột với Việt Nam, Philippines và Malaysia vì người dân đánh cá của những nước này thường xuyên đi trên vùng biển được bao hàm trong luật lệ ấy. Luật lệ của tỉnh Hải Nam đi ngược lại những thỏa thuận đã đạt được giữa Trung Quốc và Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường năm ngoái, ông Thayer chỉ rõ.
Một câu hỏi mấu chốt là liệu phần lớn các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình có biết được những luật lệ nguy hiểm (được thông qua ngày 29/11, thông báo ngày 3/12 và có hiệu lực ngày 1/1) và chuẩn thuận chúng? - ông Thayer đặt câu hỏi.
Trong khi đó, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc (SOA) ngày 10/1 thông báo, một tàu tuần tra đa năng mới vừa được biên chế cho đội tàu của lực lượng cảnh sát biển nước này hoạt động ở Biển Đông.
Tân Hoa xã dẫn thông báo từ SOA cho hay, tàu mới mang số hiệu CCG - 3401, có độ choán nước 4,000 tấn, được trang bị nhiều thiết bị tuần tra hiện đại.
SOA còn khẳng định, tàu CCG - 3401 “sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sự quản lý của Trung Quốc đối với những vùng biển thuộc chủ quyền của nước này”.
Động thái trên được đưa ra sau khi quy định cấm đánh bắt phi pháp ở Biển Đông của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
B.D.N
*****

Luật cấm đánh bắt cá của Trung Quốc: Hành động của ‘nhà nước cướp biển’


Việt Hà, phóng viên RFA - 2014-01-14

  
Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc mới đây ra quy định mới về cấm đánh bắt cá tại vùng nước trên biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố là do tỉnh Hải Nam quản lý. Quy định bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm nay. Tại sao Trung Quốc ra quy định mới vào lúc này? Liệu Trung Quốc có khả năng thực thi quy định mới hay không?

Nhà nước cướp biển

Chỉ trong vài tuần cuối năm 2013 và đầu năm 2014, Trung Quốc liên tục đưa ra các thông báo và quy định về hạn chế đánh bắt cá tại một vùng rộng lớn trên biển Đông mà Trung quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, nhưng thực tế đang tranh chấp với các nước khác. Quy định mới nhất của tỉnh Hải Nam yêu cầu các tàu cá nước ngoài đi vào vùng nước trên biển Đông do tỉnh Hải Nam tuyên bố quản lý phải xin phép nếu không sẽ bị xua đuổi, tịch thu tài sản, xử phạt hành chính và phạt tiền đến 83,000 đô la.

Nhận xét về quy định mới của tỉnh Hải Nam, nhà nghiên cứu biển Đông của Việt Nam, ông Đinh Kim Phúc cho biết:
Thực ra những tuyên bố và quy định của Trung Quốc liên quan đến biển Đông thì không có gì mới. Trước đây vào tháng 2 năm 1992, Trung Quốc đã ra luật về lãnh hải, cái luật này là sự tiếp nối của tuyên bố của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa trước đây vào năm 1958. Những quy định vô lý của Trung Quốc với các nước khác trên khu vực biển Đông thì chúng ta thấy rõ là Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn những gì mà Trung Quốc đã cam kết với quốc tế, nhất là Trung Quốc là thành viên của công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Đây không phải là lần đầu Trung Quốc biến luật biên của Liên hiệp quốc thành những tờ giấy lộn của Trung Quốc.
Những quy định vô lý của Trung Quốc với các nước khác trên khu vực biển Đông thì chúng ta thấy rõ là Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn những gì mà Trung Quốc đã cam kết với quốc tế
Học giả Đinh Kim Phúc
Theo học giả Đinh Kim Phúc, từ tháng 2 năm 1992, Trung Quốc đã ra luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa gồm 17 điều. Luật này cho phép Trung Quốc có quyền truy đuổi tàu bè nước ngoài vì phạm luật pháp Trung Quốc và giữ quyền truy đuổi ở vùng biển nằm ngoài lãnh hải Trung Quốc. Việc truy đuổi được thực hiện bởi những lực lượng quân sự như tàu chiến, máy bay của quân đội hay tàu bè, máy bay được chính phủ trao quyền chấp hành công vụ.

 Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, trong bài viết liên quan đăng tải trên blog cá nhân cho rằng đây là hành động nhằm mở rộng quyền tài phán của Trung Quốc lên các vùng nước mà Trung quốc không có quyền theo luật quốc tế. Ông gọi đây là một hành động của một ‘nhà nước cướp biển’.
Với quy định mới, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp thực thi luật trên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh đảo Hải Nam, vùng nước xung quanh quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam, và vùng biển quốc tế mà Trung Quốc không có quyền kiểm soát. Theo ước tính của Giáo sư Carl Thayer, vùng nước trong vùng lưỡi bò mà Trung Quốc đòi chủ quyền nằm trong khu vực do tỉnh Hải Nam kiểm soát chiếm khoảng 57% diện tích biển Đông.
Theo học giả Đinh Kim Phúc, với lực lượng tàu hải giám hùng mạnh, Trung quốc hoàn toàn có khả năng thực thi quy định mới của mình.
Tôi nghĩ rằng quy định mới đây của chính quyền tỉnh Hải Nam về cấm đánh bắt cá rồi phải xin phép thì tôi nghĩ rằng Trung Quốc có đủ lực để thực thi quy định của họ vì trong thời gian quan chúng ta nhìn diễn biến trên biển Đông thì chúng ta thấy rõ là Trung Quốc đưa nhiều tàu hải giảm để ức hiếp ngư dân, phạt tiền… mà phản ứng của các nước như thế nào chỉ là phản ứng cho có, mà chủ yếu là không làm gì được với Trung Quốc.
Đây là biện pháp mà Trung Quốc sử dụng để đe dọa các nước khác ở ĐNÁ nếu có ý định đoàn kết với Philippines. Với quy định mới, TQ tự cho mình quyền tiếp tục làm những gì mà họ vẫn đang làm từ trước đến nay là xua đuổi tàu cá, thu giữ tàu cá và các thiết bị trên tàu, giam giữ các ngư dân để đòi tiền chuộc
Theo GS Carl Thayer
Tuy nhiên, theo Giáo sư Carl Thayer, Trung Quốc khó có khả năng gây sức ép trên toàn mặt sân vì chưa có đủ phương tiện. Nhưng Trung Quốc sẽ áp dụng một cách có chọn lọc như một biện pháp gây sức ép lên Philippines. Theo ông, đây là biện pháp mà Trung Quốc sử dụng để đe dọa các nước khác ở Đông Nam Á nếu có ý định đoàn kết với Philippines. Với quy định mới, Trung Quốc tự cho mình quyền tiếp tục làm những gì mà họ vẫn đang làm từ trước đến nay là xua đuổi tàu cá, thu giữ tàu cá và các thiết bị trên tàu, giam giữ các ngư dân để đòi tiền chuộc.
Tại sao vào lúc này?
Mặc dù Luật lãnh hải của Trung Quốc đã có từ năm 1992, nhưng chỉ cho đến khoảng vài năm trở lại đây, các địa phương ven biển của Trung Quốc mới liên tục đưa ra nhiều quy định vô lý như quy định vừa nói của tỉnh Hải Nam. Cách đây hai năm, thành phố Tam Sa cũng ra một quy định cho phép lực lượng tuần duyên nước này được phép lên các tàu nước ngoài đi qua vùng biển quốc tế. Chính phủ Trung ương của Trung Quốc sau đó đính chính nói rằng quy định chỉ áp dụng ở vùng đường cơ sở và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
Học giả Đinh Kim Phúc cho rằng, Trung Quốc đang leo thang gây sức ép với các nước trong khu vực thời gian gần đây bằng những quy định mới. Ông nói:
Hành động leo thang trong thời gian của Trung Quốc cho ta thấy rõ rằng phản ứng của các nước có quyền lợi liên quan trong khu vực biển Đông là không nhất quán. Hay nói cách khác là sự đoàn kết của các nước ASEAN trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc là không có. Mỗi một nước quan hệ với Trung Quốc theo cách mà quyền lợi của mình gắn chặt với Trung Quốc do đó Trung Quốc muốn từng bước bẻ từng chiếc đũa trong nội bộ các nước ASEAN. Trong thời gian từ những năm 1990 đến nay thì Trung Quốc thì cách đó là thành công, và tới giờ này họ tiếp tục đưa ra các quy định mới thì chúng ta thấy rõ ràng các phản ứng của các nước liên quan rất yếu ớt không mạnh mẽ thì làm sao chống lại được chính sách bá quyền của Trung Quốc.
Hành động leo thang trong thời gian của Trung Quốc cho ta thấy rõ rằng phản ứng của các nước có quyền lợi liên quan trong khu vực biển Đông là không nhất quán. Hay nói cách khác là sự đoàn kết của các nước ASEAN trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc là không có
Học giả Đinh Kim Phúc
Sau khi tỉnh Hải Nam của Trung Quốc ra tuyên bố về quy định mới, chỉnh phủ các nước Việt Nam, Philippines, Nhật bản và Mỹ đều đã lên tiếng phản đối quy định này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, hôm 10 tháng giêng, đã lên tiếng khẳng định những hoạt động của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông theo UNCLOS và làm phức tạp thêm tình hình biển Đông.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho rằng luật mới cùng với đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế và làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao mỹ, Jen Psaki hôm 9 tháng giêng  thì gọi đây là hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm.
Trung Quốc mới đây nói rằng quy định của tỉnh Hải Nam là nhằm bảo vệ nguồn cá mà thôi. Đây cũng là lý do mà Trung Quốc đưa ra khi áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông  trong mùa hè kể từ năm 1999 đến nay, bất chấp các phản đối từ phía Việt Nam và Philippines.
Học giả Đinh Kim Phúc không loại trừ khả năng đây là một biện pháp thăm dò khác của Trung Quốc với Mỹ, nhất là sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Jonh Kerry, trong chuyến thăm tới Đông Nam Á vào cuối năm ngoái đã cam kết viện trợ 32 triệu 500 ngàn đô la để giúp các nước Việt Nam, Philippines gia tăng khả năng bảo vệ lãnh hải của mình.
*****

GS Carl Thayer – Quy định đánh bắt cá mới của TQ: Cướp biển đội lốt nhà nước?

Bản Anh ngữ: The Diplomat
ệt - |

Ngày 29.11.2013, tức chỉ 6 ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, chính quyền tỉnh Hải Nam đã âm thầm ban hành quy định đánh bắt cá mới trên Biển Đông. Quy định này được loan báo vào ngày 3.12.2013 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2014.
Cả hai hành động này đều là đơn phương và nhằm mục đích củng cố cơ sở pháp lý cho yêu sách biển đảo của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hành động của Trung Quốc thách thức chủ quyền quốc gia của các nước láng giềng và tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng và châm ngòi cho xung đột vụ trang.
Quy định đánh bắt cá mới của tỉnh Hải Nam yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài muốn đánh bắt cá hay tiến hành khảo sát trên những vùng biển mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền phải được sự chấp thuận trước từ “cơ quan hữu trách” của chính phủ.
Tỉnh Hải Nam khẳng định trách nhiệm quản lý hành chính đối với đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Đông Sa, quần đảo Trường Sa “và các vùng biển phụ cận”. Các vùng biển phụ cận rộng chừng 2 triệu km2 hay khoảng 57% của 3,6 triệu km2 bao quanh bởi đường lưỡi bò mà Trung Quốc đòi chủ quyền trên Biển Đông.
Những tàu thuyền đánh bắt cá hay khảo sát từ chối tuân thủ quy định sẽ bị đuổi ra khỏi khu vực hoặc bị kiểm tra, tịch thu và chịu một mức phạt lên tới 83,000 USD. Chính quyền tỉnh Hải Nam cũng khẳng định quyền tịch thu hải sản đánh bắt mà họ tìm thấy trên tàu thuyền bị thu giữ.
Trung Quốc có quyền chủ quyền đối với những vùng biển và thềm lục địa nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của mình. Chính quyền tỉnh Hải Nam có quyền đặt ra những hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài muốn đánh bắt cá trong khu vực 200 hải lý đó, nhưng họ phải tôn trọng quyền đi lại của tất cả các tàu thuyền khác.
Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền đối với vùng biển bao quanh quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam phản bác yêu sách này. Cả Trung Quốc và Việt Nam, với tư cách những quốc gia đã phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), không chỉ có nghĩa vụ phải kiềm chế hành động đơn phương mà còn phải hợp tác và kiềm chế hành vi đe doạ vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, những nghĩa vụ này từng bị vi phạm trong quá khứ.
Quy định mới của tỉnh Hải Nam cũng được áp đặt lên những vùng biển nằm trong khu vực mà yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc chồng lấn lên các vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines và Việt Nam tuyên bố. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc lên những vùng biển này đều dễ khơi mào cho hành động chống trả và có thể dẫn đến xung đột vũ trang trên biển.
Tuy nhiên, khía cạnh gây tranh cãi nhất của quy định đánh bắt mới lại liên quan đến khái niệm mà người ta vẫn thường gọi là vùng biển quốc tế. Tất cả các tàu thuyền đánh bắt cá và khảo sát đều có quyền tự do đi lại trên vùng biển quốc tế. Bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc hòng gây khó dễ cho những tàu thuyền này đều có thể coi là hành động “cướp biển đội lốt nhà nước”. Điều này rất có thể sẽ kéo theo việc kiện tụng quốc tế nhằm vào tàu thuyền Trung Quốc liên quan.
Trung Quốc rất khó có thể áp đặt được lệnh cấm này trên những vùng biển mênh mông mà tỉnh Hải Nam đòi chủ quyền. Bất chấp khả năng áp đặt luật biển không ngừng tăng lên, kể cả việc sáp nhập một số cơ quan vào lực lượng cảnh sát biển mới, Trung Quốc vẫn thiếu máy bay và tàu thuyền tuần tra biển để thường xuyên giám sát cả khu vực mênh mông này. Thực tế này dẫn đến khả năng là Trung Quốc có thể “ưu tiên” áp dụng quy định trên cho ngư dân Philippines. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên Manila và làm tăng chi phí của hành động kháng cự chính trị mà họ nhằm vào Trung Quốc liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên.
Quy định đánh bắt mới của chính quyền tỉnh Hải Nam cũng có nguy cơ làm xói mòn những nỗ lực ngoại giao của các quan chức Trung Quốc và Việt Nam nhằm quản lý cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên. Tháng Mười vừa qua, trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Hà Nội, hai bên đã đồng ý thiết lập đường dây nóng giữa hai bộ nông nghiệp nhằm giải quyết tức thời những sự cố liên quan đến hoạt động đánh bắt cá. Hai nước cũng đã nhất trí thành lập một nhóm công tác về hợp tác hàng hải.
Mặc dù vẫn còn những vụ lẻ tẻ liên quan đến tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc và tàu thuyền đánh cá của Việt Nam, song số vụ được báo cáo công khai kể từ cuối năm ngoái dường như đã giảm mạnh. Quy định đánh bắt mới làm tăng khả năng xu hướng này sẽ bị đảo ngược.
Ngay sau khi chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành quy định mới, nhiều nước bị ảnh hưởng đã tìm kiếm lời giải thích từ phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Philippines là quốc gia lớn tiếng nhất trong việc chỉ trích quy định đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam. Trong một tuyên bố ngày 10.1 vừa qua, Bộ Ngoại giao Philippines đã nêu rõ rằng quy định mới “làm gia tăng căng thẳng, phức tạp hóa tình hình trên Biển Đông một cách không cần thiết và đe doạ hoà bình và ổn định trong khu vực”.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố tương tự: “Việc áp đặt quy định mới này lên hoạt động đánh bắt cá của các nước khác trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông là một hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm.”
Tuy ban đầu tỏ thái độ im lặng, song Việt Nam cuối cùng cũng đưa ra phản ứng trước quy định đánh bắt cá mới một vài ngày sau khi Việt Nam và Trung Quốc tổ chức vòng hiệp thương đầu tiên về hoạt động khai thác chung tài nguyên trên biển ở Bắc Kinh như một diễn biến tiếp nối sau chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường vào năm ngoái. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi quy định mới này là “phi pháp và vô giá trị” và tuyên bố: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bãi bỏ hành động sai trái nêu trên, đồng thời đóng góp thiết thực vào việc duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng trước sự chỉ trích với cái phong cách mà họ từng ứng phó với những lời phàn nàn trong quá khứ. Theo quan điểm của Trung Quốc, hành động của các cơ quan chức năng là “hoàn toàn bình thường và là một phần trong thông lệ của các tỉnh thành Trung Quốc tiếp giáp với biển nhằm thiết lập các quy tắc khu vực theo luật pháp quốc gia để điều chỉnh hoạt động bảo tồn, quản lý và khai thác tài nguyên sinh học biển”.
Hai dấu hỏi vẫn lơ lửng trên đầu những diễn biến mới trong tương lai. Đầu tiên, liệu Trung Quốc có đi đến thiết lập một vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông hay không? Tháng 11 năm ngoái, khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố về ADIZ trên Biển Hoa Đông, họ cũng nêu rõ là “Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng nhận diện phòng không khác vào thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất việc chuẩn bị”.
Câu hỏi thứ hai là diễn biến mới nhất này sẽ tác động ra sao đến các cuộc thương thảo sắp tới giữa Trung Quốc và ASEAN về một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Trong quá khứ, một số thành viên ASEAN đã đứng ngoài sự chỉ trích công khai mà Philippines nhằm vào Trung Quốc. Nếu ASEAN không thể đạt được sự đồng thuận về cách thức ứng phó với sự quyết đoán mới của Trung Quốc trên Biển Đông thì điều này sẽ có lợi cho Trung Quốc./.

*****
Tướng lãnh Trung Quốc hô hào tiến hành chiến tranh ở Biển Đông
VOA - Thứ sáu, 17/01/201
Cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông, một tướng lãnh nổi tiếng của Trung Quốc mới đây đã hô hào cho việc tiến hành chiến tranh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, giữa lúc có tin đồn là trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm một hòn đảo đang do Philippines kiểm soát.

Trong cuộc phỏng vấn hồi gần đây trên tờ Tham Khảo Quốc phòng, Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói rằng quân đội nước ông đang có một “cơ hội chiến lược” để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Vị tướng nổi tiếng nhờ chủ trương “Tây Bộ Luận” này cho rằng việc tận dụng và nắm bắt các cơ hội như vậy sẽ giúp quân đội Trung Quốc có được sức mạnh ngang hàng với Hoa Kỳ.

Ông Lưu nói rằng những vùng biên giới mà Trung Quốc từng chiến đấu để giành được đều ổn định và hòa bình hơn, còn những vùng mà Bắc Kinh có thái độ nhún nhường thì có nhiều tranh chấp, căng thẳng.

Phát biểu của Tướng Lưu Á Châu đã gặp phải sự phê phán của một số các nhà phân tích ở Trung Quốc. Những người này cho rằng chủ trương của ông Lưu là “cực đoan”, sai lầm và không phản ánh đường lối chính thức của Trung Quốc.

Tờ Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) trích lời ông Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự ở Ma Cao, nói rằng phát biểu của ông Lưu có mục đích bênh vực cho những hành động quân sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông sau khi Bắc Kinh loan báo thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở vùng biển này hồi cuối năm ngoái.

Ông Dong nói rằng “Phát biểu của ông Lưu chắc chắn là nhắm tới mục đích làm vui lòng Chủ tịch Tập Cận Bình vì ông Tập cũng cần phải chứng tỏ là việc loan báo vùng phòng không có được sự ủng hộ của quân đội.”

Một chuyên gia hải quân ở Thượng Hải, ông Nghê Lạc Hùng, cũng không tán thành ý kiến là quân đội Trung Quốc cần kinh nghiệm chiến đấu để “thử lửa” của ông Lưu Á Châu.

Ông Nghê nói, “Chiến thắng trong các cuộc chiến với Liên Sô cũ, Việt Nam và Ấn Độ đã không mang lại hòa bình thật sự cho Trung Quốc, mà những cuộc thương thuyết chính trị và ngoại giao sau đó mới nắm giữ vai trò then chốt cho sự ổn định của Trung Quốc trong những thập niên qua.”

Cựu Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, ông Dương Niệm Tổ, cho rằng cuộc phỏng vấn của ông Lưu Á Châu nhắm tới việc tăng cường sĩ khí của quân đội và thúc đẩy họ tiến hành các biện pháp cải cách, như đòi hỏi của ông Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm chức Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 2012.

Ông Dương cho rằng phát biểu của ông Lưu không có nghĩa là “Bắc Kinh sẽ có hành động quân sự ngay lập tức để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, vì điều này không phù hợp với chiến lược quốc phòng và lợi ích quốc gia của Trung Quốc.”

Lời hô hào của Tướng Lưu Á Châu được đưa trong lúc dư luận Việt Nam đang xôn xao trước những thông tin nói rằng trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, một hòn đảo tương đối lớn thuộc quần đảo Trường Sa, đang do Philippines kiểm soát.

Hồi đầu năm nay, hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc trích lời ông Lưu Tứ Quý, Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia, nói rằng mục tiêu chính của Trung Quốc trong năm 2014 là tăng cường điều mà ông gọi là “sự hiện diện được bình thường hóa” ở Biển Đông.

Nguồn: South China Morning Post / Thanh Nien
*****

'Dùng chiến thuật nào, TQ cũng thất bại'

 - 22/1/2014
Điều này có nghĩa là dù Trung Quốc theo đuổi chiến thuật nào cũng sẽ không thành công" - một bài viết trên Nationalinterest phân tích.
Chiến lược tham vọng
Việc Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông gần đây và đụng độ tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ trên biển Đông là hai vấn đề về bản chất liên quan mật thiết với nhau.
Các vấn đề trên hai vùng biển này được mô tả như tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại khu vực giàu tài nguyên. Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn, sự việc phản ánh một chiến lược tham vọng của Trung Quốc đẩy Washington ra khỏi khu vực, và chiếm đóng khu vực chung phía Tây Thái Bình Dương. Song chiến lược này đang dần thất bại.
Trước thế kỷ 19, Trung Quốc trong hàng ngàn năm đã là một cường quốc tiên tiến và uy tín nhất trên toàn thế giới. Lịch sử huy hoàng này đã dấy lên trong các thế hệ lãnh đạo TQ, từ Tôn Trung Sơn đến Tập Cận Bình một giấc mơ chung - khôi phục lại vị trí đỉnh cao tại Châu Á. Những gì Trung Quốc thực hiện phản ánh nỗ lực của các nhà lãnh đạo để đạt được tham vọng đó.
Một nền tảng quan trọng của mục tiêu này là kiểm soát được khu vực chung. Học hỏi từ kinh nghiệm của Mỹ, Trung Quốc nhận ra điều kiện cần cho sự trỗi dậy của Trung Quốc là khả năng kiểm soát vùng biển và vùng phòng không chung tại biển Hoa Đông và biển Đông.
Đây là nhiệm vụ có thể nói rất nặng nề với TQ. Tại thời điểm hiện tại, Mỹ đang chiếm đóng khu vực này, với vị thế hoàn toàn áp đảo Trung Quốc.
Tuy nhiên, nắm trong tay một số lợi thế, Bắc Kinh đang cố biến vùng biển Hoa Đông và biển Đông thành sân sau của mình. Chẳng hạn việc đòi kiểm soát quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư và vùng hải phận, không phận xung quanh.
Chiến lược này thể hiện rõ ràng qua hai phương sách Trung Quốc áp dụng. Thứ nhất là đường lưỡi bò (U-shaped line) trên vùng biển Đông. Sau đó là Vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông. Điều khiến những ý đồ này hoàn toàn phù hợp với tham vọng kiểm soát hải phận và không phận tại các vùng biển là sự bành trướng vô lý của Trung Quốc trên những vùng lãnh thổ tranh chấp.
Không xuất phát từ đặc điểm địa hình, "đường lưỡi bò" hình chữ U được sử dụng để phân định vùng biển của Trung Quốc trên toàn bộ vùng biển Đông, bao gồm cả những khu vực lớn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phillipines và Malaysia. Còn vùng ADIZ, bao gồm hầu như toàn bộ biển Hoa Đông, yêu cầu máy bay thậm chí không bay đến Trung Quốc cũng phải tuân theo yêu cầu và kiểm soát của Trung Quốc nếu trong lộ trình có ngang qua ADIZ.
Các kịch bản đều thất bại
Chiến lược sử dụng yêu sách lãnh thổ để giành quyền kiểm soát khu vực chung chắc chắn sẽ thất bại.
Có thể xét đến kịch bản đầu tiên khi Trung Quốc lựa chọn không hành động thái quá để đòi yêu sách. Những hành động trước đây chỉ chuốc lấy sự lên án từ phía quốc tế, và tạo lý do chính đáng cho các quốc gia láng giềng tăng cường hoạt động quân sự và bảo vệ bờ biển biên giới với Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc có thể chờ đợi thời cơ thích hợp hơn, khiến các nước láng giềng bình tĩnh lại và giảm bớt chỉ trích từ quốc tế.
Tuy nhiên, sức mạnh của các yêu sách lại phụ thuộc vào thời gian và độ quả quyết của các hành động để đòi hỏi yêu sách đó. Nên sự ngưng trệ của Trung Quốc sẽ củng cố thêm vị thế thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực, mang lại không ít hậu quả cho nước này.
Khả năng sử dụng vũ lực để thực hiện yêu sách của Trung Quốc cũng không có dấu hiệu thành công rõ ràng. Dẫu luôn phô trương về chương trình hiện đại hóa quân sự, nếu thất bại, Trung Quốc sẽ chỉ là một con hổ giấy. Hào quang của một cường quốc đang trỗi dậy nhờ kết quả tăng trưởng ngoạn mục tan vỡ, hình ảnh của Bắc Kinh sẽ giảm sút đáng kể.
Kịch bản khác là Trung Quốc hành động quyết liệt. Họ có thể đạt được mục đích thông qua cả chiến dịch quân sự hoặc chiến thuật "ăn mảnh tích tiểu thành đại". Nhờ khả năng quân sự ngày càng phát triển, không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc thắng thế các nước láng giềng trong khu vực biển Đông, hoặc áp đảo Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, phí tổn cho chiến thắng này sẽ rất lớn. Bất cứ động thái quân sự nào từ Trung Quốc đều đánh động phản ứng quân sự và ngoại giao từ phía Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác; đồng thời biến Trung Quốc thành kẻ xâm lược, và kích hoạt các lệnh trừng phạt từ những đối tác thương mại lớn nhất. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ hứng chịu thất thoát lớn khi Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế, cùng sự ủng hộ từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Australia, Ấn Độ và EU.
Những nguy cơ tiềm ẩn trên khiến chiến thuật "ăn mảnh tích tiểu thành đại" (salami slicing) của Bắc Kinh trở thành phương án hứa hẹn nhất. Tuy nhiên, phương sách này rất dễ thúc đẩy quá trình liên kết dần dần giữa các quốc gia đang bị tranh chấp lãnh thổ và các quốc gia đang quan ngại, cùng hỗ trợ lẫn nhau để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là dù Trung Quốc theo đuổi chiến thuật nào cũng sẽ không thành công. Trong khi Trung Quốc tiếp tục sử dụng các yêu sách lãnh thổ như một cớ để quấy phá vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương, thực tế phương thức thông minh nhất này lại làm hỏng vị thế trỗi dậy của Trung Quốc tại Châu Á. Câu hỏi đặt ra cho Bắc Kinh là liệu họ có chấp nhận nguy hiểm phá hỏng quá trình khôi phục quyền lực để tranh chấp trên mấy hòn đảo?
Như Nguyệt (theo Nationalinterest)
Hai tác giả bài viết, Jeffrey W. Hornung và Alexander Vuving, là PGS tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu, Hawaii. PGS Hornung còn là thành viên Văn phòng Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, D.C.
*****
PetroTimes - 26/01/2014
Tân Hoa xã ngày 26/1 cho hay, Trung Quốc vừa thông báo nước này sẽ tiến hành tuần tra trên không thường xuyên trên tất cả các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền”, đặc biệt tăng cường tuần tra trên không và trên biển ở các vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. 
Đơn vị được Bắc Kinh giao thực hiện “nhiệm vụ” này là Cục Hải dương Nhà nước (SOA).
SOA hiện đã ban hành bộ hướng dẫn tuần tra, khảo sát, áp dụng công nghệ viễn thám mới có khả năng chụp ảnh và quay video từ trên không với độ phân giải cao. Trong danh sách 11 điểm tuần tra của SOA, các hòn đảo quan trọng nhất sẽ được khảo sát ít nhất 2 lần/năm.
Ngoài ra, theo Tân Hoa xã, bộ hướng dẫn của SOA còn quy định, máy bay khảo sát cũng sẽ chụp ảnh các đảo không có tranh chấp, cả có người ở lẫn không có người ở, ít nhất 1 lần/năm.
Nói chung, trong mỗi chuyến tuần tra, khảo sát, với mỗi đảo, SOA phải chụp được tối thiểu 3 ảnh.
Ngay cả các hòn đảo bên ngoài cái gọi là “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) mà Bắc Kinh vừa đơn phương áp đặt trên biển Hoa Đông vào cuối năm ngoái cũng sẽ được theo dõi mỗi năm một lần bằng radar viễn thám.
Bên cạnh đó, máy bay của SOA còn thu thập thông tin về sự phát triển của cơ sở hạ tầng trên các đảo chính đang tranh chấp ở Biển Đông, do cái gọi là “thành phố Tam Sa” quản lý bất hợp pháp.
Thông báo về các cuộc điều tra diễn ra sau khi Bắc Kinh cho biết, sẽ điều một tàu tuần tra trọng tải dân sự 5,000 tấn đặt căn cứ bất hợp pháp ngay trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép bằng vũ lực năm 1974. Việc điều động này nhằm mục đích giúp Bắc Kinh tiến hành cái gọi là “tuần tra thường xuyên” toàn bộ Biển Đông hiệu quả hơn.
“Các cuộc tuần tra trên không nhằm mục đích tăng cường quản lý hàng hải của Trung Quốc trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, đồng thời là sự khẳng định về chủ quyền của Bắc Kinh trên những hòn đảo này”, Zhang Jie - Phó giám đốc Cục Hàng hải Hải Nam ngang nhiên cho biết.
Zhang còn huênh hoang nói rằng, “các cuộc tuần tra trên không mới sẽ được thực hiện sớm bởi vì tất cả các tàu tuần tra trên biển của Trung Quốc đã được trang bị máy bay trực thăng”.
Trước đó, Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa hôm 24/1 cho biết, họ đã tiến hành tuần tra thường xuyên trong 2 tháng vừa qua trên vùng trời biển Hoa Đông – nơi Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp căng thẳng chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Minh Châu

*****

Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông


RFI - Chủ nhật 26 Tháng Giêng 2014



Trọng Nghĩa

 

Theo nguồn tin báo chí Trung Quốc, một đội gồm ba tàu chiến cỡ lớn của Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc vừa hoàn tất một tuần lễ đi tuần tra tại hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm được truyền thông Trung Quốc nêu bật là đích thân Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đã đi theo chỉ huy cuộc tuần tra, và đã lên thị sát từng hòn đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông từ Hoàng Sa cho đến Trường Sa.

Đội tàu Trung Quốc bao gồm ba chiến hạm thuộc loại quan trọng của hải quân nước này : Tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaishan) và hai khu trục hạm Vũ Hán và Hải Khẩu. Trường Bạch Sơn là tàu đổ bộ lớn nhất hiện nay của Trung Quốc, được trang bị một hệ thống vũ khí tối tân. Tàu này chở theo một đại đội Thủy quân lục chiến và hai phi cơ trực thăng. Còn Vũ Hán và Hải Khẩu là hai khu trục hạm nhiều kinh nghiệm hải hành, từng được Bắc Kinh phái qua hoạt động chống hải tặc ở Vịnh Aden.
Xuất phát từ một quân cảng ở đảo Hải Nam hồi đầu tuần, tiểu hạm đội nói trên của Trung Quốc đã bắt đầu hai ngày tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa - mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974 - nối tiếp bằng ba ngày hoạt động ở vùng quần đảo Trường Sa.
Đáng chú ý là cuộc tuần tra này lại do chính Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt chỉ huy. Tại vùng Hoàng Sa, ngoài việc tuần tra, đội tàu này đã thực hiện một bài tập đổ bộ chiếm đảo.
Sau Hoàng Sa, tiểu hạm đội này đã xuống Trường Sa, vào theo báo chí Trung Quốc, ông Tưởng Vĩ Liệt đã lên từng hòn đảo hay bãi đá hiện do lực lượng Trung Quốc chiếm đóng để xem xét tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị đồn trúBáo chí Trung Quốc đã loan tin rộng rãi về chuyến tuần tra và thị sát này. Tân Hoa Xã đặc biệt trích dẫn một chỉ huy đơn vị đồn trú trên một bãi đá nói về cuộc sống của họ.
Điều có thể được xem là nhức nhối đối với người Việt Nam là sự kiện bãi đá đó - tên quốc tế là Johnson South Reef hay Chigua Reef - mà Trung Quốc gọi là Xích Qua, chính là Đá Gạc Ma mà họ đã chiếm đóng sau khi đánh bật lực lượng Việt Nam vào năm 1988 trong một trận hải chiến khốc liệt.


*****

Bắc Kinh ‘đang cân nhắc’ vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông
VOA - Thứ sáu, 31/01/2014
xMột tờ báo của Nhật Bản dẫn lời các nguồn tin không nêu danh tính của chính phủ Trung Quốc cho biết như vậy hôm nay.

Theo tờ Asahi Shimbun, các giới chức thuộc không lực Trung Quốc đã phác thảo các kế hoạch về một vùng nhận dạng phòng không mới với tâm điểm là quần đảo Hoàng Sa và trải rộng phần lớn vùng biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là biển Đông.

Tờ báo của Nhật Bản đưa tin rằng các đề xuất đã được nộp lên cho các giới chức quân sự cấp cao của Trung Quốc hồi tháng Năm năm ngoái.

Thông tin này được đưa ra không lâu sau khi Bắc Kinh khiến nhiều quốc gia lên tiếng phản đối vì thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển tranh chấp Hoa Đông.

Việt Nam chưa có bình luận về thông tin mà tờ Asahi Shimbun mới đưa ra nhưng liên quan tới việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, Hà Nội từng lên tiếng cho biết ‘quan tâm sâu sắc các diễn biến tại khu vực biển Hoa Đông’.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hồi đầu tháng 12 năm ngoái rằng Việt Nam ‘mong muốn các bên liên quan kiềm chế, giải quyết ổn thỏa bất đồng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bảo an ninh, an toàn cho các đường bay quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực’.

Ngoài Nhật, Mỹ cũng từng bày tỏ 'quan ngại sâu sắc' về khu vực phòng không Trung Quốc .

Nguồn: Asahi Shimbun, AFP
*****

Trung Quốc khẳng định có quyền lập vùng phòng không trên Biển Đông

RFI - Chủ nhật 02 Tháng Hai 2014

Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi bị Mỹ đả kích, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua, 01/02/2014 đã ra tuyên bố cho biết là một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông chưa cần thiết. Tuy nhiên Bắc Kinh cho rằng họ có toàn quyền thiết lập khu vực này để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong một bản thông cáo báo chí được Tân Hoa Xã trích dẫn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi xác định: Nhìn chung, phía Trung Quốc chưa thấy có mối đe dọa an ninh nào từ trên không đến từ các nước ASEAN. Dụng tâm trấn an các láng giềng Đông Nam Á được nêu bật khi nhân vật này cho biết thêm là Trung Quốc lạc quan về quan hệ với các nước láng giềng và tình hình chung ở vùng Biển Đông.
Cũng trong tuyên bố vào hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tố cáo Nhật Bản, bị cho là thủ phạm phao các tin đồn về kế hoạch của Bắc Kinh muốn thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông.
Trong một bản tin công bố hôm Thứ Sáu 31/01, tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun đã tiết lộ rằng giới chức không quân Trung Quốc đã đề xuất việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) trên Biển Đông, lấy khu vực quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ tay Việt Nam) làm trung tâm điểm.
Dựa trên thông tin đó, cũng hôm Thứ Sáu, cho dù nhấn mạnh rằng đó là những tin đồn chưa được kiểm chứng, Hoa Kỳ đã cảnh báo Trung Quốc về ý đồ thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, điều đó sẽ bị coi là một hành động khiêu khích và đơn phương, làm dấy lên tình hình căng thẳng và gây nên sự hoài nghi nghiêm trọng về cam kết của Trung Quốc là sẽ xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ bằng con đường ngoại giao.
Như để phản bác lại lời cảnh cáo của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khẳng định rằng nước họ có quyền áp dụng mọi biện pháp, bao gồm cả việc thiết lập các vùng nhận dạng phòng không, để bảo đảm an ninh quốc gia. Đối với phát ngôn viên Hồng Lỗi, không ai có quyền đưa ra nhận xét vô trách nhiệm về điều đó.
Vấn đề tuy nhiên là Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và từ nhiều năm nay, vẫn liên tục dùng sức mạnh để áp đặt các yêu sách biển đảo của họ, bất chấp tuyên bố chủ quyền của bốn nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
*****

Hoa Đông, biển Đông: hoà hay chiến?

Việt-Long – RFA - 2014-02-06


Tình hình biển Hoa Đông căng thẳng thêm, với những lời lẽ và hành động leo thang của cả hai bên Nhật Bản lẫn Trung Quốc. Trung Quốc lại có dấu hiệu lăm le xác lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông. Liệu thùng thuốc súng châu Á sẽ nổ ở phía đông hay phía đông nam?

Tình hình giống châu Âu thế kỷ 19?

Tuần qua có những sự kiện liên quan đến Đông Á và biển Đông gây nên mối lo về chiến tranh sắp nổ ra giữa hai cường quốc châu Á, là Trung Quốc và Nhật Bản. Trước hết, trong hội nghị an ninh quốc tế quy tụ  những nhà ngoại giao, quốc phòng hàng đầu của thế giới tại Munich hồi cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại quốc hội Trung Quốc phát biểu rằng quan hệ Nhật-Trung đang ở vào thời điểm xấu nhất, và Trung Quốc sẽ hành động để duy trì sự ổn định trong khu vực. Cùng dự hội nghị, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, năm nay đã 90 tuổi, tuyên bố rằng châu Á ngày nay giống như châu Âu hồi thế kỷ thứ 19, khi các nước liên quan không ai chịu từ bỏ đường lối chiến tranh để giải quyết vấn đề. Quan điểm của TS. Kissinger liệu có báo trước điều không lành chăng?

Nhìn lại 40 năm trước, ông Kissinger là nhà kiến trúc chính sách cho Hoa Kỳ bắt tay với Trung Quốc để khống chế Liên Xô, dù phải bỏ Việt Nam. Cho tới nay, ông đã 90 tuổi, chủ trương của ông vẫn là Mỹ có thể hy sinh bất kỳ đồng minh nào để bắt tay hợp tác với Trung Quốc hùng mạnh để cùng chia chác quyền lợi trên thế giới. Lúc Thủ tướng Phan Văn Khải của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ, ông viết báo cảnh giác Washington phải thận trọng trong mối quan hệ với Việt Nam, đừng để mất đi mối bang giao tốt đẹp với Trung Quốc. Từ những dữ kiện đó, mọi điều phán đoán của ông Kissinger liên quan đến Trung Quốc dường như đều bị ảnh hưởng của lập trường thân Trung Quốc. Sự so sánh tình hình thế giới ngày nay với thế kỷ 19 là hoàn toàn khập khiễng. Nền bang giao quốc tế ngày nay hoàn toàn khác với cả thế kỷ 20, đừng nói tận thế kỷ 19, là khi toàn thế giới chủ trương nuốt chửng lẫn nhau bằng chiến tranh, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, chủ nghĩa thực dân đế quốc thịnh hành, các chế độ dân chủ chỉ mới manh nha bên cạnh các đế chế lâu đời còn vững mạnh, kinh tế thì chỉ dựa vào cướp đoạt tài nguyên nước khác...
Như vậy ý kiến của TS.Kissinger có giá trị nào?
Ông Kissinger là người ủng hộ Trung Quốc, và bài báo đăng trên tờ New York Times lúc Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải sang Mỹ đã có người cho là do Bắc Kinh nhờ viết, hay nói đúng hơn là viết bài có nhuận bút. Tuy nhiên việc thân Bắc Kinh  không gây ảnh hưởng trong nhận định của ông ở Munich, mà chính sự so sánh giữa thế giới ngày nay với thế giới vào thế kỷ 19 mới là căn bản sai lạc để nhận định, vì như đã nói, đó là lúc quan hệ quốc tế còn nghiêng hẳn về phía sử dụng bạo lực quân sự tiêu diệt lẫn nhau. Tuy nhiên chiếu theo những diễn biến gần đây, không phải hoàn toàn vô lý khi nói chiến tranh có thể xảy ra.
Cao giọng đe dọa chiến tranh

Theo lời tuyên bố của bà Phó Anh, chủ tịch Ủy ban đối ngoại của quốc hội Trung Quốc, tại Munich thì người ta thấy rõ Bắc Kinh đang cao giọng đe dọa chiến tranh. Trong khi đó một Ủy ban chính phủ của Nhật Bản cho biết sẽ đề nghị chính quyền giải thích lại hiến pháp Nhật để hủy bỏ lệnh cấm lực lượng quân sự Nhật Bản can thiệp ra bên ngoài biên giới, và quân đội Nhật có thể tiếp sức, yểm trợ đồng minh ở bên ngoài nếu xảy ra xung đột quân sự liên quan tới nước đồng minh đó. Vậy khi nói sự viện dẫn lịch sử của ông Kissinger không có giá trị, liệu chiến tranh có thể vẫn xảy ra chăng? 
  
Về vấn đề Nhật muốn tiếp trợ đồng minh bên ngoài biên giới, ta thấy đồng minh của Nhật hiện nay là Mỹ, sắp tới có thể là Úc, Ấn Độ, và không chừng sau này còn có cả Philippines và Việt Nam nữa. Cho nên tin này rất có ý nghĩa. Và tuy hiện tại cả hai phía đều lớn giọng nói không loại trừ phương tiện chiến tranh, nhưng yếu tố quan trọng nhất, là Trung Quốc chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột quân sự với một cường quốc khác, trước khi đạt tiến bộ kinh tế và kỹ thuật ngang với Mỹ.

Không dễ nuốt

Ngay cả việc xung đột với những nước yếu hơn như Việt Nam, Philippines, Bắc Kinh cũng phải cân nhắc vô cùng thận trọng. Chưa nói tới Nhật Bản là đồng minh chí cốt của Mỹ và có hiệp ước an ninh chung với Mỹ, ngay cả Việt Nam cũng không phải là một mục tiêu dễ nuốt, khi hầu khắp cả thế giới đều chống lại Trung Quốc xâm lược hay áp bức Việt Nam. Mỹ vừa có tiếng nói khá mạnh trong vấn đề này, thậm chí còn sớm sủa và kịp thời hơn là khi Trung Quốc giảnh chiếm không phận nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.

Đó là tiếng nói của Hoa Kỳ cảnh cáo Bắc Kinh đừng nên có ý định xác lập vùng ADIZ ở biển Đông. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf họp báo tuyên bố rằng bất kỳ hành động nào tương tự như vậy sẽ bị coi là hành động khiêu khích và đơn phương, có thể làm tăng thêm căng thẳng. Tuy nhiên bà Marie Harf không quên nhấn mạnh rằng tin tức về vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông chưa được xác nhận.

Căn nguyên của sự việc này là bản tin của nhật báo Asahi của Tokyo cho hay không quân Trung Quốc đã đề nghị lập một vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông, lấy Hoàng Sa làm trọng tâm. Đây là một tin rất chính xác dù chỉ mới có môt nguồn cung cấp. Vì vậy phát ngôn viên Marie Harf nói thêm,nguyên văn là “Washington muốn nói thật rõ rằng các bên liên quan không được xác định một vùng nhận dạng phòng không hay bất kỳ quy định hành chánh nào mà có thể hạn chế hoạt động của các phía khác trong những vụ tranh chấp lãnh thổ” Bà nói thêm rằng Hoa Kỳ tất nhiên sẽ khuyến cáo Trung Quốc đừng làm như thế.
Lập trường của Hoa Kỳ rất rõ ràng trong vấn đề này, vậy liệu Trung quốc có tiến hành xác lập ADIZ biển Đông không?
Chưa đủ sức

Câu trả lời có thể là ít nhất trong vòng vài năm tới Trung Quốc chưa thể lập một vùng ADIZ theo đường lưỡi bò. Tin của Asahi Shimbun nói vùng ADIZ đó có trọng tâm ở Hoàng Sa, nên nếu có chăng cũng không thể bao trùm biển Đông theo đường lưỡi bò tới tận Trường Sa.

Về mặt quân sự, hiện nay không quân Trung Quốc chưa đủ mạnh để khống chế không phận toàn biển Đông. Chính vì thế mà Bắc Kinh cao giọng rêu rao về lực lượng hàng không mẫu hạm, ý nói sẽ mạnh như hạm đội 7 của Hoa Kỳ để thống trị biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc chưa đủ khả năng hình thành một hải đội tác chiến HKMH giống như của Hoa Kỳ, với tất cả lực lượng không quân, hải quân trực thuộc gồm hằng trăm phi cơ oanh tạc chiến đấu và những tàu ngầm tấn công chạy năng lượng hạt nhân, phóng hoả tiễn hạt nhân...  quanh chiếc tàu thống soái đó.


Hải đội cỡ HKMH Liêu Ninh chưa chắc chống nổi tàu ngầm, phi cơ hỏa tiễn của Việt Nam, chưa nói đến Nhật hay Mỹ.
Tóm lại, rõ ràng Trung Quốc chưa sẵn sàng cho chiến tranh. Trong khi đó Nhật Bản lại ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng không phải vì thế mà Nhật muốn khai chiến, vì Nhật cũng không dễ thắng Trung Quốc như đã từng thắng nhà Thanh ở Triều Tiên năm 1895 và đánh tan hạm đội Nga ở Tsushima (Đối mã) năm 1905. Lịch sử không bao giờ lặp lại giống hệt nhau!
Chắc chắn Tokyo cũng không thể "tiên hạ thủ vi cường" vì đã có đồng minh Hoa Kỳ luôn luôn muốn duy trì hoà bình trên khắp thế giới.
Nhà tư bản luôn luôn cần ổn định để kiếm tiền cho đầy túi. Trung Quốc đang muốn làm nhà tư bản hàng đầu thay cho Mỹ, thì Trung Quốc cũng phải mong ổn định, mặc dù có lên gân hù dọa tới đâu chăng nữa.
*****

Mỹ-Nhật ngăn Trung Quốc mở vùng phòng không trên Biển Đông


RFI - Chủ nhật 09 Tháng Hai 2014


  

Trọng Nghĩa

 

Khả năng Trung Quốc thiết lập thêm một vùng nhận dạng phòng không mới trên Biển Đông tiếp tục gây lo ngại. Hôm 07/02/2014 vừa qua, hai Ngoại trưởng Mỹ và Nhật đã nhất trí với nhau là sẽ nỗ lực ngăn cản, không cho Trung Quốc mở rộng vùng phòng không mà Bắc Kinh đã thiết lập trên Biển Hoa Đông qua các vùng biển khác, có thể là trên Biển Đông.

Theo báo chí Nhật Bản, nhân cuộc tiếp xúc tại Washington, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và đồng nhiệm Mỹ John Kerry đã chia sẻ quan điểm theo đó Nhật Bản và Hoa Kỳ đều không chấp nhận vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc tuyên bố trên Biển Hoa Đông, bao trùm lên vùng quần đảo Senkaku đang do Nhật Bản quản lý.
Bên cạnh đó, hai Ngoại trưởng đã khẳng định rằng Washington và Tokyo sẽ phối hợp với các quốc gia khác hiện đang quan ngại trước hành động của Bắc Kinh, để đối phó với khả năng Trung Quốc mở rộng vùng phòng không của họ để bao trùm lên những khu vực tại Biển Đông, nơi Trung Quốc cũng đang tranh giành chủ quyền với các láng giềng Đông Nam Á.
Về phần mình, Ngoại trưởng Nhật Kishida nhấn mạnh rằng mặc dù nước ông không hề thay đổi lập trường xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc theo hướng hai bên cùng có lợi, thế nhưng Nhật Bản không thể chấp nhận vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trên Biển Hoa Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng xác nhận rằng Hoa Kỳ phản đối vùng phòng không đó của Trung Quốc, và nhắc lại rằng lập trường của Hoa Kỳ vẫn là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi áp dụng của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, trong đó có quy định nghĩa vụ của Hoa Kỳ phải bảo vệ Nhật Bản.
Ngoài hồ sơ Biển Đông và Biển Hoa Đông, hai Ngoại trưởng Mỹ và Nhật đã đồng ý tăng tốc độ đàm phán về Thỏa thuận tự do mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương đang trong vòng đúc kết, với sự tham gia của Mỹ, Nhật cùng nhiều nước khác trong đó có Việt Nam.

*****

Trung Quốc hạ giọng trước chỉ trích "bành trướng" của lãnh đạo Ấn Độ


Hồng Thủy - GDVN - 26/02/14

"Lịch sử đã chứng minh Trung Quốc chưa từng chủ động phát động chiến tranh xâm lược để chiếm một tấc đất nào"?!


  
The Wall Street Journal ngày 25/2 phân tích, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 24/2 đã tìm cách giảm nhẹ căng thẳng vấn đề tranh chấp biên giới với Ấn Độ, né tránh phản bác gay gắt chỉ trích của ứng viên Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Cuối tuần trước, ông Narendra Modi đã tới thăm và vận động tranh cử tại khu vực biên giới Trung - Ấn, gần nơi tranh chấp giữa 2 nước, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh cần bỏ ngay tư duy bành trướng lãnh thổ, bởi sẽ không có ai chấp nhận điều đó.
Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng khá "nhẹ nhàng" trước chỉ trích này bằng câu nói: "Lịch sử đã chứng minh Trung Quốc chưa từng chủ động phát động chiến tranh xâm lược để chiếm một tấc đất nào"?! Bà Oánh nói thêm, tranh chấp lãnh thổ Trung - Ấn và vấn đề "phức tạp, nhạy cảm do lịch sử để lại."

Tuy nhiên, khi phản ứng trước chỉ trích của Philippines về việc tàu Trung Quốc phụt vòi rồng xua đuổi 14 tàu cá Philippines ngoài bãi cạn Scarborough hôm 27/1 thì bà Oánh tỏ thái độ hoàn toàn khác.


Hoa Xuân Oánh cho rằng tàu Cảnh sát biển (đã phụt vòi rồng xua đuổi ngư dân Philippines đến ngư trường truyền thống của họ - PV) là "duy trì trật tự, bảo vệ chủ quyền" của Trung Quốc?!

The Wall Street Journal bình luận, so sánh phản ứng của Trung Quốc với Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines có thể thấy rằng thái độ của Bắc Kinh với New Delhi nhún nhường hơn cả. 

Chuyên gia quan hệ Trung - Ấn Harsh V. Pant từ học viện King vương quốc Anh cho rằng, do Ấn Độ không bao lâu nữa sẽ có chính phủ mới nên phản ứng của Trung Quốc với Ấn Độ cũng hòa nhã hơn.

Sở dĩ có sự khác biệt này theo Harsh V. Pant là vì Bắc Kinh lo ngại Ấn Độ phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản và các nước láng giềng mà Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ. 

Có khả năng Bắc Kinh cho là, nếu đẩy Ấn Độ về phía những nước "đối địch" với (tham vọng, ý đồ bành trướng của) Trung Quốc thì sẽ bất lợi, ít nhất trong thời gian ngắn Bắc Kinh nên phản ứng hòa hoãn với New Delhi.

Mặc dù lo ngại các nước nhỏ ở châu Á liên kết lại với nhau vì thấy mối uy hiếp từ Trung Quốc, Bắc Kinh đã kam kết cải thiện quan hệ với ASEAN, nhưng hải quân Trung Quốc vẫn không ngừng biểu hiện sự hung hăng của họ trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

*****

Trung Quốc lợi dụng vụ máy bay Malaysia mất tích để ra oai với các láng giềng

 RFI - Thứ ba 11 Tháng Ba 2014

Trung Quốc đã cho tái bố trí 10 vệ tinh để tìm kiếm dấu vết chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích. Quyết định này, cũng như việc cử các phương tiện hải quân hùng hậu xuống Biển Đông cùng tham gia cứu nạn, đã được hệ thống tuyên truyền của Bắc Kinh loan báo rầm rộ trong ngày 11/03/2014. Theo giới quan sát, động thái này không ngoài mục đích ra oai với các nước trong khu vực, vốn đang kháng lại các đòi hỏi chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông.

Theo nhật báo của quân đội Trung Quốc, các vệ tinh với độ phân giải cao, mà trung tâm điều khiển đặt tại căn cứ Tây An ở miền Bắc, sẽ được sử dụng vào việc chỉ hướng đi, quan sát thời tiết, thông tin liên lạc và vào các công việc khác của chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines. 
Ngoài việc sử dụng vệ tinh, Trung Quốc còn cử một lực lượng hải quân hùng hậu và hiện đại xuống Biển Đông để tham gia chiến dịch tìm kiếm cùng với một chục nước khác, từ Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, cho đến Đài Loan, Úc, New Zealand và Mỹ. 
Theo Tân Hoa Xã, tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn – lớn nhất và hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc - xuất phát từ thành phố Trạm Giang (Quảng Đông) hôm 09/03/2014 đã tới vùng biển phía nam Việt Nam vào sáng nay, chở theo phi cơ trực thăng, nhân viên cứu hộ và hơn 50 lính thủy quân lục chiến cùng một đơn vị thợ lặn. 
Cùng với chiếc Tỉnh Cương Sơn, một khu trục hạm cỡ nhỏ khác của Trung Quốc, chiếc Miên Dương đã có mặt trong khu vực để tham gia tìm kiếm và hai chiến hạm khác là hộ tống hạm trang bị tên lửa dạn đạo Hải Khẩu và tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn cũng đang trên đường xuống Biển Đông. 
Thái độ sốt sắng của Trung Quốc trong việc tham gia tìm kiếm có thể được giải thích bằng sự kiện là gần hai phần ba trong số 239 người trên chuyến bay MH370 bị mất tích là công dân Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã cho rằng dụng tâm chủ yếu của Bắc Kinh là tranh thủ cơ hội này để phô trương uy lực, ra oai với các láng giềng. 
Tờ báo trên mạng Quartz trong một bài nhận định công bố hôm nay, ghi nhận là vụ chiếc máy bay chở nhiều người Trung Quốc bị mất tích làmột cơ hội để Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy chiến lược có từ một thập kỷ nay:  mở rộng sự can dự cả về quân sự lẫn ngoại giao vào vùng Đông Nam Á, nơi vốn nằm trong vùng ảnh hưởng của Mỹ.
 
*****

Lợi dụng tình hình Crimea, Trung Quốc âm mưu ngư ông đắc lợi Biển Đông


NTD.ORG - Thứ bảy, 22/03/2014

Chậm và kín đáo, nhưng Trung Quốc đang gia tăng sức ép trên Biển Đông. Khi cả thế giới đang dồn sự chú ý vào Crimea, hôm 10/3 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã “trục xuất” 2 tàu Philippines ra khỏi khu vực bãi Cỏ Mây.
News Week ngày 21/3 phân tích lý do tại sao Trung Quốc bỏ phiếu trắng dự thảo nghị quyết lên án cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea hôm 16/3 do Mỹ soạn thảo đệ trình Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Vào ngày Nga chính thức sáp nhập Crimea, Tổng thống Vladimir Putin đã nói về đồng minh của mình: “Chúng tôi rất biết ơn đối với người dân và các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ đã luôn luôn xem xét bối cảnh lịch sử và chính trị đầy đủ trong vấn đề Ukraine và Crimea.”
Hơn một tháng qua diễn ra cuộc khủng hoảng trên bán đảo Crimea, Trung Quốc đứng về bên nào? Nga hay Mỹ và phương Tây? Câu trả lời là Bắc Kinh không muốn nghiêng về bên nào, bất chấp thực tế Bắc Kinh đã luôn nỗ lực duy trì liên minh truyền thống với Moscow.
Khi 2 cựu siêu cường Chiến tranh Lạnh đang tham gia vào cuộc xung đột ngoại giao Ukraine, Trung Quốc – một siêu cường mới nổi đang ngồi chắc chắn trên băng ghế dự bị. Bắc Kinh tìm mọi cách để không bị lôi kéo nghiêng về bên nào, đặc biệt là việc đụng chạm đến vấn đề nhạy cảm nhất với Trung Quốc, đó là “toàn vẹn lãnh thổ”.
Quan điểm của Trung Quốc là không loại bỏ bất kỳ tùy chọn nào nếu họ không bị bắt buộc. Bắc Kinh tìm cách duy trì quan điểm trung dung, nhưng điều này bao giờ nói cũng dễ hơn làm. Bắc Kinh rất sành trong vấn đề này, Jonathan D. Pollack, một chuyên gia Viện Brookings về chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhận xét.


Bất chấp quan hệ đồng minh chiến lược và nhiều lợi ích chung ràng buộc, Bắc Kinh vẫn mưu tính lợi ích cho riêng mình khi phải đối mặt với vấn đề Crimea tại Hội đồng Bảo an, để mình Nga cô độc phủ quyết.
Những năm gần đây Nga và Trung Quốc đã trở nên ngày càng thân thiết, ngay sau khi nhậm chức Tập Cận Bình đã đi thăm Moscow. Quan hệ thương mại song phương được mở rộng, một tập hợp các hợp đồng năng lượng đã được ký năm ngoái sẽ bơm lượng dầu mỏ giá trị 85 tỉ USD từ Nga sang Trung Quốc trong 10 năm tới.
Trên bình diện quốc tế, Nga và Trung Quốc thường sát cánh bên nhau, thống nhất quan điểm chống lại sự can thiệp của phương Tây vào các vấn đề từ Syria cho đến Sundan.
Nhưng trong vấn đề Crimea, Trung Quốc đã không đi quá xa để bỏ phiếu phủ quyết dự thảo của Mỹ mà bỏ phiếu trắng trong khi Moscow phủ quyết. Sự mâu thuẫn của Bắc Kinh như một đòn giáng vào Moscow, Mỹ và phương Tây nhanh chóng thổi bùng sự thờ ơ của Trung Quốc để làm nổi bật sự cô lập Kremlin.
Độc lập, chủ quyền  và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề quan trọng với Trung Quốc, chủ đề trưng cầu dân ý đặc biệt nhạy cảm đối với Bắc Kinh vì Đài Loan và Tây Tạng.


Bonnie Glaser, một cố vấn cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế bình luận, mối quan tâm cốt lõi của Trung Quốc về một cuộc trưng cầu dân ý ở bất cứ nơi nào trên thế giới có liên quan đến quyền tự quyết là nguy cơ một hoạt động như vậy được tổ chức tại Đài Loan.
Tương tự như vậy, Trung Quốc lo ngại các phong trào ly khai đang diễn ra ở Tây Tạng. Vụ Criema ly khai Ukraine thành công càng làm gia tăng mối lo ngại về vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh tại Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương.
Chiến thuật của Trung Quốc cho đến nay là trung dung, có rất ít khả năng Bắc Kinh sẽ tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây trả đũa Nga. Tập Cận Bình đang theo dõi diễn biến tại Ukraine một cách hết sức thận trọng.
Khủng hoảng Crimea còn kích thích các phần tử dân tộc cực đoan trong nội bộ Trung Quốc kêu gọi bành trướng chiếm các đảo trên “vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp”, tức Biển Đông và Hoa Đông khi họ đặt câu hỏi, người Nga có thể lấy Crimea, tại sao Trung Quốc lại không thể lấy các đảo đang có tranh chấp với láng giềng?! Một luận điệu tham vọng nguy hiểm.
Tập Cận Bình và các đồng minh của ông ở Bắc Kinh phải quản lý xu thế tâm lý hiếu chiến này một cách cẩn thận, họ đãng cưỡi trên lưng hổ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và thường thì tâm lý này thường chạy trước các tình cảm tích cực, Kupchan, một nhà nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nhận xét.


Chậm và kín đáo, nhưng Trung Quốc đang gia tăng sức ép trên Biển Đông. Khi cả thế giới đang dồn sự chú ý vào Crimea, hôm 10/3 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã “trục xuất” 2 tàu Philippines ra khỏi khu vực bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan yêu sách “chủ quyền”, Philippines đang duy trì quân đồn trú tại đây).
Nếu Putin được xem là lấy Crimea thành công, có thể khuyến khích Trung Quốc nghĩ rằng các hành động đơn phương (cưỡng chế, chiếm đoạt) cũng có thể thành công.
Bonnie Glaser nhận xét, nếu Mỹ được xem như miễn cưỡng chống lại Putin, thì người Trung Quốc sẽ nghĩ rằng họ có nhiều không gian để cứng rắn hơn, sử dụng các công cụ khác nhau theo ý của họ để cố gắng khẳng định “quyền lợi” của họ, Biển Đông và Hoa Đông là nơi có thể xảy ra điều này.
Giới hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đang đặc biệt chú ý đến sự phát triển của cục diện Đông Âu với một con mắt thận trọng không muốn khuyến khích ly khai thoặc thiết lập tiền lệ cho việc thế giới quan hệ với khu vực ly khai, nhưng con mắt còn lại của họ đang tò mò về những gì có thể giúp Trung Quốc kiếm lợi ích cho riêng mình.
(Theo Giáo Dục)
*****
Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bản đồ cổ Trung Quốc không có Tây Tạng, Tân Cương và Mãn Châu Lý

Trần Đức Anh Sơn gởi từ Việt Nam

Trong hai ngày 1 và 2/4/2014 một số tờ báo uy tín trên thế giới như: TIME, FOREIGN POLICY, THE SYDNEY MORNING HERALD… đã đăng bài phản ánh sự kiện ngày 28/3/2014, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc trong tuần vừa qua. Đây là tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 - 1795) do nhà bản đồ học người Pháp là JEAN-BAPTISTE BOURGUIGNON D’ANVILLE vẽ, được 1 nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735. Trên tấm bản đồ này lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm các vùng: Tibet (Tây Tạng), Xinjiang (Tân Cương), Manchuria (Mãn Châu Lý). Các đảo Hải Nam và Đài Loan trên bản đồ này thì được tô màu khác với lãnh thổ Trung Hoa. Tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.


  
TIME và THE SYDNEY MORNING HERALD bình luận đây là CÁI TÁT (a slap) của bà đầm thép Merkel dành cho ông Tập. FOREIGN POLICY thì nói đây là một THÔNG ĐIỆP (a message) của bà Merkel đối với chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc hiện nay.

Chủ tịch Trung Quốc không thể từ chối món quà của Thủ tướng Đức nên đành nhận bản đồ đưa về Bắc Kinh. Tuy nhiên, tờ NHÂN DÂN NHẬT BÁO của đảng Cộng Sản Trung Quốc, khi tường thuật về chuyến đi châu Âu của họ Tập đã “lờ tịt” món quà tặng là tấm bản đồ đặc biệt này. Trong khi đó nhiều phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc, kể cả TÂN HOA XÃ, có tường thuật việc Chủ tịch Tập Cận Bình nhận bản đồ do Thủ tướng Angela Merkel tặng, thì không in hình tấm bản đồ của D’ ANVILLE mà thay thế bằng tấm bản đồ vẽ tay của nhà vẽ bản đồ người Anh JOHN DOWER vẽ, xuất bản tại London (Anh) năm 1844 với nhiều chi tiết có lợi cho Trung Quốc, trừ tờ TÂN VĂN TRUNG TÂM (NEWS SINA) đăng đúng hình tấm bản đồ bà Merken trao tặng.

Bình luận sự kiện này, một số cây bút người Trung Quốc viết:  “Một món quà quá khó xử ” (Hoa Qian), “Merkel đang cố gắng hợp pháp hóa những phong trào đòi độc lập ở Tây Tạng và Tân Cương” (Xiao Zheng), “Người Đức rõ ràng là đang có những cuộc vận động kín đáo” (Liu Kun), còn một độc giả internet khác thì đặt câu hỏi: “Điều này là có thể được sao? Tây Tạng, Tân Cương, (lãnh thổ) Đông Bắc ở đâu? (Chủ tịch) Tập đã phản ứng như thế nào?” (Nguồn: “A Merkel, a Map, a Message to China”, FOREIGN POLICY, ngày 1/4/2014).
Description: 1

Tấm ảnh này bà Merkel đang chỉ tay vào đảo Hải Nam này được tờ TIME chú  thích rất hay: “So China stops here?” [Vậy là (ranh giới) Trung Quốc dừng lại ở đây sao?].

Theo tôi, đây không phải là một “sự cố ngoại giao” như một vài bình luận của báo chí nước ngoài mà là món quà có chủ đích của Thủ tướng Đức dành cho tham vọng bành trước của Trung Quốc, bởi người Đức làm gì cũng cẩn thận, tính toán tỉ mỉ, lường xét hậu quả rất nghiêm cẩn.

Quả là một CÁI TÁT ĐÍCH ĐÁNG cho ông Tập Cận Bình và ban lãnh đạo Trung Quốc trước những tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ.

Tin thêm: Tối qua tại địa chỉ: http://news.sina.com.cn/c/2014-03-31/031029827894.shtml  có phần bình luận trực tuyến về sự kiện này của Thôi Hồng Kiến, Chủ tịch Phòng nghiên cứu Hoan Minh thuộc Ban Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc. Ông ta đã  chỉ trích món quà này.

Xem thông tin liên quan tại các đường link dưới đây:

*****

Đức tặng Trung Quốc bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa


Tuổi Trẻ - Thanh Niên - Đà Nẵng - Thứ Tư, 2/4/2014

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của VN, nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc trong tuần vừa qua.


 Trong hai ngày 1 và 2-4 một số tờ báo uy tín trên thế giới như Time, Foreign Policy, The Sydney Morning Herald… đã đăng bài phản ánh sự kiện này.
Đây là tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 - 1795) do nhà bản đồ học người Pháp là Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được 1 nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735.
Trên tấm bản đồ này lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm các vùng Tibet (Tây Tạng), Xinjiang (Tân Cương), Manchuria (Mãn Châu Lý). Các đảo Hải Nam và Đài Loan trên bản đồ này thì được tô màu khác với lãnh thổ Trung Hoa.
Tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.


Trần Đức Anh Sơn
*****

Quà bản đồ “nhạy cảm” của Thủ tướng Merkel


Tuổi Trẻ Online - 04/04/2014

Trong hai ngày 1 và 2-4, nhiều tờ báo uy tín trên thế giới như: Time, Foreign Policy (FP), The Sydney Morning Herald (SMH)... đã đăng tin bài phản ánh sự kiện ngày 28-3, Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một tấm bản đồ cổ sau tiệc chiêu đãi.


Tấm bản đồ tên là China Proper (Trung Quốc đích thực), do nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ, dựa trên các cuộc khảo sát địa lý do các nhà truyền giáo Dòng Tên thực hiện trước đó, và được một nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735.
Điều đáng chú ý là trên tấm bản đồ này, các vùng Tibet (Tây Tạng), Xinjiang (Tân Cương), Manchuria (Mãn Châu Lý) không thuộc lãnh thổ Trung Quốc, còn các đảo Hải Nam và Đài Loan được tô màu khác với màu của những vùng thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.
Đây chính là nguyên nhân khiến báo chí phương Tây xôn xao bình luận về mục đích Thủ tướng Merkel tặng tấm bản đồ này cho Chủ tịch Tập Cận Bình.
Món quà gây khó xử
Trên tờ Time (1-4-2014) có bài viết “Có lẽ các nguyên thủ quốc gia không nên tặng bản đồ như một món quà”. Tờ SMH (2-4-2014) có viết “Cái đét từ tấm bản đồ Trung Quốc lịch sử của bà Angela Merkel”. Còn bài “Một Merkel, một tấm bản đồ, một thông điệp cho Trung Quốc” trên tờ FP (1-4-2014) thì cho đây là một “thông điệp” của thủ tướng Đức đối với chính sách về lãnh thổ của Trung Quốc hiện nay.
Cây bút Rachel Lu của FP bình luận: “Bản đồ lịch sử là một vấn đề nhạy cảm ở Trung Quốc. Mỗi một học sinh Trung Quốc đều phải học rằng Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) phải là những phần không thể tách rời của Trung Quốc”, nhưng tấm bản đồ của D’Anville lại phủ nhận điều này.
Tờ Time phản ánh lời một cư dân mạng người Trung Quốc phát biểu: “Chúng tôi luôn nói rằng những khu vực trên là một phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại. Vậy mà bà Merkel lại nói với chúng tôi rằng thậm chí đến thế kỷ 18 những khu vực ấy vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
FP còn dẫn lời một số cây bút người Trung Quốc phản ứng và bình luận về sự kiện này: “Một món quà quá khó xử” (Hoa Qian), “Bà Merkel đang cố gắng hợp pháp hóa những phong trào đòi độc lập ở Tây Tạng và Tân Cương” (Xiao Zheng), “Người Đức rõ ràng là đang có những cuộc vận động kín đáo” (Liu Kun).
Cố tình thay bản đồ
Theo Time, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc tránh đề cập về món quà. Tờ Nhân Dân Nhật Báo đưa tin rất tỉ mỉ về chuyến công du châu Âu của ông Tập Cận Bình nhưng đã bỏ qua sự kiện Thủ tướng Merkel tặng bản đồ.
Còn Tân Hoa xã và nhiều phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc (trừ tờ Tân Văn Trung Tâm) có đưa tin sự kiện bà Merkel tặng bản đồ nhưng đã không in hình tấm bản đồ xuất bản năm 1735 của D’Anville, mà thay bằng tấm bản đồ vẽ tay của nhà bản đồ học người Anh John Dower (xuất bản tại London năm 1844) với nhiều chi tiết có lợi cho Trung Quốc.
Nhiều người cho rằng sai sót cố tình này đã được người đọc phát hiện nhưng không được truyền thông Trung Quốc ghi nhận hay đính chính, chứng tỏ họ cố tình làm như thế để “khắc phục hệ quả” từ tấm bản đồ của D’Anville.
Thật ra, tấm bản đồ China Proper của D’Anville không phải là phát hiện gì mới bởi trong các thế kỷ 16-19, các nhà bản đồ học và các nhà địa lý học châu Âu đã vẽ rất nhiều bản đồ Trung Quốc tương tự bản đồ của D’Anville.
Trong sưu tập bản đồ cổ mà chúng tôi sưu tầm trong đề tài “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa” và sưu tập bản đồ do kỹ sư Trần Thắng sưu tầm và trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng có khoảng 20 tấm bản đồ tương tự, được vẽ trong các thế kỷ 18-19.
Vì thế, khi đọc được thông tin trên báo về món quà bản đồ cổ của thủ tướng Đức, Trần Thắng đã viết mail cho tôi: “Tấm bản đồ này cũng tương tự như sưu tập bản đồ chứng minh Trung Quốc không có chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa của chúng ta. Chúng ta có nhiều hơn rất nhiều, đã công bố rộng rãi trong nước và đưa lên Internet, nhưng mức độ phổ biến và hiệu ứng của công tác tuyên truyền này chưa nhiều. Vì thế cần phải quảng bá những tấm bản đồ chứng minh chủ quyền của chúng ta và bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc nhiều hơn nữa”.
Trần Đức Anh Sơn
*****

"Vụ 981: Tập Cận Bình đang tìm cách đối phó phản ứng của Việt Nam"


GDVN - Hồng Thủy - 16/05/14 

Tập Cận Bình là người thực dụng. Đặt giàn khoan 981 là một phần của kế hoạch lớn hơn, và đây không phải hành động khiêu khích mới nhất chúng ta sẽ thấy.


 ABS CBN News ngày 16/5 dẫn lời học giả Ernie Bower, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) bình luận, Việt Nam với hàng ngàn năm kinh nghiệm trong quan hệ phức tạp với Trung Quốc đã cố gắng hết sức để không mắc bẫy Bắc Kinh ở Biển Đông.

Chiến dịch gây áp lực của Bắc Kinh đối với Việt Nam bao gồm việc kéo giàn khoan 981 hạ đặt (bất hợp pháp) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt nam cũng như các cuộc đụng độ trên Biển Đông có khả năng là 1 phần của chiến lược phát triển quân sự cứng rắn mà Bắc Kinh theo đuổi kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Bower nói rằng ông sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc áp đặt cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như họ đã từng làm trên biển Hoa Đông và vấp phải sự phản đối kịch liệt của Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc.
"Chúng ta thấy Tập Cận Bình (là người) thực dụng. Điều này thực sự là một phần của một kế hoạch lớn hơn, và đây không phải hành động khiêu khích mới nhất chúng ta sẽ thấy", Bower nhận xét.

Ngày 16/5, tờ Bloomberg bình luận, Tập Cận Bình đang phải xem xét làm thế nào để đối phó với phản ứng giận giữ của Việt Nam trong vụ giàn khoan 981, một trong những nỗ lực của Bắc Kinh hòng ngăn chặn Đông Nam Á đoàn kết thành một khối chống âm mưu bành trướng Biển Đông.

Những phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam có "nguy cơ" phá hoại chính sách Tập Cận Bình đã chế ra để củng cố quyền lực từ khi nhậm chức - thặt chặt quan hệ với một số nước ASEAN trong khi leo thang và thách thức trên Biển Đông.

Bất kỳ những động thái leo thang nào của Trung Quốc trên Biển Đông cũng có thể đẩy khu vực Đông Nam Á thắt chặt quan hệ hơn nữa với Mỹ và Nhật Bản.

"Nếu Trung Quốc tiếp tục gây rắc rối với các nước láng giềng nhỏ hơn họ sẽ tạo ra cảm giác khó chịu về việc bị 1 láng giềng to xác chà đạp. Người Trung Quốc không muốn Mỹ can thiệp nhưng hành động của họ đang đẩy các nước láng giềng tới chỗ kêu gọi sự giúp đỡ từ Mỹ", giáo sư Sreeram Chaulia, Hiệu trưởng trường Quan hệ quốc tế Jidal, Ấn Độ nói với Bloomberg.

Partrick Cronin, Giám đốc chương trình An ninh Châu Á-Thái Bình Dương từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ bình luận: "Lãnh đạo Trung Quốc đang thử nghiệm một mô hình chấp nhận rủi ro bằng các sử dụng ép buộc để khẳng định, kiểm soát yêu sách lãnh thổ hàng hải của mình".

"Tập Cận Bình muốn các nước láng giềng phải lựa chọn giữa hợp tác theo các điều kiện của Trung Quốc hoặc phải đối mặt với chiến thuật tăng áp lực và cản trở của Trung Quốc", Patrick Cronin nhận xét.

*****

 

HD 98: Mạng internet Trung Quốc bốc lửa vì phản ứng của Việt Nam

RFI - Thứ bảy 17 Tháng Năm 2014

Vụ Trung Quốc mang giàn khoan dầu xuống cắm tại vùng quần đảo Hoàng Sa đã bị công chúng Việt Nam cực lực phản đối, với nhiều cuộc biểu tình liên tiếp. Tại Trung Quốc, không có biểu tình, nhưng các cuộc tấn công Việt Nam đã rộ nở trên các mạng xã hội.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt ghi nhận :
Những kẻ phóng hỏa tại Việt Nam đã làm các mạng xã hội tại Trung Quốc bốc lửa. Một cư dân mạng đã kêu gọi người Trung Quốc: Tại sao lại không tẩy chay hàng Việt Nam ? Tại sao không đập phá xe hơi của họ, không cướp phá cửa hàng của họ ?.
Một người khác thì đề nghị : Tại sao không rút vốn đầu tư Trung Quốc về ? Từ rày trở đi, người Trung Quốc chúng ta không thèm làm việc với họ (người Việt Nam) nữa. Chúng ta cũng có thể đến biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Việt Nam.
Một cư dân mạng khác thì đòi lấy lại các lãnh thổ đang tranh chấp, càng sớm càng tốt, không để cho các láng giềng kịp trở tay.
Những phản ứng gọi là ái quốc như trên không mới lạ, và mỗi khi một vấn đề lãnh thổ tạo ra tranh chấp giữa Trung Quốc và các láng giềng, là các mạng xã lại bốc lửa.
Có rất ít người đưa ra lời lẽ làm dịu tình hình, ví dụ như cư dân mạng đã yêu cầu người Việt Nam ngưng tấn công vào công nhân Trung Quốc, giải thích rằng thật ra các công nhân đó không liên can gì đến vụ tranh chấp, và cũng không làm gì được.
Trên trang web của Hoàn Cầu Thời báo, người này đã viết: Hãy ghét chính quyền Trung Quốc, nhưng đừng ghét người Trung Quốc.
Lời bình luận này dường như đã lọt lưới guồng máy kiểm duyệt của chính quyền Trung
*****

Tập Cận Bình phản đối liên minh quân sự


BBC - Thứ tư, 21 tháng 5, 2014

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo một số quốc gia châu Á, dù không nêu đích danh, về chuyện lập liên minh trong đó có liên minh quân sự với các nước khác.
Ông cũng cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ vốn trở nên căng thẳng trong những năm gần đây, nhất là ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Tập nói tại Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) ở Thượng Hải: "Tăng cường các liên minh quân sự nhắm vào bên thứ ba là không có lợi cho việc giữ gìn an ninh chung trong vùng."
Trong khi đó Tân Hoa Xã nói ông Tập cho rằng "cần phải kiên trì giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình, phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phản đối vì tư lợi mà gây nên vụ việc, làm gia tăng mẫu thuẫn, phản đối hy sinh lợi ích láng giềng và hại người lợi mình."
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng dẫn lời ông Tập nói Bắc Kinh "hoan nghênh các bên phát huy vai trò tích cực và mang tính xây dựng cho an ninh và hợp tác của châu Á, nỗ lực thực hiện song phương cùng thắng, đa phương cùng thắng và các bên cùng thắng."
Việt Nam đơn độc?
Các hãng tin phương Tây cũng dẫn lời ông Tập nhấn mạnh "các vấn đề ở châu Á cuối cùng vẫn phải do người châu Á giải quyết" và dẫn ngạn ngữ Kazakhstan "thổi đèn của người khác chỉ làm cháy râu mình" khi nói về quyền tự quyết về an ninh của các nước.
Lời cảnh báo không nên lập liên minh chống bên thứ ba của Trung Quốc được đưa ra trước sự có mặt của các quan chức cao cấp từ 40 nước trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin và Phó Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Thị Doan.



Hiện chưa thấy báo chí Việt Nam đưa tin về chuyện bà Doan đã nói gì tại hội nghị.
Trước đó khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh ở Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn của Trung Quốc đã chỉ trích Việt Nam quấy nhiễu "hoạt động tác nghiệp chính đáng trên vùng biển Tây Sa" và khẳng định "không ai có thể ngăn được" việc làm của Bắc Kinh.
Về phía Việt Nam, ông Thanh nói Việt Nam "sẽ hết sức kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển".
Hãng tin Reuters cũng nói Truyền hình Trung ương Trung Quốc chiếu trực tiếp cảnh ông Tập đón lãnh đạo các nước tới CICA nhưng không chiếu cảnh vị chủ tịch bắt tay với các đại diện từ Việt Nam, Philippines và Nhật Bản.
Chủ tịch Trung Quốc cũng đề nghị biến CICA, hiện có 24 nước thành viên và hơn 10 quan sát viên, trở thành diễn đàn đối thoại an ninh.
*****

Trung Quốc ảo tưởng khu vực sẽ phải chấp nhận sự thống trị ở Biển Đông


Hồng Thủy - GDVN - 25/05/14

Tờ The Epoch Times ngày 24/5 bình luận, nhiều nhà phân tích Mỹ cho rằng vụ Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là động thái báo hiệu cho Washington và các nước ASEAN, Trung Quốc có kế hoạch kiểm tra (nắn gân) các cam kết của Mỹ với đồng minh và đối tác của họ ở khu vực trước sự "quyết đoán" của Bắc Kinh.
"Trung Quốc đang nói với các nước láng giềng rằng, bạn có chắc chắn muốn gia nhập trục tái cân bằng chiến lược của Mỹ hay không", một chuyên gia Trung Quốc nhận xét.
Nhiều chiến lược của Washington tập trung vào xây dựng nỗ lực quốc tế hỗ trợ các bên liên quan thách thức sự cứng rắn của Trung Quốc trên các diễn đàn như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và diễn đàn khu vực ASEAN. Đồng thời, Mỹ thúc đẩy phát triển các mối quan hệ với các bên tranh chấp ở Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Hoa Kỳ cũng đang tìm cách cải thiện quan hệ quân sự với mục tiêu giúp tăng cường nhận thức về lĩnh vực quân sự của các nước này. Kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan 981, hải quân Mỹ đã tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Mỹ và ít nhất là một số nước ASEAN hy vọng gia tăng áp lực quốc tế sẽ đẩy Trung Quốc đến sự thỏa hiệp xung quanh luật pháp quốc tế như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Philippines đã khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc năm ngoái, và các nhà quan sát cho rằng Việt Nam cũng sẽ khởi động một tiến trình tố tụng tương tự.
Tuy nhiên theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng những chính sách này chưa chắc phát huy hiệu quả, ít nhất là trong ngắn hạn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định đanh thép: “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”
"Từ quan điểm của Trung Quốc, họ không cho là mình sẽ phải trả giá đắt. Cảm giác của tôi từ các cuộc thảo luận tại Bắc Kinh cho thấy Trung Quốc quyết tâm khẳng định yêu sách của họ ở Biển Đông và sẵn sàng chịu đựng một mức độ căng thẳng với các nước láng giềng", Bonnie Glaser đã tới Bắc Kinh ngay sau có tin xảy ra vụ giàn khoan 981.
Theo học giả này, Trung Quốc thừa nhận rằng họ không thể thách thức người Mỹ về quân sự trong thời gian tới, nhưng họ tin rằng Bắc Kinh có ưu thế lớn hơn Washington trong quan hệ kinh tế với các nước láng giềng.
Glaser cho hay, Trung Quốc tin rằng những lợi ích mà các nước láng giềng của họ đạt được trong quan hệ với Bắc Kinh về kinh tế sẽ được ưu tiên, và khu vực cuối cùng sẽ phải chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông?!
Tuy nhiên, có lẽ đó chỉ là "niềm tin chính trị" của một bộ phận giới cầm quyền diều hâu ở Bắc Kinh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: "Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó", thiết nghĩ câu nói này của Thủ tướng Việt Nam đã là câu trả lời xác đáng nhất cho cái gọi là "niềm tin" ấy của Bắc Kinh - PV.
*****

Trung Quốc muốn gì từ giàn khoan HD 981 và đường băng ở đảo Gạc ma?


Việt Hà, phóng viên RFA - 2014-05-28



Bộ Ngoại giao Philippines mới đây cáo buộc Trung Quốc đang cho xây dựng một đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với các nước khác. Hành động này diễn ra trong lúc Trung Quốc cũng đang đặt giàn khoan HD 981 tại gần khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền. Những hành động này đã gây quan ngại cho các nước đang gây quan ngại trong khu vực.
Xây dựng ở Gạc Ma đe dọa an ninh khu vực?
Cáo buộc hôm 13 tháng 5 vừa qua của Philippines liên quan đến việc Trung Quốc tiến hành xây dựng một đường băng trên bãi Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa mà cả Việt nam và Philippines đều đòi chủ quyền là cáo buộc gần đây nhất liên quan đến hành động của Trung Quốc ở biển Đông sau vụ giàn khoan 981 gần quần đảo Hoàng Sa. Đây là hành động khiến những chuyên gia về biển Đông lo ngại cho an ninh khu vực.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt, chuyên gia về biển Đông của Việt Nam nhận định:
Theo tôi thì Trung Quốc làm vậy để củng cố vị thế của Trung Quốc trên đảo. Cái quan trọng là hành động đó của Trung Quốc dẫn đến phá vỡ duy trì nguyên trạng ở Trường Sa. Cái tình hình Hoàng sa căng thẳng rồi nhưng tình hình Trường Sa còn phức tạp hơn nữa vì nó liên quan đến 5 nước 6 bên. Nhưng mà Trung Quốc khuấy động ở Trường Sa ở bãi Gạc ma bằng cách xây một cái đảo nhân tạo thì nó phá vỡ nguyên trạng và dẫn đến các kịch bản. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cũng làm tương tự như  Trung Quốc. Và hành động giống như sự kiện giàn khoan thì có thể Trung Quốc sẽ lập lại trên vùng Trường Sa và sự đụng độ trên Trường Sa sẽ rất căng thẳng, và điều đó dẫn đến đe dọa lớn cho hòa bình an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á.
... TQ khuấy động ở Trường Sa ở bãi Gạc Ma bằng cách xây một cái đảo nhân tạo thì nó phá vỡ nguyên trạng và dẫn đến các kịch bản. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cũng làm tương tự như TQ.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt
Nói với báo giới tại Manila hôm 13 tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose khẳng định Trung Quốc đã chuyển vật liệu lên bãi này trong vài tuần gần đây. Ông này nói bằng hành động này, Trung Quốc đã vi phạm tuyên bố của các bên trên biển Đông gọi tắt là DOC. Phía Philippines cũng cho biết, dựa trên các hình ảnh vệ tinh của hải quân Philippines, Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một đường băng tại đây.


 Phía Trung Quốc mặc dù không cho biết đang xây dựng gì trên đó nhưng trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh hôm 15 tháng 5 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và vùng nước tiếp giáp. Vì vậy tất cả những xây dựng do Trung Quốc tiến hành trên bãi Gạc Ma hoàn toàn là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Gạc Ma là bãi đá từng do Việt Nam kiểm soát cho đến khi bị mất vào tay của Trung Quốc vào năm 1988 sau một trận hải chiến ngắn khiến gần 70 thủy thủ Việt Nam tử nạn.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc hôm 25 tháng 5 có bài viết cho biết Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng một đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa. Theo tờ báo này thì việc xây dựng sẽ do Viện Nghiên cứu và thiết kế tàu thứ 9 của Trung Quốc có trụ sở ở Thượng hải thực hiện và có nhiều khả năng là ngay trên bãi Gạc Ma. Cũng theo tờ báo này thì các cơ sở được xây dựng trên bãi sẽ bao gồm sân bay, cảng biển, được sử dụng để làm tăng khả năng đáp ứng nhanh của tàu chiến Trung Quốc. Hiện tại, đảo nhân tạo sẽ đóng vai trò như một nơi cung cấp cho các tàu cá của Trung Quốc ngoài biển Đông với nhà nghỉ, tòa nhà văn phòng, sân vận động và thậm chí cả nông trại.
Theo dõi cách đi của Trung Quốc từ lúc chiếm Hoàng Sa năm 74 rồi nhảy ra Scarborough của Philippines, rồi xuống đây, rồi cắm giàn khoan dưới này thì có thể là ông dương Đông kích Tây tức là ông tập trung dư luận ở đây thì ông ngồi xây dựng đường băng, sân bay vì căn cứ ở Gạc Ma rất quan trọng.
Tiến sĩ  Đinh Hoàng Thắng
Theo tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, thành viên nhóm Minh Triết nghiên cứu biển Đông, hai hành động gần đây của Trung Quốc là rất nguy hiểm:
Nếu chị theo dõi cách đi của Trung Quốc từ lúc chiếm Hoàng  Sa năm 74 rồi nhảy ra Scarborough của Philippines, rồi xuống đây, rồi cắm giàn khoan dưới này thì có thể là ông dương Đông kích Tây tức là ông tập trung dư luận ở đây thì ông ngồi xây dựng đường băng, sân bay vì căn cứ ở Gạc Ma rất quan trọng. Tôi nghĩ là nó nguy hiểm nhưng tiếc là mình không có nhiều thông tin, có ai được đến đó đâu mà chỉ theo dõi vệ tinh mới biết được.


Tuy nhiên tờ The Diplomat hôm 15 tháng 5 trích lời chuyên gia Richard Bitzinger thuộc trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam ở Singapore, thì cho rằng việc xây dựng một đường băng ở bãi Gạc Ma là quá nhỏ để có thể có bất cứ ảnh hưởng nào về mặt chiến lược. Trước đó cả Philippines và Đài Loan cũng đã cho xây dựng đường băng tại đảo Thị tứ do Philippines kiểm soát và đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát.
Tham vọng của Trung Quốc
Tuy nhiên, cũng có lo ngại cho rằng Trung Quốc có thể đi xa hơn là việc xây dựng một đường băng tại bãi Gạc Ma. Thạc sĩ luật Hoàng Việt cho rằng có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cho xây dựng một đảo nhân tạo với căn cứ quân sự như tờ Hoàn Cầu Thời báo đã nói đến. Ông nói:
Nếu họ làm một đảo nhân tạo lớn thì có nguy cơ họ sẽ xây dựng căn cứ quân sự trên đó. Nếu Trung Quốc có căn cứ quân sự và với thói quen, hành động và tham vọng, và quy luật họ đang sử dụng thì chắc chắn nó sẽ gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn mà trong đó cuộc chạy đua vũ trang, căng thẳng trong khu vực Trường sa đó sẽ dâng lên rất nhiều.
Về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông tức là kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982 từ thời ông Lưu Hoa Thanh, theo đó họ phát triển mạnh, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất mà biển đông là nằm trong chuỗi đảo thứ hai, và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ dương và TBD và đe dọa vị trí của Mỹ
Thạc sĩ Hoàng Việt
Theo Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, việc xây dựng trên bãi Gạc Ma của Trung Quốc là nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng Trung Hoa, trở thành một cường quốc biển của Trung Quốc trong tương lai:
Đây là đường đi ra của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa, rồi xuống sâu dưới này, tức là Trung Quốc đã tính một lối ra để thực hiện giấc mộng Trung Hoa, cường quốc biển, cường quốc đại dương. Cái này nó nằm trong âm mưu đó cho nên rất khoát là nguy hiểm.
Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định nếu Trung Quốc thực sự xây dựng một căn cứ quân sự tại đây, thì điều này có nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện việc chinh phục chuỗi đảo thứ nhất để vươn ra Thái Bình Dương:
Tôi nghĩ về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông tức là kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982 từ thời ông lưu Hoa thanh, theo đó họ phát triển mạnh, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất mà biển đông là nằm trong chuỗi đảo thứ hai, và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ dương và Thái Bình dương và đe dọa vị trí của Hoa Kỳ.
Chuỗi đảo thứ nhất mà Trung Quốc muốn vượt qua kéo dài từ Hàn Quốc đến Philippines tức là bao gồm khu vực biển Đông. Chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ đảo Honshu của Nhật, đi qua quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, và quần đảo Palau. Trong hệ thống ‘mắt xích  Thái Bình Dương’ do chuỗi đảo hợp thành, Nhật Bản và Hàn Quốc là trung tâm của mắt xích. Đây cũng là những đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đô đốc Lưu Hoa Thanh của Trung Quốc từ năm 1982 đã đề xuất Trung Quốc cần kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai vào năm 2010 và 2020. Hải quân của Trung Quốc cần sẵn sàng đón nhận những thách thức của quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ dương vào năm 2040 và biển Hoa Đông sẽ trở thành sân sau của hải quân quân đội nhân dân Trung Quốc trong thời gian không xa.
*****

TQ tố cáo Nhật và Mỹ 'khiêu khích'


BBC - Chủ nhật, 1 tháng 6, 2014


Trung Quốc tố cáo Thủ tướng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có những bài phát biểu "khiêu khích" Trung Quốc tại một diễn đàn an ninh châu Á ở Singapore.
Tướng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung nói bình luận của các ông Chuck Hagel và Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La là “không thể chấp nhận”.
Bộ trưởng Quốc phòng Hagel trước đó nói rằng Trung Quốc "gây mất ổn định" ở Biển Đông.
Trong khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản tuyên bố sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các nước Đông Nam Á.
Diễn đàn, sự kiện đưa Mỹ và các nước Đông Nam Á gặp gỡ, diễn ra giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, cùng với mối quan hệ Nhật - Trung cũng tiếp tục căng thẳng trên quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.
'Phối hợp, khuyến khích’
"Không thể tưởng tượng có thể nhận được những lời chỉ trích không đáng có như thế chống lại Trung Quốc"
Tướng TQ Vương Quán Trung
Với những gì có vẻ khác đi từ bài diễn văn chuẩn bị sẵn của mình, Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, buộc tội Thủ tướng Nhật Bản Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel đã ‘phối hợp và khuyến khích’ nhau để tấn công Trung Quốc trong các bài phát biểu của họ.
Tướng Vương nói "không thể tưởng tượng" có thể nhận được "những lời chỉ trích không đáng có như thế chống lại Trung Quốc".
Trong bài phát biểu hôm thứ Sáu, Thủ tướng Shinzo Abe vạch ra tầm nhìn của Nhật Bản về một vai trò mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Ông cũng đưa ra đề nghị cung cấp tàu thuyền tuần duyên cho các nước láng giềng để cảnh giác với các chiến thuật của Bắc Kinh.


Giới chức Trung Quốc phản ứng ngay lập tức bằng việc nói rằng ông Abe đã sử dụng "huyền thoại" về một mối đe dọa mang tên Trung Quốc để tăng cường chính sách an ninh của Nhật Bản.
'Bồi thêm cáo buộc'
Ông Chuck Hagel sau đó đã ‘bồi thêm’ cáo buộc rằng Trung Quốc đe dọa tiến trình dài hạn của khu vực bằng cách tiến hành "gây mất ổn định, hành động đơn phương khẳng định các yêu sách chủ quyền của mình ở Biển Đông".
Ông cảnh báo nước Mỹ sẽ "không ngoảnh mặt đi" khi có các quốc gia cố tình phớt lờ các quy tắc và luật pháp quốc tế.
"Nước Mỹ sẽ không ngoảnh mặt đi khi có các quốc gia cố tình phớt lờ các quy tắc và luật pháp quốc tế"
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Các căng thẳng đã bùng lên gần đây, với việc Trung Quốc tuyên bố một vùng phòng không trên Biển Hoa Đông và áp dụng một lập trường đối đầu với các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, theo các phóng viên.
Mặc dù một số quốc gia thành viên ASEAN sẽ miễn cưỡng đối kháng với Trung Quốc vì quan hệ kinh tế và chính trị, những quốc gia còn lại có khả năng ‘chào đón’ một vai trò gia tăng từ Nhật Bản, vẫn theo các phóng viên.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền dựa trên một khu vực rộng hình chữ U (còn được biết đến là Bản đồ hình chữ U hoặc Đường chín đoạn) trên Biển Đông, bao gồm nhiều khu vực mà các quốc gia khác ở Đông Nam Á nói là lãnh thổ của họ.


*****

Báo TQ vừa dụ vừa dọa, xuyên tạc, bôi nhọ: Việt Nam ôm chân Mỹ

Giáo dục Quốc phòng - Đông Bình - 01/06/14 
Bài báo xuyên tạc Việt Nam "ôm chân" Mỹ, xây dựng chiến lược Biển Đông mới, vừa dọa dẫm vừa dụ dỗ Việt Nam đàm phán song phương.

Tờ "Nhật báo kinh tế Cam Túc" Trung Quốc ngày 30 tháng 5 có bài viết cho rằng, thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin vừa thăm Việt Nam, đã được Việt Nam hoan nghênh (bài báo cho ông là "chúa cứu thế"), ông Cardin được rất nhiều quan chức cấp cao Việt Nam như Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng tiếp kiến, truyền thông thì tích cực đăng tải sự ủng hộ đối với ông, cho biết, thượng nghị sĩ Mỹ phê phán hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo bài báo, thời điểm ông Benjamin Cardin thăm Việt Nam đúng vào lúc "tranh chấp Biển Đông giữa Trung-Việt" (thực chất là Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam) nóng lên nhanh chóng, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam mà bài báo vu vạ cho rằng chính quyền Việt Nam dung túng, đã "không dọa được hoạt động (trái phép) giàn khoan Trung Quốc ở Biển Đông", trái lại, bài báo cho là kinh tế và hình ảnh của Việt Nam bị tổn thương, do đó Việt Nam cần gấp một "ân nhân cứu mạng" (?).
Theo báo chí Việt Nam, các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã yêu cầu chính phủ công bố kế hoạch để doanh nghiệp, người dân tìm hiểu cách thức ứng phó của chính phủ đối với tác động ảnh hưởng từ căng thẳng trên Biển Đông. Phó Thủ tướng Việt Nam tuyên bố, Việt Nam đang tích cực kiểm soát tình hình.
Bài báo dẫn bình luận của 1 "học giả" cho biết, kế hoạch ứng phó Trung Quốc của chính quyền và các nhà chiến lược Việt Nam gồm: Một là "lôi kéo" (hợp tác) Mỹ, Nhật Bản và Philippines cùng tạo ra môi trường quốc tế để Trung Quốc phải đối mặt với áp lực. Hai là theo đuổi "bảo đảm triệt tiêu lẫn nhau" giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh - báo Trung Quốc thêm lời xuyên tạc.

Học giả Trung Quốc Tôn Tiểu Nghênh ngày 28 tháng 5 cho rằng, Việt Nam đã có chút "hoảng sợ", theo đuổi "bảo đảm triệt tiêu lẫn nhau" sẽ chỉ làm hao tổn bản thân, chỉ cần Trung Quốc giữ kiên định, Việt Nam "ôm chân ai" đều không có tác dụng - báo Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc xấu về Việt Nam.
Việt Nam coi trọng sự ủng hộ của Mỹ
Bài báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh ngày 29 tháng 5 cho rằng, từ ngày 2 tháng 5 đến nay, Việt Nam đã điều nhiều loại tàu tiến hành "quấy rối" (thực ra là chấp pháp) đối với hoạt động của giàn khoan (trái phép) Trung Quốc tại "vùng biển quần đảo Tây Sa" (thực chất là vùng biển chủ quyền của Việt Nam).
Cảnh Nhạn Sinh lớn tiếng và trịch thượng dọa nạt rằng, quân đội Trung Quốc đang thực hiện "chức trách bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân" (thực chất là đi cướp biển của nước khác), sẽ "căn cứ vào việc triển khai thống nhất của nhà nước, làm tốt các công việc liên quan", rằng "quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển quốc gia của quân đội Trung Quốc là kiên định, không thay đổi, trong vấn đề này tuyệt đối không có chỗ cho mặc cả, cũng quyết không cho phép bất cứ hành vi khiêu khích nào".
Bài báo xuyên tạc cho rằng, thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin đến thăm được truyền thông Việt Nam đăng tải như là "Việt Nam tìm được chỗ dựa". Theo bài báo, trong nhiều ngày qua, tranh thủ tiếng nói ủng hộ trong và ngoài nước liên quan đến "tranh chấp Biển Đông" là đặc sắc lớn nhất của các phương tiện truyền thông Việt Nam".

Theo nhận định xằng bậy của bài báo, truyền thông Việt Nam đã chú ý đăng tải hình ảnh bắt tay giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin. Trong cuộc gặp này, Thủ tướng Việt Nam đã cảm ơn phía Mỹ đã bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời hy vọng Mỹ tiếp tục có hành động mạnh mẽ phản đối hành vi nói trên của Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin cho biết, ông sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La và sẽ đưa ra sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và tiến hành thảo luận về các vấn đề như tình hình căng thẳng biển Hoa Đông. Đối với cuộc gặp này, báo chí Việt Nam cho rằng, Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Mỹ.
Theo tuyên truyền có chủ ý xuyên tạc của báo Trung Quốc thì Đài tiếng nói nước Nga ngày 28 tháng 5 dẫn lời học giả Viện khoa học Nga Vinogradov cho rằng, "Mỹ có ý định lợi dụng tranh chấp khu vực để tối đa hóa lợi ích của họ, Mỹ cho rằng không thể để điểm nóng ở châu Á-Thái Bình Dương mất đi tính gay gắt".
Theo bài báo, dựa vào Mỹ chỉ là một trong những cách thức để Việt Nam thoát khỏi tình hình khó khăn hiện nay. Vào ngày 27 tháng 5, cựu Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc đề nghị, Việt Nam cần nhanh chóng đưa vấn đề giàn khoan 981 của Trung Quốc lên Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên hợp quốc. Nhưng, ông cũng dự kiến, là một thành viên của Hội đồng Bảo an, Trung Quốc có thể tiến hành phủ quyết và cũng sử dụng vai trò ảnh hưởng của họ tại Đại hội đồng.

Ngày 28 tháng 5, Phái đoàn Đại diện Thường trực nước ta tại Liên hợp quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao nước ta gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối Trung Quốc không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của VN theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên
Ngày 28 tháng 5, các phương tiện truyền thông Việt Nam đưa tin, Việt Nam đã làm tốt công tác chuẩn bị cho việc kiện Trung Quốc ở tòa án quốc tế.
Học giả Australia Carl Thayer ngày 28 tháng 5 nói với tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản rằng, một số nhà phân tích ở Việt Nam cho rằng, Trung Quốc đang tiến hành một "cuộc chiến tiêu hao" không cân bằng ở Biển Đông với Việt Nam, tàu Việt Nam không thể địch nổi tàu Trung Quốc lớn hơn, theo tốc độ tổn hại hiện nay, Việt Nam có thể "không có đủ tàu" để chống Trung Quốc.
Việt Nam cũng đang cân nhắc hợp tác với Mỹ, một đề nghị là đẩy nhanh hợp tác giữa Cảnh sát biển hai nước. Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (cảnh sát biển) có thể đến vùng biển Việt Nam để tiến hành huấn luyện liên hợp, hai bên có thể trao đổi quan sát viên.
Căn cứ vào hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường ký kết cách đây không lâu, máy bay trinh sát biển của hải quân Mỹ triển khai ở Philippines có thể lâm thời điều đến Việt Nam. Chúng có thể tiến hành diễn tập do thám trên biển liên hợp với phía Việt Nam. Nhân viên quân đội Mỹ có thể làm quan sát viên lên máy bay trinh sát của Việt Nam.

*****

TQ tính lập vùng phòng không ở đảo nhân tạo thuộc Trường Sa

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong), TQ đang toan tính mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành một hòn đảo nhân tạo, với đầy đủ đường băng và cảng biển, để thúc đẩy sức mạnh quân sự tại Biển Đông. 
Báo trích dẫn lời một học giả và một chuyên gia hải quân TQ nói như vậy. Báo mạng Want China Times cũng đăng tải thông tin này.
Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị TQ chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
Giới phân tích cho rằng, kế hoạch mở rộng nếu được thông qua sẽ là một bước đi tiến tới việc thiết lập vùng nhận diện phòng không.

Những diễn biến gần đây trên Biển Đông lại một lần nữa khiến trọng tâm chú ý của cộng đồng quốc tế dồn vào TQ. Đề xuất làm đảo nhân tạo đã được đệ trình lên chính phủ TQ, Jin Canrong , giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nói. Đảo nhân tạo này sẽ có kích cỡ gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia của Mỹ - một đảo san hô rộng 44 km² ở giữa Ấn Độ Dương.
Bãi Chữ thập gần đây có các cơ sở của TQ bao gồm trạm quan sát. Li Jie, một chuyên gia hải quân thuộc Viện nghiên cứu Hải quân TQ cho hay, đảo mở rộng còn gồm cả sân bay và hải cảng. Sau khi mở rộng, đảo sẽ tiếp tục là nơi có trạm quan sát để cung cấp các hỗ trợ quân sự.
Theo lời một quan chức quân đội cao cấp đã nghỉ hưu của TQ, việc xây dựng đường băng trên Bãi Chữ thập có thể cho phép TQ chuẩn bị tốt hơn để thiết lập một vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông.
Tháng 11 trước, Bắc Kinh đã đơn phương tuyên bố lập vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông. Động thái này khiến các nước Đông Nam Á lo ngại về một kịch bản tương tự sẽ diễn ra ở Biển Đông.
Bãi Chữ thập khá gần các tuyến đường biển và có thể được sử dụng như một điểm đỗ hải quân chiến lược, Alexander Neill, nhà nghiên cứu cấp cao tham dự Đối thoại Shangri-La mới đây nói.
Ông Jin cho rằng, cân nhắc đề xuất với Bãi Chữ thập sẽ phụ thuộc vào quá trình cải tạo đảo Gạc Ma. Vào cuối tháng 5, trang Chinatopix cùng báo mạng Want China Times dẫn thông tin từ Thời báo hoàn cầu TQ rằng, TQ đã lên kế hoạch xây dựng một hòn đảo nhân tạo ở gần đảo Gạc Ma.
Đảo Gạc Ma (tên quốc tế: Johnson South Reef) là một bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhưng TQ đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép năm 1988. Theo Thời báo hoàn cầu, các cơ sở quân sự sẽ được xây dựng trên đảo nhân tạo bao gồm một cảng hải quân và cả căn cứ không quân.
Zhang Jie, một chuyên gia an ninh tại Viện Khoa học Xã hội TQ cho hay, nước này từ lâu đã nghiên cứu việc cải tạo các đảo. Nhiều học viện và công ty đã đưa ra các thiết kế trong thập niên trước. "Chúng tôi có khả năng làm đảo nhân tạo từ nhiều năm trước đây, nhưng chúng tôi cân nhắc vì không muốn gây quá nhiều tranh cãi", Zhang nói.
Tuy nhiên, năm nay đã chứng kiến "bước ngoặt" khi Bắc Kinh ngày càng thúc đẩy các hành động khiêu khích trên biển. TQ hồi đầu tháng 5 đã đơn phương triển khai giàn khoan trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của VN thuộc Biển Đông.
"Việc xây dựng đảo nhân tạo chắc chắn là để cung cấp tiếp tế cho các tàu và giàn khoan hoạt động ở vùng lân cận. Nhưng điều này sẽ gây tác động rất tiêu cực trong khu vực", bà Zhang khẳng định. Theo bà, những động thái như vậy chỉ khoét sâu thêm sự ngờ vực TQ từ các láng giềng và gây bất ổn trong khu vực.
Thái An (theo SCMP, Want China Times)
*****
Hải Ngọc - Nguồn: nld.com.vn - 09/06/2014
Trung Quốc muốn xây dựng “bức tường hàng hải” xung quanh quần đảo Trường Sa để kiểm soát hoạt động hàng không và hàng hải của các nước trong khu vực
Trung Quốc đang có kế hoạch xây đảo nhân tạo tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sẽ gây bất bình và phản đối từ các nước láng giềng.
Mưu đồ nguy hiểm
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) dẫn lời ông Jin Canrong, giáo sư tại Trường ĐH Renmin ở Bắc Kinh, nói kế hoạch đã được trình lên chính quyền trung ương. Theo ông Jin, hòn đảo nhân tạo này ít nhất sẽ gấp đôi diện tích 44 km² của căn cứ quân sự Diego Garcia (Mỹ) trên Ấn Độ Dương.
Li Jie, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho biết trên đảo nhân tạo sẽ có sân bay và cảng để đáp ứng việc tiếp tế quân sự. Một đại tá quân đội Trung Quốc về hưu thừa nhận xây đường băng trên bãi Chữ Thập sẽ cho phép nước này dễ dàng lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.
Theo bà Zhang Jie, chuyên gia về an ninh của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nước này đã nghiên cứu cải tạo đảo từ lâu và phác thảo nhiều kiểu thiết kế trong một thập kỷ qua. “Những động thái như vậy chắc chắn sẽ làm các nước láng giềng mất lòng tin vào Trung Quốc và gây ra bất ổn trong khu vực” - bà Zhang cảnh báo.
Ngoài nghi án đảo nhân tạo, Philippines mới đây tiếp tục tố cáo Trung Quốc có hoạt động đáng ngờ tại các bãi Ga Ven (Gavin), Châu Viên (Cuarteron) và Gạc Ma (Johnson South) thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Theo đài ABS-CBN ngày 7-6, Bộ Quốc phòng Philippines khẳng định việc cải tạo các bãi trên đi ngược Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực.
Hết sức dè chừng
Đáng lo ngại hơn, một quan chức an ninh Philippines khẳng định Trung Quốc đang xây dựng một “bức tường hàng hải” quanh quần đảo Trường Sa để kiểm soát hoạt động hàng không và hàng hải của các nước trong khu vực về lâu dài. Cụ thể, theo ABS-CBN, với căn cứ quân sự trên bãi Gạt Ma, Trung Quốc sẽ dòm ngó được đảo Ba Bình của Việt Nam mà Đài Loan đang chiếm đóng trái phép.
Việc Trung Quốc lấn xuống phía Nam biển Đông khiến Malaysia và Indonesia không thể ngồi im. Trước đây, Indonesia từng tuyên bố không bao giờ cho phép Trung Quốc lập ADIZ trên biển Đông.
Ngoài ra, những hoạt động mờ ám của Trung Quốc trên biển Đông đều lọt vào “tầm ngắm” của Mỹ, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Marie Harf. Trong cuộc họp báo ngày 5-6, bà Harf hối thúc Trung Quốc tham gia vụ kiện mà Philippines khởi xướng. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã ngày 7-6 đưa tin Bắc Kinh tiếp tục gạt bỏ với lý do Tòa án Trọng tài quốc tế “không có quyền xét xử tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải trong khu vực”.
Không chỉ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ cũng đang hết sức dè chừng người láng giềng khó lường. Tờ Times of India cho hay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ đến New Delhi vào ngày 8-6.
Tờ báo cảnh giác Ấn Độ phải rút ra bài học từ trường hợp của Đông Nam Á. “Sự thâm nhập về kinh tế của Trung Quốc khiến các nước này mất đi khả năng chống cự” - tờ báo viết sau khi đưa ra câu hỏi Ấn Độ có nên tạm gác tranh chấp biên giới để tập trung làm ăn với Trung Quốc.
Tuy nhiên, với việc Bộ trưởng Nội vụ Rajnath Singh sắp thăm bang Ladakh và Arunachal Pradesh sát vách Trung Quốc cũng như việc ông Modi thăm Mỹ vào tháng 9, Ấn Độ đã gửi đi thông điệp: An ninh biên giới vẫn là mối bận tâm lớn và quan hệ với Mỹ vẫn mạnh mẽ.
Việt Nam tiếp tục gửi công hàm phản đối
Ngày 6-6, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, tiếp tục gửi thư lên Tổng Thư ký Ban Ki-moon kèm theo Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc duy trì giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và các tàu hộ tống, tàu quân sự, máy bay chiến đấu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thậm chí, Trung Quốc còn đâm chìm tàu cá và đâm thủng tàu cảnh sát biển Việt Nam, làm leo thang căng thẳng ở biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định cũng như an ninh hàng hải trong khu vực.
Công hàm trên nhắc lại Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn hành vi tương tự.
H. N.
*****
Thứ tư, 11/6/2014 | 16:58 GMT+7
Trung Quốc lo bị láng giềng kiện
VNE - Thứ tư, 11/6/2014  
Hành động đưa vụ giàn khoan 981 ra Liên Hợp Quốc thể hiện mối quan ngại của Trung Quốc trước việc các nước láng giềng dùng luật quốc tế để đối phó, tạp chí Diplomat nhận định.
Trung Quốc đầu tuần này lần đầu quốc tế hóa vấn đề giàn khoan 981 ở Biển Đông bằng cách nộp tuyên bố chống lại Hà Nội lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng phát đi bản tuyên bố với tựa đề: "Hoạt động của giàn khoan HYSY 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc". Văn bản chỉ trích hành động nước này gọi là "khiêu khích" của Việt Nam, và cung cấp "bản đề cương toàn diện nhất đến nay về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Paracel (Hoàng Sa)". 
Cuối ngày 9/6, tuyên bố được đăng trên trang web của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc. Theo AP, ông Vương Dân, phó trưởng phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã gửi tuyên bố tới Tổng thư ký Ban Ki-moon, đề nghị ông lưu hành, gửi tới tất cả các thành viên Đại Hội đồng.  
Theo Diplomat, về bề nổi, việc Trung Quốc quyết định đưa tranh chấp lên Liên Hợp Quốc khá khó hiểu. Bởi từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn liên tục chỉ trích các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nước này, cũng như các bên thứ ba như Mỹ, về vấn đề mà nước này cho là âm mưu "quốc tế hóa" vấn đề.
Thay vào đó, Trung Quốc có chủ trương rằng các bên tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp Biển Đông cần giải quyết vấn đề lãnh thổ bằng đàm phán song phương, trực tiếp. Khi đó, ảnh hưởng Trung Quốc gây ra đối với các nước láng giềng nhỏ hơn sẽ là lớn nhất. 
Những hành động bị Trung Quốc chỉ trích bao gồm việc đơn giản là nêu vấn đề tại các diễn đàn khu vực như Đối thoại Shangri-La hay hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng từ chối đáp lại vụ kiện của Philippines tại Tòa án Trọng tài Quốc tế, liên quan đến tranh chấp lãnh thổ của hai nước ở Biển Đông. 
Quốc tế hóa vì sợ kiện?
Nguyên nhân căn bản khi Trung Quốc quốc tế hóa vấn đề giàn khoan 981 gần quần đảo Hoàng Sa nhiều khả năng là nước này muốn chứng minh không có tranh chấp lãnh thổ trong vụ việc. Trung Quốc hiện kiểm soát trái phép quần đảo Hoàng Sa và từ chối công nhận rằng tranh chấp lãnh thổ tồn tại ở đây. Cùng với đó, nước này xuyên tạc rằng việc Việt Nam ngăn giàn khoan hoạt động là một hành động gây hấn không được kiểm soát, vì vậy Liên Hợp Quốc trở thành nơi phù hợp để giải quyết vấn đề. 
Trên thực tế, quyết định đưa vấn đề lên Liên Hợp Quốc nhiều khả năng phản ánh mối quan ngại đang gia tăng của Bắc Kinh, trước việc các nước láng giềng sử dụng luật quốc tế để đối phó với sức mạnh quân sự Trung Quốc.
Ngoài Philippines, Việt Nam cũng đang tính đến khả năng kiện lên tòa án quốc tế để phân xử vấn đề quần đảo Hoàng Sa, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan hồi tháng trước. Nếu làm vậy, họ có thể sẽ được nhiều nước ủng hộ toàn diện, trong đó có Nhật, Australia, Mỹ....
Bằng cách chủ động đưa vấn đề lên một cơ quan quốc tế và vạch ra những yêu sách chủ quyền, Trung Quốc có thể đang cố làm Việt Nam nản chí, không kiện theo luật quốc tế nữa, từ đó răn đe những nước khác. Chiến lược này có vẻ rõ ràng, thể hiện qua bản đề cương cũng như cố gắng gắn những yêu sách với công ước quốc tế như UNCLOS. 
Tuy nhiên, đây là một canh bạc nguy hiểm, khi Trung Quốc quốc tế hóa tranh chấp, dựa vào luật quốc tế để làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền và việc giải quyết tranh chấp. Đường "lưỡi bò" của nước này nhìn chung về cơ bản mâu thuẫn với luật quốc tế. Do đó, Trung Quốc mạo hiểm khi tạo ra một tiền lệ nước này sẽ không muốn ủng hộ trong nhiều vụ việc tương tự.
Điều thú vị là ông Vương phát biểu hôm 9/6 trong một buổi họp kỷ niệm 20 năm UNCLOS có hiệu lực. Theo bản tường thuật bằng tiếng Anh trên trang web Liên Hợp Quốc của Trung Quốc, diễn văn của ông Vương không đề cập trực tiếp đến Việt Nam hay Biển Đông. Thay vào đó, ông ca ngợi UNCLOS và cho rằng Trung Quốc chấp hành đầy đủ công ước, trước khi nói thêm rằng "quyền hợp pháp của các nước là độc lập chọn con đường hòa bình" giải quyết bất cứ tranh chấp nào. 
"Chính phủ Trung Quốc tin rằng biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết hòa bình tranh chấp hàng hải là đàm phán và tham vấn giữa các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng thực tế lịch sử và luật quốc tế. Đây cũng là điều phần lớn các nước làm để giải quyết thành công tranh chấp hàng hải của họ", ông Vương nhấn mạnh. 
Phát biểu của ông Vương cho thấy rằng Trung Quốc khá kiên định lập trường đàm phán song phương giữa các nước có các tranh chấp hàng hải, và bài phát biểu có thể là một lời nhắn nhủ đến các nước khác. 
Trọng Giáp (lược dịch)
*****
Trung Quốc la làng khi Hải quân Việt Nam-Philippines giao lưu
Đất Việt Online – 13/6/2014
Trung Quốc đang lo sợ Nhật Bản-Việt Nam và Philipines liên thủ với nhau trên Biển Đông.
Cách đây 43 năm, tháng 4/1971, vào lúc cao điểm của Chiến tranh Lạnh và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị phá sản tại miền Nam Việt Nam thì cả thế giới kinh ngạc khi đội tuyển bóng bàn Mỹ được đối thủ không đội trời chung Trung Quốc mời tới thi đấu ở Bắc Kinh.
Đội bóng bàn của Mỹ cùng các phóng viên tháp tùng đã trở thành những mũi tên đầu tiên xuyên thủng bức tường thù địch giữa hai quốc gia, tạo điều kiện cho chuyến thăm lịch sử của tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon 10 tháng sau đó.
Trong lịch sử, chưa bao giờ thể thao được sử dụng làm công cụ thúc đẩy ngoại giao một cách hiệu quả đến vậy. Và, thế giới đặt tên cho sự kiện này biệt danh "ngoại giao bóng bàn".


'Ngoại giao bóng bàn' nhuốm máu nhân dân Việt Nam

Mười tháng sau trận “đấu bóng bàn”, thế giới đã chứng kiến cú bắt tay của Chủ tịch Mao và Richard Nixon tại Trung Quốc. Một “Thông cáo chung Thượng Hải” mà Trung Quốc ký với Mỹ ngày 28/02/1972 ra đời. Theo đó có 3 nội dung cần quan tâm, nói là quan tâm bởi vì 3 nội dung này Mỹ và Trung Quốc đều “thỏa thuận trên lưng nhân dân Việt Nam”:
Thứ nhất, Trung Quốc cam kết không can thiệp quân sự vào Đông Dương, đổi lại Hoa Kỳ cam kết cùng Trung Quốc chống bá quyền Liên Xô.
Thứ hai, Trung Quốc chấp nhận kiềm chế Việt Nam, đổi lại, Hoa Kỳ hạn chế, đi đến triệt tiêu các căn cứ quân sự, và quân đội Hoa Kỳ tại Đài Loan.
Thứ ba, Trung Quốc chấp nhận để Hoa Kỳ giữ nguyên chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, không ủng hộ việc thành lập Chính phủ Liên hiệp miền Nam sau khi có Hiệp định về hòa bình ở Việt Nam, đổi lại, Hoa Kỳ ủng hộ Trung Quốc giữ ghế thành viên cố định tại Hội đồng Bảo an liên hợp quốc, thay Đài Loan. (Thực chất duy trì tình trạng chia cắt 2 miền Nam-Bắc Việt Nam)
Như vậy, đến đây, Bắc Việt Nam chỉ còn Liên Xô và Mỹ “chỉ còn việc nhìn về Mátxcơva để nghiền nát Việt Nam”.
Rõ ràng Trung Quốc đã “bán đứng Việt Nam” để thu được một món lợi rất lớn mà bằng khả năng Trung Quốc, họ không bao giờ có được. Ai mang ơn ai?
Nhưng Mỹ bị mắc 2 sai lầm nghiêm trọng dẫn đến bị “hố” trong “Thông cáo Thượng Hải”:
Một là, Mỹ không hiểu dân tộc Việt. Việt Nam từ cổ chí kim, đối với Trung Quốc, sách lược có thể mềm dẻo nhưng chưa bao giờ khuất phục Trung Quốc mà luôn luôn thực hiện một nguyên tắc bất di bất dịch “độc lập dân tộc”. Mỹ chẳng hiểu gì về lịch sử hơn 4,000 năm giữ nước của Việt Nam, dân tộc này đánh nhau liên miên với ai chẳng lẽ vì điều khác sao?.
Hai là, Trung Quốc lúc đó chẳng ghê gớm gì như Mỹ tưởng. Trung Quốc có muốn cũng không thể giúp gì cho Việt Nam bắn rơi B-52 và thậm chí nếu như Mỹ lúc đó đem B52 rải thảm ở Bắc Kinh thì đó mới là nơi biến thành “thời kỳ đồ đá” chứ không phải Hà Nội.
Rốt cuộc, đánh giá 3 nội dung trong Thông cáo Thượng Hải ta thấy, nội dung thứ nhất, Mỹ được lợi hơn Trung Quốc, vì không cam kết thì Mỹ vẫn chống Liên Xô, còn Trung Quốc thì việc chống Liên Xô hay Nga bây giờ là vấn đề tất yếu, Mỹ không cần khuyến khích, nhắc nhở.
Nội dung thứ hai thì cả hai đều có lợi, đã có kết quả như mong muốn. Trung Quốc chỉ cần cắt giảm viện trợ hoặc gây khó khăn cho Việt Nam khi tiếp nhận hàng viện trợ từ Liên Xô thì coi như là kiềm chế sự tấn công của Bắc Việt. Điều này nằm trong tầm tay của 2 bên mà không phụ thuộc vào Việt Nam có muốn hay không.
Nội dung thứ ba thì Trung Quốc và Mỹ đều thất bại trong âm mưu duy trì tình trạng chia cắt 2 miền Nam-Bắc Việt Nam. Đương nhiên rồi, vì quyết định không phải do ý muốn chủ quan của Trung-Mỹ mà là do dân tộc Việt Nam quyết định.
Trong nội dung này, nếu như không xảy ra “vấn đề Linebacker 2” thì có vẻ như Trung Quốc được lợi lớn là “Hoa Kỳ ủng hộ Trung Quốc giữ ghế thành viên cố định tại Hội đồng Bảo an liên hợp quốc, thay Đài Loan”.
Thực ra với nội dung này, Mỹ, Trung không cần phải thỏa thuận vì cả hai có cùng một mục đích giống nhau. Vậy thì cái lợi thu được của Mỹ trong nội dung này nằm ở đâu? Nó nằm ở đây: Trung Quốc “im lặng” cho Mỹ muốn làm gì ở miền Bắc Việt Nam thì làm, miễn sao miền Bắc Việt Nam dưới trận đòn của Mỹ sẽ kiệt quệ không còn khả năng thống nhất 2 miền, Trung Quốc dễ sai khiến, tạo lợi thế cân bằng cho miền Nam Việt Nam khi Mỹ rút.
Đúng như lời của Tổng bí thư Lê Duẩn khi nói thẳng vào mặt Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai: “Tôi không biết các anh bàn soạn gì với nhau, tôi chỉ biết chắc chắn rằng sắp tới nhân dân Việt Nam sẽ đổ máu nhiều hơn…” 
Và cái gì phải đến đã đến, chiến dịch Linbacker 2, tội ác cuối cùng, tàn bạo nhất, sau cuộc “ngoại giao bóng bàn” của Trung-Mỹ đã được tiến hành với 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội.
Không phải ai cũng như Trung Quốc!
Hơn ai hết, Trung Quốc quá rõ sự phản bội, sự độc ác của mình trong việc hành xử với Việt Nam sau sự kiện “ngoại giao bóng bàn” nên họ lại “suy bụng ta ra bụng người” khi tức tối lu loa lên rằng “Giao lưu thể thao, bóng chuyền giữa Hải quân 2 nước Việt Nam và Philipines trên đảo Trường Sa là “trò hề, bịp bợm”…Giá như là “trò hề, bịp bợm” đi nữa thì vẫn tốt hơn ngàn lần “phản bội, độc ác vô lương tâm” thưa bà Hoa Xuân Oánh (Bộ NG Trung Quốc).

Trong tình hình Biển Đông căng thẳng bởi sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc ngày càng leo thang căng thẳng. Trung Quốc “lấy thịt đè người”, trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế, cậy mạnh để chiếm đoạt Biển Đông thì việc Hải quân Việt Nam, Philipines đồn trú trên quần đảo Trường Sa giao lưu thể thao để chứng tỏ dù có tranh chấp thì Việt Nam, Philipines đều cùng nhau giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không cậy mạnh để ăn cướp như Trung Quốc đã làm.
Đằng sau việc “giao lưu thí đấu bóng bàn” của Trung Quốc là sự mặc cả quyền lợi của mình với Mỹ trên lưng Việt Nam, nhuốm máu nhân dân Việt Nam, còn đằng sau giao lưu bóng chuyền Việt-Phi là thông điệp hòa bình, hữu nghị, là mô hình hợp tác giải quyết bất đồng bằng hòa bình tránh xung đột trên Biển Đông.
Trung Quốc đang lo sợ Nhật Bản-Việt Nam-Philipines liên thủ với nhau trên Biển Đông nên Hoàn Cầu thời báo hét to để bớt sợ “sức mạnh ba nước cũng không kiềm chế được Trung Quốc”.
Trung Quốc đang sợ khi Cam Ranh và Subic liên thủ thì sẽ như cái “xiên thịt”, xiên ngang vào lưỡi bò của Trung Quốc.
Trung Quốc đang lo sợ Cam Ranh-Subic liên thủ sẽ như một “eo biển” mà qua được nó cũng không phải dễ dàng cho dòng hàng hóa khổng lồ của Trung Quốc trên Biển Đông.
Những điều này liệu có xảy ra không khi Trung Quốc đang cậy mạnh đe dọa sử dụng vũ lực với Việt Nam và Philipines? Khi đã và đang xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam và Philipines ngày càng ngang ngược và bất chấp?
Giả sử có xảy ra thì cũng là điều tự nhiên, là nhu cầu của cuộc sống, nó tốt, đàng hoàng, minh bạch gấp vạn lần sự “phản bội, độc ác vô lương tâm” thưa bà Hoa Xuân Oánh.
Lê Ngọc Thống




No comments: